Thư Viện Hoa Sen

Năm Mươi Bài Tụng

14/06/20142:47 CH(Xem: 9406)
Năm Mươi Bài Tụng
DUY BIỂU HỌC
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Lá Bối

NĂM MƯƠI BÀI TỤNG

Tàng thức

 

1. Tâm là đất gieo hạt

Mọi hạt giống chứa đầy

Tâm địa cũng chính là

Toàn thể hạt giống ấy

 

2. Hạt giống có nhiều loại

Sinh tửNiết bàn

Mê ngộ và khổ vui

Danh xưng và tướng trạng

 

3. Hạt giống của thân tâm

Giới, địa và thế gian

Tất cả được cất chứa

Nên thức gọi là tàng

 

4. Có hạt giống sẵn có

hạt giống trao truyền

Huân tập thời thơ ấu

Cả thời gian thai nghén

 

5. Từ gia đình, bè bạn

Nơi xã hội học đường

Hạt giống nào cũng có

Tính cách riêng và chung

 

6. Giá trị một đời người

Tùy thuộc vào phẩm chất

Mọi hạt giống đang nằm

Trong chiều sâu tâm thức

 

7. Tác dụng A-lại-gia

tiếp nhận duy trì

Và làm biểu hiện ra

Hạt giống cùng tập khí

 

8. Biểu biệt A-lại-gia

thế giới tánh cảnh

Độc ảnh và đới chất

Mười tám giới hình thành

 

9. Tất cả mọi hiện hình

Đều tự biểu cộng biểu

Dị thục khi dự vào

Giới và địa cũng thế

 

10. Là vô phú vô ký

Vừa chuyển lại vừa hằng

Tàng thức luôn tương ưng

Năm tâm sở biến hành

 

11. Tuy vô thường vô ngã

Tàng thức vẫn gồm thu

Mọi pháp trong thế gian

Hữu lậuvô lậu

 

12. Hạt giống sanh hạt giống

Hạt giống sanh hiện hành

Hiện hành sanh hiện hành

Hiện hành sanh hạt giống

 

13. Hạt giống hay hiện hành

Đều tương tức tương nhập

Một do tất cả thành

Tất cả đều do một

 

14. Tàng không một không khác

Không chung cũng không riêng

Một và khác nương nhau

Chung và riêng triển chuyển.

 

15. Vô minh diệt minh sanh

Tàng chuyển thành vô lậu

Gương trí soi mười phương

Bạch tịnh và vô cấu

 

 

Mạt-na thức

16. Hạt giống của vô minh

Của triền sử ái nhiễm

Quấy động thành vọng thức

Khi danh sắc hiện hành

 

17. Nương vào A-lại-gia

Phát hiện thức Mạt-na

Tác dụngtư lượng

Níu lấy tàng làm ngã

 

18. Đối tượng của Mạt-na

ngã tướng đới chất

Phát sinh từ giao thoa

Giữa Ý và Tàng thức

 

19. Vì sáu chuyển thức khác

Đóng vai nhiễm tịnh y

Vừa thẩm lại vừa hằng

Hữu phúvô ký

 

20. Tương ưng năm biến hành

Bốn phiền não và tuệ

Cùng tám thứ đại tùy

Đều hữu phú vô ký

 

21. Cũng như bóng theo hình

Mạt-na theo tàng mãi

Là cơ chế tự tồn

bản năng dục ái

 

22. Sơ địa khi đạt tới

Dứt phiền não, sở tri

Bát địa hết câu sinh

A-lại-gia phóng khí

 

 

Ý thức

23. Nương vào ý làm căn

Pháp trần làm đối tượng

Ý thức được phát sinh

Phạm vi nhận thức rộng

 

24. Thông ba tánh ba lượng

Tiếp thu cả ba cảnh

Dù thiện, ác, bất định

Biệt cảnhbiến hành

 

25. Là gốc của thân khẩu

Có thẩm mà không hằng

Tạo tác nghiệp dần mãn

Đóng vai kẻ gieo trồng

 

26. Ý thức thường hiện hành

Trừ trong trời vô tưởng

Trong hai định vô tâm

Ngủ say và bất tỉnh

 

27. Năm trạng thái ý thức

Là tán vị, độc đầu

Trong định hoặc điên loạn

Cùng trường hợp ngũ câu

 

 

Các thức cảm giác

28. Năm thức cảm giác sanh

Dựa trên dòng ý thức

Phát hiện riêng hoặc chung

Như sóng nương trên nước

 

29. Tánh cảnh và hiện lượng

Có ba tánh đầy đủ

Nhờ vào tịnh sắc căn

cảm giác trung khu

 

30. Tâm sởbiến hành

Biệt cảnh, thiện, đại tùy

Trung tùy hai phiền não

Và cả tham, sân, si

 

 

Bản chất của thực tại

31. Thức luôn luôn bao hàm

Chủ thể và đối tượng

Tự, tha, trong và ngoài

Đều chỉ là ý niệm

 

32. Thức gồm có ba phần

Kiến, tướng và tự thể

Chủng tửtâm hành

Tất cả đều như thế

 

33. Sinh diệt tùy nhân duyên

Thức vốn là biểu biệt

Kiến và tướng nương nhau

Năng biệtsở biệt

 

34. Nơi tự biểu, cộng biểu

Ngã, vô ngã không hai

Luân hồi mỗi sát na

Bập bềnh sinh tử hải

 

35. Thời, không và bốn đại

Đều do thức hiện bày

Tương tứctương nhập

Dị thục từng phút giây

 

36. Nhân duyên đủ biểu hiện

Nhân duyên khuyết ẩn tàng

Không đi cũng không đến

Không có cũng không không

 

37. Hạt giống sinh hiện hành

Đó gọi là nhân duyên

Chủ thể nương đối tượng

Ta gọi sở duyên duyên

 

38. Điều kiện thuận hay nghịch

Đều là tăng thượng duyên

Vô gián duyên thứ tư

liên tục chuyển biến

 

39. Nhân duyênhai mặt

Vọng thứcChân tâm

Vọng thứcbiến kế

Chân tâm do viên thành

 

40. Biến kế huân vô minh

Kéo theo luân hồi, khổ

Viên thành mở tuệ giác

Hiển lộ cảnh Chân như

 

 

Con đường tu tập

41. Quán chiếu tính Y tha

Vô minh thành tuệ giác

Luân hồiChân như

Tuy hai mà thành một

 

42. Trong rác sẵn có hoa

Trong hoa sẵn có rác

Hoa và rác không hai

Giác và mê tương tức

 

43. Không trốn chạy tử sinh

Quán chiếu cần niệm lực

Thấy được tính Y tha

chứng nhập tương tức

 

44. Nương hơi thở Chánh niệm

Tưới hạt giống Bồ đề

Chánh kiến là đóa hoa

Nở trên vùng ý thức

 

45. Như ánh sáng mặt trời

Chiếu soi loài cây cảnh

Chánh niệm khi thắp lên

Chuyển hóa mọi tâm hành

 

46. Nhận diện để chuyển hóa

Nội kết và tùy miên

Khi tập khí không còn

Quả chuyển y hiển hiện

 

47. Phút hiện tại thu nhiếp

Quá khứvị lai

Bí quyết của chuyển y

Nằm trong giây hiện tại

 

48. Tu tậpchuyển hóa

Trong đời sống hàng ngày

Nương tựa vào tăng đoàn

Công phu mau nhìn thấy

 

49. Không sinh cũng không diệt

Sinh tửNiết bàn

Sở đắc là vô đắc

Không nắm cũng không buông

 

50. Lướt trên sóng sinh tử

Thuyền từ dạo bến mê

Nụ cười vô úy nở

Phiền não tức Bồ đề

 

Tạo bài viết
07/11/2010(Xem: 142247)
16/11/2010(Xem: 44390)
30/10/2010(Xem: 52272)
20/11/2010(Xem: 135036)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: