Phần 10.

28/05/20202:44 CH(Xem: 3215)
Phần 10.

THE WAY OF ZEN IN VIETNAM
THIỀN TÔNG VIỆT NAM
NGUYÊN GIÁC
Published by
Ananda Viet Foundation – 2020


PHẦN 10 | PART 10

Phần 10. (từ trang 243 đến  trang 283)

91. Zen | Thiền
92.
Bodhi | Bồ Đề
93. The Great Way | Đại Đạo
94. Song Of The Buddha Mind | Phật Tâm Ca
95. Living Amid Dust And Enjoying The Way | Cư Trần Lạc Đạo

91

ZEN

After seeing the mind's essence, you have to keep the precepts purely. What is “keeping the precepts purely”? That means in twelve hours you should stop all involvement outwardly, and still your mind inwardly. Because your mind is still, you are peaceful while seeing a scene.

Your eyes don’t slip outward when consciousness arises by the seen, and your consciousness doesn’t slip inward by the scene you see. Since the outward and the inward do not interfere with one another, we term this blockade. Though termed blockade, this does not mean “to block.” The senses of ear, nose, tongue, body, and mind are just like that. 

This is called the Mahayana precepts, the unsurpassed precepts, also the unequaled precepts. All the monks, young or old, must keep the precepts purely, as described above.

Keeping the precepts firmly, then you practice Zen. The key to Zen is that you must drop all body and mind. First, while practicing Samatha meditation, you should often ask yourself some questions. Where did this body come from? Where did this mind come from? While the mind doesn’t really exist, where did the body come from? 

While body and mind are emptiness, where did all things come from? If all things don’t actually exist, because while there was no existence [at the beginning], where did existence come from? That existence was non-existence, so there is no existence. If a thing is not actually a thing, then what does each thing depend on? If there is nothing to depend on, then a thing is not a thing. This thing is not real, but also not unreal. 

When you realize the true nature, that is when you enter meditation. The practitioner should not become attached to meditating; meditation without a trace of meditation is called the unsurpassed meditation. Moreover, practicing the thoai dau (Chinese: huatou) should be unbroken, ceaseless, without any overturned thought, without any turmoil, and without any dull feeling. Your mind must be as transparent as a diamond rolling on a tray, as luminous as a mirror on a frame…

PHAP LOA (1284 – 1330)

NOTE: The Zen Master Phap Loa wanted to generate a great doubt in your thinking. Great doubt may help you attain enlightenment. Some koans will push you into a great doubt; some won’t. A short koan is usually called thoai dau. You can practice thoai dau like so: Simply say the name of a Buddha, and ask yourself who just said the Buddha's name; while watching your mind to see the arising of the Buddha's name, you will step into a great doubt. No thoughts can exist in a great doubt. Only the great doubt exists while you are lying down, sitting, standing or walking. In other words, you watch your mind with the mind of "not knowing" which is the mind of non-discrimination, or the mind of a baby who has not any notion of the past, present, and future. This will help you understand the nature of the mind.

Meanwhile, one of the most popular koans is the question: "Who am I?" This question is very tricky because any personhood should be seen as the five aggregates (form, feeling, perception, volition, and consciousness), each of which is constantly changing. Just think like this: you have millions of different bodies and millions of different states of mind within a day.

We can recall a story in Chinese Zen: The famous scholar Pei Xiu asked the Zen master Huang Po (?-850) the whereabouts of a late monk who was depicted in a drawing on a wall. Buddhism has no concept of resurrection. Just imagine that if a late monk comes back to life after five hundred years: would that personhood have a form of a one-hundred-year-old man or a six-hundred-year-old man? The story says that Huang Po called Pei Xiu by name loudly: "Pei Xiu!"

Then Pei Xiu replied: "Yes."

Huang Po asked: "Where?"

Thus, the Zen master Huang Po pushed Pei Xiu back into the "here and now" with a loud voice, and pointed at the hearing, an activity from the five aggregates of Pei Xiu.

In the SN 5.10 Sutta, Mara the Evil One asked the bhikkhuni Vajira: “Who created this sentient being? Where is its maker? Where has the being arisen? And where does it cease?” (Translated by Bhikkhu Sujato) The bhikkhuni Vajira replied that the so-called ‘sentient being’ could not be found anywhere in a group of five aggregates.

There is a Zen saying: "Samsara is Nirvana." That also means that this world is not different from Buddhahood. It means that you've realized Nirvana when you see, hear and perceive the emptiness nature of phenomena and your entire body and mind.

A person asked the Chinese Zen master Hui Hai  (720-814) how to attain the Great Nirvana. Hui Hai replied: "Just don't create the karma of birth and death."

In the SN 35.232 Sutta, Venerable Sariputta and Venerable Mahakoṭṭhita had a dhamma conversation as follows:

“Reverend Sāriputta, which is it? Is the eye the fetter of sights, or are sights the fetter of the eye? Is the ear … nose … tongue … body … mind the fetter of thoughts, or are thoughts the fetter of the mind?”

“Reverend Koṭṭhita, the eye is not the fetter of sights, nor are sights the fetter of the eye. The fetter there is the desire and greed that arises from the pair of them. The ear … nose … tongue … body … mind is not the fetter of thoughts, nor are thoughts the fetter of the mind. The fetter there is the desire and greed that arises from the pair of them." (Translated by Bhikkhu Sujato)

---  ---

THIỀN

Sau khi thấy tánh, phải gìn giữ giới cho thanh tịnh. Thế nào là giới thanh tịnh? Nghĩa là trong mười hai giờ, ngoài dứt các duyên, trong tâm không loạn. Vì tâm không loạn động nên cảnh đến vẫn an nhàn

Mắt không vì cái sở duyên của thức mà chạy ra, thức không vì cái sở duyên của cảnh mà chun vào. Ra, vào không giao thiệp nên gọi là ngăn chận. Tuy nói ngăn chận mà không phải ngăn chận. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng như thế. Đó gọi là giới đại thừa, là giới vô thượng cũng gọi là giới vô đẳng đẳng. Tịnh giới nầy, dù Tiểu tăng cho đến bậc Đại tăng đều phải gìn giữ.

Nhân giữ giới vững chắc không động, kế đó mới tập Thiền. Cái yếu chỉ của Thiền địnhthân tâm đều xả. Trước tập định tâm, thường tự suy xét: Thân này từ đâu mà đến? Tâm này từ đâu mà có? Tâm không thật có thì từ đâu có thân? Thân tâm đều không thì pháp từ đâu mà có? Pháp không thật có, vì không có cái có, cái có có đó từ đâu mà có? Cái có có đó đã không thì không có pháp có. Mỗi pháp chẳng phải pháp, thì mỗi pháp nương vào đâu ? Không có chỗ dựa nương thì pháp không phải mỗi pháp. Pháp này không thật cũng chẳng phải không thật.

Chứng được thật pháp, mới hay chứng nhập thiền. Người tu tập thiền định không được chấp dụng công, dụng mà không có chỗ dụng, gọi là Thiền thượng thừa. Ngoài tham thoại đầu không cho gián đoạn, miên mật liên tục không có kẽ hở, cũng không điên đảo, không trạo cử cũng không hôn trầm. Phải trong trẻo như viên ngọc lăn trên mâm, phải sáng suốt như gương trên đài…

PHÁP LOA (1284 – 1330)  – Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Thiền Sư Pháp Loa muốn khởi đại nghi tình trong bạn. Đại nghi có thể giúp bạn đại ngộ. Một vài công án sẽ đẩy bạn vào đại nghi, nhưng một số công án khác thì không. Một công án ngắn thường được gọi là thọai đầu. Bạn có thể tham thọai đầu như thế này: Hãy niệm tên của một vị Phật, và tự hỏi chính bạn rằng ai vừa thốt lên lời niệm đó; hãy nhìn vào tâm bạn để xem rằng ai vừa thốt lên danh hiệu đó, và bạn sẽ rơi vào đại nghi. Không có niệm nào xuất hiện được trong đại nghi. Chỉ có đại nghi hiện hữu trong khi bạn đang đi, đứng, nằm, ngồi thôi. Nói cách khác, bạn nhìn vào tâm bạn với tâm "không biết" đó là tâm vô phân biệt, hay tâm hài nhi mà em bé này không có khái niệm nào dính với quá khứ, hiện tạivị lai. Như thế sẽ giúp bạn thấy tánh của tâm.

Trong khi đó, một trong những công án phổ biến là câu hỏi: "Tôi là ai?" Câu hỏi này rất cạm bẫy, vì bất kỳ cá nhân nào cũng nên nhìn như là năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức), mỗi uẩn trong đó lại liên tục biến đổi. Hãy suy nghĩ thế này: bạn có hàng triệu thân và hàng triệu trạng thái tâm chỉ trong một ngày thôi.

Chúng ta có thể nhớ một truyện trong Thiền Trung Hoa: Học giả nổi tiếng Bùi Hưu hỏi Thiền sư Hoàng Bá (?-850) xem nơi một nhà sư quá cố có tranh vẽ trên tường đang ở đâu. Phật giáo không có khái niệm phục sinh. Hãy hình dung rằng nếu một nhà sư quá cố sống trở lại sau 500 năm: vị này sẽ có hình thể của một người một trăm tuổi hay người năm trăm tuổi? Chuyện kể rằng Hoàng Bá gọi lớn tên Bùi Hưu: "Bùi Hưu!"

Rồi Bùi Hưu trả lời: "Dạ!"

Hoàng Bá hỏi: "Ở đâu?"

Như thế Thiền sư Hoàng Bá lôi Bùi Hưu trở về cái "ở đây và bây giờ" với giọng lớn tiếng, và chỉ vào cái đang nghe, một hành hoạt từ ngũ uẩn của Bùi Hưu.

Trong Kinh SN 5.10 Sutta, Ác Ma hỏi Tỳ kheo ni Vajira: "Do ai, hữu tình này, Được sanh, được tạo tác? Người tạo hữu tình này, Hiện nay ở tại đâu? Từ đâu hữu tình sanh? Đi đâu hữu tình diệt?" (Bản dịch HT Thích Minh Châu) Tỳ kheo ni Vajira trả lời rằng cái gọi là "hữu tình" đó không thể tìm đâu ra trong khối 5 uẩn này.

Có một câu nói trong Thiền sử: "Cõi phiền não cũng là Niết Bàn." Nói thế có nghĩa là thế giới này không khác ì cõi Phật. Có nghĩa là bạn chứng ngộ Niết Bàn khi bạn thấy, nghe và nhận biết bản tánh không tánh của vạn pháp và của toàn thân tâm bạn.

Một người hỏi Thiền sư Huệ Hải (720-814) ở Trung Hoa rằng làm sao có thể thành tựu Đại Niết Bàn. Huệ Hải đáp: "Chỉ đừng tạo nghiệp sanh tử.

Trong Kinh SN 35.232 Sutta, ngài Sariputta và ngài Mahakoṭṭhita có đoạn pháp đàm như sau.

"—Thưa Hiền giả, có phải con mắt là kiết sử (trói buộc) của các sắc, hay các sắc là kiết sử của con mắt? … Có phải ý là kiết sử của các pháp hay các pháp là kiết sử của ý?

—Này Hiền giả Kotthika, con mắt không phải là kiết sử của các sắc, các sắc không phải là kiết sử của con mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử … Ý không phải là kiết sử của các pháp, các pháp không phải là kiết sử của ý; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử." (Bản dịch của HT Thích Minh Châu)

---  ---

92

BODHI

Precious jewels are hidden in the stone.
Lotus grows from the mud.
After enlightenment, you will know that 
the world of birth and death is the land of Bodhi.

MINH LUONG (circa 17th century)

NOTE: Is samsara truly nirvana? The Buddha sidestepped these philosophical sides and urged his followers to be pragmatic and master the mind. The Buddha once asked Rahula to let the mind be like a river which receives all things thrown into it and sweeps them all away. Furthermore, the Buddha asked Rahula to let the mind be like a fire which receives all things thrown into it and burns them all away. Nothing could be clung to in that river or fire. Sweeping away all things, burning away all things… What remains? The emptiness? 

It’s very hard to have a mind like a river that sweeps away all things or to have a mind like a fire that burns away all things. That also means that your mind has not a trace of anything from the past, present, and future. Again and again, we cling to something we treasure, to the image we regard as beauty, or to the admiration we expect after a victory. Consciously or unconsciously, we cling to something most of the time.

Actually, many of us love to cling to something and love to stay in this samsara world. You once held a hand of a beautiful girlfriend decades ago, and now can still feel her trembling hand in your palm… Or, you just attended a concert yesterday, listened to your favorite music, and went home with joy. Then you meditate as usual and went to sleep comfortably and happily. Did you hear some nice melody hovering around you after the concert, either on the way home or while trying to sleep or even many days later? We are addicted to what we see, hear and perceive. It is very hard to break free from the samsara world.

In the MA 110 Sutra, the Buddha urged his disciples to skillfully watch their own mind: "Just like when a flame bursts at your head or your turban, you have to urgently find a way to save your head or turban. Similarly, a monk who wants to destroy the evil, unwholesome tendencies should quickly find any way possible to study heedfully, cultivate the right mindfulness and right knowledge, have great patience, and never fall back on the path.

---  ---

BỒ ĐỀ  

Ngọc quí ẩn trong đá 
Hoa sen mọc từ bùn 
Nên biết chỗ sanh tử 
Ngộ vốn thật Bồ-đề. 

MINH LƯƠNG – Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Có phải phiền não thực sự là Niết Bàn? Đức Phật đã tránh bàn khía cạnh triết học, và thúc giục môn đệ phải thực dụng làm chủ được tâm. Một lần, Đức Phật yêu cầu ngài Rahula hãy để tâm như một dòng sông đón nhận mọi thứ ném vào và cuốn trôi đi tất cả. Thêm nữa, Đức Phật bảo ngài Rahula hãy giữ tâm như ngọn lửa đón nhận mọi thứ ném vào và thiêu rụi tất cả. Không gi có thể được nắm giữ trong dòng sông hay ngọn lửa đó. Cuốn trôi đi tất cả, thiêu rụi hết tất cả... Cái gì còn lại? Tánh không?

Rất khó giữ tâm như dòng sông cuốn trôi mọi thứ, hay giữ tâm như ngọn lửa thiêu rụi mọi thứ. Cũng có nghĩa là tâm bạn không có chút mảy may nào từ quá khứ, hiện tạivị lai. Cứ liên tục, chúng ta mải dính mắc vào những gì chúng ta trân quý, vào các hình ảnh chúng ta xem là đẹp, hay vào sự tán thưởng mà chúng ta mong đợi sau một chiến thắng. Một cách ý thức hay vô thức, chúng ta đều dính mắc vào những gì đó hầu hết thời gian.

Thực tế, nhiều người trong chúng ta yêu thích dính mắc vào điều gì đó, và yêu thích ở lại cõi luân hồi này. Bạn đã từng nắm tay một bạn gái xinh đẹp nhiều thập niên trứơc, và bây giờ vẫn còn cảm thấy bàn tay nàng run rẩy trong bàn tay của bạn khi kỷ niệm êm dịu trở lại… Hay, bạn mới dự một buổi hòa nhạc hôm qua, nghe các ca khúc bạn yêu thích, và về nhà với niềm vui. Rồi bạn ngồi thiền như thường lệ, và rồi ngủ một cách thỏai mái, hạnh phúc. Bạn có nghe một vài âm điệu dịu dàng vây quanh bạn sau buổi hòa nhạc, trên đường về nhà, khi hay trong khi dỗ giấc ngủ, hay ngay cả nhiều ngày sau đó? Chúng ta say nghiện vào những gì chúng ta thấy, nghe và nhận biết. Rất khó để giải thoát khỏi cõi ta bà này.

Trong Kinh Trung A Hàm MA 110, Đức Phật thúc giục môn đệ phải thiện xảo quán tâm: "Ví như bị lửa đốt cháy đầu, cháy áo, nhanh chóng tìm cầu phương tiện cứu đầu, cứu áo. Cũng vậy, Tỳ-kheo muốn diệt trừ pháp ác bất thiện này phải nhanh chóng tìm cầu phương tiện, học tập, tinh cần, chánh niệm, chánh trí, kham nhẫn, đừng để bị thoái chuyển." (Bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ)

---  ---

93

THE GREAT WAY

The Great Way is immense and boundless, restraining nothing. The self-nature is serene, neither virtuous nor evil. When a thought of choice arises, many faults come up instantly and separate earth from the sky. Holiness and unholiness come from the same root. Right and wrong are not separate paths. Thus, sinfulness and blessedness are originally void; the cause and effect correlation is ultimately unreal. Every human being embodies perfection and already achieves liberation.

The Buddha-nature and the dharma body are just like forms and shadows: they appear and disappear dependently to each other; they are neither one nor difference. The nose points straight down. The eyebrows lay across your face, above your eyes. Yet it’s very hard for you to see them.

You have to examine why the ancient masters said, “The three thousand dharma-gates point to one heart; countless profound activities come from the original mind.” Thus you already complete the gates of precepts, meditation, and wisdom; just observe yourself.

Having a cough, uttering a throat-clear, raising eyebrows, winking an eye, grabbing something, walking around – what is the essence of those actions? And what is the mind through which you know about that essence? The mind's essence is empty and bright; so what is right, and what is not? The reality is the essence; the Buddha is the mind. Which essence is not reality? Which mind is not Buddha?

Mind is Buddha; Mind is reality. Originally, reality is not reality; reality is just mind. Originally, mind is not mind; mind is just Buddha.

Practitioners! Days and months are flying by. Life is not waiting for you. Why you are eating rice and soup, and don’t realize the use of bowl and spoon? Observe!

PHAP LOA (1284 – 1330)

NOTE: Time is flying fast. We should practice hard to end the three poisons. Watch the mind and see the mind's essence, even when “Having a cough, uttering a throat-clear, raising eyebrows, winking an eye, grabbing something, walking around…” This approach later led to koan practice, pushing the practitioner into a great doubt to cut off all the thoughts which are concealing the mind's essence from view.

How can we see the nature of the mind? My root master said: "The same way we see the river or the mirror." Watch the river: the waves arise and vanish, but the nature of water is unmoving; the waves continuously transform into countless forms, but the wetness always encompasses all them. Look at the mirror: the images appear and disappear, but the nature of the mirror is unmoving; the images continuously transform into countless forms, but the radiance envelops them all. Look at that and feel that, with all things in front of your eyes, and with all feelings in your body.

If you think that explanation is too abstract, you can try something more concrete. Relax, breathe gently, and feel the breaths coming and going. Feel that. Gently feel the breaths coming and going. Try to see as an outsider that the body, not your body, is breathing, while the breaths are transforming endlessly. You would feel that the breaths become one with your body, and then later the breaths become one with your body and your mind. 

Now you feel that you are the river and all the waves; also you feel you are the mirror and all the reflected images. What remains unmoved alongside these waves and images? Observe your entire body and mind become reflections in the mirror of the mind. The different reflections come and go endlessly; however, the reflecting mind is always imperturbable, luminous, impartial, unbiased, unborn and undying.

You can discern that unborn mind when you look at a flower and recognize that the flower is a reflection of the mind and that in the seeing there is nobody who sees; you will discern that your reflecting mind seemingly becomes one with everything you've seen. Though you are not one with these reflections, you are not separate from them. Similarly, you can discern that unborn mind when you hear birdsong and recognize that the birdsong is a reflection of the mind and that in the hearing there is nobody who hears; you will discern that your reflecting mind seemingly becomes one with everything you've heard.

When you see, hear and perceive, there is not any trace of the three poisons (greed, hatred, and delusion) before thoughts arise. Everything perceived in your mind is pure and calm before thoughts arise. You will understand that the reflecting mind is empty, luminous, formless and non-self.

---  ---

ĐẠI ĐẠO  

Đại đạo rộng suốt nào có ràng buộc, bản tánh lặng lẽ không thiện không ác.  Bởi do chọn lựa chợt sanh nhiều lỗi, vừa khởi mảy may đã cách xa trời đất.  Phàm thánh vốn đồng một mối, phải quấy đâu có hai đường.  Cho nên biết, tội phước vốn không, cứu cánh nhân quả chẳng thật.  Người người sẵn đủ, kẻ kẻ trọn thành. 

Phật tánh Pháp thân như hình như bóng, tùy ẩn tùy hiện, chẳng tức chẳng ly. Lỗ mũi duỗi thẳng xuống, chân mày nằm ngang mặt, ở trên mắt mà không dễ gì nhìn thấy.

Cần phải tìm xét, đâu chẳng nghe nói “Ba ngàn pháp môn đồng về tấc vuông, hà sa diệu dụng đều ở nguồn tâm” nên nói: Cửa giới cửa định cửa tuệ, ông không thiếu sót, cần phải phản quán nơi mình. 

Phàm những tiếng ho, tiếng tằng hắng, nhướng mày chớp mắt, tay cầm, chân đi, ấy là tánh gì? Biết được tánh này, ấy là tâm gì? Tâm tánh rỗng sáng, cái nào phải, cái nào chẳng phải? 

Pháp tức là tánh, Phật tức là tâm. Tánh nào chẳng phải là pháp? Tâm nào chẳng phải là Phật?

Tức tâm tức Phật, tức tâm tức pháp. Pháp vốn chẳng phải pháp, pháp tức là tâm. Tâm vốn chẳng phải tâm, tâm tức là Phật.  

Các nhân giả! Ngày tháng dễ dàng qua, mạng người không chờ đợi, sao cam ăn cháo ăn cơm mà chẳng rõ việc bát việc muỗng? Tham! 

PHÁP LOA (1284 - 1330) –  Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Thời gian qua nhanh. Chúng ta hãy tinh tấn để diệt tam độc. Hãy nhìn vào tâm, và hãy thấy tự tánh, ngay cả khi đang “ho, tằng hắng, nhướng mày, chớp mắt, tay cầm, chân đi…” Pháp tu này sau đó dẫn tới pháp tu công án, đẩy người tu vào một niềm nghi lớn để quét sạch tất cả các niệm đang che khuất tự tánh của tâm.

Làm sao có thể nhìn thấy bản tánh của tâm? Bổn sư của tôi nói: "Chỉ như khi nhìn vào dòng sông hay gương soi." Hãy nhìn dòng sông: các đợt sóng khởi lên và biến mất, nhưng tánh của nước vẫn bất động; sóng liên tục chuyển hóa thành vô lượng hình tướng, nhưng tánh ướt luôn luôn bao trùm tất cả. Hãy nhìn vào gương: ảnh hiện ra và biến đi, nhưng tánh của gương vẫn bất động; ảnh liên tục chuyển hóa thành vô lượng hình tướng, nhưng tánh sáng luôn luôn bao trùm tất cả. Hãy nhìn vạn pháp trứơc mắt bạn, và hãy cảm nhận như thế, với tất cả cảm xúc trong toàn thân của bạn.

Nếu bạn nghĩ rằng giải thích như thế quá trừu tượng, bạn có thể thử nghiệm cụ thể hơn như sau. Bây giờ hãy thoải mái, thở dịu dàng, và hãy cảm  nhận hơi thở vào và ra. Hãy cảm nhận như thế. Hãy dịu dàng cảm nhận hơi thở đến và đi. Hãy thử thấy như một người đứng ngoài nhìn vào thân, như không còn là thân của bạn, đang thở, trong khi hơi thở chuyển hóa không ngưng nghỉ. Bạn sẽ cảm nhận rằng hơi thở trở thành một với thân của bạn, và rồi hơi thở trở thành một với thân và tâm của bạn. 

Bây giờ bạn cảm nhận rằng bạn là dòng sông và là toàn bộ sóng; bạn cũng cảm nhận rằng bạn là gương và là toàn bộ ảnh. Câu hỏi tới đây là: cái gì bất động xuyên suốt tất cả sóng và ảnh? Bạn sẽ thấy toàn khối thân tâm của bạn trở thành cái được phản chiếu trong gương tâm. Các ảnh phản chiếu tới và đi liên tục; tuy nhiên, tâm phản chiếu luôn luôn bất động, chiếu sáng, bình đẳng, không thiên lệch, bất sinhbất diệt.

Bạn có thể nhận ra tâm bất sinh đó khi bạn nhìn một bông hoa và nhận ra rằng hoa là một ảnh chiếu trong tâm và rằng trong cái nhìn không có ai nhìn; bạn sẽ có thể nhận ra rằng tâm phản chiếu của bạn như dường là một với tất cả những gì bạn thấy. Trong khi bạn không phải là một với ảnh chiếu, bạn không phải là tách rời ảnh chiếu (không tức, không ly). Tương tự, bạn có thể nhận ra rằng tâm bất sinh đó khi bạn nghe tiếng chim hót và nhận ra tiếng chim hóa là một phản chiếu của tâm và rằng trong khi nghe thì không có ai nghe; bạn có thể nhận ra rằng tâm phản chiếu của bạn như dường trở thành một với tất cả những gì bạn nghe.

Khi bạn thấy, nghe và nhận biết, không có mảy may nào của tam độc (tham, sân, si) trước khi các niệm có thể khởi lên. Bất cứ những gì nhận biết trong tâm đều thanh tịnh và bình lặng trước khi các niệm có thể khởi lên. Bạn sẽ nhận ra rằng tâm phản chiếu thì rỗng rang, chiếu sáng, vô tướngvô ngã.

---  ---

94

SONG OF THE BUDDHA MIND

Buddha! Buddha! Buddha! Impossible to be seen!
Mind! Mind! Mind! Impossible to be told!
When the mind arises, the Buddha is born.
When the Buddha is gone, the mind vanishes.
There is never a place where the mind is gone while the Buddha remains.
There is never a time when the Buddha is gone while the mind remains.
If you want to understand the mind of the Buddha and the mind of birth and death, simply wait for Maitreya and ask him.

There was no mind anciently; there is no Buddha now.
All unenlightened beings, holy beings, human beings, heavenly beings are just like flashes of lightning.
The mind's nature is neither right nor wrong.
The Buddha-nature is neither real nor unreal.
Suddenly arising and suddenly ceasing,  anciently leaving and now coming, 
you've wasted your time with thinking and discussing.
In that way, you would bury the Vehicle of the Patriarchs 
and cause the devils to hound in the house.

If you want to find the mind, stop searching outward.
The nature of the mind is naturally still and void.
The Nirvana and the cycle of birth and death are just illusory shackles.
The fetters and Enlightenment are hollow opposites.
The mind is Buddha; Buddha is the mind.
That profound meaning has shone brightly since endless time.
When spring comes, the spring flowers blossom naturally.
When autumn comes, the autumn water reveals deep beauty.

If one removes the false thoughts and keeps the true nature, 
he is similar to someone who searches for the reflections but misses the mirror.
He doesn’t know that reflections come from the mirror,
and that the false actually appears from the truth.
False thoughts are neither real nor unreal.
That which the mirror reflects is neither warped nor flat.

There is neither sinfulness nor blessedness.
Don’t mistake wish-fulfilling gems for the white gemstone.
Gems can have scratches; gemstones, defects.
The mind's nature is neither rosy nor green, neither gained nor lost.
Seven times seven is forty-nine.
The six perfections and the ten thousand conducts are waves on the ocean;
The three poisons and the nine kinds of sensations, the sun in the sky. 
Be still, be still, be still; Sink down, sink down, sink down.
The essence of all phenomena is the Buddha mind.
The Buddha mind and your mind are one.
Such is, naturally, the profound meaning since endless time.

Walk in Zen, sit in Zen, then you will see the lotus blooming in the firing kiln.
When your will becomes weak, just strengthen it.
When your place is peaceful and suitable, just stay there.
Ah ah ah! Oh oh oh!
Sunken or floating, bubbles on the ocean are all empty.
All deeds are impermanent; All phenomena are void.
Where can you find the sacred bones of your late master?
Be mindful, be mindful, be awake; Be awake, be mindful, be mindful.
Keep four corners in contact with the ground; don’t let things tilt.
If someone here trusts like that,  he can start walking from the crown of Vairocana Buddha.
Shout!

TUE TRUNG (1230 – 1291)

--- ---

PHẬT TÂM CA  

Phật! Phật! Phật! Không thể thấy 
Tâm! Tâm! Tâm! Không thể nói. 
Nếu khi tâm sanh là Phật sanh 
Nếu khi Phật diệttâm diệt
Diệt tâm còn Phật chuyện không đâu 
Diệt Phật còn tâm khi nào hết? 
Muốn biết Phật tâm, sanh diệt tâm 
Đợi đến sau này Di-lặc quyết. 

Xưa không tâm, nay không Phật 
Phàm, Thánh, người, trời như điện chớp. 
Tâm thể không thị cũng không phi 
Phật tánh chẳng hư cũng chẳng thật. 
Bỗng dưng dấy, bỗng dưng dừng 
Xưa qua nay lại luống nghĩ bàn. 
Đâu chỉ chôn vùi thừa Tổ tông 
Lại khiến yêu ma nhà mình lộng.

Muốn tìm tâm, đừng tìm ngoài 
Bản thể như nhiên tự rỗng lặng. 
Niết-bàn sanh tử buộc ràng suông 


Phiền não Bồ-đề đối địch rỗng. 
Tâm tức Phật, Phật tức tâm 
Diệu chỉ sáng ngời suốt cổ kim
Xuân đến, tự nhiên hoa xuân nở 
Thu về, hiện rõ nước thu sâu. 

Bỏ vọng tâm, giữ chân tánh 
Như người tìm bóng mà quên kính. 
Đâu biết bóng có từ nơi gương 
Chẳng rõ vọng từ trong chân hiện. 
Vọng đến không thật cũng không hư 
Gương nhận không cong cũng không thẳng. 

Cũng không tội, cũng không phước 
Lầm sánh ma-ni cùng bạch ngọc
Ngọc có vết chừ châu có tỳ 
Tánh vốn không hồng cũng không lục. 
Cũng không được, cũng không mất, 
Bảy lần bảy là bốn mươi chín. 
Tam độc cửu tình nhật trong không 
Lục độ vạn hạnh sóng trên biển.  
Lặng, lặng, lặng, chìm, chìm, chìm 
Cái tâm muôn pháp là tâm Phật
Tâm Phật lại cùng tâm ta hợp 
Lẽ ấy như nhiên suốt cổ kim

 Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền 
Trong lò lửa rực, một hoa sen.
Ý khí mất thì thêm ý khí 
Được nơi an tiện hãy an tiện. 
Chao! Chao! Chao! Ối! Ối! Ối! 
Bọt trong biển cả nổi chìm rỗng.  
Các hạnh vô thường tất cả không
Linh cốt Tiên sư chỗ nào thấy? 
Tỉnh tỉnh thức, thức tỉnh tỉnh 
Bốn góc đạp đất chớ chinh nghiêng.
Người nào nơi đây tin được đến 
Trên đảnh Tỳ-lô cất bước đi 
Hét!

TUỆ TRUNG (1230 - 1291) -- Bản dịch HT Thanh Từ

---  ---

95

LIVING AMID DUST AND ENJOYING THE WAY

By Tran Nhan Tong

(NOTE: The following is not a poem; it is longform prose composed by the King Tran Nhan Tong (1258-1308), who founded the Truc Lam Zen school. This rhythmic prose has ten sections, gradually showing the Way of Truc Lam Zen. At the end of the prose is a four-line poem that summarizes his Zen teachings. The Vietnamese version used here comes from the works of the Zen master Thich Thanh Tu (b. 1924), who has revived and popularized Truc Lam Zen in Vietnam these days, and whose works I am indebted to.)

 

Living Amid Dust and Enjoying the Way

FIRST SECTION

I sit in the city, feel like a monk in mountains and forests,
see all karma calming down, and enjoy the peaceful self-nature.
For a half day, the body and mind are fully at ease.

The river of desire and attachment dries out;
I don’t remember any beloved gem or precious jewelry.
The sound of right and wrong becomes quiet;
I now hear unrestricted the swallows chattering and the robins singing.

Many people enjoy boating on clear rivers;
others, hiding in green mountains.
Everybody sees that the cherry flowers are pink
and the willow trees are green;
however, few realize the true color.

The silver moon, with its blue light, shines brightly all over the river of meditation.
The sun of wisdom lights up all things --
the gentle willow trees, and the beautiful flowers.

If you want to fly, just change your bones and ask for the medication from deities.
If you want longevity, just go to heaven where they make the elixir of life.

Though I read the Book of Changes for pleasure, I treasure the bright nature of the mind more than all the jewelry.
Since I read and appreciate the Buddhist Scriptures, I cherish the mind of no-thought more than all the gold.

SECOND SECTION

Just know that!
Just realize the mind; There is no other way.
This is the way to calm the mind:
keep the bright nature of mindfulness.
Stop the false thoughts;
just watch the thoughts fade away unmistakably.
When not a thought of self and others arises in your mind, you will see the true appearance of the diamond mind.
When not a thought of greed and hatred arises in your mind, you will see clearly the mind of perfect enlightenment.

The Pure Land is the pure mind.
Don’t be doubtful, don’t ask for the direction to the west.
Amitabha is the bright nature of the mind.
Thus, you don’t need to work hard to come to the Land of Great Bliss.

Be mindful of your body and mind,
train yourself to live in the nature of mindfulness,
and don’t boast in any way.
Be moral,
fight against the impermanence,
and don’t cling to fame and wealth.

Eat fruits and vegetables, fear the karma of eating, and don’t be picky about foods despite their bitter or spicy flavor.
Wear simple fabrics, be mindful of the body,
and don’t be anxious about clothes despite their black or white color.

If you live happily with morality, one half of your hut will be more precious than any heavenly palace.
If you cherish constantly kindness and righteousness,
three pieces of tile from your roof are more admirable than any castle.

THIRD SECTION

If you understand the mind,
then all misconduct becomes empty,
and the practice has no obstacles.

Treasure the bright nature of the mind, and don’t go astray;
Study and practice yourself, always in the right way.
Buddha is the mind; just ask for the response from Ma To.
Ignore all the riches and forms;
just learn the behavior from Layman Bang.

Living with the bright nature of the mind,
I cling to nothing,
to neither any wealth nor Canh Dieu Yen Tu Mountain.
Being mindful of what I see and hear,
I have no thoughts running,
and don’t need to sit in San Temple on Dong Mountain.

Those who live amid the dust and practice well the way will have the best admirable merits.
Those who live in forests and don’t know the way will have the misfortune of wasting time.

You should vow to find an enlightened master and learn studiously from him;
the fruit of bodhi may become ripe in just one night.
It is a rare opportunity to meet an enlightened practitioner;
It takes many lifetimes to see an udumbara tree blooming. 

FOURTH SECTION

Just believe and watch:
If you know the one mind, all delusions will be gone.
After transforming the three poisons,
you will realize the three bodies.
To cut the shackles from the six senses,
you have to tame the six rebels.

If you want to change your bone structure [to become a Taoist immortal], find and learn to make the sacred medicines.
If you ask me about the way of true emptiness, I will respond, simply do not run away from or cling to sounds and forms. 

Know the true suchness, and believe in the wisdom; hence, you won’t search any more for Buddha in the West or East.
Realize the true appearance, and understand the inaction way; hence, you don’t need to toil to ask for the Zen Classics in the South or North.

Read the teachings from Three Baskets,
follow the rule book of Zen garden,
burn the five kinds of incense,
no need to spend on sandalwood incense.

You are no different from Sakya Buddha when you cultivate the mind of kindness and righteousness, and practice the way and the virtues.
You are truly Maitreya Bodhisattva when you keep the precepts, and have no thoughts of envy and desire.

FIFTH SECTION

And then you know!
The Buddha is in the house;
you don’t need to search afar.
You are looking for the Buddha because you neglect the source.
When you realize the nature of awareness,
you will then know that the Buddha is you.

Once you understand five Zen sentences, you will know how to relax playfully in the unbounded country.
Once you understand three Buddhist sutras, you will know how to sit leisurely at the border of the limitless land. 

When you practice the way and don’t cling to the senses, you are sitting in the scripture school and passing through the patriarch gate.
Thus, avoid the right and wrong, cling not to sounds and forms, and beware of turning loose while walking through miles of willow trees and paths of flowers. 

The Buddha is kind and compassionate;
I vow to be near and learn from him for countless lifetimes.
The Emperor is generous and tolerant;
once you enter his royal court, you will have no past burdens. 

Though sewn or patched, the clothes and blankets still keep you warm over the seasons.
Though white or brown, the cooked rice and gruel still keep you full or less hungry. 

Don’t lock the eight consciousnesses, or depress the eight winds -- the more oppression, the more resistance.
Understand the three mysteries, then expand the three essential principles; after cutting [a piece of diamond], polish [it]. 

The guitar originally has no strings;
use it to play the song of the unborn mind.
The flute has no holes; use it to play the song of peace. 

Don’t pass up the root to search for the branches;
I am very sorry that the elder Cau Chi still has one finger for you to cling to.
Don’t mistakenly think the mirror steals your head; I would laugh at Yajnadatta.
Once you are in the diamond cage,
you will know that the practice is not hard;
then safely, you can swallow the bamboo prickles.

SIXTH SECTION 

That’s true!
Live with the empty mind; then, you will naturally enter the way.
Once the three karmas stop, your body and mind will be peaceful.
Once you attain the one mind, you will understand the patriarch’s teachings.

Beware that only stray Zen folks grasp the texts and dig for meanings, and see that only skillful monks can realize the principle and know how to live the way.
Asking about the unholy and the holy?
I now say that the rain leaks through fabric curtains, and bounces away from the walls.
Asking about the great vehicle and the small one?
I now say frankly and briefly that one is a string to thread through the coins, and the other a rope to pull up a bucket of water from the well.

Realize that the mind is shining bright constantly;
hence, don’t worry about when the time comes for you to enter the way.
Just nurture the bright nature of the mirror continuously;
hence, don’t be disturbed by the senses and their objects.

If the gold still has impurities from the ore,
you have to cast it nine more times,
and forge it nine more times.
Thus, all the wealth can not make a thought of desire arise from you, who lives happily with simple meals, though vegetables or gruel. 

Those who keep all the precepts purely in mind and in appearance are the bodhisattvas adorning the universe.
Those who serve the king loyally and their parents respectfully are the virtuous persons.

You, the meditators, have to be selective about good friends for whom you are willing to die to repay their assistance.
You, learners of the way, have to revere the masters to whom you have no ways to return the gratitude even if your bones are crushed and ground.

SEVENTH SECTION

Thus, that’s true!
The more you practice, the more you know that
Buddhist teachings are very precious.
When ignorance is gone,
you will see the mind's essence more clearly.
When affliction disappears,
you will immerse yourself in the way and morality. 

Read the sutra inside your heart,
then you will see the traces of Buddha’s words.
Study the responses from patriarchs,
then you will know it’s not hard to enter the way.
Realize the root of mind, wash away all worldly circumstances, and don’t let even a speck of dust remain.
Knock the flagpole down, know and see completely,
and don’t let any affliction linger in mind. 

Kindle the flame of enlightenment,
and burn down the forest of false views from the past.
Wield the sword of wisdom,
and sweep away all the passions now still hovering.
Be grateful to the Buddha, hold dear your parents,
revere the masters, and learn the way.
Appreciate Lord Gautama, eat no animals,
keep the precepts, and be vegetarian.

To cherish his kindness, vow to be near and learn from him for countless lifetimes.
To show gratitude for being saved, prefer to die a million times bitterly than to live without the Dharma. 
If you uphold righteousness and live the way constantly, you are truly good even if you have only incense and flowers for the offering.
If your words proclaim faith but your mind is immoral, you are truly bad even if you present offerings of gold and jewels.

EIGHTH SECTION

Thus, that’s true!
Practice skilfully, and never quit learning.
Shake away the consciousness,
and don’t let it latch onto the mind.
Be patient to watch the false thoughts fade away, and don’t let any of them hover around.

Those who get drunk with power and fame are all naïve.
Those who gather merit and wisdom are all wise.

Build bridges and roads, enhance temples and shrines, adorn the world outside, and practice with the actual phenomena.

Hunt for the mind of joy and detachment, nurture the mind of kindness and compassion, attain liberation in mind, and constantly read the sutra inside your heart.

Tame your mind to become a Buddha,
and toil to polish it constantly;
Just like sifting through sand to find gold,
you have to pick and choose so many times.

Read the Buddha’s words, investigate patriarchs’ words, and practice the teachings all along.
Revere the Buddha, cultivate yourself and avoid any error though as slight as a thread of silk or a strand of hair.

Understand all the dharma sayings; then, not one thought of fear would arise in your mind.   
Guard your senses skilfully; then, the eight winds could not move you

NINTH SECTION

Thus, now I tell you.
The teaching methods used by patriarchs are very different, but they will lead you to the same gate.
If you talk only about the days after Ma To, then you miss a previous incident when Bodhidharma met Luong Vu De. 

“The merit from good deeds are all empty.” Those who don’t understand this are all clinging to delusions and making more mistakes.
Since the words “vast emptiness” and “don’t know” were spoken, they have been echoing in the ears of ignorant persons.

Bodhidharma was born in India, died in Shaolin Temple, and pretended to be buried at the foot of the Hung Nhi Mountain.
Some generations later, a poem was written on a wall of that temple, saying that the human body was the bodhi tree and that the mind was a luminous mirror. 

The elder Vuong wielded a sword and killed a cat, clearing all doubtful thoughts about the head monk.
The Zen Master Tu Ho pretended to whistle to his dog to test the responses from younger generations.

The rice at Lu Lang Market was very expensive;
nobody was allowed to haggle.
The walkways in Thach Dau’s monastery were so slippery;
it was hard to come there to ask for the way. 

Pha Tao took down the banners,
trampling divine signs to save the Kitchen God.
Cau Chi moved a finger, using the old style from his master.

Lam Te’s sword and Bi Ma’s crutch were handled freely to show the way for the asking monks.
Doan’s lion and Huu’s buffalo appeared to warn the arrogant Buddhists. 

Lifting a fan and moving a bamboo rod were all means to see whether the learners had understood.
Throwing a ball or handing a dipper was just a means for dharma friends to demonstrate their understanding. 

Thuyen Tu moved a paddle, though the time had not yet come for the green river to take him in for purification.
Dao Ngo swung a tablet, while the ghosts confused him with a strange spirit.
Van Yen’s dragon swallowed the universe, scaring the observers.
Nghia Ton’s snake lay across the world, spreading rumors afar.    

The cypress is the mind;
don’t mistake that for the eastern direction.
The boy Binh Dinh is fire;
don’t mistake that for the northern direction.

Though Trieu Chau served tea and Thieu Duong gave cakes, many Zen practitioners still feel hungry.
Despite having rice fields in Tao Khe and gardens in Thieu That, the monks still leave them untamed. 

Long ago a monk became enlightened when dropping a bundle of firewood or when kindling a flame of a lamp; this was because he had absorbed a great doubt for the truth.
Long ago a monk got enlightenment when seeing the cherry flower or when hearing a pebble strike a bamboo tree; this was because he had calmly watched his senses for long. 

TENTH SECTION

 The patriarchs all realized the one emptiness, despite their different personality traits.
The responses from patriarchs hide no secrets;
It is just that your mind has something to cling to and get trapped in.

The monks from Hinayana could not understand well, though the Buddha did not separate the perfect nirvana from an illusory citadel.
The bodhisattvas realized the way and attained liberation, whether they lived in forests or in the city. 

Wild mountains and serene forests are places where the recluses enjoy living.
Quiet temples and peaceful shrines are scenes where the practitioners go strolling. 

Those riding high horses under large sunshades would not win the respect from Hell Master.
Those living in jewel palaces or in golden castles would meet many beloved persons in hell. 

Desiring power and fame, and clinging to the sense of self and others are the thoughts that keep people unenlightened.
Living in the way and morality, and transforming body and mind are the works that make people enlightened.

While the eyebrows are horizontal, the nose is vertical;
Human faces are different but have the same structural principle.
While the holy watch, the unholy play with thoughts;
The distance is thousands of miles away.

Thus, listen to the following poem.

Living amid the dust and enjoying the way,
you should let all things take their course.
When hungry, just eat; when tired, just sleep.
The treasure is in your house; don’t search anymore.
Face the scenes, and have no thoughts; 
then you don’t need to ask for Zen.

TRẦN NHÂN TÔNG (1258-1308)

---  ---

CƯ TRẦN LẠC ĐẠO

Phú của Trần Nhân Tông

(GHI CHÚ: Bài dưới đây không phải là thơ; đây là bài phú dài của Vua Trần Nhân Tông (1258-1308), người đã sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm. Bài phú này có 10 phần, tuần tự chỉ ra đường lối của Thiền Trúc Lâm. Cuối bài phú là một bài thơ bốn dòng tóm tắt Thiền pháp của ngài. Bản tiếng Việt dùng nơi đây là từ công trình của Thiền sư Thích Thanh Từ (sinh năm 1924), người hồi phụcquảng bá Thiền Trúc Lâm tại Việt Nam hiện nay, và có những công trình mà tôi mang nợ.)

 

Cư Trần Lạc Đạo Phú

HỘI THỨ NHẤT

Mình ngồi thành thị;
Nết dụng sơn lâm.
Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính;
Nửa ngày rồi tự tại thân tâm.

Tham ái nguồn dừng,
chẳng còn nhớ châu yêu ngọc quý;
Thị phi tiếng lặng,
được dầu nghe yến thốt oanh ngâm.

Chơi nước biếc, ẩn non xanh,
nhân gian có nhiều người đắc ý;
Biết đào hồng, hay liễu lục,
thiên hạ năng mấy chủ tri âm.

Nguyệt bạc vừng xanh,
soi mọi chỗ thiền hà lai láng;
Liễu mềm hoa tốt,
ngất quần sinh tuệ nhật sâm lâm.

Lo hoán cốt, ước phi thăng,
đan thần mới phục;
Nhắm trường sinh, về thượng giới,
thuốc thỏ còn đam.

Sách Dịch xem chơi,
yêu tính sáng yêu hơn châu báu;
Kinh nhàn đọc dấu,
trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim.

HỘI THỨ HAI

Biết vậy!
Miễn được lòng rồi;
Chẳng còn phép khác.
Gìn tính sáng tính mới hầu an;
Nén niềm vọng, niềm dừng chẳng thác.
Dứt trừ nhân ngã, thì ra tướng thực kim cương;
Dừng hết tham sân, mới lảu lòng màu viên giác.

Tịnh độ là lòng trong sạch,
chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương;
Di Đà là tính sáng soi,
mựa phải nhọc tìm về Cực lạc.  

Xét thân tâm, rèn tính thức,
há rằng mong quả báo phô khoe;
Cầm giới hạnh, địch vô thường,
nào có sá cầu danh bán chác. 

Ăn rau ăn trái,
nghiệp miệng chẳng hiềm thuở đắng cay;
Vận giấy vận sồi, thân căn có ngại chi đen bạc.   

Nhược chỉn vui bề đạo đức,
nửa gian lều quý nữa thiên cung;
Dầu hay mến thuở nhân nghì,
ba phiến ngói yêu hơn lầu gác.

HỘI THỨ BA

Nếu mà cốc,
Tội ắt đã không.
Phép học lại thông.

Gìn tính sáng, mựa lạc tà đạo;
Thửa mình học, cho phải chính tông.
Chỉn bụt là lòng, xá ướm hỏi đòi cơ Mã tổ;
Vong tài đối sắc, ắt tìm cho phải thói Bàng công.

Áng tư tài, tính sáng chẳng tham,
há vì ở Cánh Diều Yên Tử ;
Rần thanh sắc niềm dừng chẳng chuyển,
lọ chi ngồi am Sạn non Đông.

Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc
Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thực cả đồ công.

Nguyền mong thân cận minh sư,
quả bồ đề một đêm mà chín;
Phúc gặp tình cờ tri thức,
hoa ưu đàm mấy kiếp đơm bông.

HỘI THỨ TƯ

Tin xem:
Miễn cốc một lòng;
Thì rồi mọi hoặc.
Chuyển tam độc mới chứng tam thân ;
Đoạn lục căn, nên trừ lục tặc.

Tìm đường hoán cốt,
chỉn xá năng phục dược luyện đan;
Hỏi phép chân không,
hề chi lánh ngại thanh chấp sắc.

Biết chân như, tin bát nhã,
chớ còn tìm Phật tổ Tây Đông;
Chứng thực tướng, ngõ vô vi,
nào nhọc hỏi kinh Thiền Nam Bắc.

Xem Tam tạng giáo,
ắt học đòi Thiền uyển thanh quy;
Đốt ngũ phận hương,
chẳng tốn đến chiên đàn chiêm bặc.

Tích nhân nghì, tu đạo đức,
ai hay này chẳng Thích Ca;
Cầm giới hạnh, đoạn xan tham,
chỉn thực ấy là Di Lặc.

HỘI THỨ NĂM   

Vậy mới hay!
Bụt ở cong nhà;
Chẳng phải tìm xa.
Nhân khuấy bổn nên ta tìm bụt;
Đến cốc hay chỉn bụt là ta. 

Thiền ngỏ năm câu, nằm nhãng cong quê Hà hữu;
Kinh xem ba biến, ngồi ngơi mái quốc Tân la.   

Trong đạo nghĩa, khoáng cơ quan,
đà lọt lẫn trường kinh cửa tổ;
Lánh thị phi, ghê thanh sắc,
ngại chơi bời dặm liễu đường hoa.

Đức bụt từ bi,
mong nhiều kiếp nguyền cho thân cận;
Ơn Nghêu khoáng cả,
lọt toàn thân phô việc đã tha.

Áo miễn chăn đầm ấm qua mùa,
hoặc chằm hoặc xể;
Cơm cùng cháo đói no đòi bữa,
dầu bạc dầu thoa.   

Ngăn bát thức,
nén bát phong, càng đè càng bội;
Lẫy tam huyền,
nong tam yếu, một cất một ma. 

Cầm vốn thiếu huyền,
xá đàn dấu xoang vô sinh khúc;
Địch chăng có lỗ,
cũng bấm chơi xướng thái bình ca.   

Lẫy cội tìm cành,
còn khá tiếc Câu Chi trưởng lão;
Khuấy đầu chấp bóng,
ắt kham cười Diễn Nhã Đạt Đa.
Lọt quyền Kim cương,
há mặt hầu thông nên nóng
Nuốt bồng lật cứt, nào tay phải xước tượng da.

 HỘI THỨ SÁU

Thật thế!
Hãy xá vô tâm;
Tự nhiên hợp đạo.
Dừng tam nghiệp mới lặng thân tâm;
Đạt một lòng thì thông tổ giáo. 

Nhận văn giải nghĩa,
rạc rài nên Thiền khách bơ vơ;
Chứng lý tri cơ, cứng cát phải nạp tăng khôn khéo.
Han hữu lậu, han vô lậu,
bảo cho hay: the lọt, duộc thưng;
Hỏi Đại thừa, hỏi Tiều thừa,
thưa thẳng tắt: lòi tiền, tơ gáo.

Nhận biết làu làu lòng vốn,
chẳng ngại bề thời tiết nhân duyên;
Dồi cho vặc vặc tính gương,
nào có nhuốm căn trần huyên náo,   

Vàng chửa hết quặng,
xá tua chín phen đúc chín phen rèn;
Lộc chẳng còn tham,
miễn được một thì chay một thì cháo.   

Sạch giới lòng, dồi giới tướng,
nội ngoại nên Bồ tát trang nghiêm;
Ngay thờ chúa, thảo thờ cha,
đi đỗ mới trượng phu trung hiếu.

Tham thiền kén bạn,
nát thân mình mới khá hồi ân;
Học đạo thờ thầy,
lọt xương óc chưa thông của báo.

HỘI THỨ BẢY

Vậy mới hay.
Phép bụt trọng thay;
Rèn mới cốc hay.
Vô minh hết bồ đề thêm sáng;
Phiền não rồi đạo đức càng say.

Xem phỏng lòng kinh,
lời bụt thốt dễ cho thấy dấu;
Học đòi cơ tổ,
xá thiền không khôn chút biết nay (nơi).
Cùng căn bản, rửa trần duyên,
mựa để mấy hào ly đương mặt;
Ngã thắng chàng, viên tri kiến,
chớ cho còn họa giữa cong tay.   

Buông lửa giác ngộ,
đốt hoại thảy rừng tà ngày trước;
Cầm kiếm trí tuệ,
quét cho không tính thức thuở nay.
Vâng ơn Thánh, xót mẹ cha, thờ thầy học đạo;
Mến đức Cồ, kiêng bùi ngọt, cầm giới ăn chay.

Cảm đức từ bi, để nhiều kiếp
nguyền cho thân cận;
Đội ơn cứu độ, nát muôn thân
thà chịu đắng cay.
Nghĩa hãy nhớ, đạo chẳng quên,
hương hoa cúng xem còn nên thảo;
Miệng rằng tin, lòng lại lỗi,
vàng ngọc thờ cũng chửa hết ngay.  

HỘI THỨ TÁM

Chưng ấy:
Chỉn xá tua rèn;
Chớ nên tuyệt học.
Lay ý thức chớ chấp chằng chằng;
Nén niềm vọng mựa còn xóc xóc.

Công danh mảng đắm,
ấy toàn là những đứa ngây thơ;
Phúc tuệ gồm no,
chỉn mới khá nên người thực cốc.

Dựng cầu đò, dồi chiền tháp,
ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu;
Săn hỷ xả, nhuyễn từ bi,
nội tự tại kinh Lòng hằng đọc.

Rèn lòng làm bụt, chỉn xá tua một sức dồi mài;
Đãi cát kén vàng, còn lại phải nhiều phen lựa lọc.

Xem kinh đọc lục,
làm cho bằng thửa thấy thửa hay;
Trọng bụt tu thân, dùng mựa lỗi một tơ một tóc.

Cùng nơi ngôn cú,
chỉn chăng hề một phút ngại lo;
Rất thửa cơ quan,
mựa còn để tăm hơi lọt lọc.

  HỘI THỨ CHÍN   

Vậy cho hay:
Cơ quan tổ giáo;
Tuy khác nhiều đàng,
Chẳng cách mấy gang.
Chỉn xá nói từ sau Mã tổ;
Ắt đã quên thuở trước Tiêu Hoàng.

Công đức toàn vô, tính chấp si càng thêm lỗi;
Khuếch nhiên bất thức, tai ngu mảng ắt còn vang.

Sinh Thiên Trúc, chết Thiếu Lâm,
chôn dối chân non Hùng Nhĩ;
Thân bồ đề, lòng minh kính,
bài giơ mặt vách hành lang.

Vương lão chém mèo,
rạt thảy lòng ngừa thủ tọa;
Thầy hồ khua chó, trỏ xem trí nhẹ con giàng.

Chợ Lư Lăng gạo mắc quá ư, chẳng cho mà cả;
Sở Thạch Đầu đá trơn hết tấc, khôn đến thưa đang. 

Phá Táo cất cờ,
đạp xuống dấu thiêng thần miếu;
Câu Chi dời ngón, dùng đòi nếp cũ ông ang. 

Lưỡi gươm Lâm Tế, nạng Bí Ma,
trước nạp tăng no dầu tự tại;
Sư tử ông Đoan, trâu thầy Hựu,
răn đàn việt hượm xá nghênh ngang.  

Giơ phiến tử, cất trúc bề,
nghiệm kẻ học cơ quan nhẹ nhẵn;
Xô hòn cầu, cầm mộc thược,
bạn thiền hòa chước móc khoe khoang.

Thuyền Tử rà chèo,
dòng xanh chửa cho tịnh tẩy;
Đạo Ngô múa hốt,
càn ma dường thấy quái quàng.
Rồng Yểm Lão nuốt càn khôn,
ta xem chỉn lệ;
Rắn ông Tồn ngang thế giới,
người thấy ắt dang. 

Cây bách là lòng,
thác ra trước phải phương Thái Bạch;
Bính đinh thuộc hỏa,
lại trở sau lỗi hướng Thiên cang.

Trà Triệu Lão, bánh Thiều Dương,
bầy thiền tử hãy còn đói khát;
Ruộng Tào Khê vườn Thiếu Thất,
chúng nạp tăng những để lưu hoang. 

Gieo bó củi, nẩy bông đèn, nhân mang mới nết;
Lộc đào hoa, nghe tiếng trúc, mặc vẻ mà sang.

HỘI THỨ MƯỜI   

Tượng chúng ấy,
Cốc một chân không;
Dùng đòi căn khí.
Nhân lòng ta vướng chấp khôn thông;
Há cơ tổ nay còn thửa bí.   

Chúng Tiểu thừa cốc hay chữa đến,
Bụt xá ngăn Bảo sở hóa thành;
Đấng Thượng sĩ chứng thực mà nên,
ai ghẻ có sơn lâm thành thị. 

Núi hoang rừng quạnh,
ấy là nơi dật sĩ tiêu dao;
Chiền vắng am thanh,
chỉn thực cảnh đạo nhân du hý.   

Ngựa cao tán cả,
Diêm vương nào kể đứa nghênh ngang;
Gác ngọc lầu vàng,
ngục tốt thiếu chi người yêu quý.

Chuộng công danh, lồng nhân ngã,
thực ấy phàm phu;
Say đạo đức, dời thân tâm,
định nên thánh trí.   

mày ngang mũi dọc,
tướng tuy lạ xem ắt bằng nhau;
Mắt thánh lòng phàm,
thực cách nhẫn vàn vàn thiên lý. 

Kệ rằng:

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền

(Ở đời vui đạo, hãy tùy duyên,
Đói cứ ăn đi mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền.)

TRẦN NHÂN TÔNG (1258-1308) –Bản dịch HT Thanh Từ

THE END

ABOUT THE AUTHOR

VỀ TÁC GIẢ

 

nguyen_giac2Nguyên Giác, pháp danh, Cư sĩ Phật giáo, sinh năm 1952 tại Việt Nam. Hiện đang định cư tại bang California, Hoa Kỳ. Đã từng cộng tác với nhiều báo, như Tập san Nghiên cứu Triết học (Đại học Văn Khoa, Sài Gòn), Tự Thức, Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Tạp chí Thơ, Việt Báo, Tạp chí Giao Điểm, Giác Ngộ và nhiều báo khác.

Các sách đã xuất bản:

Cậu bé và hoa mai (tập truyện ngắn)

Thiếu nữ trong ngôi nhà bệnh (tập truyện ngắn)

Vài chú giải về thiền đốn ngộ

Thiền tập (biên dịch)

Ba thiền sư (dịch từ nguyên tác của John Stevens)

Trần Nhân Tông, Đức Vua Sáng Tổ Một Dòng Thiền (song ngữ)

The Wisdom Within, Teachings and Poetry of the Vietnamese Zen Master Tue Trung Thuong Sy (song ngữ)

Teachings From Ancient Vietnamese Zen Masters (song ngữ)

Thiền tập trong đời thường

Thiền Tông Qua Bờ Kia

Kinh Nhật Tụng Sơ Thời

Kinh Pháp Cú Tây Tạng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 2867)
07/08/2023(Xem: 2118)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.