Tánh Không Là Tánh Như

21/11/20224:17 SA(Xem: 2135)
Tánh Không Là Tánh Như

 

TÁNH KHÔNG LÀ TÁNH NHƯ
Nguyễn Thế Đăng

 

hoa senTrong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn… Điều đó khiến người học dễ tưởng rằng tánh Không chỉ hoàn toàn là phủ định.

Thật ra, các kinh còn nói đến tánh Như như một khẳng định. Ở đây chữ phủ định và khẳng định, tiêu cựctích cực chỉ được dùng như một cảm giác ban đầu, chứ tánh Không và tánh Như thì vượt khỏi mọi khái niệm thường tục.

Tánh Như không những được đề cập trong nhiều phẩm của các bộ Bát nhã, mà còn có những phẩm nói riêng về Như, chẳng hạn phẩm Đại Như thứ 54 Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật, phẩm Tiểu Như và phẩm Đại Như trong Kinh Bát nhã ba la mật tiểu phẩm, phẩm Chân Như thứ 16 trong Kinh Phật thuyết Phật Mẫu xuất sinh tam pháp tạng Bát nhã ba la mật, phẩm Chân Như ở Hội thứ 4 và Hội thứ 5 Kinh Đại Bát nhã ba la mật đa 600 quyển do ngài Huyền Trang dịch.

Như, như như tánh, chân như, tiếng Sanskrit là tathata. Liên quan đến “như” còn có chữ “như thật”, yathabhuta. Đức Phật, Như Lai, cũng có chữ Như này, Tathagata.

 

Sau đây sẽ trích một đoạn trong kinh Đại Bát nhã để tìm hiểu về Như hay tánh Như.

Đức Phật dạy: Lại nữa, Tu Bồ Đề! Phật biết rõ tướng sắc, biết rõ tướng sắc thế nào? Chính là tướng Như: như như chẳng hoại, không có phân biệt, không có tướng, không có nhớ tưởng, không có hý luận, không có đắc. Tướng sắc cũng như vậy, cũng chẳng hoại cho đến cũng không có đắc.

Tu Bồ Đề, Phật biết rõ tướng thọ, tưởng, hành, thức. Biết tướng thọ tưởng hành thức thế nào? Chính là tướng Như: như như chẳng hoại, không có phân biệt, không có tướng, không có nhớ tưởng, không có hý luận, không có đắc. Tướng thọ tưởng hành thức cũng như vậy, cũng chẳng hoại cho đến cũng không có đắc.

Như vậy, Tu Bồ Đề, Phật biết rõ chúng sanh tướng Như và tâm sở khởi lặng, co giãn của chúng sanh là tướng Như, năm uẩn tướng Như, các hành tướng Như, cũng chính là tướng Như của tất cả các pháp.

Tướng Như của tất cả các pháp là gì? Đó là sáu ba la mật tướng Như, tức là ba mươi bảy phẩm trợ đạo tướng Như, tức là mười tám Không tướng Như, tức là tám bội xả tướng Như, tức là chín thứ đệ định tướng Như, tức là mười trí lực tướng Như, tức là bốn vô uý, bốn vô ngại trí, đại từ đại bi, mười tám pháp bất cọng tướng Như. Tức là nhất thiết chủng trí tướng Như. Tức là pháp thiện, pháp bất thiện, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, pháp hữu vi vô vi tướng Như.

Tức là quả Tu Đà Hoàn, quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, quả Độc Giác Phật, quả Vô thượng Giác ngộ và chư Phật tướng Như. Chư Phật tướng Như đều là tướng Nhất Như, chẳng hai chẳng khác, chẳng tận chẳng hoại. Đây gọi là tướng Như của tất cả các pháp.

Phật do Bát nhã ba la mật biết được tướng Như ấy. Vì thế Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật hay hiển thị tướng thế gian.

Thế nên, Tu Bồ Đề! Phật biết rõ tất cả các pháp là tướng Như, chẳng phải tướng riêng khác, chẳng phải chẳng Như. Vì được tướng Như như vậy nên Phật được gọi là Như Lai”.

(Phẩm Phật Mẫu thứ 48).

Đây là một đoạn kinh nói về Như, hầu như có trong tất cả các Kinh Bát nhã ba la mật. Sau đây chúng ta tìm hiểu vài điểm chính của lời Phật giảng nói trong đoạn kinh.

 

“Tướng sắc thọ tưởng hành thức chính là tướng Như”. Sắc thọ tưởng hành thức là những yếu tố cấu thành thân (sắc) và tâm của một con người, và nói rộng ra, của chúng sanh. Chúng là tướng Như, chúng chính là thực tại tối hậu Như, đó là cái thấy của bậc giác ngộ.

Tướng Như ấy là thế nào? Kinh nói: “Tướng Như là như như chẳng hoại, không có phân biệt, không có tướng, không có nhớ tưởng, không có hý luận, không có đắc”. Tướng Như là thật tướng của tất cả mọi sự, vẫn luôn luôn như vậy, xưa naymai sau vẫn như vậy. Thậm chí “tướng bất thiện, pháp thế gian hữu lậu là tướng Như”. Tóm lại thật tướng của cái gọi là sanh tử là tướng Như thanh tịnh.

Thế thì tại sao chúng ta không thấy, không kinh nghiệm được thật tướng Như? Vì suy nghĩ và hành động của chúng ta ngược lại với thật tướng Như. Bằng phân biệt, nhớ tưởng, hý luận, tham sở đắc… chúng ta đã chia cắt, phân mảnh một cách giả tạo thực tại Như, do đó thực tại Như trở thành phân mảnh, có thời giankhông gian ngăn cách. Tướng Như trở thành bất tịnh với chúng tavô minh phân biệt của chúng ta. Ví như một tấm gương trong sáng (tướng Như) trong đó mọi hình bóng đều là tấm gương, đều là tướng Như. Nhưng tâm thức chúng ta đã chia cắt phân mảnh từng hình bóng riêng biệt, xa cách nhau. Hình bóng này xa cách hình bóng khác, đó là không gianthời gian do chúng ta tự tạo. Và cái “không có tướng, như như chẳng hoại”, trở thành các tướng có sanh diệt.

Phật biết rõ chúng sanh tướng Như và tâm sở khởi lặng, co giãn của chúng sanh là tướng Như, năm uẩn tướng Như, các hành tướng Như, cũng chính là tướng Như của tất cả các pháp”. Chúng sanh là tướng Như, không những thế, tất cả những tâm động và loạn (tâm sở khởi - lặng, co – giãn) của chúng sanh cũng là tướng Như. Như vậy, Đức Phật vẫn ở với chúng sanh để độ thoát cho họ cho đến những đời vị lai nhưng nhờ cái thấy tất cả chúng sanh và tất cả phiền não của họ là tướng Như, nên làm việc với họ mà vẫn giải thoát. Không phải giải thoátthoát khỏi chúng sanh, không có chúng sanh nữa mà giải thoát là thấy chúng sanh trong thật tướng Như của họ.

Tất cả chúng sanh hữu tình là tướng Như, mà tất cả các pháp, các sự vật, các hiện hữu đều là tướng Như. Tất cả chúng sanh, thế giới, thời gian không gian là tướng Như. Tướng Như đã biến tất cả chúng sanh, tất cả các cõi thành một cõi thanh tịnh, Nhất Như.

 

Đó là sáu ba la mật tướng Như, tức là ba mươi bảy phẩm trợ đạo tướng Như, cho đến mười lực, đại từ đại bi tướng Như, tức là Nhất thiết chủng trí tướng Như. Tức là pháp thiện, pháp bất thiện, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp quá khứ vị lai hiện tại, pháp hữu vi, pháp vô vi tướng Như.

Tức là quả Tu Đà Hoàn cho đến quả A La Hán, Độc Giác Phật, quả Giác ngộ Vô thượng và chư Phật tướng Như. Chư Phật tướng Như đều là tướng Nhất Như, chẳng hai chẳng khác, chẳng tận chẳng hoại. Đây gọi là tướng Như của tất cả các pháp”.

Tướng Như bao trùm và tất cả các pháp thế gian hữu lậu, tức chúng sanh phiền nãothế giới chúng sanh bất tịnhxuất thế gian vô lậu, tức các pháp thực hành và các quả thánh cho đến chư Phật. Tướng Như bao trùm và tất cả quá khứ, vị lai, hiện tại. Như thế tướng Như bao trùm và tất cả không gianthời gian trong một “tướng Nhất Như, chẳng hai chẳng khác, chẳng tận chẳng hoại”. Đây gọi là tướng Như của tất cả các pháp.

Thế nghĩa là tất cả các pháp vốn là tướng Như, chúng sanh chỉ vì suy nghĩ và hành động sai lầm mà thành ra sanh tử khổ đau. Thế nên qua giai đoạn này chúng ta bắt đầu hiểu thực hànhmục đích của nó là gì: với những khả năng sẳn có của tâm thức là sự tập trung (thiền định) và sự quan sát, tưởng tượng (thiền quán) và hành động, làm việc hàng ngày trong một cái thấy sơ khởi về tướng Như của tất cả các pháp thì đó là con đường thực hành.

 

Phật do Bát nhã ba la mật biết được tướng Như ấy. Vì thế Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế gian. Chư Phật biết rõ tất cả pháp là tướng Như, chẳng phải tướng riêng khác, chẳng phải chẳng Như. Vì được tướng Như như vậy nên Phật được gọi là Như Lai”.

“Tướng Như hay hiển thị tướng thế gian”: tướng Như là thật tướng của thế gian nên hay hiển thị tướng thế gian. Vị hoàn toàn chứng đắc tướng Như của tất cả pháp là một vị Phật, là Như Lai. Ở đây kinh nói rõ ràng ý nghĩa của Như Lai, là vị chứng đắc rốt ráo tướng Như của chúng sanh, thế giới và các bậc giải thoát.

 

Như, tánh Như, chân như (tathata) và như thật (yathabhuta) có nghĩa giống nhau. Trong kinh Đại Bát Nhã, phẩm Tự thứ nhất, có đề cập đến “như thật trí” là trí thứ mười một của Đại Bồ Tát như sau:

“Ngài Xá Lợi Phất thưa: Bạch Thế Tôn, đại Bồ tát muốn dùng nhất thiết chủng trí để biết tất cả pháp phải tu tập Bát nhã ba la mật thế nào?

….

Cũng đầy đủ mười một trí: Pháp trí, tỷ trí, tha tâm trí, thế trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí, vô sanh trí, như thật trí”.

Như thật trí thì “biết như thật”. Trong phẩm Phật Mẫu (tương đương với phẩm Hiển thị thế gian của kinh Phật Mẫu xuất sinh tam pháp tạng Bát nhã ba la mật đa), có nhiều câu theo dạng “Do Bát nhã ba la mật, Phật như thật biết…”. Sau các đoạn này kinh nói, “Phật như thật biết rõ tướng sắc, thọ, tưởng, hành, thức là tướng Như”.

Như thật trí là trí của Phật, trí ấy như thật biết tất cả các pháp là tướng Như. 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/11/2012(Xem: 16708)
15/04/2017(Xem: 8332)
19/05/2022(Xem: 6071)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.