Phần 3: Dụng Công “Pháp Tri Vọng” Như Thế Nào Để Không Bị Nhầm Và Sai Với Thiền Thượng Thừa?

08/07/20204:52 SA(Xem: 5964)
Phần 3: Dụng Công “Pháp Tri Vọng” Như Thế Nào Để Không Bị Nhầm Và Sai Với Thiền Thượng Thừa?

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM BẠCH MÃ
THÍCH TÂM HẠNH
ĐẶC TRƯNG TRONG PHƯƠNG PHÁP HÀNH TRÌ 
CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM VIỆT NAM
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


PHẦN 3:

DỤNG CÔNG “PHÁP TRI VỌNG” NHƯ THẾ NÀO
ĐỂ KHÔNG BỊ NHẦM VÀ SAI VỚI THIỀN THƯỢNG THỪA?

 

1. THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ THUỘC LOẠI THIỀN NÀO?

Trong Thượng Thừa Tam Học Khuyến Chúng Phổ Thuyết, Nhị Tổ Pháp Loa nói: “Thiền có chia làm năm: 1. Phàm phu thiền, 2. Ngoại đạo thiền, 3. Tiểu thừa thiền, 4. Đại thừa thiền, 5. Thượng thừa thiền. Đây nói thiền, chính là Thượng thừa thiền vậy. Thiền này, từ đức Phật Tỳ-lô-giá-na trải qua số kiếp bất khả thuyết bất khả thuyết đến đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Đức Thích-ca truyền xuống cho hai mươi tám vị Tổ ở Ấn Độsáu vị Tổ ở Trung Hoa, rồi Tổ Tổ trao tay cho nhau truyền bá khắp nơi, tính không thể hết được”. Như vậy, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thuộc Thiền Thượng Thừa; hay còn gọi là Tối Thượng Thừa Thiền, Như Lai Tự Tánh Thanh Tịnh Thiền, Tổ Sư Thiền.

2.  THẾ NÀO LÀ THIỀN TỐI THƯỢNG THỪA?

Trong Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập Đô Tự (Nguồn Thiền), Thiền sư Tông Mật nói: “Người đốn ngộ tự tâm xưa nay thanh tịnh, vốn không có phiền não, trí tánh vô lậu sẵn tự đầy đủ, tâm này tức là Phật, cứu cánh không khác, y đây mà tu là Thiền Tối Thượng Thừa, Cũng gọi là Thiền Như Lai Thanh Tịnh, cũng gọi là Nhất Hạnh Tam Muội. Đây là căn bản của tất cả tam muội (Samàdhi). Nếu người hay niệm niệm tu tập, tự nhiên dần dần được trăm ngàn tam muội. Môn đệ Tổ Bồ Đề Đạt Ma lần lượt truyền nhau là thiền này”.

Đọc thoáng qua, chúng ta dễ nhận hiểu Thiền Thượng Thừa như là dành cho những ai đã đốn ngộ tự tâm xưa nay thanh tịnh... Vậy đối với người chưa đốn ngộ thì tu Thiền Thượng Thừa như thế nào? Không lẽ Thiền Thượng Thừa chỉ dành riêng cho người đã đốn ngộ? Và nếu như vậy thì trước khi chưa ngộ nhờ đâu mà hành giả được đốn ngộ thiền? Không lẽ trong trường hợp này chỉ kể đến những vị không thầy tự ngộ? Hơn nữa, người đã ngộ rồi thì tự biết lối đi, đâu cần bàn nói? Do đó, việc chúng ta quan tâm lúc này là những hành giả chưa ngộ, còn đang trên đường công phu tu tập thì tu Thiền Tối Thượng Thừa như thế nào.

 

04 Nguyen ly tu tap Thien thuong thua3.     NGUYÊN LÝ CƠ BẢN TRONG CÔNG PHU TU TẬP CỦA THIỀN TỐI THƯỢNG THỪA.

Nguyên lý cơ bản trong công phu tu tập Thiền Tối Thượng Thừa được Nhị Tổ Pháp Loa dạy trong Thượng Thừa Tam Học Khuyến Chúng Phổ Thuyết“Người tu tập thiền định không được chấp dụng công, dụng mà không có chỗ dụng, gọi là Thiền Thượng Thừa”. Nghĩa là: Còn dụng công thì không chấp vào phương pháp hành trì, không kẹt trên tướng tu tập (không được chấp dụng công). Đã kiến tánh thì sống ngay bản tánhcông phu (dụng mà không có chỗ dụng). Đó là “Tu mà không tu, không tu mà tu, là đạt đến chân thật tu hành”.

  1. 4.   NGUYÊN LÝ CÔNG PHU TU TẬP CỦA THIỀN THƯỢNG THỪA QUA “PHÁP TRI VỌNG”.

Nguyên lý công phu tu tập Thiền Thượng Thừa này được ứng dụng cho những hành giả chưa kiến tánh, đang còn dụng công tu tập “Pháp Tri Vọng” (chưa đạt đến “Tánh Tri Vọng”) cụ thể là như thế nào?

Đối với hành giả còn đang trong quá trình ứng dụng công phu “Pháp Tri Vọng”, cần lưu ý đến các đặc điểm cơ bản sau.

4.1.    Không đối trị.

a)   Không chỉ.

Không dùng pháp chỉ để dừng dứt vọng. Vì như thế sẽ gần giống với diệt trừ, đè nén vọng. Nhưng bản chất thật của vọng niệmkhông thật thì diệt trừ hay đè nén sẽ không có tác dụng tốt. Chỉ hoài công và dễ sanh ra các tác dụng ngoài mong muốn.

b)   Không quán.

Không dùng các phép quán chiếu phân tích chia chẻ mang tính đối trị. Bởi quán chiếu là rơi vào đối trị, tạo tác, chưa rời tính chất sanh diệt; đồng một tính chất của vọng. Vì thế nó chỉ có giá trị tạm thời, không thể hàng phục được tận gốc rễ.

4.2.    Không tạo tác.

a)   Không khởi cái biết để biết vọng tưởng.

Tâm mình vốn tự sáng biết, không cần khởi thêm một cái biết để biết vọng tưởng. Như thế trên vọng sẽ chồng thêm vọng.

04a Nguyen ly tu thuong thua 2

b)   Không biết về, biết theo như đếm vọng tưởng.

Không biết về, biết theo đuôi của vọng tưởng như là ngồi đếm từng vọng tưởng. Việc này khi còn công phu nhẹ ở bên ngoài thì dường như vô hại, bởi vọng tưởng còn yếu và ít. Nhưng khi vào nhập thất miên mật mà ứng dụng như thế thì sẽ có lúc mất thăng bằng, không thể tiếp tục hạ thủ công phu được nữa. Bởi trong thất, có những thời điểm sẽ có quá nhiều vọng tưởng cùng một lúc ùn ùn ào ạt ùa về. Nếu biết theo đuôi của vọng, biết về vọng tưởng thì hành giả sẽ bị bất lực. Dẫn đến hoảng loạn, tự mình sợ niệm khởi của chính mình mà không hay biết, không còn tự chủ để cân bằng được nữa...

 

c)    Không dứt trừ vọng tưởng.

Như trên đã nói, nếu dùng công phu đè nén thì như dùng đá đè cỏ gấu (cỏ cú), cỏ sẽ mọc lan sang chỗ khác mạnh hơn. Đã là vọng tưởng, có nghĩa là bản chất của nó không thật thì dứt trừ cái gì. Có khi dụng công trừ dẹp lại còn dễ bị trở ngại cho bước tiến công phu của hành giả.

4.3. Không để mặc kệ.

Khi hành thiền, hành giả không có tâm để mặc kệ, mặc tình. Nếu bằng cách này sẽ rơi vào bệnh “nhậm”. Tức là có “một tâm để mặc kệ, mặc tình”. Như thế là còn dấu vết của tâm sanh diệt, cũng là một loại vọng tưởng. Xa hơn, dễ dẫn đến mênh mang, không rõ ràng, hoặc buông xuôi.

Tránh được ba yếu tố trên là tránh được các bệnh tác (tạo tác, làm gì đó), chỉ (làm cho dừng, ngăn chặn), nhậm (để mặc tình), diệt (làm cho dừng dứt) mà đức Phật đã chỉ dạy trong Kinh Viên Giác.

4.4. Chỉ dùng trí tuệ thấu suốt vọng niệm không thật.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói: “Gẫm xem các pháp điều như huyễn, bản tánh tự không đâu dụng trừ”. Xem kỹ cho thấu tột các pháp, kể cả pháp trần (vọng tưởng) đều là huyễn hóa, không thật. Bản chất thật của nó vốn tự là không có gì, như bóng trong gương, như ánh trăng đáy nước thì đâu cần dụng công để trừ dẹp làm gì!

Hiểu là giả thì sẽ vẫn còn thầm thầm thấy nó là thật, chưa tột lý huyễn hóa. Nếu dùng trí tuệ xét sâu sẽ thấy tột, suốt thông, sẽ thấy rõ các pháp vốn tự nghiễm nhiênhuyễn hóa như thế; ngay đó tự lìa.

4.5. Không theo vọng tưởng.

Thiền sư Tông Mật nói: “Vọng tưởng vốn không, theo nó thì thành sự”. Nó chỉ là bóng dáng của tiền trần còn sót lại (lạc tạ ảnh tử), bản chất vốn không. Nó chợt hiện chợt tan, không có giá trị gì cả. Chỉ cần tỉnh sáng, không theo vọng, đó là tu hành. Ngược lại, theo nó mới thành sự. Lục Tổ dạy: “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Cụ thể, hành giả đừng sợ vọng niệm để phải biến cái giả của vọng thành quan niệm thật rồi quan trọng nó. Từ đó dụng công sẽ vất vả mà không đắc lực. Chỉ là giác sáng, không mê lầm, không theo vọng tưởng là đang công phu.

4.6. Sống bằng bản tâm chân thật “lặng mà sáng biết”.

Hành giả chỉ sống bằng tâm bình, lặng lẽ an nhiên mà sáng biết. Không duyên theo, không trụ vào đâu cả. Vọng nếu có khởi lên, không cần khởi biết mà tâm tự nó sáng biết; không theo. Vọng có lặng cũng là chuyện tự sanh tự diệt của nó, không cần quan tâm, can thiệp hay khởi thêm gì. Như thế sẽ thấy ra rất rõ, vọng có sanh hay diệt gì cũng không ra ngoài chân trời tự tánh đang sáng biết không động. Mới hay ra, vọng tâmchân tâm chỉ là hai mặt của một thực thể, như sóng và mặt nước, vốn đều là nước, đồng một chất ướt. Sau nhiều năm tháng, năng lực giác của tâm sẽ mạnh, theo đó vọng sẽ tự yếu và thưa dần, bản tâm lặng lẽ sáng biết ngày một hiển hiện rõ ràngthường trực hơn... Sẽ đến lúc thình lình tự ngộ ra bản tâm, bản tánh chính mình. Hoặc có hành giả bất chợt hoát toang, thân tâm vỡ vụn, rơi rụng mất sạch tất cả. Một niệm cũng không, chỉ là một thể thênh thang sáng rỡ, muốn động cũng không được. Đến đây hành giả tự có kế sống cho mình.

4.7. Tóm kết.

Vì không theo vọng tưởng (không mê); dùng trí tuệ thấu suốt vọng tưởng vốn không thật (không lầm); sống bằng bản tâm chân thật “lặng mà sáng biết”; là đang tu. Nhưng hành giả không đối trị, không tạo tác, cho nên như là không tu (vì không có tướng tu hành). Đây là “tu mà không tu”; là đúng lời Nhị Tổ Pháp Loa dạy: “Người tu tập thiền định không được chấp dụng công”.

Hơn nữa, hành giả không đối trị, không tạo tác cho nên như là không tu (vì không có tướng tu hành). Nhưng không theo vọng tưởng (không mê); dùng trí tuệ thấu suốt vọng tưởng vốn không thật (không lầm); sống bằng bản tâm chân thật “lặng mà sáng biết”; cho nên vẫn là đang tu hành. Đó là “không tu mà tu”; là chỗ Nhị Tổ Pháp Loa nói: “Dụng mà không có chỗ dụng”.

Hành giả ứng dụng công phu tu tập “Pháp Tri Vọng” như thế. “Không chấp dụng công, dụng mà không có chỗ dụng”; là đúng với nguyên lý tu tập Thiền Thượng Thừa mà Nhị Tổ Pháp Loa đã chỉ dạy.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 188948)
01/04/2012(Xem: 34455)
08/11/2018(Xem: 13373)
08/02/2015(Xem: 51500)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.