Liebenthal, Walter, The Book of Chao; “Chao lun”,
Oxford University Press, 1968.
Phần chánh tôn:
Tăng Triệu Pháp sư, Triệu luận, trong Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
quyển 45, mục số 1858, trang 150-161.
Phần chú giải:
The Book of Chao.
Tham khảo:
Nhiệm Kế Dũ, Hán Đường Trung Quốc Phật giáo tư tưởng luận tập,
Thượng Hải ấn thư quán, 1962.
Trủng Bản Thiện Long, Triệu luận nghiên cứu,
Đông Đô Đại học Nhân văn Khoa học nghiên cứu sở, Pháp tạng quán, 1952.
MỤC LỤC
Lời người dịch
Dẫn nhập
I. Sử lược
II. Tác phẩm của Tăng Triệu
III. Các bài sớ và tự
IV. Chú giải & bình luận về triết lý Tăng Triệu
A. Ý nghĩa “khuôn thức”
B. Lịch sử về sự thuyên giải thuộc Phật đạo
C. Chú giải về Bát nhã
D. Vật Bất Chân Không luận
E. Thời Gian, Vật Bất Thiên
F. Niết Bàn Vô Danh
G. Thiền định của Tăng Triệu
H. Trao đổi văn thư với Lưu Di Dân
Vật Bất Thiên luận
Lưu Di Dân thư vấn
Đáp Lưu Di Dân thư
Niết Bàn Vô Danh luận
Niết Bàn Vô Danh luận (chánh văn)
Chú thích
Cuộc tranh đấu Phật giáo 1963, sự thành hình của Viện Cao đẳng Phật học và sau đó Đại học Vạn Hạnh, dịp may hội ngộ các bậc sư trưởng và thiện tri thức thành tâm trong vấn đề truyền bá triết lý đạo Phật, là những nhân duyên hữu hạnh mà Đức Phật từ bi đã bố thí để dẫn đường đưa người dịch sách này tìm về đường chánh giác.
Kinh điển không thông, luật nghi chưa thuộc, tham sân si còn đủ, hoặc trí vẫn đầy, nhứt thời lại phải xa lìa nơi tôn nghiêm, chia cách những vị dẫn đạo tri thức, giã từ môi trường tu học, để dấn thân vào dòng triền phược đầy ma vương nghiệp chướng, nếu Đức Phật không từ bi dùng đèn trí tuệ chiếu soi thì con người đi một mình lầm lũi trong bóng đêm kia làm sao vững tâm cho được để mà tiếp tục đi theo con đường đã lựa chọn? Triệu luận là ngọn đèn trí tuệ chiếu soi đó.
Tham dịch kinh điển là một điều thiên nan vạn nan, mà lại học đòi dịch kinh luận cao, quả thật ngông cuồng xem trời đất không người tài giỏi. Nhưng nghĩ lại, cuộc dấn thân tuy nhiều phong ba hệ lụy, nhưng cũng nhờ đó mà học đòi được chút đỉnh tiếng nước người, nếu nay không lợi dụng đấy làm phương tiện để mà truyền đạt những tri kiến dị biệt vào thế giới văn hóa phong phú của Phật học thì quả là phụ bỏ công đức dạy dỗ của chư vị sư trưởng. Thế nên bạo gan dịch luận này, tuy biết rằng có nhiều sai lạc, nhưng với tâm niệm hoài ân Tam bảo, nên biết rằng các bậc sư trưởng và thiện tri thức sẽ hoan hỷ tri nhận thành ý mà chỉ dạy thêm cho.
Bản dịch chia làm hai phần:
1- Phần đầu dịch chương dẫn nhập của Liebanthal, để diễn đạt nhận thức của người Tây phương trong vấn đề tìm hiểu triết lý đạo Phật.
2- Phần hai, “Triệu luận”, dịch trực tiếp từ nguyên bản Hán văn trong Đại tạng, mục số 1858, thuộc quyển 45, trang 150-161, mà không dịch Liebanthal vì nhiều lý do: a) Tam sao thất bản; b) Liebanthal chỉ dịch ý chứ không theo sát nguyên văn nên lược bỏ hết mọi điệp từ làm mất cả nét đẹp của văn thể Tăng Triệu; c) Từ ngữ Anh dịch không diễn đạt hoàn toàn ý nghĩa Phật học Hán văn. Chú thích cho “Vật Bất Thiên” và “Bất Chân Không luận” là theo Nhiệm Kế Dũ trong “Hán Đường Trung Quốc Phật giáo tư tưởng luận tập”, ngoài ra là theo Liebenthal.
Người dịch cầu nguyện Đức Phật từ bi bố thí cho lần nữa nhân duyên thuận tiện để tiếp tục dịch các bản chú sớ về Triệu luận, cũng như tất cả những vấn đề và học thuyết vây quanh Tăng Triệu đương thời, tỷ như vấn đề sắc không, hữu vô, tâm, lục gia... cùng là các quan niệm và tham khảo của người Tây phương những lúc gần đây về triết lý của con người tài hoa đoản mệnh từng được sùng bái là sáng tổ của Tam Luận tôn, một thời ngự trị học trường Tánh Không để ngang hàng với nhà Luận sư vĩ đại Long Thọ bên kia trời Thiên Trúc.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Thích Ca nữ tử lưu học niTUỆ HẠNH
tại Úc châu Quốc lập Đại học viện
cẩn dịch
10-11-1973
TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI - Tác Giả: Tăng Triệu Đại Sư (Thích Duy Lực)
Triệu Luận (Thích Nhuận Châu)
Tăng Triệu Và Tánh Không Học Đông Phương (Thích Nữ Tuệ Hạnh dịch)