TÁNH KHÔNG
Bài viết tham dự Ananda Viet Awards | Tác giả: Nguyễn Trung Hiếu
Luận giải “Tánh không” theo quan điểm khoa học,
thay vì, theo Trung quán luận, Madhyamika-karika
hay theo kinh Tiểu không, Culasunnata-sutta
Theo khoa học, “không” là rỗng, trống rỗng, không có không khí, không còn nguyên tử ở bên trong, hoàn toàn là chân không. Thế nhưng chữ “không” của đạo Phật có nghiã lý khác hẳn. “Tánh không” có nghiã là thực tánh của vạn vật là “không”, “không” là không thật. Thế giới vật chất mà chúng ta nhận thấy bằng mắt không phải là thực tướng của chúng. Chữ “không” của đạo Phật có những ý nghiã như sau:
thay vì, theo Trung quán luận, Madhyamika-karika
hay theo kinh Tiểu không, Culasunnata-sutta
Theo khoa học, “không” là rỗng, trống rỗng, không có không khí, không còn nguyên tử ở bên trong, hoàn toàn là chân không. Thế nhưng chữ “không” của đạo Phật có nghiã lý khác hẳn. “Tánh không” có nghiã là thực tánh của vạn vật là “không”, “không” là không thật. Thế giới vật chất mà chúng ta nhận thấy bằng mắt không phải là thực tướng của chúng. Chữ “không” của đạo Phật có những ý nghiã như sau:
a) “Không” là vì không thật, chớ không phải là không có.
“Tánh không” là một trong những điểm cương yếu trong giáo lý đạo Phật. Huệ Năng, vị tổ sư thứ sáu của môn phái Thiền tông có sáng tác bốn câu thơ bất hủ như sau:
Bồ đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai
Hai câu đầu nói rằng: không có cây Bồ đề, cũng không có đài gương nào cả. Cây Bồ đề và đài gương mà ta nhìn thấy chỉ là hư ảo, do nhiều thành tố như Tứ đại giả hợp, chớ không có thật, không phải là thực tướng của chúng. Lục tổ muốn chỉ cho chúng ta thấy cái bản chất “Tánh không” của vạn vật. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. (form is emptiness, emptiness is form)
b) “Không” là vì không phải tự nhiên mà có.
Vạn vật là quả của nhân và duyên nào đó đã tạo thành. Chẳng hạn như hạt giống khi hội đủ điều kiện về nước thì sẽ tăng trưởng thành cây. Cây không tự nhiên mà có, mà là quả của cái nhân là hạt giống và của cái duyên là nước. Vật lý gia Lavoisier cũng nhận thấy như vậy nên đã nói: Rien ne se perd, rien ne se crée, có nghiã là không có gì tự biến mất và cũng không có gì tự tạo ra cả. Tất cả chỉ là sự biến dạng, thay đổi trạng thái vật lý mà thôi.
Chẳng hạn lửa đun nước thành hơi. Hơi nóng nầy là nhiệt năng. Nước tưởng chừng như đã biến mất, nhưng thực sự thì nước chỉ biến dạng thành hơi. Như vậy nước là nhân còn hơi là quả. Đến khi hơi gặp lạnh sẽ ngưng đọng lại thành nước. Hơi thay đổi trạng thái vật lý và trở lại thể lỏng. Trường hợp nầy thì ngược lại. Nước là quả và có được là nhờ cái nhân là hơi và các phụ duyên đã tạo ra.
c) “Không” là vì không có tự thể độc lập.
c) “Không” là vì không có tự thể độc lập.
Vạn vật hiện hữu, là nhờ liên kết, liên hợp với các vật khác (interdependent). Thí dụ: Đất bụi, cát đá là do các hạt điện tử (electron, proton, neutron) liên kết tạo thành, giống như các hành tinh: kim tinh, mộc tinh vân vân của Thái dương hệ. Chúng không phải là một khối rắn chắc, một thực thể độc lập thuần nhứt. Vật nầy chỉ khác vật kia ở số lượng điện tử và ở phương cách liên kết của chúng mà thôi. Với thị giác yếu kém của con người, chúng ta có ảo tưởng chúng là một khối rắn chắc và lầm tưởng là chúng có bản thể khác nhau. Thực sự thì bản thể của vạn vật đều giống như nhau. Tất cả vạn vật đều do những hạt điện tử li ti tạo thành. Vì thế từ hơn 2500 năm trước đây, đức Phật đã thấy được bản thể của vạn vật là giống nhau, là thuần nhứt, cho nên đức Phật đã dạy: “Vạn vật đồng nhất thể” và mãi đến ngày nay, con người mới kiểm chứng được và nhận thấy đúng.
d) “Không” là vì vạn vật chỉ là những dạng khác nhau của năng lượng mà thôi.
Nghiên cứu sâu xa hơn nữa về bản thể của các hạt điện tử trên, khoa học gia nhận thấy chúng chứa đựng bên trong điện tích (electric charge) và năng lượng mà thôi. Vì thế nhà bác học Roger Godel viết trong quyển sách: Expérience libératrice như sau: La vision de l’homme de science parvenu à la position extrême de sa recherche se résout en un monde étrange: C’est un pur système d’énergie. La notion commune de substance est perdue, évaporée, có nghiã là nhãn quang của nhà khoa học khi nghiêm cứu đến chỗ cùng tột, tìm thấy một thế giới lạ lùng: Tất cả chỉ còn là một hệ thống năng lượng. Quan niệm thông thường về vật chất đã mất đi, tan ra mây khói. Thưc vậy bản thể của hơi nóng là nhiệt năng; bản thể của khối plutonium là nguyên tử năng; bản thể của tia Laser là quang năng; bản thể của dung dịch a-xít là hoá năng, vân vân.
Hơn thế nữa nhà bác học nổi tiếng của thế kỷ thứ 20, ông Albert Einstein không những chỉ nhận định mối tương quan: Vật thể là năng lượng, năng lượng là vật thể, trên lý thuyết như ông Roger Godel, mà ông A. Einstein còn xác định rõ ràng bằng một công thức thực nghiệm: E= mc2
Tóm lại tất cả vật thể dù ở thể lỏng, đặc hay thể hơi đều đươc cấu tạo bởi những hạt điện tử xoay vòng và cách xa nhau một khoảng rất xa, giống như các hành tinh của Thái dương hệ. Các nguyên tử nầy chứa đựng năng lượng ở bên trong. Khi phá vỡ các nguyên tử nầy thì sẽ làm phát sinh năng lượng nguyên tử theo công thức nói trên: E = mc2. Do đó nếu có huệ nhãn (clairvoyant power), thì chúng ta sẽ thấy: Vạn vật chỉ là những dạng khác nhau của năng lượng mà thôi, chớ không có thật, không phải là thực tướng của chúng như ta đã nhìn thấy bằng ảo giác của mắt và đó là ý nghiã của “Tánh không”.
Nguyễn Trung Hiếu
Nguyễn Trung Hiếu
AVF B 003
- Từ khóa :
- Tánh Không
- ,
- Ananda Viet Awards
- ,
- Nguyễn Trung Hiếu