Bài Thứ Chín

20/11/201012:00 SA(Xem: 8430)
Bài Thứ Chín

DUY THC HC YU LUN
Hòa Thượng Thích Từ Thông
Huỳnh Mai Tịnh Thất - Sàigòn 1992 - Phật Lịch 2536

Bài Thứ Chín

Hỏi: Đức Thế Tôn đã đề cập ba tự tính rồi. Cớ gì Thế Tôn lại dạy: tất cả pháp đều không tự tính?

Bài Tụng Duy Thức Đáp:

Chỉ Vì Ba Tự Tính
Chỉ Ra Ba Vô Tính
Mật Ý Của Phật Nói
Tất Cả Pháp Vô Tính

Một Hiện Tướng, Vô Tính
Hai Tính Tự Nhiên, Vô Tính
Ba Tính Viễn Ly, Biến Kế
Và Tính Chấp Ngã, Vô Tính

Đấy Thắng Nghĩa Các Pháp
Đấy Chính Là Chân Như
Vì Nó Hằng Như Như
Đấy Thực Tính Duy Thức

Giải Thích Thuật Ngữ:

* Hiện tướng vô tính: Biến kế sở chấp, vô tính.
* Tự nhiên vô tính: Y tha khởi, vô tính.
* Tính viễn ly biến kế: Viên thành thật, vô tính.
* Thắng nghĩa: Nghĩa rốt ráo cũng gọi là liễu nghĩa.
* Chân như: Chân lý bất di bất dịch của vũ trụ khách quan.

Yếu Luận

Như ta đã biết, Đức Thế Tôn đề cập Tam tự tính kỳ thực không có cái "tự tính" nào của Đức Thế Tôn nói ra. Ba "tự tính" ấy chỉ là kết quả của sự hiểu biết sai lầm, ý thức chấp ngã, trước vạn pháp vốn dĩ vô ngã. Đức Thế Tôn không nói có Tam tự tính như vậy.

"Tất cả pháp không tự tính". Đấy mới là then chốt, lập trường, là tôn chỉ của toàn bộ giáo lý Phật.

Hiện tượng vạn pháp "vô tính"thực tướng của vạn pháp"vô tướng".

Tự nhiên tính "vô tính" vì trên cõi đời không có cái gì "tự nhiên" mà có. Y tha khởi tính tự nó nói lên rằng nó "không phải tự nhiên" rồi! 

Viên thành thực tính "vô tính", viên thành thực, chỉ là kết quả của sự "viễn ly". Viễn ly tính "biến kế", viễn ly tính chấp ngã mà có được tên ấy.

- Tất cả pháp không "tự tính"giáo nghĩa thù thắng.
- Tất cả pháp không "tự tính"chân như của vạn pháp.
- Tất cả pháp không "tự tính" là tính thường như củavạn pháp.
- Tất cả pháp không "tự tính", hiểu như thế là thể nhập "thực tính Duy thức" rồi vậy.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/11/2010(Xem: 138203)
16/11/2010(Xem: 38180)
30/10/2010(Xem: 49739)
20/11/2010(Xem: 111225)
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).