TÁNH KHÔNG TRONG TRUNG QUÁN LUẬN
Liên Đan
Liên Đan
Tánh Không là một trong những khái niệm quan trọng và khó thấu triệt nhất trong giáo lý Phật giáo Đại thừa. Chủ đề này được triển khai và quảng bá suốt dòng lịch sử phát triển của Phật giáo, do đó nó đã ngày càng trở nên tinh tế, sâu sắc và dường như lại càng phức tạp hơn.
Theo dòng lịch sử phát triển của Phật giáo thì khái niệm về tánh Không luôn giữ một vị trí trọng điểm trong giáo lý và đã được nhiều vị đại sư uyên bác triển khai dưới nhiều gốc độ. Đối với Trung quán, tánh Không là một kinh nghiệm cảm nhận về thực thể tối hậu của mọi hiện tượng. Không dựa vào một tư duy mang tính cực đoan nào, không căn cứ vào một quan điểm nào, không đứng vào một vị thế nào thì đấy chính là phương cách giúp thấu triệt được tánh Không. Bởi vì tất cả các pháp từ nhân duyên sanh, duyên sanh chỉ là huyễn tướng của sự hòa hợp, bởi thế quán sát cái gọi là tự tính chân thật thì thấy chúng chẳng có mảy may một thực thể nào. Không có cái tự tánh thường trụ, độc lập tự thành nên gọi là tính Không. Nhưng tính Không không phải là sự phủ định nhân quả, mà chỉ muốn nói các pháp đều là giả danh.
Tuy nhiên, có một số người lại cho rằng tánh Không trong Đại thừa mang ý nghĩa trống rỗng và hư vô, từ đó cho rằng Phật giáo Đại thừa bác bỏ những giáo lý mà Đức Phật đã giảng dạy trước đó. Có thật tánh Không trong Phật giáo Đại thừa mang ý nghĩa tất cả đều không có? Thật ra nói đến tánh Không thì tài liệu đề cập rõ ràng nhất đó là Trung quán luận, và tác phẩm này cũng đã có rất nhiều người bình giảng.
Tánh Không là gì?
Các nhà nghiên cứu chia Phật giáo làm ba thời kỳ: Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Bộ phái, và Phật giáo Đại thừa. Khởi nguyên của tánh Không được phát xuất từ khái niệm Không trong Phật giáo Nguyên thủy. Trong kinh tạng Nikaya hay A-hàm, khái niệm Không được Đức Phật mô tả là trạng thái tâm của người xuất gia không còn phiền lụy về đời sống gia đình. Đức Phật dạy rằng: Thuở xưa và nay ta nhờ an trú không, nên an trú rất nhiều, ví như lâu đài lộc mẫu này không có voi, bò, ngựa, không có vàng bạc, đàn ông đàn bà tụ hội, và chỉ có một cái không phải không, tức là sự nhất trí do duyên chúng Tỳ-kheo. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại ở đây, vị ấy tuệ tri ‘cái kia có, cái này có’. Cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh không tính”1. Nội dung đoạn kinh cho thấy rằng, Đức Phật khuyên các Tỳ-kheo phải an trú vào Không, thực tập buông bỏ những lo âu phiền lụy về vợ con, ruộng vườn, trâu bò, nhà cửa… Không là đời sống tu tập không vướng bận, xa lìa ngũ dục, xả bỏ tất cả phiền não hướng đến đời sống phạm hạnh, giải thoát.
Đến thời kỳ Phật giáo Đại thừa, tánh Không được xem là không có thực thể cố định chứ không phải là không có sự hiện hữu của một thứ gì đó. Long Thọ đứng trên lập trường Phật giáo Nguyên thủy, kế thừa và phát triển thành Duyên khởi tánh Không, với mục đích phê bình tư tưởng các bộ phái, mà cụ thể là Hữu bộ với quan điểm:“Tam thế thật hữu, pháp thể hằng tồn”2, tức là ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai đều thật có và tất cả các pháp về bản chất là thật có. Hữu bộ chủ trương “nhất thiết hữu”, lấy Duyên khởi làm căn cứ, như giảng sáu nhân bốn duyên, rồi cho rằng những pháp nào do nhân duyên sinh đều là có thật. Long Thọ chỉ ra rằng các pháp là vô tự tánh, là giả danh. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hình thành tư tưởng duyên khởi tánh Không của Long Thọ mà qua đó Trung quán luận được hình thành.
Như vậy, Long Thọ phê phán những học thuyết sai lầm của các bộ phái để xây dựng lại một nhận thức chân xác về thực tại. Hòa thượng Tuệ Sĩ nhận xét vai trò của Long Thọ như sau: “Vai trò của Long Thọ là phê phán các học thuyết đã có mà tất cả đang lặn hụp trong ngôn từ và khái niệm, kể cả Phật học và cả Bà-la-môn”3. Sự phê phán của Long Thọ dựa trên lý Duyên khởi đưa ta đến một sự nhận thức mới, vượt ra ngoài những tương đãi cục bộ của khái niệm, và liễu tri thực tại tuyệt đối bằng trí tuệ Bát-nhã. Đồng thời Trung quán luận đứng trên lập trường Đệ nhất nghĩa đế để đả phá sự quan sát sai lầm của Đệ nhị nghĩa đế, đặc biệt là căn cứ theo phương pháp biện chứng luận chỉ trích các học phái Tiểu thừa đã lập ra nhiều thuyết mâu thuẫn4.
Tánh Không trong Trung quán luận
Không (sunyata), ở đây không phải là hư không hay không có gì, mà “không” là một sự mô tả bản chất chân thực của sự vật. Bản chất của chúng hoàn toàn do duyên khởi mà có. Chúng như một dòng thác chảy, nhờ sự kết cấu các hạt nước lại tạo nên. Chính vì các bộ phái Phật giáo đã hiểu sai vấn đề khi dựa trên hiện tượng luận để nhận diện sự vật cho rằng Không là không vô sở hữu hay vô thể, nên ngoại đạo lầm tưởng Long Thọ sử dụng pháp biện chứng tánh Không để phủ nhận thế giới hiện tượng, bác bỏ sự hiện có của các đối tượng tri thức. Vì vậy đối phương đã đưa ra những lập luận sai lạc: nếu cho tất cả là Không thời suy luận giáo pháp tu tập và đạo quả trở nên vô nghĩa. Ta có thể thấy những sai lầm ấy nơi phẩm 24: Nếu cho rằng tất cả là không, không có tính ở hữu, tức là không sinh không diệt, nên không có Tứ Thánh đế cũng không có bốn quả Sa-môn, không có bốn hướng bốn đắc quả. Tám bậc hiền thánh này không có tức không có Tăng bảo. Vì không có Bốn Thánh đế nên không có Pháp bảo, đã không có Pháp bảo và Tăng bảo thì Phật bảo cũng không. Họ cho rằng Long Thọ là kẻ phá hoại Tam bảo5.
Hữu bộ cho rằng nếu tất cả các pháp là không thì không có khái niệm sinh diệt. Vậy thì sẽ có vấn đề phát sinh trong giáo lý Tứ đế. Giáo lý này gồm Khổ-Tập-Diệt-Đạo. Khổ do Tập sinh ra và do Đạo mà có sự diệt. Vậy nội dung Tứ đế là có khái niệm sinh và diệt, trong khi Long Thọ cho rằng tất cả các pháp là không, như vậy thì chẳng khác nào tất cả các pháp đều không có khái niệm sinh diệt, thế thì Tứ Thánh đế cũng không có. Điều đó cũng đồng nghĩa không có luôn bốn quả vị, và do không có bốn quả vị nên cũng không có người hướng đến bốn quả vị này (Tăng bảo). Rõ ràng Long Thọ là người phủ nhận đạo lý sinh diệt, phủ nhận đạo lý Tứ Thánh đế (Pháp bảo) và phủ nhận luôn cả bốn quả vị, thậm chí phủ nhận sự tồn tại của Tăng bảo. Vậy thì ông phủ nhận luôn cả Phật bảo, vì ông phủ nhận không có trò thì phủ nhận luôn cả người thầy. Như thế rõ ràng chủ trương tất cả pháp đều không của Long Thọ là chủ trương phá hoại Tam bảo. Vậy thì ông là ngoại đạo.
Trên đây là những câu cật vấn của Hữu bộ đối với Đại thừa (đại diện là Long Thọ). Vậy Long Thọ đã phản bác như thế nào. Trong Trung quán luận, Long Thọ nói: “Hiện tại quả thật các người không có khả năng tri nhận được tánh Không và nhân duyên của Không tánh kể cả ý nghĩa của Không tánh nên đã tự mình sinh khởi những não hại!”6. Thuyết tánh Không của Trung quán rất tinh tế, vì vậy thường dễ bị hiểu lầm là một phủ định luận. Long Thọ chỉ trích ngoại đạo rằng:
不能正觀空
Không thể chánh quán không
鈍根則自害
Độn căn tất tự hại
如不善咒術
Như chẳng biết chú thuật
不善捉毒蛇
Không thể bắt rắn độc.
Ngài còn nói thêm rằng:
世尊知是法
Thế Tôn biết pháp ấy
甚深微妙相
Tướng thậm thâm vi diệu
非鈍根所及
Độn căn không thể hiểu
是故不欲說.
Thế nên chẳng muốn nói7.
Đối với những người căn tánh ám độn khi nghe giảng về tánh Không thì sanh tâm điên đảo chấp trước, không hiểu nghĩa không một cách rốt ráo, không có khả năng hiểu được ý nghĩa đệ nhất nghĩa không một cách chân chánh, gây ra hậu quả là tự mình hại mình. Cũng giống như người bắt rắn mà không biết cách thì bị rắn trở ngược lại cắn lấy mình vậy. Ta có thể bắt gặp hình ảnh này qua kinh Ví dụ con rắn: Nếu một người bắt rắn không biết cách, nắm lấy lưng hay đuôi thì sẽ bị nó quay đầu lại cắn7. Điều này chỉ cho ngoại đạo chưa đủ trí tuệ để hiểu giáo lý thâm sâu này. Chính vì vậy khi chúng ta muốn hiểu được ý nghĩa nào đó một cách chân chánh thì phải nắm ngay ý chính của nó, đừng bao giờ lấy một ý nghĩa khác để hiểu qua một ý nghĩa khác. Tức là chúng ta phải nhìn nhận tánh Không một cách chân xác, xác thực nhất.
Vì vậy mở đầu Thập nhị môn luận Long Thọ chỉ rõ rằng: “Chúng duyên sở sinh pháp, thị tức vô tự tánh”. Tức là các pháp vô tự tánh vì nó được hình thành từ nhiều nhân và duyên. Vì thế tự tánh của các pháp là không. “Có” không phải tự nó, mà do tương đãi với những cái không phải nó, vì thế mà các pháp chỉ là giả có. Với nguyên lý nhân duyên, ta biết rằng Có và Không đều là những tương quan đối nghịch: cái này có vì cái kia có. Do đó cần phải vượt ra ngoài cả hai đối nghịch để đi đến một tổng thể trung đạo. Đó chính là:
Đối với những người căn tánh ám độn khi nghe giảng về tánh Không thì sanh tâm điên đảo chấp trước, không hiểu nghĩa không một cách rốt ráo, không có khả năng hiểu được ý nghĩa đệ nhất nghĩa không một cách chân chánh, gây ra hậu quả là tự mình hại mình. Cũng giống như người bắt rắn mà không biết cách thì bị rắn trở ngược lại cắn lấy mình vậy. Ta có thể bắt gặp hình ảnh này qua kinh Ví dụ con rắn: Nếu một người bắt rắn không biết cách, nắm lấy lưng hay đuôi thì sẽ bị nó quay đầu lại cắn7. Điều này chỉ cho ngoại đạo chưa đủ trí tuệ để hiểu giáo lý thâm sâu này. Chính vì vậy khi chúng ta muốn hiểu được ý nghĩa nào đó một cách chân chánh thì phải nắm ngay ý chính của nó, đừng bao giờ lấy một ý nghĩa khác để hiểu qua một ý nghĩa khác. Tức là chúng ta phải nhìn nhận tánh Không một cách chân xác, xác thực nhất.
Vì vậy mở đầu Thập nhị môn luận Long Thọ chỉ rõ rằng: “Chúng duyên sở sinh pháp, thị tức vô tự tánh”. Tức là các pháp vô tự tánh vì nó được hình thành từ nhiều nhân và duyên. Vì thế tự tánh của các pháp là không. “Có” không phải tự nó, mà do tương đãi với những cái không phải nó, vì thế mà các pháp chỉ là giả có. Với nguyên lý nhân duyên, ta biết rằng Có và Không đều là những tương quan đối nghịch: cái này có vì cái kia có. Do đó cần phải vượt ra ngoài cả hai đối nghịch để đi đến một tổng thể trung đạo. Đó chính là:
眾因緣生法
Pháp do các duyên sanh
我說即是無
Ta nói đó là không
亦為是假名
Cũng chính là giả danh
亦是中道義.
Cũng là nghĩa trung đạo.
未曾有一法
Chưa từng có pháp nào
不從因緣生
Chẳng từ nhân duyên sanh
是故一切法
Thế nên tất cả pháp
無不是空者
Không pháp nào không phải không8.
Bài kệ đã trình bày rõ lập trường của Long Thọ. Các pháp được sinh do nhiều nhân duyên tập hợp, nên gọi chúng là Không, là giả danh, mà cũng là Trung đạo. Hẳn nhiên một pháp mà ta quan niệm được thì nó vừa là nó mà cũng hàm chứa luôn tính chất phi nó. Bởi nếu không hàm chứa tính chất phi nó thì pháp ấy không bao giờ bị hoại diệt, như vậy thì mắc vào lỗi thường kiến. Nếu nó không phải là nó thì pháp ấy không có một sự kế tục vô gián, thế thì mắc vào lỗi đoạn kiến. Bất thường bất đoạn ấy là Trung đạo. Chính nguyên lý nhân duyên đã phá vỡ tính chất tương đối và hạn cuộc của ngôn từ và khái niệm. Như vậy, quan niệm nhân quả đồng nhất như Samkhya là phi lý mà quan niệm nhân quả dị biệt như Vaisesika cũng phi lý. Nếu nhân quả đồng nhất thì không có sinh ra quả, nhân quả dị biệt thì cũng không thể sinh ra quả. Vậy thì một pháp luôn được nhận thức bằng ý niệm về một pháp khác với chính nó và đối nghịch với nó. Khái niệm có có mặt là vì có khái niệm về không. Sự mâu thuẫn Có và Không đi đến một tổng đề: phi có phi không, tức bất nhị. Nhưng bất nhị lại đối nghịch với nhị. Cứ thế một pháp luôn luôn ngầm chứa một pháp đối nghịch với nó. Nguyên lý nhân duyên cho ta biết rằng cái này có vì cái kia có. Long Thọ xác quyết mối quan hệ đồng nhất giữa ba phương pháp mô tả duyên khởi: Không, Giả danh, và Trung đạo. Giả danh là vấn đề của nhận thức luận liên quan ngôn ngữ và tư duy. Ngài khẳng định:
Bài kệ đã trình bày rõ lập trường của Long Thọ. Các pháp được sinh do nhiều nhân duyên tập hợp, nên gọi chúng là Không, là giả danh, mà cũng là Trung đạo. Hẳn nhiên một pháp mà ta quan niệm được thì nó vừa là nó mà cũng hàm chứa luôn tính chất phi nó. Bởi nếu không hàm chứa tính chất phi nó thì pháp ấy không bao giờ bị hoại diệt, như vậy thì mắc vào lỗi thường kiến. Nếu nó không phải là nó thì pháp ấy không có một sự kế tục vô gián, thế thì mắc vào lỗi đoạn kiến. Bất thường bất đoạn ấy là Trung đạo. Chính nguyên lý nhân duyên đã phá vỡ tính chất tương đối và hạn cuộc của ngôn từ và khái niệm. Như vậy, quan niệm nhân quả đồng nhất như Samkhya là phi lý mà quan niệm nhân quả dị biệt như Vaisesika cũng phi lý. Nếu nhân quả đồng nhất thì không có sinh ra quả, nhân quả dị biệt thì cũng không thể sinh ra quả. Vậy thì một pháp luôn được nhận thức bằng ý niệm về một pháp khác với chính nó và đối nghịch với nó. Khái niệm có có mặt là vì có khái niệm về không. Sự mâu thuẫn Có và Không đi đến một tổng đề: phi có phi không, tức bất nhị. Nhưng bất nhị lại đối nghịch với nhị. Cứ thế một pháp luôn luôn ngầm chứa một pháp đối nghịch với nó. Nguyên lý nhân duyên cho ta biết rằng cái này có vì cái kia có. Long Thọ xác quyết mối quan hệ đồng nhất giữa ba phương pháp mô tả duyên khởi: Không, Giả danh, và Trung đạo. Giả danh là vấn đề của nhận thức luận liên quan ngôn ngữ và tư duy. Ngài khẳng định:
是故經中說
Thế nên trong kinh nói
若見因緣法
Nếu thấy pháp nhân duyên
則為能見佛
Tức được thấy Phật
見苦集滅道
Thấy khổ tập diệt đạo9.
Lúc này Long Thọ trích dẫn kinh để thuyết minh. Trong kinh Trung bộ Đức Phật dạy: “Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được ta”10. Như vậy Đức Phật khẳng định rằng duyên khởi là chân lý, là pháp thường trụ của thế gian, nó liên hệ đến đời sống thường nhật của con người. Nếu ai thông hiểu được pháp nhân duyên này, cũng đồng nghĩa với việc thông đạt được Khổ-Tập-Diệt-Đạo, thì người ấy sẽ được giác ngộ giải thoát, tức là thấy được Phật. Nếu Tiểu thừa chấp nhận giác ngộ giáo lý Tứ đế là thấy Phật, thì Đại thừa chấp nhận quan điểm phải ngộ tánh Không các pháp, vì khi thông hiểu tánh Không các pháp sẽ rõ được Tứ đế. Vậy không có lý do gì chấp nhận giáo lý Tứ đế mà không chấp nhận tánh Không. Như thế, tánh Không của Trung quán luận đồng nghĩa với Pháp tánh, Phật tánh, Chân như tánh, Duyên khởi tánh. Như hai bài kệ đầu của Trung quán luận đã nói:
Lúc này Long Thọ trích dẫn kinh để thuyết minh. Trong kinh Trung bộ Đức Phật dạy: “Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được ta”10. Như vậy Đức Phật khẳng định rằng duyên khởi là chân lý, là pháp thường trụ của thế gian, nó liên hệ đến đời sống thường nhật của con người. Nếu ai thông hiểu được pháp nhân duyên này, cũng đồng nghĩa với việc thông đạt được Khổ-Tập-Diệt-Đạo, thì người ấy sẽ được giác ngộ giải thoát, tức là thấy được Phật. Nếu Tiểu thừa chấp nhận giác ngộ giáo lý Tứ đế là thấy Phật, thì Đại thừa chấp nhận quan điểm phải ngộ tánh Không các pháp, vì khi thông hiểu tánh Không các pháp sẽ rõ được Tứ đế. Vậy không có lý do gì chấp nhận giáo lý Tứ đế mà không chấp nhận tánh Không. Như thế, tánh Không của Trung quán luận đồng nghĩa với Pháp tánh, Phật tánh, Chân như tánh, Duyên khởi tánh. Như hai bài kệ đầu của Trung quán luận đã nói:
不生亦不滅
Không sanh cũng không diệt
不常亦不斷
Không thường cũng không đoạn
一亦不異
Không một cũng không khác
不 來亦不出
Không đến cũng không đi11.
能說是因緣
Bậc năng thuyết nhân duyên
善諸戲論
Thiện diệt các hý luận
我首禮佛
Con cúi đầu lễ Phật
諸 說中第一
Bậc nhất trong các thuyết12.
Nội dung bài kệ cho ta thấy rằng sự quán chiếu về các pháp trên nhiều phương diện khác nhau. Cặp phạm trù sinh-diệt là sự quán chiếu hiện hữu, thường-đoạn là quán chiếu về mặt thời gian, nhất-dị là quán chiếu về không gian, và lai-xuất là sự quán chiếu quy tắc vận hành. Trong một sát-na là có cả sanh lẫn diệt, chúng đều do nhân duyên hòa hợp mà có. Ngay bài kệ mở đầu đã lột tả được hết tinh túy của bộ luận. Bát bất này còn gọi là Bát bất duyên khởi. Từ duyên khởi mà phát hiện ra chân lý Bát bất, từ Bát bất quán sát thì hiểu được duyên khởi tánh Không, tức là thấy được Trung đạo. Tóm lại, các pháp chỉ là do duyên khởi mà tạo nên, vì duyên khởi nên nó không chân thật, nó chỉ là như huyễn, không thật có. Như kinh Kim cang nói:
Nội dung bài kệ cho ta thấy rằng sự quán chiếu về các pháp trên nhiều phương diện khác nhau. Cặp phạm trù sinh-diệt là sự quán chiếu hiện hữu, thường-đoạn là quán chiếu về mặt thời gian, nhất-dị là quán chiếu về không gian, và lai-xuất là sự quán chiếu quy tắc vận hành. Trong một sát-na là có cả sanh lẫn diệt, chúng đều do nhân duyên hòa hợp mà có. Ngay bài kệ mở đầu đã lột tả được hết tinh túy của bộ luận. Bát bất này còn gọi là Bát bất duyên khởi. Từ duyên khởi mà phát hiện ra chân lý Bát bất, từ Bát bất quán sát thì hiểu được duyên khởi tánh Không, tức là thấy được Trung đạo. Tóm lại, các pháp chỉ là do duyên khởi mà tạo nên, vì duyên khởi nên nó không chân thật, nó chỉ là như huyễn, không thật có. Như kinh Kim cang nói:
一切有爲法
Tất cả pháp hữu vi,
如夢幻泡影
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
如露亦如電
Như sương, như chớp lóe,
應作如是觀
Hãy quán chiếu như thế.
Tóm lại, không chính là một thực tại bất khả đắc. Thực tại đó không nằm trong giới hạn của tri thức cục bộ mà chỉ trực giác bằng trí Bát-nhã, trí tuệ siêu việt mọi ý niệm tương đãi, mọi danh từ ngôn thuyết. Tự tánh của các pháp là không. Do tính chất không mà các pháp có thể sinh hóa, hình thành chuyển biến: Dĩ hữu không nghĩa cố, nhất thiết pháp đắc thành. Bản tính các pháp là chuyển biến, mà bản thể chính là hiện tượng và cái bất biến chính là cái chuyển biến. Trên phương diện luận lý, không của Long Thọ là một biện chứng phủ định khai thông con đường đi vào thực tại. Chỉ có không, với biện chứng phủ định mới có thể kéo nhận thức ra khỏi vũng lầy của khái niệm và ngôn từ. Vì vậy, khi nói về tánh Không, không có nghĩa là phủ định hết thảy pháp mà hàm ý là thành lập hết thảy pháp. Vì ngoại đạo không khéo hiểu được nghĩa không nên mới vội cho rằng không tức là hư vô, là không có gì như lông rùa sừng thỏ.
Kết luận
Con người đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm cách để hiểu chân diện mục của thế giới. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, các tôn giáo, học thuyết lần lượt ra đời để giải quyết vấn đề trên; và các triết gia luôn khẳng định học thuyết mà mình đưa ra là chính xác. Nhưng có bao nhiêu học thuyết đưa ra thì có bấy nhiêu sự xung đột và mâu thuẫn xảy ra. Đến khi Trung Quán tông xuất hiện, nó đi thẳng vào vấn đề, phá bỏ mọi mô thức khái niệm, xem tất cả là rỗng không, quét sạch những kiến giải hư ngụy bằng học thuyết tánh Không. Triết lý Trung quán của Long Thọ không những chỉ xác định rằng các pháp là không trên khía cạnh hiện tượng mà còn cho rằng bản thể cũng không. Bản thể không, hiện tượng không, hữu vi không, vô vi không, năng tướng không, sở tướng không, tất cả các pháp đều không, là vô tự tính.
Tánh Không với hàm ý rằng vạn vật đều không thật có, không có thực thể, không có tự tánh riêng, tất cả các pháp dù là vật chất hay tinh thần chỉ là nhân duyên giả hợp. Tánh Không không phải là quán chiếu sự vật phi thực một cách tùy tiện, mà đó là sự phô bày bản chất nội tại của chúng. Điều này giải phóng con người ra khỏi mạng lưới rối rắm của những tà kiến và nhận thức sai lầm. Lý thuyết đầu tiên để chúng ta hiểu được tánh Không chính là duyên khởi, và sự nổi bật của thuyết tánh Không chính là Trung đạo. Tóm lại, với quan điểm của Trung luận, không thấy nhân duyên thì không thấy được chân lý, không đi đến Niết-bàn, nghĩa là không hoàn thành được lý tưởng Bồ-tát.
Tóm lại, không chính là một thực tại bất khả đắc. Thực tại đó không nằm trong giới hạn của tri thức cục bộ mà chỉ trực giác bằng trí Bát-nhã, trí tuệ siêu việt mọi ý niệm tương đãi, mọi danh từ ngôn thuyết. Tự tánh của các pháp là không. Do tính chất không mà các pháp có thể sinh hóa, hình thành chuyển biến: Dĩ hữu không nghĩa cố, nhất thiết pháp đắc thành. Bản tính các pháp là chuyển biến, mà bản thể chính là hiện tượng và cái bất biến chính là cái chuyển biến. Trên phương diện luận lý, không của Long Thọ là một biện chứng phủ định khai thông con đường đi vào thực tại. Chỉ có không, với biện chứng phủ định mới có thể kéo nhận thức ra khỏi vũng lầy của khái niệm và ngôn từ. Vì vậy, khi nói về tánh Không, không có nghĩa là phủ định hết thảy pháp mà hàm ý là thành lập hết thảy pháp. Vì ngoại đạo không khéo hiểu được nghĩa không nên mới vội cho rằng không tức là hư vô, là không có gì như lông rùa sừng thỏ.
Kết luận
Con người đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm cách để hiểu chân diện mục của thế giới. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, các tôn giáo, học thuyết lần lượt ra đời để giải quyết vấn đề trên; và các triết gia luôn khẳng định học thuyết mà mình đưa ra là chính xác. Nhưng có bao nhiêu học thuyết đưa ra thì có bấy nhiêu sự xung đột và mâu thuẫn xảy ra. Đến khi Trung Quán tông xuất hiện, nó đi thẳng vào vấn đề, phá bỏ mọi mô thức khái niệm, xem tất cả là rỗng không, quét sạch những kiến giải hư ngụy bằng học thuyết tánh Không. Triết lý Trung quán của Long Thọ không những chỉ xác định rằng các pháp là không trên khía cạnh hiện tượng mà còn cho rằng bản thể cũng không. Bản thể không, hiện tượng không, hữu vi không, vô vi không, năng tướng không, sở tướng không, tất cả các pháp đều không, là vô tự tính.
Tánh Không với hàm ý rằng vạn vật đều không thật có, không có thực thể, không có tự tánh riêng, tất cả các pháp dù là vật chất hay tinh thần chỉ là nhân duyên giả hợp. Tánh Không không phải là quán chiếu sự vật phi thực một cách tùy tiện, mà đó là sự phô bày bản chất nội tại của chúng. Điều này giải phóng con người ra khỏi mạng lưới rối rắm của những tà kiến và nhận thức sai lầm. Lý thuyết đầu tiên để chúng ta hiểu được tánh Không chính là duyên khởi, và sự nổi bật của thuyết tánh Không chính là Trung đạo. Tóm lại, với quan điểm của Trung luận, không thấy nhân duyên thì không thấy được chân lý, không đi đến Niết-bàn, nghĩa là không hoàn thành được lý tưởng Bồ-tát.
Liên Đan
_________________
(1) HT.Thích Minh Châu dịch, kinh Trung bộ 2, kinh Tiểu không, Nxb.Tôn Giáo, 2012, tr. 433-434.
(2) Thích Hạnh Bình, “Triết học Có và Không của Phật giáo Ấn Độ”, Nxb.Phương Đông, 2008, tr.113.
(3) HT.Tuệ Sĩ, Long Thọ và Biện chứng pháp.
(4) Kimura Taiken, HT.Thích Quảng Độ dịch, Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Nxb.Tôn Giáo, 2012.
(5) HT.Thiện Siêu, Trung luận, Nxb. TP.HCM, 2001, tr.268-269. (6) Sđd, tr.270.
(7) HT. Ấn Thuận, Lược giảng luận Trung quán, Thích Hạnh Bình - Quán Như dịch, Nxb.Phương Đông, 2014, tr.9-10.
(8) HT.Thích Minh Châu dịch, kinh Trung bộ I, kinh Ví dụ con rắn, tr.177.
(9) HT.Ấn Thuận, Lược Giảng Luận Trung Quán, Thích Hạnh Bình - Quán Như dịch, Nxb.Phương Đông, 2014, tr.10.
(10) Sđd, tr.12.
(11) HT.Minh Châu dịch, kinh Trung bộ I, Đại kinh ví dụ dấu chân voi, VNCPHVN ấn hành, tr.422.
(12) HT.Ấn Thuận, Lược giảng luận Trung quán, Thích Hạnh Bình-Quán Như dịch, Nxb.Phương Đông, 2014, tr.5.
(13) Sđd, tr.5.
- Từ khóa :
- Tánh Không
- ,
- Trung Quán Luận