TRUNG QUÁN
A Study of the Mādhyamika System
T.R.V. MURTI
THÍCH NHUẬN CHÂU dịch
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2019
TẬP I
NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN
CHƯƠNG IV
ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN CHỨNG PHÁP TRUNG QUÁN
I. ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG QUÁN ĐỐI VỚI
DUY THỨC TÔNG
Triết học không bao giờ quay trở lại trang thái yên tĩnh trước đó sau cơn sốc của một triết gia vĩ đại. Đó lại là phát biểu phản đối của của Hegel, cho rằng những phản ứng triết học là chứng cứ của sự sinh động và chín muồi của nó. Khuynh hướng Tánh không-Tuyệt đối luận (śūnyatā-advayavāda) của hệ thống tư tưởng Trung quán đã đến chỗ trụ vững. Trung quán thường thừa nhận rằng Thực tại (Real) là Tuyệt đối (Absolute)–ngay nơi đó siêu việt định tánh kinh nghiệm (empirical determinations) và bản chất nội tại sâu thẳm của sự vật. Cần có sự khu biệt tất yếu giữa những gì trong chính nó–vật tự thân (what is in itself) và cái thấy nhiệm ý qua tri giác. Tuyệt đối luận đưa đến sự phân biệt giữa chân thực (paramârtha) và thế tục (vyâvahārika): nó hình thành học thuyết về hai ‘chân lý’–nhị đế; nó cũng hàm ý học thuyết về huyễn hoá (illusion).
Những ý tưởng căn bản của hệ thống tư tưởng Trung quán nầy đều được thừa nhận; nhưng có vài phản ứng chống lại những gì đã thể hiển là chủ nghĩa cực đoan và phủ định tuyệt đối về hiện tượng giới. Quan niệm luận (Idealism) của Du-già (Yoga)–Duy thức tông phải được hiểu là một biến thể quan trọng của Tánh không-Trung quán (śūnyatā- Mâdhyamika) trên một nền tảng được hiểu ngầm. Định thức bây giờ là: Cái gì trình hiện là chân thật, nhưng không theo cách thức mà nó trình hiện;[1] cái gì là rỗng không (devoid) thì chân thật, trong khi cái gì thuộc về rỗng không (devoid) thì không chân thực....’[2] ‘tất cả là thực’ hay ‘tất cả là không’ đều là hình thức sai lầm của tánh không (śūnyatā). Sợi dây thừng vốn không có (devoid) tướng của ‘con rắn,’ con rắn vốn nằm ngoài dây thừng, nhưng con rắn không vắng bặt bản chất nội tại cố hữu như là dây thừng.[3] Với luận lý nầy, Duy thức tông cho rằng thực tại của thức (vijñāna) phải được thừa nhận vì nó không thể bị bác bỏ toàn bộ, trong khi cặp phạm trù nhị nguyên chủ quan và khách quan đã gây ảnh hưởng rõ ràng thì phải được xem là không tồn tại (non-existent); tánh không (śūnyatā)[4] là để áp dụng cho khía cạnh bất thực này. Còn Thực tại thì được đồng nhất với thức (vijñāna).
Các Luận sư Duy thức kiên trì với hai luận điểm; thức là chân thực, không phải là biểu tượng; chỉ riêng thức là chân thực, đối tượng thì không. Luận điểm đầu tiên trái nghịch với lập trường Trung quán. Đối với Trung quán, cả thức nhận biết và đối tượng được nhận biết đều tương quan lẫn nhau, do vậy chính nó là không, có nghĩa là không chân thực. Luận điểm thứ hai trái nghịch với lập trường của Duy thực luận (realist)–như A-tỳ-đạt-ma, vốn chấp nhận không phê phán đối tượng là chân thực theo nghĩa giả danh cùng với thức. Cả hai đều là những luận điểm cực đoan, và các luận sư Duy thức đã tách sang hướng giữa hai luận điểm đó.[5]
Các luận sư Duy thức tin chắc tính chất bất thực của các đối tượng căn cứ trên 4 cơ sở hợp lý:
1. Có nhu cầu liên hợp giữa hình thái thông thường của cái biết (như cái bàn, cái ghế, v.v...) và đối tượng là nguyên tử, đơn thể hay kết hợp. Nhận thức là thuộc về tổng thể (sthūla-pratibhāsa); nhưng nguyên tử (atom) không thể được xem như dữ liệu/sở duyên (object-condition; alambana pratyaya) của nhận thức.[6] Cái gì đã trình hiện trong nhận thức thì không có bản sao giống hệt bên ngoài, và cái gì giả sử bên ngoài thì không trình hiện trong nhận thức. Cái toàn thể hay là cái thực do kết hợp nhiều phần là không được chấp nhận, như lập trường Phái Chính lý-Thắng luận (Nyāya-Vaiśeṣika) đã có; phái Tỳ-bà-sa-Kinh lượng bộ (Vaibhāṣika-Sautrāntika) đã lên án tính thực tại của toàn thể/hoà hợp tướng (avayavī).
2. Biểu hiện nan giải cố hữu trong mô tả về nhận thức trên cơ sở nhị nguyên, có nghĩa là nhận thức ở nơi nầy mà đối tượng thì ở chỗ kia với mối tương quan biểu trưng (sārūpya) giữa chúng, và tính bất khả tri một đối tượng chưa biết, nghi nan về giả thuyết thực tại tính của nó.[7]
3. Những ảo tưởng như vật trong mơ, sóng nắng, ảnh chiếu, v.v... chứng tỏ rằng thức có thể có một trạng thái mà không cần phải có một đối tượng tương ứng ở bên ngoài.[8] Điều này cho thấy bản chất tự thủ/nhậm trì tự tánh (self-contained nature) của thức; trạng thái đó là kết quả của tự ngã biến hiện bên trong.
4. Chúng ta có thể giải thích hợp lý mọi dữ kiện kinh nghiệm theo quan niệm thức biểu hiện đối tượng từ lúc nầy sang lúc khác nhờ vào sự biến cải nội tại như là kết quả của sự huân tập (vāsanā; latent forces).[9]
Khuynh hướng của đạo Phật vốn là chủ quan (subjective); từ khởi thuỷ, đã phủ định thực tại khách quan của nhiều thực thể, vốn thường được nhận thức là chân thật, có nghĩa là toàn thể (hoà hợp tướng), thường hằng, và phổ biến, đồng thời giản trừ chúng chỉ là hư vọng phân biệt (kalpanā; ideas). Loại quan niệm luận nầy đạt đến sự chín muồi trong Duy thức tông, không chỉ là hình thái của khách quan, mà còn chính tự thân khách thể, là sản vật của tư duy.
Duy thức tông là Vô tự tánh tông (niḥsvabhāvatā-vāda), [10] vì nó phủ nhận khách thể hoàn toàn; và theo đó, nó phủ nhận nhị nguyên chủ thể và đối tượng, qua đó, thức bị ảnh hưởng một cách rõ ràng. Hệ tư tưởng Trung quán cũng là Vô tự tánh tông, vì bản chất các pháp là tuỳ thuộc lẫn nhau (có nghĩa là thực thể dựa vào thuộc tính, tự thể dựa vào trạng thái và ngược lại), và chính nó là không: các pháp là không (śūnya) vì chúng là Duyên khởi (pratityasamutpanna), tuỳ thuộc lẫn nhau là dấu hiệu của không (śūnya). Sự khác nhau giữa hai tông phái là, Trung quán quan tâm phần cấu trúc luận lý của vật thể và nhận thấy nó không có tự thể (essence), còn Duy thức nhìn sự vật ở phương diện tâm lý (psychologically): sự vật không thể nào tồn tại bởi chính nó; chẳng có gì ngoài ý thức kế chấp (parikalpita; super-imposed) về sự vật. Thức (vijñāna) có thể trải qua sự biến đổi và nó có thể tự tịnh hóa[11] chính nó bằng cách từ bỏ kế chấp nhị nguyên.
Với khuynh hướng thiên về thức như là thực tại duy nhất, Du-già hành tông (Yogācāra) phê phán Trung quán đã bác bỏ thực tại của thức. Phê phán có hiệu quả nhất của Duy thức đối với Trung quán là mọi vật đều được phân tích một cách biện chứng là huyễn ảo; nhưng chính huyễn ảo đã hàm ý một nền tảng để trên đó, cấu trúc của huyễn ảo có thể diễn ra.[12] Duy thức thừa nhận tánh không (śūnyatā)[13] trong Bát-nhã ba-la-mật-đa (Prajñā paramitā) và thậm chí quả quyết rằng họ hiểu tánh không (śūnyatā) rất đúng đắn, họ giảm nhẹ ý nghĩa tánh không (śūnyatā) của Trung quán; họ gán thực thể (substance) cho Không (śūnya) bằng cách đồng nhất Không (śūnya) với tịnh thức (vijñapti-mātratā; pure consciousness), có nghĩa là vắng bặt nhị nguyên tính (dvaya-śūnyatā). Duy thức tự xem chính mình là Trung quán đích thật–thừa nhận tiến trình trung gian giữa hai cực đoan Hư vô chủ nghĩa (Nihilism) và Thực tại luận (realistic).[14] Toàn thể bộ luận Biện trung biên (Madhyānta Vibhāga)[15] là dành cho sự minh giải quan điểm của Duy thức đối nghịch với các trường phái khác.[16] Du-già hành-Duy thức tông (Yogācāra-Vijñāna vāda) là tổng hợp toàn diện lần thứ ba và cũng là lần sau cùng của giáo lý đạo Phật. Duy thức nhất định đã kết hợp với học thuyết về ‘pháp’ của bộ phái Tỳ-bà-sa (Vaibhāṣika), xem các pháp là tâm (citta) và tâm sở (mental states; caitta); thậm chí Du-già hành tông đã tăng số lượng các pháp lên đến 100.[17]
Vị sáng lập Du-già hành tông là Di-lặc (Maitreya-natha; 270-350 stl.)[18] tính chất lịch sử[19] của ngài nói chung ngay nay đã được chấp nhận. Nhưng ngài được tiêu biểu chỉ bằng một đệ tử kiết xuất là Vô Trước (Asanga (–350) và em trai là Thế Thân (Vasubandhu).[20] Quan điểm của Du-già hành tông ở đây tương ưng với quan điểm của Long Thụ và Thánh Thiên trong hệ thống tư tưởng Trung quán. Các vị này đã thành lập và hệ thống hóa triết học Du-già hành tông. Du-già hành tông được tiếp nối bởi Duy thức tông (Vijñānavāda) do Trần-na[21] và Pháp Xứng,[22] cả hai vị nầy đều có khuynh hướng thiên trọng về Kinh lượng bộ; điều nầy được phản ánh trong các tác phẩm về Luận lý học của họ.
Vô Trước[23] là nhân vật rất đáng quan tâm, có ảnh hưởng rất lớn trong sự phát triển tư tưởng Đại thừa. Ba tác phẩm luận giải của ngài, Đại thừa kinh trang nghiêm luận (mahāyāna-sūtralaṅkāra), Pháp pháp tính phân biệt luận (dharma-dharmatā-vibhāga), Biện trung biên luận tụng (madhyānta-vibhāga-kārikā) đều là từ quan điểm của Du-già hành tông và giải thích Tánh không (śūnyatā) trên nền tảng của Duy tâm luận (idealistic).
Trong tác phẩm Hiện quán trang nghiêm luận (abhisamayā-laṅkāra), không có một lời riêng biệt nào đề cập đến tạng thức (ālaya vijñāna), về ba hình thái tồn tại, v.v... Học thuyết chính trong bộ luận nầy là tính chất vô thực thể và tương quan tính của các thành tố hiện hữu, không có bất kỳ giới hạn nào. Đây là chính quan điểm đúng đắn của Trung quán.
Tác phẩm Vô thượng đát-đặc-la (Uttaratantra) cũng là một chuyên luận dành để trình bày dạng Tuyệt đối luận chặt chẽ nhất của Trung quán. Obermiller có một nhận xét rất đáng giá về vấn đề nầy: Như vậy chúng ta có hai dạng văn bản để xem xét: Một dạng là Kinh Giải thâm mật (Saṁdhinirmocana), Kinh Lăng-già (Laṅkāvatāra), v.v...chứa đựng giáo lý Du-già hành tông và thoả hiệp giải thích giáo lý Bát-nhã ba-la-mật-đa; ba bộ luận Du-già hành tông của Di-lặc, và toàn thể luận điển được hình thành từ hệ nầy. Dạng kia chúng ta có hình thái thuần tuý không thoả hiệp Nhất nguyên luận (monism) về tư tưởng Bát-nhã ba-la-mật-đa, được tóm tắt trong Hiện quán trang nghiêm luận (abhisamayā-laṅkāra), dẫn đến một phát triển xa hơn trong Trí quang minh trang nghiêm (Jñāna-āloka-alaṁkāra), Kinh Thắng man (Śrī-mālā-devīsiṅhanāda) và các kinh tương tự khác dều được trình bày chi tiết trong Vô thượng đát-đặc-la (Uttaratantra). Như một nhân vật trung tâm, ở đây chúng ta có bậc Thánh Vô Trước, như là người khoáng trương và giải thích hai hệ thống khác nhau.
Làm thế nào mà quan điểm kỳ lạ nầy được giải thích bởi một trong những bậc Thầy ưu việt nhất của đạo Phật? Lập trường đích thực của Vô Trước là gì?
Trong dẫn nhập cho Vô thượng đát-đặc-la (Uttaratantra), chúng ta có hai khả năng, đó là, có thể có một cuộc cách mạng trong tư tưởng của Vô Trước, từ Quan niệm luận (idealism) sang Nhất nguyên luận (monism), hoặc có thể đơn giản Vô Trước trứ tác các chuyên luận từ các quan điểm khác nhau. Trước hết chúng ta được đặt vào sự sở hữu của những tài liệu mới mà nó sẽ giúp chúng ta trong việc giải đáp vấn đề, chúng ta sẽ chỉ xác định rằng Vô Trước ‘rõ ràng đã qua về giữa hai khuynh hướng tư tưởng mà Đại thừa đã phân phái.’[24]
Vô Trước là một nhân vật quan trọng trong một lĩnh vực khác nữa. Ngài dương như là một thượng thủ của Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayāna/Tantric Buddhism), nếu sự liên hệ của ngài với tác phẩm Bí mật tập hội tan-tra (Guhyasamāja-tantra–athāgata Guhyaka) được thừa nhận.[25] Tantra chắc chắn có trước sớm hơn Vô Trước, và ý tưởng nền tảng cùng pháp tu tập đã có trong mọi thời kỳ. Tantra là kết hợp vô song của chân ngôn (mantra), nghi lễ, hiến tế và yoga trong một nền tảng tuyệt đối. Nó vừa mang tính triết học vừa tín ngưỡng, và nhắm vào sự chuyển hoá cá tính và tập khí của con người, bởi pháp tu tập Tantra thích nghi với khí chất tâm linh và nhu cầu cá nhân để trở thành Tuyệt đối. Điều mà người tham cứu triết học, đặc biệt là hệ thống tư tưởng Trung quán, quan tâm đến là để chỉ ra được rằng, chính tánh không (śūnyatā) đã cung ứng nền tảng siêu hình học cho sự ra đời của Tantra. Về phương diện hiện tượng hoá, ý niệm từ bi (karuṇā) (tương ứng ý niệm tận hiến–śakti trong đạo Hindu), vô hình vô sắc Tuyệt đối (Absolute (Śūnya) tự biểu hiện chính nó như là một thế giới cụ thể. Nhưng hình thái của nó không bao giờ cùng tận, cũng không dẫn đến chỗ tuyệt đối. Chính qua những hình thức nầy mà con người thăng hoa và tìm thấy sự thành tựu cùng với nguyên lý vũ trụ. Các vị thần rất đa dạng, mỗi vị một hình thể khác nhau, có một chủng tự chân ngôn (bīja mantra) khác nhau (biểu tượng bí mật), cách thức thờ cúng, v.v... khác nhau, dã cấu thành một đền thờ bách thần, từ đó đạo Phật, đạo Hindu và ngay cả Tantra Kỳ-na giáo đã rút ra được nhiều điều, đôi khi vay mượn lẫn nhau. Những điều ấy không thích đáng để trình bày chi tiết trong cuốn sách này. Tuy nhiên, tư tưởng Không (śūnya) của Trung quán đã làm cho tín ngưỡng Tantra có thể tồn tại được. Thế nên có thể nói rằng tín ngưỡng Tantra đã bắt đầu một dòng mới trong tư tưởng và tín ngưỡng đạo Phật; điều nầy do nhờ ảnh hưởng với dòng tương ưng của đạo Bà-la-môn.[26]
- TƯƠNG QUAN GIỮA HỆ TƯ TƯỞNG TRUNG QUÁN VÀ PHỆ-ĐÀN-ĐA
Về mặt ảnh hưởng của hệ thống tư tưởng Trung quán trên triết học Phệ-đàn-đa (Vedānta) chúng ta ít có nền tảng chắc chắn. Đó là vấn đề của phỏng đoán và giả định, và đến mức độ nào đó đã có sự vay mượn lẫn nhau của hai bên. Vấn đề quá rộng lớn và phức tạp; tính công bằng tối thiểu có thể thực thi là đề cập đến nó trong vòng vài trang. Tuy nhiên, vì lợi ích của sự hoàn hảo, chúng ta phải thể hiện khả năng ảnh hưởng của Trung quán vào sự phát triển của triết học Phệ-đàn-đa (Vedānta). Ở đây chỉ với phác thảo cơ bản có thể được nỗ lực thực hiện. Để đánh giá đúng ảnh hưởng có thể xảy ra, chúng ta có thể bắt đầu với xem xét bản chất cuộc cách mạng trong tư tưởng Áo nghĩa thư (Upaniṣad) được đánh dấu sự khởi đầu bởi Thương-yết-la (Śaṅkara) và Cao-đạt-phạ-đạt (Gauḍapāda). Không may là chúng ta không còn được văn hệ luận giải lưu hành trước thời kỳ đó. Điểm đặc trưng chính yếu của cựu Phệ-đàn-đa (Vedānta) đã bị chắp nối với nhau gồm những đối chiếu và trích dẫn từ những chú giải của những tác giả đã được tìm thấy trong các tác phẩm của Thương-yết-la (Śaṅkara) và những luận sư thuộc hệ phái phi tuyệt đối chủ nghĩa Phệ-đàn-đa (Vedānta), như Rāmāriuja.[27] Chúng ta có chứng cứ về sự hiện hữu ban đầu của những luận sư Phệ-đàn-đa (Vedānta) ngay sau tác giả của Brahma Sutras: Bodhāyana, Upavarṣa, Guha Deva, Kapardī, Bhāruci, Bhartṛmitra, Brahmanandī, Tanka, Dramiḍa, Brahmadatta, Bhartṛapañca, và Sundara Pāṇḍya. Các học giả thành thạo[28] đã lượm lặt quan điểm của những vị này và đã nỗ lực trình bày bức tranh Phệ-đàn-đa (Vedānta) thời kỳ tiền Thương-yết-la (Śaṅkara). Quan điểm của Brahma Dattā và Bhartiprapanca xứng đáng được đặc biệt chú ý; trong nhiều nơi[29] trong chuyên luận (bhāsya) của mình, Thương-yết-la (Śaṅkara) đã phê phán trong cuốn Bṛhadāraṇyaka tư tưởng của Bhartṛprapañka. Bỏ qua những chi tiết thứ yếu và dị biệt, chúng ta có thể mô tả triết học Phệ-đàn-đa (Vedānta) thời kỳ tiền Thương-yết-la (Cao-đạt-phạ-đạt–Gauḍapāda) như sau:
1. Chủ trương Phạm (Brahman) là Thực tại duy nhất, chống lại Nhị nguyên luận (dualism) của phái Số luận (Sāṃkhya), tuy vậy, chấp nhận thuyết chuyển biến về Brahman (pariṇāma), và thậm chí quy từng phần vào cho Brahman. Kinh văn Áo nghĩa thư (Upaniṣad) xem sự sáng tạo thế giới đại lược là: cá thể tự ngã (jīva; individual) và thế giới tự nhiên được xem như là từng bộ phận (aṁśa) chân thực của Brahman.
2. Brahman được quan niệm là có nhiều phẩm tính và nhiều phương diện. Brahman là hình thái cụ thể (rūpa–sắc) và trạng thái vô hình (arūpa-vô sắc). Brahman là độc nhất và cũng là đa dạng trong chủng loại, vừa đồng nhất vừa dị biệt và không xung đột lẫn nhau.[30] Trong khi tính dị biệt về chủng loại bị phủ nhận, thì sự khu biệt trong mỗi cá thể lại được thừa nhận. Hệ quả triết học xảy ra có thể gọi là thuyết Đồng trung hữu dị luận (Viśiṣtābheda) hay Đồng dị tịnh tồn luận (Bhedābheda).
3. Giải thoát không phải là chỉ qua tri thức. Trong nhiều nền tảng khác nhau, các triết gia Phệ-đàn-đa (Vedānta) thời kỳ tiền Thương-yết-la đều chấp nhận một trạng thái quan trọng thậm chí giống như là ‘kiền tín’[31] và nghiệp. Họ chủ trương kết hợp tri thức và nghiệp thành Tri thức nghiệp lực kết hợp luận (jñāna-karma samuccaya-vāda), mà Thương-yết-la (Śaṅkara) và đệ tử của ngài là Tô-lạp-ngoã A-xà-lê (Sureśvarācārya), đã nhiều lần bác bỏ. Cũng có lẽ, họ không tán thành đồng nhất toàn diện giữa tự ngã (jīva) và Brahman trong trạng thái giải thoát (mukti), mà chỉ chấp nhận trạng thái tương tự (sarūpya; similarity).
4. Như hệ quả từ quan điểm trên, họ tiếp cận rất gần với tư tưởng học phái Tiền Di-man-sai (Pūrva Mīmāṃsā), họ đòi hỏi Phạm (Brahman) phải được xem như là một phần tích hợp, hay ít nhất, là hệ quả tất yếu của nhận thức về quả báo (karma jijñāsā) theo Tiền Di-man-sai (Pūrva Mīmāṃsā). Đó chính là do Thương-yết-la (Śaṅkara), người đã cắt đứt toàn bộ với hệ thống triết học này, và dẫn đến sự phê phán toàn diện học thuyết phi nhị nguyên Phệ-đàn-đa (Vedānta).[32]
5. Tính chất của vô minh (avidya)[33] hầu như không rõ ràng. Nó được xem như là tác dụng của Brahman biến hiện thành sự vật đa dạng, sự chuyển hoá và tái chuyển hoá thế giới trở lại thành Brahman (prapañca-pravilaya-vāda).[34] Quan niệm về trình hiện/ảnh tượng (adhyāsa) dường như không được biết đến hay được đánh giá đúng.
Chắc chắn rằng, có nhiều điểm dị biệt khác, nhưng những điểm nầy đủ để biểu thị sự phân biệt về triết học Phệ-đàn-đa (Vedānta) mà chúng ta muốn rút ra giữa hai thời kỳ tiền Thương-yết-la (Śaṅkara) và quan điểm của chính Thương-yết-la (Śaṅkara). Triết học Phệ-đàn-đa (Vedānta) thời kỳ tiền Thương-yết-la (Śaṅkara) không đề xuất một học thuyết về biểu tượng (vivartavāda); không cần thiết cảm thấy phải rút ra sự phân biệt giữa chân thực (paramārtha) và biểu tượng (vyāvahārika) hay là phân biệt giữa kinh văn đệ nhất nghĩa (para) với phi đệ nhất nghĩa (apara); triết học Phệ-đàn-đa (Vedānta) thời kỳ tiền Thương-yết-la (Śaṅkara) được mô tả đúng nhất là Nhất nguyên luận (ekatvavāda; monism) chứ không phải là Tuyệt đối phi nhị nguyên luận (Advaita absolutism). Phi nhị nguyên luận (dualism) chính là ý thức phản đối tính nhị nguyên và dị biệt, cho đó là ảo tưởng. Brahman được thiết định không phải bằng xác định tích cực, mà qua sự phủ định tính nhị nguyên.
Đây là bản chất của của cuộc cách mạng trong truyền thống tư tưởng Áo nghĩa thư (Upaniṣad) do sự dẫn đường của Thương-yết-la (Śaṅkara). Tất cả những điều nầy biểu hiện một cách cơ bản trong tác phẩm Māṇḍūkya Kārikās[35] của Cao-đạt-phạ-đạt (Gauḍapāda). Ông đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng Nhị nguyên (dvaita; duality) là không chân thực (mithyā; unreal), và phi nhị nguyên (advaita; non-duality) là chân thực (paramārtha);[36] có điều hoàn toàn không am hiểu khi đồng nhất tự ngã (jīva) và Brahman; dị biệt đó chỉ được biểu hiện và có trong điều kiện cá biệt bởi sự phân định[37] của thuộc tính phụ trợ (upādhi).[38] Không có sự sáng tạo hay chia tách ra từng phần khỏi Brahman, và tất cả những mô tả về sáng tạo trong kinh điển chẳng qua chỉ là phương sách để truyền dạy tính đồng nhất của Brahman và thế giới.[39] Cao-đạt-phạ-đạt (Gauḍapāda) trong ba tác phẩm Kārikās đầu tiên của mình, đã có sự kiên trì và nỗ lực thành công để biểu thị ý nghĩa sâu xa trong kinh văn Áo nghĩa thư (Upaniṣad).[40] Cũng bằng những luận cứ lôi cuốn, Cao-đạt-phạ-đạt (Gauḍapāda) trình bày một cách hợp lý làm thế nào mà sự vật xuât hiện và bị hiểu lầm là chân thực; ông viện dẫn những những ví dụ như vật trong mơ, ‘dây thừng-con rắn’, v.v...Vô sinh luận (ajāti-vāda),[41] Biểu tượng luận (vivartavāda) và Như huyễn luận (Māyāvāda) đều được thiết định như là nội dung đích thực của tư tưởng Phệ-đàn-đa (Vedānta).
Sự vĩ đại của Thương-yết-la (Śaṅkara) ở chỗ sự nắm bắt những gợi ý nầy và vận dụng chúng một cách mạch lạc vào trong một hệ thống. Dù đồng nhất với Thương-yết-la (Śaṅkara), người chú giải về Kārikās, được đặt vấn đề, như có thể, chắc chắn rằng Thương-yết-la (Śaṅkara) hoàn toàn quen thuộc với Kārikās; ông đã trích dẫn hai bài kệ từ tác phẩm đó,[42] và đề cập đến Cao-đạt-phạ-đạt (Gauḍapāda) với lòng tôn kính như là bậc thầy thông thạo của truyền thống Phệ-đàn-đa (Vedānta).[43] Truyền thống cũng nhận ra rằng Cao-đạt-phạ-đạt (Gauḍapāda) là thầy của thầy ông.
Vấn đề bây giờ có thể được đặt ra; triết học thời kỳ tiền Cao-đạt-phạ-đạt (Gauḍapāda)-Thương-yết-la (Śaṅkara) là Nhất nguyên luận (monism), chứ không phải là Phi Nhị nguyên luận; làm sao mà nó đột nhiên chuyển sang Tuyệt đối luận? Có hai giả thuyết: một là vay mượn, hay ít nhất là sao chép lại từ Tuyệt đối luận và biện chứng pháp đã được thiết định hoàn chỉnh trong hệ thống tư tưởng Trung quán và Duy thức; thứ hai là, nhờ vào sự vận động nội tại chính nó, truyền thống Áo nghĩa thư (Upaniṣad) cũng hướng đến Tuyệt đối luận. Không có gì thiếu hợp lý trong cả hai giả định, cũng chẳng loại trừ lẫn nhau. Nhưng nên lưu ý rằng đằng sau sự phê phán của Áo nghĩa thư về Nhị nguyên luận (dualism) của phái Số luận (Sāṃkhya) và sự xác lập Thực tại luận về Brahman, thì không có nhiều phát triển trong trường phái Áo nghĩa thư; chỉ sản sinh một số lượng đáng kể các tác phẩm chú giải và mở ra học phái Di-man-sai (Mīmāṃsā), những chỉ về mặt căn nguyên và gây ấn tượng về một hướng đi mới, nó vẫn còn chậm chạp và thiếu linh động.
Tuy nhiên, tư tưởng Phệ-đàn-đa (Vedānta) vốn dĩ không thể có sự phát triển thành Phi Nhị nguyên luận; vì, nếu Đa nguyên luận (pluralistic) cực đoan của Phật giáo nguyên thuỷ có thể dẫn đến Tuyệt đối luận của hệ tư tưởng Trung quán, thì ở đây sự phát triển tương tự cũng có thể xảy ra, có lẽ dễ dàng hơn nhiều. Chính Áo nghĩa thư (Upaniṣad) đã đề xuất một cách nhầm lẫn cho rằng Brahman là thực tại duy nhất; điều sai khác đã bị chỉ trích công khai là hiển nhiên; việc Thương-yết-la (Śaṅkara) nhắc đến Cao-đạt-phạ-đạt (Gauḍapāda), như mọi người biết là truyền thống (sam-pradāyavid),[44] có thể nghĩa là cũng có một trường phái Phi Nhị nguyên luận của Phệ-đàn-đa, dù có thể không phải là một trường phái ưu việt. Nếu có thể, chắc chắn là như vậy, thì trường phái ấy đã tồn tại và đưa ảnh hưởng của mình vào hệ thống tư tưởng Trung quán và nó trở nên một trường phái Phệ-đàn-đa (Vedānta) ưu việt nhờ vào những nỗ lực của Cao-đạt-phạ-đạt (Gauḍapāda) và Thương-yết-la (Śaṅkara).
Dù giả định mở ra Tuyệt đối luận nầy không có sự giúp sức bên ngoài thì sẽ không bị bác bỏ hoàn toàn, nhưng thực ra, Tuyệt đối luận (phi Nhị nguyên luận; advayavāda) đó đã được mở ra trong khuynh hướng Vô ngã luận (anātma vāda). Đã có sự trao đổi sinh động giữa các nhà Luận lý học Phật giáo và Bà-la-môn trong nhiều thế kỷ. Học phái Trung quán và Áo nghĩa thư (Upaniṣad) không bị vây bọc cách biệt hẳn với mọi người. Chúng ta không thể phủ nhận chứng cứ Trung quán và Du-già hành tông ảnh hưởng Māṇḍūkya Kārikās: Toàn bộ vấn đề đã được xem xét một cách thành thạo và xuyên suốt do Giáo sư Bhattacharya trong tác phẩm của ông nhan đề Āgama Śāstra của Cao-đạt-phạ-đạt.[45] Vấn đề đã được đưa ra gần như là một giải pháp cho hiểu biết của chúng ta hiện nay về Phật giáo Đại thừa và những biện hộ cho truyền thống Phệ-đàn-đa (Vedānta).
Vấn đề ưu thế của Áo nghĩa thư (Upaniṣad) Māṇḍūkya (Māṇḍūkya Upaniṣad) đối với Māṇḍūkya Kārikās, trong đó bao nhiêu phần là của Áo nghĩa thư (Upaniṣad) và vấn đề về sự đồng nhất của người chú giải Kārikās–Thương-yết-la (Śaṅkara) và Bhagavatpāda, có thể bị gạt sang một bên vì không phù hợp với yêu cầu của chúng ta. Người ta không thể quên ấn tượng bởi những điểm rất tương đồng giữa Kārikās, đặc biệt là phẩm IV và các kinh điển của Đại thừa. Những điều nầy rơi vào 3 vấn đề gây tranh cãi: cách dùng các thuật ngữ[46] vốn có ý nghĩa quan trọng chỉ trong văn hệ triết học Phật giáo; các bài kệ[47] hầu như trích dẫn đúng nguyên văn hay phỏng theo từ các bộ luận nổi tiếng của hệ tư tưởng Trung quán vầ Du-già hành tông; thứ ba là những học thuyết như bất sanh bất diệt (non-origination), ly tứ cú (sad asad, v.v...; svatah parātah, v.v...) nhất thiết bổn lai thanh tịnh, nhất thiết duy tâm tạo (citta-spandana; mind-vibration), v.v...Đây là những điều phiền tạp và dứt khoát phải được loại trừ như là thứ yếu và là những điều ngẫu nhiên không có ý nghĩa. Kết luận không thể cưỡng lại được là trong Māṇḍūkya Kārikās, Cao-đạt-phạ-đạt (Gauḍapāda), một triết gia của Phệ-đàn-đa (Vedānta), đã có một nỗ lực giải thích triết học Phệ-đàn-đa (Vedānta) theo khuynh hướng phi Nhị nguyên luận trong ánh sáng của hệ tư tưởng Trung quán và Du-già hành tông. Thậm chí ông đã trích dẫn hào phóng và thích thú với khuynh hướng đó.
Tuy nhiên, kết luận nầy chinh phục hai điều cân nhắc quan trọng–một là kinh điển và hai là về giáo lý. Với điều đầu tiên, từ lâu chúng ta đã đi đến giả định rằng bốn chương trong Māṇḍūkya Kārikās gồm:
- Thánh truyền chương 聖傳章(Āgama )
- Luận giả tướng 假相 (Vaitathya)
- Luận bất nhị mẫn nhiên 不二泯然(Advaita)
- Luận hoả chi chỉ tức 火之止息 (Alātaśānti).
Là của cùng một tác giả. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng trong 3 chương dầu tiên, không có một triết gia thuộc hệ tư tưởng Phệ-đàn-đa (Vedānta) truyền thống có sự phản đối về mặt ngôn ngữ và nội dung luận lý học. Thực ra, tác giả của 3 chương nầy gây ấn tượng cho chúng ta như là một triết gia thuộc hệ tư tưởng Phệ-đàn-đa (Vedānta) sâu sắc đã đưa ra một kiến giải thâm thuý về kinh văn Áo nghĩa thư (Upaniṣad). Những luận cứ của tác giả đèu thuộc về truyền thống Phệ-đàn-đa (Vedānta), có rất ít kiến giải phảng phất hương vị Phật giáo trong 3 chương đó.[48] Những ví dụ được tác giả viện dẫn, như dây thừng-con rắn (II, 17-8), dụ bình gốm (ghaṭākāśa) (III, 3-7) đã trở nên được tích hợp vào trong triết học Phệ-đàn-đa (Vedānta) sau nầy. Không có một tác giả trong truyền thống Phệ-đàn-đa nào đã trích dẫn chương thứ tư, trong khi các kệ tụng thường được trích dẫn từ 3 chương đầu. Thanh Biện (Bhāvaviveka) và Tịch Hộ (Śāntarakṣita)[49] đã có trích dẫn cũng chỉ riêng phần nầy trong giải thích của các vị ấy về trường phái triết học Áo nghĩa thư (Upaniṣad).
Chúng ta hít thở một bầu không khí khác lạ trong chương 4 (Luận hoả chi chỉ tức; Alātaśānti). Chính Giáo sư Bhattacharya nhận xét điều ấy rằng ‘trong Quyển 4, Cao-đạt-phạ-đạt (Gauḍapāda) đã không thảo luận trực tiếp về triết học Phệ-đàn-đa (Vedānta), vì không có quan điểm triết học Phệ-đàn-đa (Vedānta) nào được tìm thấy trong đó; ngay cả những từ như Brahman và tự ngã (ātman) cũng không thấy trong đó.’[50] Phần nầy bắt đầu với sự quy kính (mangalācaraṇa) xưng tán Đức Phật (dvipadāṁ varam) và kết thúc bằng lời xưng tán khác. Điều nầy chứng tỏ đây là một tác phẩm độc lập. Về nội dung của tác phẩm, Giáo sư nhận xét rằng mối tương quan giữa chương nầy và chương trước đó không phải là ‘mối tương quan giữa một tác phẩm và các chương khác nhau.’[51] Vô sinh luận (Ajātivāda) được thiết định lại, nhưng lần nầy như là nội dung quan trọng giáo lý của Đức Phật. Hầu như mỗi dòng của Quyển 4 đều có đề cập đến các luận giải của Trung quán và Duy thức tông. Mọi nơi chúng ta đều được bảo rằng như thế nầy chính là lời dạy của Đức Phật, như thế kia không phải là lời dạy của Đức Phật. Điều đó có thể thấy rằng có một nỗ lực tổng hợp hai trường phái của Đại thừa. Chỉ riêng chứng cứ nội tại, chúng ta có thể xem chương Alātaśānti Prakaraṇa trong Māṇḍūkya Kārikās như là một tác phẩm độc lập, hầu như được trứ tác bởi một Phật tử. Do vậy, thiết định sự tương quan (concordance) giữa phần nầy (Quyển IV) và các trường phái của Đại thừa chứng tỏ là rất ít; vì đó là sự phù hợp giữa hai tác phẩm Phật học, và không phải là mối tương quan giữa một luận giải của triết học Phệ-đàn-đa (Vedānta) và Phật giáo. Giáo sư Bhattacharya hầu như đi đến cùng kết luận khi ông phát biểu: ‘Điều nầy dẫn đến suy nghĩ rằng Quyển IV là một tác phẩm độc lập’ và thậm chí mạnh mẽ hơn: ‘Thế nên chúng ta đi đến kết luận rằng 4 chương nầy là 4 chuyên luận độc lập và được đặt cùng nhau trong một bộ sách với nhan đề Thánh truyền luận (Āgama Śāstra).’[52]
Nếu tính độc lập của Thánh truyền luận (Āgama Śāstra), đặc biệt là Quyển IV được công nhận,[53] thì điều ấy sẽ sửa đổi sự bất đồng của chúng ta về sự vay mượn đã được viện dẫn. Chúng ta không có văn bản gốc làm chứng cứ trực tiếp cho điều đó. Chúng ta chỉ mạo muội và đoán chừng từ những gì đã được công nhận trước của khuynh hướng Tuyệt đối phi Nhị nguyên luận của Trung quán và Du-già hành tông đến thuyết Bất nhị mẫn nhiên (advaita) của Cao-đạt-phạ-đạt (Gauḍapāda) và Thương-yết-la (Śaṅkara) và từ sự vắng bóng của khuynh hướng như vậy trong giới hậu duệ của họ.
Điều nầy đưa chúng ta đến mối quan tâm về giáo lý. Chúng ta đã thảo luận về sự vay mượn, ảnh hưởng và môi tương quan trong ý nghĩa rất chung nhất. Rất cần thiết phải định nghĩa tính chất khả dĩ của sự vay mượn, sự chuyển nhượng như đã xảy ra. Đó là điểm bất đồng của chúng ta, thấy khó có thể được chấp nhận về bất kỳ nội dung giáo lý hoặc là phía nầy hoặc phía bên kia, vì mỗi trường phái đều có một nền tảng truyền thống và quan niệm về thực tại khác nhau. Các triết gia Phệ-đàn-đa (Vedānta) đều đặt cược mọi thứ vào Ngã (ātman) tức Phạm (Brahman) và thừa nhận thẩm quyền của Áo nghĩa thư (Upaniṣad). Chúng ta đã chỉ ra đầy đủ chi tiết rằng quan điểm Vô ngã luận (nairātmya) của Phật giáo và lập trường phủ nhận toàn diện về Ngã (các khái niệm linh hồn, thực thể, vĩnh hằng và phổ biến). Chướng ngại vật nầy luôn luôn còn đó. Ngoài ra, thường có giả định rằng không có gì dị biệt giữa Tuyệt đối luận của Phệ-đàn-đa (Vedānta) và Tuyệt đối luận của hệ tư tưởng Trung quán và Du-già hành tông.[54] Nếu chúng ta phân tích kỹ lưỡng từng lập trường của mỗi trường phái, chúng ta sẽ thấy rằng tất các các quan điểm nầy đều nhất trí với nhau về hình thức luận lý của tuyệt đối, vì vượt qua định tánh kinh nghiệm, do bản chất của các hiện tượng, và còn do trực giác hiện quán mới thực chứng được. Những các quan điểm đó khác nhau trên phương diện bản chất của Tuyệt đối (điều mà quan điểm đó đồng nhất) và phương thức mà các quan điểm dó tiếp cận. Bỏ qua những dị biệt khiến chỉ có thể gây nhầm lẫn mà thôi.[55]
Kiên định với điểm bất đồng nêu trên, chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng các nhà tư tưởng Phệ-đàn-đa (Vedānta) sẽ có thuận lợi bởi kỹ thuật hay phương pháp của Trung quán. Phệ-đàn-đa (Vedānta) đã có trước đó sự phân biệt từ hệ tư tưởng Trung quán về Thắng nghĩa đế (paramārtha) và Tục đế (saṁvṛti), phân biệt về kinh liễu nghĩa (nītārtha) và bất liễu nghĩa (neyārtha), cách tiếp cận thực tại bằng phương pháp phủ định biểu tượng phi thực, v.v... Hệ tư tưởng Trung quán và Du-già hành tông cũng có học thuyết Như huyễn để thuyết minh sự sinh khởi các biểu tượng. Hiểu biết về khuynh hướng này trong Phật giáo có lẽ sẽ đưa những nhà tư tưởng Phệ-đàn-đa (Vedānta) trở về lại với kinh điển riêng của hệ thống mình và khiến họ nhận ra được ý nghĩa chân xác hơn của Áo nghĩa thư (Upaniṣad) về Tuyệt đối luận. Có lẽ, đã có sự vay mượn kỹ thuật,[56] chứ không phải giáo lý.
HẾT TẬP I
☸
TẬP II
BIỆN CHỨNG PHÁP NHƯ LÀ HỆ THỐNG TRIẾT HỌC
INDEX
ābhiprāyika, 14
Abhisamayāla-ṃkāravṛttipiṇdārtha, 7
Absolute Reality, 13
Abuddha, 202
Achilles, 24
Advaita, 25, 28, 33, 124, 125, 139, 251, 256
advaya-vāda, 18
Āgama Śāstra, 226, 254, 255, 257, 258
Ajita Keśakambalin, 90
Alaguddūpama Sutta, 118
A-la-hán, 18, 66, 169, 172, 243
Ālara Kālāma, 57, 134
Alātaśānti, 256, 257
Alston, 8
Án-đạt-la, 197
aniruddha, 14
annihilation, 17, 85
anutpanna, 14
Áo nghĩa thư (Upaniṣad), 25, 26, 27, 33, 34, 38, 41, 42, 43, 46, 47, 48, 50, 51, 52, 54, 56, 63, 70, 111, 112, 119, 124, 126, 127, 135, 136, 141, 142, 178, 248, 249, 251, 253, 254, 255, 256, 259, 260
apara, 119
Aṣṭasāhasrikā, 20,75, 174, 185, 186, 187, 188, 189
Atīśa, 229
Ātman, 22, 41, 45, 46, 51
a-tu-la, 118
A-tỳ-đạt-ma, 15, 22, 23, 39, 65, 79, 93, 94, 98, 102, 125, 127, 129, 138, 147, 149, 152, 153, 156, 157, 158, 163, 166, 167, 168, 173, 177, 178, 198, 204, 233
Avayavī, 161
avyākṛta, 24
A-xà-lê (ācārya), 97
B. K. Mallik, 8
Bách luận (Śata Śāstra), 206, 207
Bách luận thích, 39
Bách tự luân, 206
ba-la-mật-đa (pāramitā), 75
Bà-la-môn, 4, 12, 20, 23, 26, 28, 32, 33, 35, 37, 38, 42, 64, 66, 68, 69, 81, 90, 99, 104, 124, 126, 158, 178, 197, 239, 241, 243, 247, 254
bālapṛthagjana, 128
Bán phê phán chủ nghĩa, 186
Bản sanh (Jātakas), 78
bản thể luận, 141, 145, 170
Bảo hành vương chính luận, 134, 200
Báo thân, 20
Bảo Tích Tĩnh, 7
Basic Conception, 49, 208
bất khả định tánh, 111
bất khả tri (agnostic), 85
Bất khả tri luận (agnosticism), 24
bất liễu nghĩa (neyārtha), 14, 190, 260
Bất nhị, 25, 34, 36, 37, 258
bất sanh bất diệt, 255
Bát thiên tụng Bát-nhã, 20, 75
Bát-nhã đăng, 198, 210, 215, 216
Bát-nhã-ca-la-ma-đế (Prajñākaramati), 7
Bát-nhã-lưu-chi, 203
Bảy yếu tố cơ bản, 143
Becoming, 136
Benoyatosh Bhattacharyya, 8
Berkeley, 129, 180
Bhartṛhari, 38
Bhattacharyya, 7
bhāva, 86, 130
Bhavasaṁkrānti Sūtra Vṛtti, 202
Bí mật tập hội tan-tra, 246
bí truyền (esoteric), 108
biện chứng pháp, 5, 7, 18, 24, 25, 26, 34, 38, 39, 69, 83, 92, 112, 114, 119, 122, 127, 130, 133, 156, 167, 186, 193, 195, 199, 204, 206, 219, 221, 253
biến dịch (change), 130, 167
Biến kế sở chấp, 13, 162
Biện trung biên luận tụng, 244, 245
biểu tượng (appearance), 40
bổ-đặc-già-la, 65, 178
Bổ-đặc-già-la vô ngã, 114, 186
Bổ-đốn (Buston), 13
Bốn bài tán ca (Catuḥstava), 225
Bồ-tát khuyến giới vương tụng (Suhṛllekḥa), 197
Bradley, 5
Brahma Dattā, 249
Brahman, 25, 46, 47, 51, 60, 111, 112, 126, 131, 141, 178, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 257, 259
Bṛhadāraṇyaka, 249
Buddhi, 138
Buddhist Canons, 59, 191
Buddhology, 176
Ca-chiên-diên (Kaccāyana), 117
Ca-diếp sở vấn kinh (Kāśyapa Parivarta), 69
Ca-nị-sắc-ca, 175
Cao-đạt-phạ-đạt, 28, 37, 38, 126, 141, 142, 248, 252, 253, 254, 256, 257, 258, 259
Caroline Rhys Davids, 50
Cát Tường Hộ (Śrīgupta), 227
cấu trúc khái niệm (conceptual construction), 40
causally dependent, 13
Câu-xá luận, 65, 66, 79, 96, 98, 148, 155, 178
Chân đế, 26, 66, 192
chân ngôn (mantra), 20, 246
Chân thực, 159, 162, 166, 167
Chánh kiến, 117
Chính lý (Nyāya), 39, 80, 126, 132, 140, 142, 145
Chính lý kinh (Nyāya Sūtra), 146
Chính lý nhất đích luận, 164
Chính thống Thượng toạ bộ, 170
Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism), 73
chủ nghĩa khoái lạc (Epicureanism), 73
chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism), 18
chủ thể, 23, 44, 90, 91, 125, 128, 139, 213, 235
chủng tự chân ngôn, 247
Chưởng trân luận, 212
Chưởng trung luận, 207, 240
chuyển hiện, 141
Cittavajra, 201
Conception of Buddhist Nirvāṇa, 3, 4, 17
công truyền (exoteric), 108
conventional meaning, 14
Cụ duyên tông, 194, 210
Cù-đàm (Gautama), 78
cựu Phệ-đà, 26, 34
Đa nguyên luận (pluralistic), 15, 132, 140, 152, 157, 168, 169, 186, 253
Đa thần giáo (polytheism), 45
Đại sự (Mahāvastu), 174
Đại thừa kinh trang nghiêm luận, 238, 244
Đạo đức học (Ethics), 30
Đạo sơn, 197
Đảo vương thống sử, 177
darśana, 14, 68, 74
Demon Vepacitta, 118
Descartes, 181
determinations, 46, 111, 231
dhama-sanketa, 22
dharmacakra-pravarttana, 13
dharmāḥ, 18, 255
Dharmakāya, 20
dharma-vāda, 17
dị biệt (abhedopacara), 79
Di-lan-đà vấn đạo kinh, 98
Di-man-sai (Mīmāṃsā), 35, 37, 42, 58, 72, 132, 253
định (samadhi), 56
định thức tứ cú (fourfold formulation of the alternatives), 119
đoạn diệt luận, 23
Đoạn kiến, 22, 27
Độc tử bộ, 66, 99, 100, 101, 173, 178
dogmatism, 18, 71, 92
đơn giản hóa (oversimplification), 42
Đồng dị tịnh tồn luận, 250
Đồng trung hữu dị luận, 250
dṛṣṭi-vāda, 18
Du-già, 4, 15, 23, 36, 38, 42, 54, 57, 61, 130, 134, 180, 189, 196, 211, 225, 227, 232, 235, 236, 237, 243, 244, 245, 254, 255, 258, 259, 260
duhkha, 50
Duy tâm luận, 4, 15, 23, 89, 120, 130, 180, 245
duy thực luận (realistic), 13
Duy thức tông, 4, 5, 14, 126, 131, 180, 195, 210, 214, 221, 222, 225, 226, 227, 232, 235, 237, 239, 241, 243, 244, 257, 260
Duy vật luận (Cārvāka, 68,78
duyên (conditions), 78
Duyên khởi, 21, 113, 116, 191, 193, 199, 202, 214, 226, 235
Dvādaśanikāya Śāstra, 134
E. J. Thomas, 86, 177
Ekaśloka śāstra, 203
empirical reality, 13, 211, 227
Empiricism, 23, 25, 128
ens realissimum, 90
G. R. Malkani, 8
Gauḍapāda, 28, 37, 126, 141, 142, 248, 252, 253, 254, 256, 257, 258, 259
George Allen và Unwin, 9
Giác Cát Tường Trí (Buddhajñānapāda), 227
Giác Liên Hoa, 220
Giải thoát miên viễn (Eternal Repose), 50
Giải Thoát Quân (Vimuktasena), 227
Gilgit, 118, 152, 190
giới (dhātu), 95, 192
giới (śīla), 56, 57
Giới luật thiên (Śikṣāvallī), 57
Gopinath Kaviraj, 8, 249
H. N. Spalding, 8
Ha-lê-bạt-ma, 183
Har Dayal, 19
Hegel, 5, 23, 231
Hỉ lạc (Ānanda, 46
Hiện quán trang nghiêm luận, 7, 238, 244, 245
hiện tượng huyễn hoá, 213
Hīnayāna, 15, 42, 65, 134, 152, 156, 170, 175, 176, 208, 209
Hiraṇyagarbha, 44, 45
History of Buddhist Thought, 85, 86
Hóa thân, 20
Hội nghị kết tập kinh điển, 176
Hồi tránh luận, 199
hư huyễn, 30, 85, 115, 163
huệ (pañña, 56
Hume, 129, 164
Hữu ngã luận, 5, 23, 25, 27, 32, 33, 42, 46, 47, 59, 64, 68, 69, 77, 82, 124, 130, 134, 158, 166, 168, 204
Hữu thân kiến, 48, 49, 164, 259
huyễn hiện, 141
Intermediate teaching, 13
Īvara-kṛṣṇa, 28
jāla, 92
Jayanta, 145
jīva, 24, 31, 87, 88, 89, 100, 142, 249, 250, 252
Jñānaśrimitra, 7
K. J. Spalding, 8
Kalyāṇavarman, 223
Kāna Deva, 203
Kant, 5, 6, 16, 23, 25, 88, 128, 129, 164, 181
Karma, 30
karuṇā, 19,247
Kathenotheism, 45
khách thể, 90, 91, 125, 131, 139, 142, 143, 145, 165, 235
Khai-dub, 227
Khemā Therī, 103
Kim cương thừa, 208, 246, 247
Kim thai tạng chủ, 45
Kimura, 114, 134, 152, 169, 171, 175, 176, 184, 209
Kinh Bảo tích (Ratna-Kūta-Sūtra), 69
Kinh Bát-nhã, 184, 187, 197
Kinh Ca-diếp sở vấn (Kāśyapa Parivarta), 191
Kinh Đạo can, 21, 78
Kinh điển tập yếu, 202
Kinh Di-lan-đà vấn, 129
Kinh Giải thâm mật, 245
Kinh Lăng-già ( Laṅkāvatāra), 189, 190
Kinh lượng bộ (Sautrāntika), 15, 129, 155, 211
Kinh Phạm võng (Brahamajāla), 47
Kinh Phiền não phụ đảm giả đích giáo thuyết, 76
Kinh Phổ diệu (Lalita Vistara), 174
Kinh Sa-môn quả (Sāmaññaphala), 47, 143
Kinh Thắng man, 245
Kinh Tiễn dụ, 84
Kinh Trung bộ (Majjhima Nikāya), 121
kleśas, 128, 165
Kỳ-na giáo, 12, 26, 30, 31, 42, 64, 68, 70, 132, 158, 247
Lễ bái pháp (Upāsanās), 45
Lê-câu Phệ-đà (Ṛg-veda), 44
Liên Hoa Giới (Kamalaśīla), 196, 225, 226, 227, 228
liễu nghĩa (nītārtha, 13, 61, 190, 222, 260
Locke, 129, 181, 182
Logos, 37
Lokātīta, 201
Long Thụ, 4, 6, 15, 21, 39, 61, 97, 100, 115, 116, 117, 118, 121, 130, 133, 134, 156, 175, 184, 185, 189, 192, 193, 194, 195, 196, 197, 198, 199, 200, 201, 202, 203, 204, 206, 209, 210, 211, 212, 218, 219, 220, 224, 225, 226, 229, 230, 239, 243
Luận Đại Tì-bà-sa, 154
luân hồi (rebirth), 30
luân hồi–saṁsāra, 51, 52
Luận lý học (logic), 12
Luận sự (Kathāvatthu), 13, 61, 66, 149,178
Luật bài trung, 215
luật giản hoá Occam, 180
Luật tạng, 147, 152, 174
Lục độ (perfections), 75
Lục sư ngoại đạo, 92, 143
Lý luận biểu tượng, 126
Lý tánh vũ trụ luận (Rational Cosmology, 89
Lý tính (Reason), 23, 91, 128, 167
Mã Minh (Aśvaghoṣa), 175
macrocosmic divinities, 45
Mādhavācārya, 68
madhyamā pratipad, 18, 69, 105, 118
Mahāyāna, 20, 42, 114, 134, 149, 152, 170, 175, 176, 184, 202, 209, 237
Man đồng tử, Mālūnkyaputta,72
Māṇḍūkya Kārikās, 252, 254, 255, 256, 257
Mật tông, 20, 244
Mâu thuẫn Lý tính (Conflict in Reason), 114
McGovern, 7, 156
Middle and Last Phases of Buddhism, 9
Minh cú luận, 190, 198, 218, 220
Minh luận (Vidyās), 45
Miśra, 145, 259
momentariness, 38
Mūlamadhyamaka-karikā, 6
mūlamantra, 62
Mười bốn pháp Vô ký, 186
N. Dutt, 152, 171, 187, 190, 204
Na-lan-đà (nālandā), 67
Nanjio, 155, 172, 184, 188, 203, 206, 208, 212
Nārāyaṇa Menon, 8
Narendra Deva, 8
neti, neti, 111
ngũ uẩn (pañcopādāna, 76
ngữ văn học (philologist), 7
Nguyệt Đăng Tam-muội kinh, 189
Nguyệt Xứng (Candrakīrti), 14, 184, 190, 195, 198
nhân (causes), 78
nhân quả (causality), 130
Nhân quả đồng nhất, 141, 166
Nhận thức luận (epistemological), 12,18, 29, 68, 73, 82, 145, 165
(epistemology),
Nhập Bồ-đề hành luận, 6, 201, 223, 224, 225
Nhập Bồ-đề hành luận tế sớ (Pañjikā), 7
Nhập Trung luận, 220, 221
Nhất nguyên luận (monism), 34, 125, 131, 139, 141, 142, 245, 246, 253
Nhị đế, 132
Nhị nguyên luận (dualism), 117,141, 142, 249, 253
Nhiên Đăng Cát Tường Trí, 228
Nhiếp chân thật luận (Tattvasaṅgraha), 225, 226
Nhiếp trung quán nghĩa luận, 210, 216
như huyễn (illusion), 38,130, 207
Như huyễn biểu tượng luận, 128, 129, 130, 132
Như Lai tạng (Tathāgata), 176
Nicene, 151
niết-bàn (nirvāṇa), 14
nihilistic, 13
nirmānakāya, 20
Obermiller, 14, 171, 187, 200, 227, 228, 245
Oldenberg, 85
Onkāra Upāsanā, 45
Otto, 19, 120
P. A. Schilpp, 9
pādas, 153
Pakudha Kaccāyana, 143
pantheism, 19
Pāpa Bhikkhus, 170
para 119
paratantra-svabhāva, 13
parikalpita, 13, 221, 235
pariniṣpanna, 13
Parmenides, 24
parokṣa, 43
Perfect Being, 24
phá hoà hợp Tăng, 170
Phái Chính lý-Thắng luận (Nyāya-Vaiśeṣika), 29, 234
Phạm (Brahman), 25, 47, 131, 141, 249, 250, 259
Phạm kinh (Brahmasūtra), 36,135
Phạm-thanh luận, 37
phân biệt (vikalpa), 128, 162, 179
Phân biệt thuyết bộ (Vaibhāṣika), 25, 61, 179
pháp nhĩ như thị, 192
Pháp tánh, 192
Pháp thân, 20
Pháp thi thiết luận (Dhammasangaṇī), 152
Pháp Xứng (Dharmakīrti), 15, 222
Phật giáo bộ phái (scholastic Buddhism), 63
Phật Hộ (Buddhapālita), 6, 194, 195, 198, 209, 210, 211, 215, 219, 220, 221, 227
Phát trí luận, 95, 153, 154
Phê bình lý tính thuần túy, 23
Phệ-đàn-đa, 4, 5, 6, 25, 26, 28, 30, 33, 36, 37, 38, 64, 80, 124, 125, 128, 130, 131, 134, 137, 139, 140, 141, 142, 145, 216, 237, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 256, 257, 259, 260, 261
Phi nhị nguyên luận, 26, 34, 131, 251
phi siêu hình học, 82, 131
phi thường nghiệm, 89, 129
Phiếm thần giáo (polytheism), 45
Phiếm thần luận (Pantheism), 141, 142
phiền não (passions), 51
phổ biến (sāmānya), 145, 162
Pingalākṣa, 203
Platon, 24
point-instant, 161
Poṭṭhapāda, 56
Poussin, 7, 53, 120, 155, 198, 201, 212, 220, 223, 227
prajñā, 19, 30, 75, 113, 185, 217
Prajñā Daṇḍa, 203
Prajñā pradīpa, 216
pramānas, 146
pratītyasamutpāda, 21, 218
pudgalātman, 65, 99, 178
Purāṇic, 175
Quan hệ, 136, 144
Quan niệm luận, 4, 15, 125, 139,140, 232, 246
Quảng bách luận bản, 39
Quảng luật (Parivāra), 177
Quảng phá kinh, 200
Radhakrishnan, 7, 9, 52, 111
Rama Kanta Tripathi, 9
Rationalism, 23, 25, 128
Reductio ad absurdum, 24,195, 210
Rosenberg, 14, 21, 155, 157
Sabda-Brahma-vāda, 37
sắc (rūpa), 104, 106, 115
Śālistamba Sūtra, 21, 78
sám hối (penance), 50
Sambhogakaya, 20
saṃvṛti, 13
Saptasūryodaya Sūtra, 78
Sarvadarśanasangraha, 68
Sarvāstivāda, 15, 127, 146, 152, 153, 173
Śātavāhana, 197
satkāya, 48, 163
sát-na, 29, 160, 161, 162
Siêu hình học (metaphysics), 30,17
Siêu việt (Transcendent), 103
śīlavrata-parāmarśa, 74
sinh lý khí quan (organisational device), 50
sơ kỳ Phật giáo, 125, 130, 134, 168
Số luận (Sāṃkhya), 25, 26, 28, 39, 42, 57, 64, 66, 80, 89, 90, 125, 126, 127, 128, 133, 134, 135, 136, 139, 140, 141, 142, 157, 158, 163, 204, 206, 207, 215, 216, 249, 253
Socrates, 24, 195
soul of the universe, 112
speculate, 5
Speculative metaphysics, 91
spiritual genus, 52
Sri K. Sivaraman, 9
Śrīdhara, 145
Śrīparvata, 197
Stcherbatsky, 3, 4, 7, 14, 17, 49, 53, 98, 102, 155, 157, 158, 178, 198, 215, 219
Sư Tử Hiền (Haribhadra), 227
substance, 4, 5, 22, 29, 30, 48, 52, 75, 76, 80, 88, 125, 128, 157, 236
śūnyatā, 4, 15, 18, 19, 22, 23, 38, 39, 75, 113, 114, 116, 130, 131, 168, 169, 177, 183, 184, 192, 197, 199, 204, 212, 214, 218, 229, 231, 232, 236, 243, 245, 246, 259
Sureśvarācārya, 75, 250
Sylvain Levi, 155
tác dụng, 23, 28, 37, 40, 45, 80, 131, 135, 159, 163, 180, 198, 213, 251
Taittirīya, 41, 45, 57
Takakusu, 153, 155
tâm (citta), 163, 237
tam đoạn luận, 210
Tâm kinh, 187, 188
Tam luận tông, 183, 230, 231
tâm sở (caitta), 163
Tam thời giáo, 13
tâm thức hỗn mang, 128
tâm thức tương tục (mind-continuum), 77
Tán ca tứ thủ, 201, 225
tận hiến, 247
Tăng khư kinh, 28
Tăng-khư tụng (Saṁkhyakārikā), 28
Tánh không, 4, 15, 18, 39, 114, 130, 168, 231, 232, 245
Tanjur, 201, 203, 220
tantric, 203
Tantric Buddhism, 246
Tập Bồ-tát học luận, 224
Tập lượng luận (Pramāna Samuccaya), 164
Tāranātha, 13, 15, 172, 200, 220, 223, 224
Tat tvam asi, 46
Tát-ca-da kiến, 48
tathāgata, 24
tế lễ (sacrifice), 50
Thần (Devatā, 43, 46
Thần Agṇi (lửa), 43
Thần cách hoá, 175
Thần học Lý tánh (Rational Theology, 90
Thần Indra (mặt trời), 43
Thần ngã (puruṣa), 90
Thần Varuṇa (gió), 43
Thắng luận (Vaiśeṣika), 25, 39, 66, 125, 132, 133, 139, 140, 142, 145, 204, 206, 207, 215, 216
Thắng Thiên (Jayadeva), 223
Thanh Biện (Bhāvaviveka), 6, 195, 209, 211, 212, 213, 214, 215, 216, 219, 220, 221, 227, 257
Thanh Mục, 39
Thành thật tông, 183, 230
Thánh Thiên (Ārya Deva), 15, 184, 189, 194
Thanh tịnh tâm luận, 208
Thanh văn thừa, 169, 230
Thập trụ tì-bà-sa luận, 203
Thất thập không tánh luận, 199, 220
The Basic Conception of Buddhism, 49
The Bodhisattva Doctrine, 19
Thế Hữu (Vasumitra), 172, 176
Thế Thân (Vasubandhu), 15, 39, 65, 79, 95, 96, 99, 100, 101, 148, 154, 155, 178, 236, 237, 238, 239, 243
Theory of Elements, 4,17,127
Thí dụ kinh tập (Avadāna), 175
thọ (vedanā), 104
Thức (Consciousness), 38
Thực chứng chủ nghĩa (Positivism), 91
Thực chứng luận, 19
thực tại luận, 13, 23, 29, 179
thực tại siêu nghiệm, 5
Thực tại tuyệt đối, 13, 111, 227
thực thể, 4, 5, 18, 25, 28, 29, 30, 33, 37, 47, 50, 52, 61, 65, 76, 80, 81, 88, 89, 113, 128, 129, 131, 138, 140, 144, 157, 158, 159, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 179, 186, 193, 200, 213, 234, 235, 236, 245, 259
Thực thể luận, 30, 31, 32, 47, 76
Thực thể luận cực đoan, 31, 32
Thực thể luận hình thức, 30
Thường hằng luận (Eternalist), 89
Thường kiến, 22, 61, 134
Thượng toạ bộ (Theravāda), 15, 61, 146
Thương-yết-la (Śaṅkara), 26, 36, 37, 126, 141, 142, 201, 248, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 258, 259, 261
Tịch Hộ (Śāntarakṣita), 67, 196, 223, 225, 226, 227, 228, 257
Tịch Thiên, 75, 191, 195, 202, 217, 223, 224, 225
tịch tĩnh (ādi-śānta), 14
Tiền Di-man-sai, 250
tiên nghiệm (a priori), 128, 164
Tì-ma-chất-đa-la, 118
Tinh thần tuyệt đối (Absolute Spirit), 25
Toàn thể, 64, 161, 236
Tô-lạp-ngoã A-xà-lê, 250
Tồn tại đơn thuần (Pure Being), 131
Tông-khách-ba, 227, 229
Trần-na (Dignāga), 15
transcendent reality, 5
tri giác, 29, 111, 112, 164, 165, 213, 231
tri giác siêu triết học (extra-philosophical knowledge), 112
Trí Tạng (Jñānagarbha), 227
Tri thức nghiệp lực kết hợp luận, 250
triết học giáo điều, 130
triết học kinh viện, 62, 130
triết học tâm trí (philosophic consciousness), 92
trực giác, 25, 26, 46, 50, 62, 74, 89, 112, 124, 132, 148, 192, 227, 259
trực giác nguyên sơ (original inspiration), 124
trực quán, 58, 62, 74, 148, 225
Trung bộ kinh (Majjhima Nikāya), 115
Trung đạo (Middle Path), 21
Trung quán, 4, 5, 6, 7, 14, 15, 20, 21, 23, 25, 26, 38, 39, 57, 60, 61, 65, 67, 69, 82, 83, 87, 88, 93, 102, 112, 113, 116, 118, 119, 120, 121, 122, 125, 127, 129, 131, 132, 133, 142, 146, 157, 166, 167, 173, 174, 178, 179, 180, 184, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 198, 199, 200, 204, 205, 206, 207, 209, 210, 211, 212, 215, 216, 217, 218, 219, 220, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 227, 229, 230, 231, 232, 233, 235, 237, 239, 245, 246, 248, 253, 254, 255, 257, 258, 259, 260, 261
Trung quán luận tụng, 83, 118, 178, 190, 218
Trung quán nhân duyên luận, 210, 216
Trung quán-Kinh lượng bộ, 227
Tứ bách luận (Catuḥśataka), 204, 205
tư biện, 5, 34, 40, 47, 58, 74, 91, 95, 104, 109, 112, 118, 167, 186
tự biến, 136, 139
tứ cú, 88, 119, 255
Tự giác thực lại luận, 143
tự hiện, 136
tự ngã (ātman), 80, 257
Tự tánh (Prakṛti), 89, 127, 128
Tự tính (prakṛti), 28
Tư trạch minh luận (Tarkajvāla), 216
Tự tướng luận, 222
Tục đế, 13, 26, 192, 260
Tương đối tính (Relativity), 14
Tuyệt đối luận (Absolutism), 4, 15,19, 37, 114
Tỳ-bà-sa bộ (Vaibhāṣika), 15
Uẩn (skandha, 56, 66, 95,99, 163,192
ức đoán (ānumānikam), 136
Udāna, 110, 111, 117
Udayana, 145
Udayanācārya, 68
Uddaka Rāmaputta, 58,134
Udyotakara, 145
Ứng thành tông, 194, 210, 223
Upāyahṛdaya, 202
V. Bhattacharya, 49, 204, 208, 220
Vācaspati, 145
Vacchagotta, 84, 102, 104, 105, 106
Vaiśāli, 176
Vaiśvānara-vidyā, 45
Vākyapadiya, 38
Vātsyāyana, 145
Vedānta, 4, 5, 6, 25, 26, 28, 30, 33, 36, 37, 38, 64, 80, 124, 125, 128, 130, 131, 134, 137, 139, 140, 142, 216, 237, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 256, 257, 259, 260, 261
vidhimukhena, 34
Vidhushekhar Bhattachryya, 7,8, 202
Viên mãn thi thiết luận, 200
Viên thành thật tánh, 13
Vijñānavāda, 5, 15, 22, 126, 180, 222, 239
vinaya, 19
Virāt, Prajāpati, 44
vô dục (desirelessness), 51
vô minh duyên hành, 129
Vô ngã (anātma), 23, 25, 82
Vô ngã (Soullessness), 49
Vô ngã luận, 5, 27, 29, 32, 33, 49, 56, 65, 67, 68, 69, 70, 77, 82, 113, 124, 126, 127, 130, 254, 259
Vô ngại giải đạo, 177
Vô thượng đát-đặc-la (Uttaratantra), 245, 246
Vô Trước (Asaṅga), 15, 148, 169, 190
vô tự tính, 14, 199
Vô uý Cấp-đa (Abhayakara Gupta), 227
Winternitz, 7, 171, 209
Wogihara, 155, 187, 188
Xá-lợi-phất, 64, 66, 106, 121
xứ (āyatana), 95, 146, 163, 192
Xưng Hữu (Yaśomitra), 155
Ý chí (Will), 131
Y tha khởi tánh, 13
ý thức thuần tịnh, 135
Y tự khởi tông (Svātantrika), 194
Yama-Kami Sogen, 183
Yogācāra, 15, 38, 61, 180, 211, 216, 227, 235, 259
zeit-geist, 70
Zeno, 24, 73
[1] yat khyāti paratantro'sau yathā khyāti sa kalpitaḥ;
pratyayādhīnavrttitvāt kalpanāmâtra-bhāvataḥ.
tasya khyātur yathākhyānaṁ yā sadā vidyamānatā;
jñeyaḥ sa parinispanna-svabhāvo'nanyathātvataḥ:
Trisvabhāva Nirdeśa, 2, 3.
[2] aviparītaṁ śūnyatālakṣanam udbhāvitaṁ: yac chūnyaṁ tasya sadbhāvād, yena śūnyaṁ tasya tatrābhāvāt. sarvabhāvaḥ sarvābhavo vā viparītaṁ śūnyatālakṣaṇaṁ śūnyatāyā evābhāvaprasangāt. MVBT. p.13
[3] yathā rajjuḥ śūnyā sarpatvabhāvena tatsvabhāvatvabhāvāt sarvakālaṁ
śūnyā, na tu rajjusvabhāvena. tathehāpi. MVBT. p. 12.
[4] Tham khảo bài kệ mở đầu của Madhyāntavibhāga:
abhūtaparikalpo'sti dvayaṁ tatra na vidyate;
śūnyatā vidyate tv atra tasyām api sa vidyate. MVBT. p. 9.
[5] Vijñānavad vijñeyam api dravyata eveti kecin manyante ;
vijñeyavad vijñānam api saṁvṛtita eva na paramārthata
ity asya dviprakārasyāpy ekāntavādasya pratiṣedhārthah prakaranāram-
bhaḥ. Trimśikā Bhāsya, p. 15.
[6] na tadekaṁ na cānekaṁ viṣayaḥ paramāṇusaḥ;
na ca te saṁhatā yasmāt paramāṇur na siddhyati. Viṃśatikā, 11
Đối chiếu thêm:
yady apīndriya-vijñapter grāhyārhśaḥ (anavaḥ) kāraṅam bhavet;
atadābhatayā tasya nākṣavad viṣayaḥ sa tu (aṇavaḥ).
yadābbāsā na tasmāt sā dravyābhāvād dvicandravat, evaṁ bāhya-dvayaṁ caiva na yuktaṁ matigocaraḥ. Ālambana Parīksā. I, 2. Xem thêm TS. pp 551 ff.
[7] TS pp. 571 ff. Pramāpavārttika pp. 242 ff. (Manoratha-Nandinī- Vṛtti).
[8] vijñaptimātram evedam asadarthāvabhāsanāt. Viṁśatikā, 1.
yataḥ svabījād vijñaptir yadābhāsā pravartate;
dvividhāyatanatvena te tasyā munir abravît Viṁśatikā, 9.
yadantar jñeyarūparh tu bahirvad avabhāsate;
so'rtho vijñānarūpatvāt tatpratyayatayāpi ca. Ālambana Parīkṣā, 6.
[9] Viṁśatikā, pp.3 ff.
[10] trividhasya svabhāvasya trividhāṁ nihsvabhāvatām ;
saṁdhāya sarvadharmāṇāṁ deśitā nihsvabhāvatā. Triṁśatikā,, 23
Hán: Tức y thử chi tánh, lập bỉ tam vô tánh. Cố Phật mật ý thuyết, nhất thiết pháp vô tánh.
[11] saṁkliṣṭā ca viśuddhā ca samalā vimalā ca;
abdhātukanakākāśaśuddhivac chuddhir iṣyate.MVBT. pp. 42-43.
[12] upacārasya ca nirādhārasya cāsambhavad avaśyaṁ vijñānapariṇāmo vastuto'stīty upagantavyo yatrātmadhannopacāraḥ pravarttate. Triṁśatikā Bhāṣya, p. 16.
[13] nanv evaṁ sūtra-virodhaḥ, sarvadharmā śūnyā, iti sūtre vacanāt. Nāsti virodhaḥ, yasmād dvayaṁ tatra na vidyate etc. MVBT. p. 9.
[14] na śūnyaṁ nāpi cāśūnyaṁ sarvaṁ vidhīyate Prajñāparamitādiṣu sattvād iti, asattväd iti . . . madhyamā pratipac ca seti . . . sarvāstitve sarvanāstitve vanta eva syān na madhyamā pratipat. MVBT. pp. 13-14. Xem thêm p. 18.
[15]* Trung biên phân biệt luận 中 邊 分 別 論; C: zhōngbiān fēnbié lùn; J: chūben funbetsu ron; Cũng được gọi tắt là Trung biên luận (中 邊 論), và còn được gọi là Biện trung biên luận (辯 中 邊 論). Là luận văn tinh yếu của Du-già hành tông. Theo truyền thống, trứ tác này được xem của ngài Di-lặc với lời luận giải của Thế Thân, nhưng theo các học giả thì luận giải nầy có vẻ là tác phẩm biên soạn chung của Vô Trước và Thế Thân hơn. Đặc điểm chính của luận văn nầy là phân tích của Du-già hành tông về sự phân biệt sai lầm (Hư vọng phân biệt 虚 妄 分 別) khi chối từ ý niệm về Không tính, với mục đích giải trừ sự chấp trước vào hai cực đoan Hữu và Vô. Có 2 bản dịch Hán văn về luận giải nầy: 1. Bản dịch của Huyền Trang, gồm 3 tập; 2. Bản dịch của Chân Đế (眞 諦) gồm 2 tập.
[16] Đối chiếu giữa Duy thức tông và Trung quán Tuyệt đối luận và dẻ kiệt xuất về Luận lý học của từng tông phái được trình bày trong chương kế tiếp nhan đề ‘Tuyệt đối luận của Trung quán, Duy thức và Phệ-đàn-đa (Vedānta).’ (Chapter XIII).
[17] Xem McGovem; Manual of Buddhism pp. 109 ff. Pt. Aiyāswāmi; Ālambana Parikṣā Appendix C. pp. in ff. Đấy đã đưa ra một bản phục hồi từ bản Tiếng Hán Mahāyāna Śatadharma Vidyāmukham của Thế Thân.
[18]* Di-lặc 彌 勒; S: maitreya, P : metteyya; dịch nghĩa là Từ Thị (慈 氏), cũng có tên là Vô Năng Thắng (無 能 勝; s, p: ajita), hoặc theo âm Hán Việt là A-dật-đa; Một vị Đại Bồ-tát và cũng là vị Phật thứ năm và cuối cùng sẽ xuất hiện trên trái đất. Trong Phật giáo Tây Tạng, Phật Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Cõi giáo hoá của Ngài hiện này là trời Đâu-suất (s: tuṣita). Theo truyền thuyết, Phật Di-lặc sẽ giáng sinh trong khoảng 30.000 năm nữa. Tranh tượng hay vẽ Ngài ngồi trên mặt đất, biểu tượng sẵn sàng đứng dậy đi giáo hoá chúng sinh. Tại Trung Quốc, Phật Di-lặc cũng hay được biểu tượng là một vị mập tròn vui vẻ, trẻ con quấn quít xung quanh. Theo truyền thuyết thì đó chính là hình ảnh của Bố Đại Hoà thượng, một hoá thân của Di-lặc ở thế kỉ thứ 10. Nếu năm đức Phật xuất hiện trên trái đất nói trên được xem là hoá thân của Ngũ Phật thì Phật Di-lặc được xem như hoá thân của Thành sở tác trí (xem Phật gia, Năm trí).
Có thuyết cho rằng, chính Ngài là người khởi xướng Đại thừa Phật giáo hệ phái Duy thức. Một số học giả cho rằng, vị này chính là Mai-tre-ya-na-tha (s: maitreyanātha), thầy truyền giáo lí Duy thức cho Vô Trước (s: asaṅga). Truyền thống Phật giáo Tây Tạng cho rằng, Ngài là tác giả của năm bài Luận (s: śāstra), được gọi là Di-lặc (Từ Thị) ngũ luận: 1. Đại thừa tối thượng (đát-đặc-la) tan-tra (s: mahāyānottaratantra); 2. Pháp pháp tính phân biệt luận (s: dharmadharmatāvibaṅga); 3. Trung biên phân biệt luận (s: madhyāntavibhāga-śāstra); 4. Hiện quán trang nghiêm luận (s: abhisamayālaṅkāra); 5. Đại thừa kinh trang nghiêm luận (s: mahāyānasūtralaṅkāra).
[19] Xem Tucci–Some Aspects of the Doctrines of Maitreyanäiha and Asanga.pp. 2 ff. H. Ui và trước đó, M. M. H. P. Sastri đã thiết định tính chất lịch sử của Di-lặc (Maitreyanātha)
[20] Có nhiều ý kiến khác nhau về niên đại của Thế Thân. ‘Điều quan trọng nhất những mốt số ý kiến đạt niên đại của ngài vào giữa năm 280-360 stl. và 420-500 stl.’ (Dấn nhập cho TS. p. LXVI). Năm 280-360 stl. nay đang được công nhận phổ biến.
[21]* Trần-na 陳 那; S: (mahā-) dignāga, (mahā-) diṅnāga; ~ 480-540; dịch nghĩa là (Đại) Vực Long; Một Luận sư nổi tiếng của Duy thức tông (s: vijñānavāda, yogācāra), cũng là người cải cách và phát triển Nhân minh học (s: hetuvidyā), một môn lí luận học độc đáo cho tông này và Ấn Độ nói chung. Phần lớn tác phẩm của Sư nhấn mạnh đến tính lí luận và chỉ còn trong bản dịch tiếng Hán và Tây Tạng. Tác phẩm quan trọng nhất của Sư là Tập lượng luận (s: pramāṇasamuccaya). Sư sinh ra trong một gia đình Bà-la-môn tại Kiến-chí (kāñcī). Lúc đầu Sư thụ giới và tham học với Na-già Đạt-đa (nāgadatta), một tỉ-khưu theo Độc Tử bộ. Giáo lí của bộ này không làm Sư hài lòng nên chẳng bao lâu, Sư đến học với Thế Thân giáo lí Tiểu thừa và Duy thức. Sau khi học xong, Sư đến một khu rừng tại Oḍiviśa và dừng bước tại đây. Một cuộc tranh luận giáo lí của các tôn giáo được tổ chức tại viện Na-lan-đà và Sư được mời đến để đại diện cho Phật giáo. Sư thừa nhận có hai ‘hòn đá thử vàng’ của nhân minh học: chứng minh trực tiếp và nhận thức từ suy luận (lượng; s: pramāṇa: e: valid cognition). Sư phân tích cặn kẽ tính chất của nhận thức suy luận cũng như mối liên hệ của chúng. Nhân minh học này của Sư được Pháp Xứng (s: dharmakīrti) thừa kế và phát triển.
Các tác phẩm của Sư còn được lưu lại (trích): 1. Phật mẫu bát-nhã ba-la-mật-đa viên tập yếu nghĩa luận (buddhamatṛkā-prajñāpāramitāmahārthasaṅgītiśāstra, có người xem là tác phẩm của Tam Bảo Tôn, s: triratnadāsa), Thí Hộ dịch; 2. Vô tướng tư trần luận (ālambanaparīkṣā), 1 quyển, Chân Đế (paramārtha) dịch; 3. Chưởng trung luận (tālāntaraka-śāstra hoặc hastavālaprakaraṇa), 1 quyển, Nghĩa Tịnh dịch; 4. Thủ nhân giả thuyết luận (prajñaptihetu-saṃgraha), 1 quyển, Nghĩa Tịnh dịch; 5. Quán tổng tướng luận tụng (sarvalakṣaṇa-dhyāna-śāstra-kārikā), 1 quyển, Nghĩa Tịnh dịch; 6. Quán sở duyên duyên luận (ālambanaparīkṣā, ālambanaparīkṣā-vṛtti), chú giải Vô tướng tư trần luận; 7. A-tì-đạt-ma câu-xá luận chú yếu nghĩa đăng (abhidharmakośa-marmapradīpa[-nāma]), còn bản Tạng ngữ; 8. Nhập du-già luận (yogāvatāra), còn bản Tạng ngữ; 9. Nhân minh chính lí môn luận bản (nyāyamukha, nyāyadvāra, nyāyadvāratarka-śāstra), 1 quyển, Huyền Trang dịch; 10. Nhân minh chính lí môn luận (nyāyadvāratarka-śāstra), 1 quyển, Nghĩa Tịnh dịch; 11. Tập lượng luận (pramāṇasamuccaya [-nāma-prakaraṇa]), tác phẩm Nhân minh quan trọng nhất của Sư; 12. Tập lượng luận thích (pramāṇasamuccaya-vṛtti), chú giải Tập lượng luận, chỉ có bản Tạng ngữ.
[22]* Pháp Xứng 法 稱; S: Dharmakīrti; Một trong những Luận sư quan trọng nhất của triết học đạo Phật, đại điện quan điểm của Duy thức tông (vijñānavāda) và Nhân minh học (s: hetuvidyā), sống trong thế kỉ thứ 7 (~ 600-650) tại Nam Ấn Độ và là môn đệ của Hộ Pháp (dharmapāla) tại Na-lan-đà ( Mười đại luận sư). Sư sinh ra trong một gia đình theo đạo Bà-la-môn (s: brāhmaṇa) và đã tinh thông tất cả những môn học thời đó lúc còn trẻ. Sau đó, Sư bắt đầu nghiên cứu, tu học Phật pháp với tư cách của một Cư sĩ. Phật học lôi cuốn Sư đến mức Sư bỏ đạo Bà-la-môn, đến viện Na-lan-đà thụ giới cụ túc và tham học với Hộ Pháp. Các tác phẩm của Trần-na (s: Dignāga, Diṅnāga) tại viện Phật học này chính là yếu tố ngộ đạo của Sư. Sau khi kết thúc giai đoạn tu tập, Sư bắt đầu công việc hoằng hoá, xiển dương đạo Phật, viết nhiều luận giải, đại diện Phật giáo tham dự nhiều cuộc tranh luận. Trong những cuộc tranh luận này, Sư dùng Nhân minh học để hàng phục đối phương và trong lĩnh vực này, truyền thống Tây Tạng đặt Sư lên một địa vị cao hơn cả Trần-na. Trong những năm cuối đời mình, Sư từ bỏ việc chu du đây đó và lui về một trụ trì một Tinh xá tại Orissa (bây giờ là Kālinga) và mất tại đây.
Sư viết nhiều luận giải nhưng quí giá hơn hết là các tác phẩm về Nhân minh học Phật giáo. Trong lĩnh vực này, truyền thống Tây Tạng có giữ lại bảy tác phẩm của Sư, được gọi chung là Pháp Xứng nhân minh thất bộ, là luận lí học nền tảng của Phật giáo Tây Tạng (tất cả đều chưa được dịch ra Hán ngữ). Bảy tác phẩm chính về Nhân minh học của Sư là: 1. Quan tướng thuộc luận (saṃbandhaparīkṣāprakaraṇa), chỉ còn bản Tạng ngữ; 2. Lượng quyết định luận (pramāṇaviniścaya), chỉ còn bản Tạng ngữ. Bộ luận này được chia làm 3 phần với chủ đề thụ tưởng, kết luận và trình bày phương pháp suy diễn ba đoạn (e: syllogism). Luận này được xem là bản nhỏ của Lượng thích luận vì hơn nửa phần được trích ra từ đây; 3. Lượng thích luận (pramāṇavarttika-kārikā), luận quan trọng nhất, chú giải Tập lượng luận (pramāṇasamuccaya) của Trần-na (dignāga); 4. Chính lí nhất đích luận (nyāyabindu-prakaraṇa); 5. Nhân luận nhất đích luận (hetubindu-nāma-prakaraṇa), bản Tạng ngữ có, bản Phạn ngữ mới được tìm thấy. Bộ luận này được chia làm 3 phần, giảng giải về ba đoạn của suy luận; 6. Luận nghị chính lí luận (vādanyāya-nāma-prakaraṇa), chỉ còn bản Tạng ngữ, nói về cách tranh luận với địch thủ; 7. Thành tha tướng thuộc luận (saṃtānāntarasiddhi-nāma-prakaraṇa), triết luận chống đối quan niệm Duy ngã và nói về »sự thật« của ý nghĩ người khác;
[23]* Vô Trước 無 著; S: asaṅga; dịch âm là A-tăng-già (阿 僧 伽), dịch nghĩa là Vô Trước, nghĩa là không bị ô nhiễm, cấu uế, vướng mắc. Là một Đại luận sư của Phật giáo Ấn Độ, người sáng lập Duy thức tông (yogācāra). Sư khước từ quan điểm của Long Thụ (nāgārjuna) về tính Không tuyệt đối và thiết lập giáo pháp của mình dưới ảnh hưởng của Nhất thiết hữu bộ (s: sarvāstivāda). Tương truyền Sư được Bồ Tát Di-lặc trực tiếp giáo hoá. Có một số luận sư cho rằng Di-lặc này là một nhân vật lịch sử với tên Mai-tre-ya-na-tha (s: maitreyanātha).Theo Bà-tu Bàn-đầu pháp sư truyện (tức là Thế Thân truyện) của Chân Đế (paramārtha), Sư sinh ra trong một gia đình Bà-la-môn và là người anh cả, Thế Thân (vasubhandu) là người em kế và người em út có tên Tì-lân-trì Bạt-bà (viriñcivatsa). Cả ba anh em đều tu học giáo pháp của Nhất thiết hữu bộ. Riêng Sư chú tâm tu tập để chứng ngộ được lí Không (s: śūnyatā) của Long Thụ nhưng không đạt được. Đang lúc thất vọng thì một vị A-la-hán tên là Tân-đầu-la (piṇḍola) đến, dạy Sư nhập môn phép quán Không theo Tiểu thừa. Sư theo học và đạt được kết quả nhưng vẫn không thoả mãn. Cuối cùng, Sư vận dụng Thần thông (s: ṛddhi) lên Đâu-suất thiên (s: tuṣita) để được nghe đức Di-lặc thuyết giảng về tính Không. Về lại nhân thế, Sư truyền bá lí thuyết mới này nhưng không ai tin. Sau, Sư lại lên Đâu-suất để thỉnh đức Di-lặc xuống giáo hoá và sau đó đức Di-lặc giáng trần, thuyết giảng Thập thất địa (s: saptadaśabhūmi, tức là 17 quyển của Du-già sư địa luận) trong một khoảng thời gian bốn tháng. Trong lúc này, Sư ban ngày thì thuyết giảng những lời dạy của Di-lặc, ban đêm lắng nghe và ghi chép lại những lời thuyết đó. Sau đó, Sư bắt đầu trình bày tất cả giáo lí Đại thừa qua những trứ tác quan trọng của mình và cũng khuyến dụ Thế Thân, người em cùng mẹ khác cha, vốn theo học giáo lí của Hữu bộ và cũng đã viết bộ luận lừng danh là A-tì-đạt-ma câu-xá (abhidharmakośa-śāstra). Thế Thân nghe lời khuyên của Sư và từ đây, hai anh em trở thành hai Luận sư tối trọng của Đại thừa Phật pháp, đại diện cho nhánh Duy thức, để lại những tác phẩm vô cùng quí giá cho hậu thế.
Các tác phẩm quan trọng của Vô Trước là Du-già sư địa luận, Đại thừa kinh trang nghiêm luận, Đại thừa a-tì-đạt-ma tập luận và Nhiếp Đại thừa luận, một bộ luận viết bằng văn vần trình bày giáo pháp của Duy thức tông, hiện nay chỉ còn bản dịch chữ Hán và Tây Tạng. Tác phẩm này gồm có mười chương và bàn luận các điểm sau: 1. A-lại-da thức; 2. Lí thuyết cho rằng tất cả thế giới đều từ tâm thức hiện nên, thuần tuý duy tâm (s: cittamātra); 3. Cách chứng ngộ được thuyết này; 4. Các hạnh Ba-la-mật; 5. Thập địa; 6. Giới; 7. Thiền định; 8. Bát-nhã; 9. Trí huệ siêu việt vô phân biệt; 10. Ba thân (trikāya). Có thuyết cho rằng, Sư cũng là tác giả của Bí mật tập hội (guhyasamāja-tantra), một tác phẩm quan trọng thuộc hệ Vô thượng du-già tan-tra, và nếu vậy Sư giữ một vị trí quan trọng trong Mật tông Phật giáo.
Các tác phẩm còn lưu lại dưới tên Sư hoặc dưới tên Di-lặc (trích): 1. Hiển dương thánh giáo luận (prakaraṇāryaśāsana-śāstra, ārya-śāsana-prakaraṇaśāstra), 20 quyển, Huyền Trang dịch; 2. Du-già sư địa luận (yogācārabhūmi-śāstra), 100 quyển, Huyền Trang dịch; 3. Nhiếp Đại thừa luận (mahāyānasaṃgraha), 3 quyển, Chân Đế dịch; 4. Đại thừa a-tì-đạt-ma tập luận (abhidharma-samuccaya), 7 quyển, Huyền Trang dịch; 5. Đại thừa kinh trang nghiêm luận tụng (mahāyāna-sūtralaṅkāra-kārikā), 13 quyển, Ba-la-phả Mật-đa-la (prabhakāramitra) dịch, cũng có bản Phạn và Tạng ngữ; 6. Thuận trung luận (madhyāntānusāra-śāstra), 2 quyển, Bát-nhã Lưu-chi (prajñāruci) dịch; 7. Năng đoạn kim cương bát-nhã ba-la-mật-đa kinh luận tụng (2 bản), āryabhagavatī-prajñāpāramitā-vajracchedikā-saptārtha-ṭīkā và triśatikāyā-prajñāpāramitāyā-kārikā-saptati); 3 quyển, Bồ-đề Lưu-chi dịch, Nghĩa Tịnh cũng dịch một bản; 8. Giải thâm mật kinh chú (ārya-saṃdhinirmocana-bhāṣya), chỉ còn bản Tạng ngữ; 9. Hiện quán trang nghiêm luận tụng (abhisamayā-laṅkāra-nāmaprajñāpāramitā-upadeśa-śāstra [-kārikā] thường được viết ngắn là abhisamayālaṅkāra-śāstra), còn bản Phạn và Tạng ngữ; 10. Biện trung biên luận tụng (madhyānta-vibhāga-kārikā), bản Hán và Tạng ngữ vẫn còn. Có hai bản dịch tại Trung Quốc, Huyền Trang dịch ra 3 quyển, Chân Đế dịch ra 2 quyển dưới tên Trung biên phân biệt luận; 11. Pháp pháp tính phân biệt luận (dharma-dharmatā-vibhāga).
[24] The Doctrine of Prajñāpāramitā . pp. 99-100.
[25] Xem tác phẩm Intr. to the Guhya Samāja pp. XXIV ff. của Tiến sĩ B. Bhattacharya.
[26] Hầu như không có tí ngưỡng Tantra trong văn hệ của đạo Hindu. Tiến sĩ Bhattacharya phát biểu trong tác phẩm của ông, Buddhist Esoterism (p. 163), ‘vốn không bị ảnh hưởng nhẹ bởi ý niệm Phật giáo tr, Kim cương thừa và nguyên lý dẫn đạo của nó, gồm cả Mahāsukhavāda; chẳng phải cường điệu khi nói rằng một vài Tantra của đạo Hindu như Mahācīna-krama-tantra là hoàn toàn có nguồn gốc từ Phật giáo...Thế nên đủ để chứng tỏ rằng Tantra Phật giáo ảnh hưởng rất lớn đến Tantra trong văn hệ của đạo Hindu.’
[27]* Hán: La-ma-nô-xà 羅摩奴阇
[28] MM. Pt. Gopinath Kaviraj đã có một khảo sát toàn diện về triết học Phệ-đàn-đa (Vedānta) thời kỳ tiền Thương-yết-la trong Dẫn nhập của ông bằng tiếng Hindi, (trang 8 ff) cho bản dịch về Br. Sūtra Śaṅkara Bhāsya with the Ratna Prabhā (Acyut, Vol. Ill, 4). Bài viết nầy, hầu như có kích thước một cuốn sách trung bình, xứng đáng được biết dến rộng rãi hơn vì sự phong phú của thông tin và những gợi ý chín muồi. Xem thêm Hiriyanna: Brahma Datta–an Old Vedāntin. Proc. IV. Oriental Conf. (pp. 787 ff); Bhartṛprapañka–Ind Ant. 1924, pp. 76-86 và Proc. III Orient, Conf. pp. 439 ff.
[29] Bf. Up. Bhāśya (Ānandāśrama Edn.): pp. 150 ff., 190, 207, 236, 393 ff, 323 ff,331,560, 622-3 v.v....
[30] atra kecid vyācakṣate: ātmavastunaḥ svata evaikatvaṁ nānātvam ca,
yathā gor godravyatayaikatvaṁ sāsnādīnām dharmānām parasparato bhedaḥ. yathā sthūleṣvekatvaṁ nānātvaṁ ca taṭhā niravauaveṣv amūrtavastuṣv ekatvadi nānātvaṁ cānumeyam. Bf. Up. Bhāsya p.622. Xem thêm Br. Sūtr, Bhāsya on II, i, 14. ekatvaṁ nānātvaṁ cobhayam api satyam eva, vṛkṣa ityekatvam śākhâ iti nānātvam, v.v...
[31] s: upāsanā; devotional contemplation; Hán: 虔信
[32] Cf. Śrī Bhāṣya I, i, i.
[33] Cf. Bṛ. Up. Bhāṣya (p. 330) avidyāyāś ca svata utthānam ūṣarādivad
ity ādikalpanānupapannaiva.
[34] Xem Chú giải của Thương-yết-la (Śaṅkara) về Br. Sūt. III, ii, 21 , phê phán học thuyết nầy và những hàm ý của nó.
[35]* Hán: Mạn-đà khước da tụng 曼陀却耶頌
[36] māyāmātram idaṁ dvaitaṁ advaitaih paramārthatah. (I, 17) advaite
yojayet smṛtim (II, 36); advaitaṁ paramārtho hi (III 18) v.v...
[37] Xem Māṇḍ. Kā. II 3-7, 13-14-
[38] *Hán:受屬性 thụ thuộc tính.
[39] Ibid. III 15.
[40] Māṇḍ. Kāri. II 3, 11-15; III 23-26.
[41] Ibid. II 32. III 2 ff. III 20 ff.
[42] ‘anādi māyayā’ được trích dẫn trong Bṛ. Sūt. Bhāṣya II. i, 9 và ‘mṛlloha visphulinga" v.v... trong II. iv, 14 (ibid).
[43] atroktaṁ vedantārtha-sampradāyavidbhir ācāryaiḥ.
[44] Chính Cao-đạt-phạ-đạt (Gauḍapāda) dùng từ ngữ biểu thị ông ta đang theo to Phệ-đàn-đa (Vedānta), Chẳng hạn,, ‘vedānteṣu vicakṣaṇaiḥ;’ ‘vedapāragaiḥ. . . dṛṣtaḥ; āhur manīṣinaḥ’ v.v...
[45] The Āgama Śāstra of Gaudapāda, Giáo sư Vidhushekhara Bhattacharya biên tập, phiên dịch, chú thích. Calcutta, 1943; Ấn bản tiếng Sanskrit cùng một tác giả, 1950.
[46] sāṁvṛta (II, i, 4, IV 33, IV 57): kalpita saṁvṛti và paramārtha IV 73,
74. dharmāḥ trong nghĩa các thành tố (IV, 10, 33,58, 81. 91, 92, 93, 96, 98, 99); ajāti (IV 19, 42 v.v...) . . . buddha IV 19, 42, 80, 88, nāyaka IV 98. 99–sambuddha, dvipadāṁ vara IV, i. prajñāpti, saṃkleśa, paratantra (IV 24), abhūtūbhīniveśa IV 79; lokottaram IV 88. Vaiśāradyam IV 94. tāyin—IV 99, advayatā, prapañcopaśama, asparśayoga II 39. II 2.
[47] Trích dẫn từ các bộ luận của học phái Trung quán: svato vā parato vā, IV 22, hetor ādiḥ phalam IV 15, asti nāstyasti ... IV 83, koṭyaś catasraḥ; IV 84, ādiśāntāḥ...sarvadharmāḥ IV 93.
Trích dẫn từ các bộ luận của Du-già hành tông:
abhūtābhiniveśo'sti dvayaṁ tatra na vidyate~IV 75.
cittaspanditam evedam, IV 72; cittaṁ na saṁspṛśatyartham IV 26.
Tất cả các trích dẫn đều được truy nguyên nguồn gốc của chúng với tính thấu đáo nghiêm túc trong Āgama Śāstra, đặc biệt trong chú giải cho Quyển IV.
[48] Những diễn đạt như sāṁvṛta, advaya, prapañcopaśama, ajāti, vikalpa, v.v...thường xảy ra, nhưng trong một nền tảng yếu ớt không thể do tích tập mà được.
[49] Xem Āgama Śāstra pp. Ixxv-vi.
[50] Ibid–p. cxliv.
[51] Āgama Śāstra p. iv.
[52] Āgama Śāstra p. lvii.
[53] Bằng cơ duyên nào mà những tác phẩm độc lập nầy được nối kết với nhau và được gán cho cùng một tác giả là vấn đề còn phỏng đoán. Những hình thức tương tự (ajātivāda và advayavāda) có thể đáng tin cậy trong mối liên kết ngẫu nhiên nầy.
[54] Đây là ý kiến thông thường về những dạng Tuyệt đối luận nầy. Tuy nhiên,, MM. Pt. Kaviraj có gợi ý giàu trí tưởng tượng (op. cit. p. 73) rằng những quan niệm nầy là không đồng nhất, và dù rằng chúng đều là Tuyệt đối luận, nhưng tánh không luận (śūnyatā vāda) của Trung quán, Duy thức luận (Vijñānadvaya vāda) của Du-già hành tông (Yogācāra), Hữu thân kiến (Śaktyadvayavāda) của phái Śāktas, Hữu thanh luận (Sabdādvayavāda) của phái Grammarians và các phái cựu Phệ-đàn-đa như phái Maṇḍana Miśra đều khác nhau từ mức độ lớn đến nhỏ. Phi nghị nguyên luận do Cao-đạt-phạ-đạt (Gauḍapāda) truyền dạy có khía cạnh đặc biệt riêng của nó. Trong nhiều điều kiện, khó đánh giá liệu có chăng, và với mức độ nào, tư tưởng Thương-yết-la (Śaṅkara) đã bị ảnh hưởng bởi những hệ thống triết học khác.
[55] Điều gì là chân thực với cái này lại là biểu tượng của cái kia. Trong suốt tác phẩm nầy, lập trường tiêu biểu của Trung quán đã được trình bày nhất quán, và những phân biệt giữa học phái Trung quán, Phệ-đàn-đa (Vedānta), và Duy thức đã được rút ra theo từng học thuyết quan trọng. Vấn đề nầy được thảo luận trong Chương XIII, một chương riêng biệt nhan đề Tuyệt đối luận của hệ tư tưởng Trung quán, Duy thức tông và Phệ-đàn-đa (Vedānta).
[56] Śrī Harṣa, như chúng ta được biết, đã sử dụng phương pháp Trung quán trong tác phẩm của ông nhan đề Khaṇḍana Khaṇḍa Kkādya và cũng đã phát biểu như vậy trong rất nhiều nhận xét. Giải thích của chúng ta về tính tương tự của kỹ thuật và phương pháp về sự cáo buộc của Bhāskara và các nhà tư tưởng Phi Tuyệt đối luận Phệ-đàn-đa (Vedānta) chống lại Thương-yết-la (Śaṅkara) và các môn đệ của ông khi thì giới thiệu Mahāyānika-naya (praveśa), khi thì Phật tử trá hình (pracchānna-bāuddhas); đồng thời giữ gìn được giáo lý nguyên thuỷ của Phệ-đàn-đa (Vedānta).