Thánh Bồ Tát Long Thọ

07/11/20164:37 CH(Xem: 21966)
Thánh Bồ Tát Long Thọ

THÁNH BỒ TÁT LONG THỌ
Nhật Hạnh dịch Tạng-Việt

long tho bo tatMỤC LỤC

Giới thiệu
Thay lời tựa
VÒNG CHÂU BÁU LỜI KHUYÊN QUỐC VƯƠNG
Chương một  Sinh cõi cao và quyết định thiện
Chương hai  Sự kết hợp nhân quả cõi cao và quyết định thiện
Chương ba  Tích lũy tư lương Bồ Đề
Chương bốn  Quy tắc của Quốc Vương
Chương năm  Bồ Tát cộng học
Tài liệu tham khảo

BỨC THƯ GỬI BẠN

A. Hãy kính cẩn lắng nghe lời dạy
A. I. Hãy lắng nghe
A. II. Ngôn từ không văn chương nhưng không nên xem thường
A. III. Ví dụ cần nghe lại điều đã nghe hiểu
B. Phần chính văn lời dạy
B. I. Tóm tắt đạo lộ của ba bậc sĩ phu
B. II. Rộng giải thích
B . III. Tóm lược phương pháp thực hành
C. Kết quả thực tiễn của sự thực hành
C. I. Kết quả hiện tiền
C. II. Quả cứu cánhđạt được Phật vị

GIỌT DƯỠNG SINH LUẬN

 

GIỚI THIỆU

 

3.000 năm trước đã xuất hiện nhiều tôn giáo triết học trên thế giới, trong đó ở thánh địa Ấn Độ, Phật Giáo xuất hiện, giáo lý Phật Giáo chuyển tải triết học tư tưởng mà hiện nay rất nhiều người kính tin.

Sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài chuyển pháp luân đầu tiên phổ thông cho mọi đồ chúng, sau đó Ngài thuyết Đại ThừaKim Cang Thừa bất cộng thông. Đức Phật huyền ký rằng: “Sau khi ta nhập diệt 400 năm, có một người tên là Long Thọ ở xứ Benga nổi danh như Đấng Đạo Sư thứ hai sẽ xuất hiện ở đời”. Như lời Thế Tôn, Thánh Long Thọ có mặt ở nhân gian, Ngài trở thành vị Tổ khai tông làm phục hưng Phật Giáo Đại Thừa. Thánh Long Thọ không những hoằng truyền giáo lý của Đức Phật mà còn là bậc Thầy nghiêm trì giới luật, chấn chỉnh giới luật nguồn mạch Phật Pháp đang bị suy hoại. Những tác phẩm của Thánh Long Thọ chủ yếu nhằm rực sáng nghĩa lý tính không trong kinh Bát Nhã, giáo pháp siêu tuyệt hiển thuyết theo thứ tự không tính qua Trung Quán Lý Tụ Lục Luận (sáu bộ Trung Quán: 1/ Căn Bản Trung Quán Luận, 2/ Hồi Tránh Luận, 3/ Thất Thập Không Tính Luận, 4/ Lục Thập Chánh Lý 2 Luận, 5/ Tế Nghiên Ma Luận (Quảng Phá Nhập Vi Luận), 6/ Bảo Hành Vương Chính Luận (Vòng Châu Báu Lời Khuyên Quốc Vương), Xưng Tán Pháp Giới Luận giải thích Như Lai Tạng, Phật Tính và nhiều tán tụng thi kệ tập luận, v.v…

Ở đây, Vòng Châu Báu Lời Khuyên Quốc Vương, Thánh Long Thọ đề cập toàn diện đạo lộ nghĩa tính không thâm sâuphương tiện quảng đại theo kinh điển Đức Thế Tôn dạy, Lá Thư Gửi Bạn là lời khuyên bạn thân của Ngài là Quốc Vương Lạc Hành Hiền, và Giọt Dưỡng Sinh Luận là những tác phẩm không những riêng cho hàng xuất gia, mà còn khuyên dạy cho người thế tục sống ở đời những gì nên sống với và không nên. Đây là những tác phẩm rất đặc biệt.

Geshe Gyatso
Giáo Thọ
Học Viện Biện Chứng Luận Dharamsala, McLeod Ganj, Ấn Độ.

 

THAY LỜI TỰA

 

Thánh Bồ Tát Long Thọ là bậc Thầy rất quen thuộc với Phật Giáo Việt Nam qua tác phẩm Căn Bản Trung Quán Luận, Đại Trí Độ Luận, Bảo Hành Vương Chánh Luận, Lá Thư Gửi Bạn, v.v…Ngài là nhà biện chứng vô địch hơn ngàn năm qua chưa có ai tìm ra điểm lập luận nào của Ngài là không hợp lý. Nhà vật lý học người Ấn tên là Raja Ramanna phát biểu: “Vật lý lượng tử (quantum physics) là học thuyết mới được phát minh ở thế giới hiện nay nhưng học thuyết này đã được Thánh Bồ Tát Long Thọ nói hơn ngàn năm trước, là người Ấn Độ, tôi cảm thấy rất tự hào”. Những tác phẩm của Ngài giải thích chân thật nghĩa kinh điển của Đức Phật và được Ngài Tsongkhapa, bậc tướng quân chánh pháp vô song trích dẫn trong Nhập Trung Luận Thiện Hiển Mật Sớ (Uma Gompa Rapsel), Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận (Lamrim Chenmo), v.v…

Vì lòng thương quý Quốc Vương Lạc Hành Hiền và những ai mong cầu hạnh phúc, Thánh Long Thọ khuyên lời chân thành như sau: “Hành pháp ngủ ngon giấc Thức dậy lòng an lành Trong tâm không lầm lỗi Trong giấc mộng cũng thấy vui.”

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma dạy: “Một lời của Thánh Long Thọ rất đáng cho chúng ta tin cậy”.

Như một cơ duyên, con đã chuyển ngữ một vài tác phẩm của Thánh Bồ Tát Long Thọ, thiết yếu cho việc tu học riêng con với lòng kính ngưỡng tri ân lời dạy của chư thánh Bồ Tát. Nguyện cho những ai thấy nghe lời dạy của Quý Ngài sẽ hết sạch khổ não.

Nhật Hạnh – Tenzin Yangchen.


Xem nội dung phiên bản PDF:
pdf_download_2
Thánh Bồ Tát Long Thọ Việt dịch Nhật Hạnh



Bài đọc thêm:
Trung Luận – (Madhyamaka Sastra) (Thích Thiện Siêu)
Trung Luận (Thích nữ Chân Hiền)
Trung Luận (Thích Viên Lý)
Trung Quán Luận (Đại Sư Ấn Thận - Thích Nguyên Chân)
Trung Quán Luận (Cao Dao)
Tìm Hiểu Trung Luận (Hồng Dương)
Luận Giải Trung Luận, Tánh Khởi Và Duyên Khởi (Hồng Dương)
Đại Cương Về Triết Học Trung Quán (Thích Viên Lý)
Trung Luận - Bồ Tát Long Thọ (Thích Tâm Thiện)
Lịch Sử Tư Tưởng Và Triết Học Tánh Không (Thích Tâm Thiện)
Trung Quán Luận Kệ Tụng (Thích Tịnh Nghiêm)
Tìm Hiểu Trung Luận Nhận Thức Luận Và Không Tánh Trung Quán Luận
Đập Vỡ Vỏ Hồ Đào (Thích Nhất Hạnh)
Trung Luận Và Hồi Tranh Luận - Bồ Tát Long Thọ (Đỗ Đình Đồng)
Bài học tóm tắt trung quán luận (BBT)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/11/2012(Xem: 17138)
15/04/2017(Xem: 8697)
19/05/2022(Xem: 7578)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :