I. Tổng Quan

24/06/20229:28 SA(Xem: 1902)
I. Tổng Quan

VŨ THẾ NGỌC
KINH PHẬT
NGUỒN GỐC và PHÁT TRIỂN
Buddhist Sutras: Origin and Development

 

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN

 

          Trong những điều kiệnphương tiện giao thông nghèo nàn của ngàn năm trước, chúng ta khó hiểu hết được những động cơ đã khiến người xưa tự nguyện chấp nhận những nguy hiểm đã giết biết bao người trong các chuyến đi cầu pháp, một mình một bóng vượt qua ngàn dặm sa mạc bạt ngàn gió lửa, qua hằng trăm núi tuyết thăm thẳm, hay lênh đênh trong các chuyến hải hành trên một chiếc thuyền nhỏ giữa sóng bão trùng trùng, như đã tường tình trong những ký sự Phật Quốc(佛國記), Đại Đường Tây Vực Ký (大唐西或記), Đại Đường Tây Du Cầu Pháp Cao Tăng Truyện (大唐西斿求法髙僧傳), Nam Hải Kí Qui Nội Pháp Truyện (南海寄歸内法傳). Nhưng những gian nan đó vẫn còn đơn giản so với lịch sử dịch kinh kéo dài liên tục cả ngàn năm của nhiều thế hệ đạo sư học giả.

            Công cuộc dịch kinh từ một ngôn ngữ cổ xưa, từ một văn hóalịch sử hoàn toàn khác lạ là Ấn Độ qua ngôn ngữvăn hóa Á Đông kéo dài hơn một ngàn năm quả thật khó nghĩ bàn. Đó không phải là công việc dịch thuật từ một ngôn ngữ này qua một ngôn ngữ khác. Đó cũng không phải là công việc giới thiệu một nền văn hóa xa lạ đến một nền văn hóa bản thổ, mà là mang ý nghĩa truyền bá một giáo thuyết giải thoát nhân sinh của những đạo sư có cả một hạnh nguyện giao truyền chân lý cứu độ chúng sinh. Và chỉ vì lý do này mới giải thích công nghiệp cầu pháp và dịch thuật Phật Pháp đầy gian khổ và kham nhẫn lâu dài như thế. Nhưng chính nhờ sự đóng góp liên tụckiên trì của nhiều thế hệ đó, cho nên ngày nay chúng ta đã được thừa hưởng cả một rừng kinh điển, gọi chung là Đại Tạng Kinh, vô cùng phong phú kỳ vĩ nhưng cũng vô cùng phức tạp hiện còn đang tiếp tục được chuyển dịch qua các ngôn ngữ khác. Đó chính là bộ kinh điển Phật giáo Hán ngữ, một sưu tập được coi là một thành tựu văn hóa lớn nhất của lịch sử nhân loại, làm nồng cốt căn bản cho nhiều đại tạng của các ngôn ngữ khác, trong đó có Việt ngữ.

            Ngày nay dù chúng tathể không ý thức được đầy đủ những gian nan trong lịch sử xây dựng kho tàng kinh điển Phật giáo này, nhưng chúng ta biết rằng động lực thúc đẩy để hoàn thành được công đức vô lượng này đều đến từ những cá thể. Những con người độc lập, tự nguyện và đơn độc. Thật kỳ lạ khi chúng ta thấy rằng tất cả công sức và tâm huyết đóng góp cho sự nghiệp phiên dịch truyền bá giáo pháp vĩ đại kéo dài ngàn năm này hầu như đều là các nỗ lực cá nhân, không hề do một tổ chức môn phái, giáo hội nào chủ trương hay hỗ trợ. Cho nên diễn trình hoằng pháp của Phật giáo, từ thỉnh kinh cầu pháp đến phiên dịch giảng pháp luôn luôn là một diễn trình hòa bình, khác hẳn con đường truyền giáo ngập tràn xương máu và nước mắt đi cùng với chiến tranh của nhiều tôn giáo khác. Hình ảnh một mình một bóng độc hành thỉnh kinh hay truyền giáo, vượt vạn dặm tuyết bão, sa mạc cháy lửa hay cô độc dịch kinh trên núi cao, giữa giữa rừng thiêng nước độc không chỉ là những hành trình cam khổ mà còn luôn luôn là một thực chứng giải thoát. Những hành giả thỉnh kinh dịch kinh và truyền bá giáo pháp đó đã vượt qua muôn ngàn gian nan cũng vì còn có một trái tim của lòng từ ái mong muốn chia sẻ con đường giải thoátđức Phật đã truyền giao.

Qua mười một chương rất ngắn trong sách này chúng ta sẽ tìm hiểu nơi xuất phát của kinh Phật nguyên thủy – Đó là kỳ Kết Tập (saṅgīti) đầu tiên ở thành Vương Xá ngay sau khi đức Phật nhập Niết-bàn và các kỳ kết tập sau đó trong ý nghĩa là ôn tụng lại những lời dạy của đức Phật, hoàn toàn không phải là ghi chép. Đến đây chúng ta cũng muốn hiểu ngôn ngữ của các kỳ kết tập. Khi hiểu được nội dung kinh điển của các kỳ kết tập chúng ta lại phải tìm hiểu lý do tại sao phải chờ đợi đến 500 năm sau kỳ kết tập thứ nhất, nội dung các kinh điển được tụng đọc đó mới được ghi xuống thành văn tự. Từ đó chúng ta có thể truy tầm về những quyển kinh căn bảncổ kính nhất – không phải chỉ gồm các bộ kinh Nikāya và Āgama của hai ngôn ngữ Pāli và Sanskrit, mà còn là các thủ bản cổ hơn bằng văn tự Brāhmī hay Kharoṣṭī viết trên vách đá, vỏ cây hay trên lá trên gỗ, kể cả các bản kinh chứa trong trí nhớ của truyền thống khẩu truyền thời chưa dùng văn tự.

Chúng ta lại cũng muốn truy tầm những ngôn ngữ đã viết trong những kinh điển này qua sự khảo sát về các ngôn ngữ prākrit của lục địa Ấn Độ. Ngôn ngữ mà chính đức Phật đã giảng pháp trong 49 năm hành đạo. Rồi đến thời phân chia Bộ Phái, đây cũng là thời kỳ giáo đoàn nguyên thủy cũng đã phân chia thành 18 tông môn bộ phái – kết quả là giáo pháp đức Phật mới được viết xuống bằng văn tự. Kinh điển văn tự thành hìnhcuối cùng tạo thành hai ngã rẽ lớn Phật giáo Nam Truyền và Phật giáo Bắc truyền. Đây cũng là lúc chúng ta thử tìm hiểu trong hai truyền thống lớn này, nội dung kinh tạng của chúng có gì tương đồng và có gì khác biệt. Từ đây chúng ta cũng bước sâu vào chi tiết của lịch sử phát triển kinh tạng của Tam Thừa.

Phần thứ hai của luận này là phần chuyên khảo sát về lịch sử phát triển kinh tạng của Phật giáo Bắc truyền, cũng gọi là truyền thống Kinh Luận Hán ngữ hay Hán Tạng (漢藏) - có nghĩa là Tam Tạng Kinh viết bằng Hán tự. Khác với tuyền thống kinh tạng Pāli, lịch sử phát triển kinh tạng của Phật giáo Hán tạng Bắc truyền là một lịch sử phức tạp và quan trọng trong lịch sử phát triển Phật giáo. Trong khi kinh tạng Pāli Nam Truyền chỉ là kinh tạng của một bộ phái, kinh luận Hán tạng lại là kinh tạng của hầu hết các tông môn (gồm cả kinh tạng Nam Truyền Pāli và nhiều tông môn đã không còn truyền thừa). Cơ bản của kinh điển Hán tạng là các kinh luận dịch từ kinh điển Phật giáo Ấn Độ, nhưng không phải chỉ dịch từ Sanskrit mà còn được dịch từ nhiều ngôn ngữ văn tự khác – và đặc biệt là các văn bản truyền thống giữ trong trí nhớ. Cho nên khởi đầu là những kinh luận trong truyền thống cổ xưa nhất của Phật giáo, đó là truyền thống truyền khẩu. Rồi đến thời kỳ phân chia bộ phái, thì sự truyền khẩu cũng mới bắt đầu chia ra làm nhiều ngôn ngữ khác nhau, lúc đầu là Sanskrit và các ngôn ngữ prākrit (trong đó có Pāli). Chúng ta đều biết rằng Phật giáo được truyền đến Á Đông không phải chỉ từ các đại sư người Ấn Độ (xưa gọi là Thiên Trúc) mà còn có các đại sư của các quốc gia giữa Ấn Độ và Á Đông – xưa gọi chung là Tây Vực. Những đại sư này nhiều khi không dùng Sanskrit mà nói theo phương ngữ của họ người Trung Hoa thường gọi chung là Hồ ngữ (Vu Điền /Khotan, Quy Tư /Koche, Hồi Hột /Uigur, Đột Quyết /Turk …)

Đến khi kinh điển có văn bản, thì chúng ta cũng biết rằng văn tự kinh điển Phật giáo Ấn Độ cũng đã có nhiều giai đoạn viết bằng nhiều văn tự khác biệt – nhiều nhất là ba cổ tự Kharoṣṭī, Brāhmī, Siddhaṃ. Nhưng hiểu biết văn tự mới chỉ là việc đầu tiên cần có trong việc dịch kinh. Vì trong những ngày xa xưa đó Ấn Độ và Á Đông còn là hai thế giới hoàn toàn khác biệt. Việc học hay dịch ngôn ngữ trong thời đại này không chỉ giới hạn trong sự khác biệt ngôn ngữ. Việc dịch kinh thời đó, từ một xứ Ấn Độ qua ngôn ngữ Á Đông không phải chỉ là dịch từ một ngôn ngữ này qua một ngôn ngữ khác, mà còn là chuyển dịch toàn bộ văn minh văn hóa của cả một thế giới xa lạ. Cho nên trong phần này chúng ta cũng phải đề cập từ “lý thuyết dịch thuật” của từng cá nhân đến các “dịch trường” được tổ chức như thế nào. Từ những phương pháp dịch thuật rất ưu việt trong một thời như “Cách Nghĩa” 格義 - dùng các chuyên từ khái niệm văn hóa bản địa (Nho Lão Trang) để giảng nghĩa kinh Phật. Nhưng lại đến lúc chúng ta cũng thấy hậu quả khôn lường của phương pháp tưởng như là thiện xảo này – Mà hậu quả ngày nay là trong giới trí thức học Phật vẫn thường chỉ hiểu Phật Pháp qua đôi kính mầu là văn tự văn hóa triết học Á Đông (vốn đã rất sâu sắc và có vài phần tương ứng với Phật học). Nhưng nhờ nhân duyên tốt chúng ta lại thấy Cưu Ma La Thập xuất hiện. La Thập ra công tái dịch và tái thẩm định lại những bản dịch cũ. Lấy cơ sở từ giáo lý Long Thọ, giống như Long Thọ đã thống nhất cơ sở triết lý Phật học trong thời kỳ phân liệt của 18 bộ phái, La Thập đặt cơ sở cho một văn tự Hán Phật. Rồi trải qua nhiều cố gắng của nhiều dịch giả tài trí, cho đến Huyền Trang rồi Nghĩa Tịnh, lịch sử văn học Hán tạng mới có thể định hình. Cuối cùng Đại Tạng Kinh Hán ngữ hoàn tất như một thành tựu của một ngàn năm học Phật - trên thì tiếp nối được tinh thần Phật học truyền thống trải dài từ thời đức Phật còn tại thế, dưới thì khế hợp với văn hóa Á Đông bản địa.

Cho nên dù sau đó mặt trời chánh pháp tắt dần ở quê hương đức Phật nhưng vẫn tiếp tục chiếu sáng ở Á Đông chính là nhờ có kho tàng chính pháp được giữ gìn trong kinh luận Hán tạng. Nơi có các tông môn Tam Luận, Thiên Thai, Pháp Tướng, Hoa Nghiêm khởi phát từ kinh luận Phật giáo Ấn Độ, thi nhau nở rộ sát cánh với các tông môn mang nặng tinh thần bản địa như Tịnh Độ tôngThiền tông. Rõ ràng học phong Phật học đã phát triển và trưởng thành, biến Á Đông trở thành một trung tâm học Phật không những có những lãnh vực không thua kém Ấn Độ, mà còn có những sắc thái đặc thù Á Đông.

Nhưng chiến tranh liên tục ở Trung Hoa cùng lúc với tầng lớp tu sĩ lãnh đạo sống xa hoa với sự tiếp tay của tầng lớp quyền quí đã gia tăng áp lực trên nội bộ những người xuất gia. Ách nạn “Hội Xương Phế Phật” phá hủy 40 ngàn chùa tự, hồi tục 260 ngàn tăng ni, đành rằng là kết quả trực tiếp từ chính sách bách hại Phật giáo của Đường Vũ Tông. Nhưng một mình công trình bách hại Phật giáo chỉ có ba năm (845-847) không thể gây ra hậu quả to lớn và lâu dài như thế nếu tự thân Phật giáo không có các vấn đề (mà rất tiếc cho đến ngày nay chúng ta vẫn chưa có các nghiên cứu chi tiết). Vì sau thời gian này cũng là sự tan rã của hầu hết các tông môn, trừ Thiền tôngTịnh Độ tông là còn tiếp tục phát triển. Chúng ta cũng nên biết rằng trong hai trăm năm (789-982) - trước và sau pháp nạn Hội Xương - các Kinh Lục (經錄) đều không ghi được tên một dịch giả hay thêm một kinh nào được dịch trong suốt hai thế kỷ đó - Nhưng cũng rất may mắn Đại Tạng Kinh đã hoàn tất, như một thành trì cuối cùng cho tất cả chúng ta giữa một thời đại mà kinh Phật thường gọi là thời mạt pháp.

Trong sách này chúng ta sẽ ngược dòng hành trình ngàn năm đó. Từ những tài liệu nghiên cứu của nhiều thế hệ học giả đông tây để tìm về hình ảnh chân thật nhất của các Pháp Thoại của đức Phật từ trên núi Linh Thứu đến ngày nhập Niết-bàn. Từ những kỳ kết tập của hằng ngàn đạo sư đến từ khắp đại lục, từ những năm tháng vượt sa mạc núi rừng Tây du đến những chuyến viễn dương thỉnh kinh trên con thuyền mong manh giữa bão táp phong ba. Từ những con chữ mờ khắc trên tường đá rêu phong đến các vạch nghiêng ngả trên miếng vỏ cây chôn vùi ngàn năm trong động cát sa mạc, từ những trang kinh lạnh lẽo ở một ngôi cổ thất cheo leo trên núi tuyết, để trở thành những dòng chữ nhẩy múa trên màn ảnh điện toán giữa đêm vắng trong mưa tuyết ở một quê hương không quê hương, trên các ngón tay bắt đầu run rẩy của một ông già tóc trắng một mình giữa thư viện lạnh giá. Chỉ để đền ơn tri ngộ của biết bao thiện tri thức trong quá khứ đã để lại dấu vết trên những trang sách sử cần phải được ghi chép tổng kết và tường trình nơi đây.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189051)
01/04/2012(Xem: 34558)
08/11/2018(Xem: 13450)
08/02/2015(Xem: 51673)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.