Con Đường Tuệ GiácBát Chánh Đạo.

23/11/202012:51 CH(Xem: 4466)
Con Đường Tuệ Giác – Bát Chánh Đạo.

CON ĐƯỜNG TUỆ GIÁC 
BÁT CHÁNH ĐẠO


Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa (1).
Con xin cúi đầu đảnh lể Đấng Thế Tôn, Bậc A La Hán, Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.
Con xin cúi đầu đảnh lể Đấng Thế Tôn, Bậc A La Hán, Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.
Con xin cúi đầu đảnh lể Đấng Thế Tôn, Bậc A La Hán, Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.

I. DẪN NHẬP.

Bài viết này nhằm mục đích xin trã lại sự thật cho Phật Ngôn và phãn biện lại bài viết Tứ Niệm Xứ - Bốn Nền Tảng Của Chánh Niệm của thiền sư Brahmavamso (2) hay gọi tắc là Ajahn Brahm, mà tiến sĩ Binh Anson đã lược dịch đăng trên các trang https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbthn026.htm

https://www.coinguonhanhphuc.blogspot.com.
http://www.khuongviettu.com/tu-niem-xu-bon-nen-tang-cua.../

Thiền sư Ajahn Brahmvamso đã viết:

Thật ra, "con đường duy nhất" đã được Đức Thế Tôn đề cập đến, không phải là Tứ Niệm Xứ, mà là Con Đường Tám Chánh (Bát Chánh Đạo), như trong Kinh Pháp Cú:

- Trong tất cả các con đường, Con Đường Tám Chánh là thù thắng nhất (...)
- Đây là con đường duy nhất, không có con đường nào khác, để đi đến tri kiến thanh tịnh "(...)
(Pháp Cú, 273-274, giản lược)

Như thế, "con đường duy nhất" đến Giác Ngộ, như mọi Phật Tử đều đã biết rõ, là Bát Chánh Đạo. Bốn nền tảng của Chánh Niệm (Tứ Niệm Xứ) chỉ là một phần của con đường đó. Đó là chi phần thứ 7 (Chánh Niệm). Ngoài ra, còn có Chánh Định là chi thứ 8, và cũng còn có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Tinh Tấn, và 3 chi của Chánh Giới (Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, và Chánh Mạng). Mỗi chi phần nầy đều cần thiết như nhau, để đạt Giác Ngộ. Nếu có chi phần nào mà không cần thiết thì ắt hẳn Đức Phật đã dạy về Đạo Bảy Chánh, Đạo Sáu Chánh, v.v. Thế nhưng, trong kinh điển, lúc nào Ngài cũng luôn luôn đề cập đến Đạo Tám Chánh. Cho nên, trong công tác tu họchành trì của các bạn, các bạn cần phải luôn luôn ghi nhớ rằng tất cả tám chi phần của Bát Chánh Đạo cần phải được tu dưỡng đồng đềutrọn vẹn, như là " một con đường duy nhất "…

Bình Anson lược dịch tháng 8-1997.

II. PHÁP HỌC.

1. XUẤT XỨ.

Bài kinh Satipatthàna – Tứ Niệm Xứ này, đã được Đức Phật thuyết tại thị trấn Kamasadhamma, thuộc xứ Kuru (3). Bài kinh này đã được kết tập lần thứ nhất bởi 500 Vị Thánh A La Hán, ba tháng sau khi Đức Phật nhập Đại Niết Bàn – Maha Nibbàna. Như vậy bài kinh này thuộc về Chánh Kinh trong Tam Tạng Nikaya Sutta, không phải là kinh thuộc về chế tác sau này.

- Trong phần mở đầu bài kinh Satipatthàna - Tứ Niệm Xứ, Đức Phật đã dạy:

“ Ekàyano Maggo " - This is only way - Con đường duy nhất, " Sattànam visuddhiyà " - for the purification of beings - Làm cho chúng sanh trở nên thanh tịnh, " Soka pariddavànam samatikkamàya " - for the overcoming of sorrow and lamentation - Làm cho vượt qua phiền nãota thán, " dukkha domanassànam atthangamàya " - For the cessation of physical and mental pain - Làm cho tiêu diệt khổ nãoâu sầu, " nàyassa adhiga màya" - for reaching the Noble Path – Nhập vào Chánh Đạo, " Nibbànassa sacchikiriyàya " - for the realization of Nibbaana - để chứng ngộ Niết Bàn ”. Đó là Bốn Pháp Lập Niệm.

- Khi Đức Thánh Tăng Maha Kassapa đặt câu hỏi về Kinh Đại Niệm Xứ (Màha Satipatthàna Sutta), Ngài Đức Thánh Tăng Ananda (4) đã trả lời, bắt đầu bằng câu như sau:

“Tôi nghe như vầy”

Khi nói: “Tôi nghe như vầy”, Ngài Ananda đã loại bỏ tư cách cá nhân của riêng mình, lập lại những lời dạy của Đức Phật và chỉ đóng vai trò một chứng nhân của Đức Phật, khi tụng đọc lại những lời dạy này. Ngài tổng kết những lời dạy của Đức Phật để tạo nên kho tàng Pháp Bảo, hướng dẫn cho những ai muốn đi trên đường giải thoát. Ngài đã tạo nên một đức tin vững vàng nơi trời và người khi Ngài xác quyết:

"Đây là những lời nói mà tôi đã được nghe từ chính nơi Đức Phật, bởi vậy không nên phân vân hoặc hoài nghi những lời dạy này về nghĩa lý hay ý tưởng, về câu văn hay vần điệu" (5)

- Đây là những lời dạy chân thật của Bậc Thánh Arahan, Bậc Trong Sạch, Bậc Trọn lành, Bậc Đáng Được Cúng Dường, Thầy của chư Thiênnhân loại (6).

Ở đây, thiền sư Ajahn Brahmavamso có thật sự hoài nghi về lời nói của những Bậc Thánh Tăng chăng?

2. THIỀN - Bhavana.

Như chúng ta đã được biết có hai cách tu tập Thiền trong thiền của Đức Phật (7):

- Tu Thiền Định Samadhi Bhavana trước, đắc những tầng Thiền, xong mới qua Thiền Quán.

- Tu Thiền Quán - Vipassana Bhavana – Thiền Tứ Niệm Xứ - Satipatthàna Bhavana: Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp. Quán trực tiếp trên các Pháp để đạt được các Tuệ Giác.

- Tỳ khưu Ajahn Brahmavamso có lẽ rất thiện xão chuyên về Thiền Định, nhưng không thiện xão trong Thiền Tứ Niệm Xứ - Thiền Quán.

- Tỳ khưu Ajahn Brahmavamso nói rằng Tứ Niệm Xứ - Bốn Nền Tảng của Chánh Niệm. Chánh Niệm (8) chỉ là chi thứ 7 trong Bát Chánh Đạo. Còn các chi Chánh Định, Chánh Tinh Tấn… khác nữa.

- Trong Pháp Hành Satipatthàna này, hành giả sơ cơ chỉ sữ dụng Niệm – Sati, Chú Niệm, hay nói theo cách của Ngài Henepola Gunaratana là: “Thực hành Niệm” (9) trên các đối tượng Thân Thọ Tâm Pháp… Bên cạnh đó, hành giả còn phải biết Kỹ Thuật – Patipàda (10) và sự trợ giúp của Ngũ căn, Ngũ lực và Những Pháp Trợ Giúp – 37 Phẩm Trợ Đạo (11) thì tu tập mới mau có kết quả.

- Hành giả có sữ dụng Định, nhưng cái Định trong Thiền Quán là Sat-na Định, nhờ có Satna Định nên tâm Niệm của hành giả luôn luôn bám sát vào đối tượng.

- Hành giả tu tập theo Pháp Hành Tứ Niệm Xứ này, sẽ tuần tự đắc được các Tuệ Giác (12), thấy được Tam Tướng: Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã (13). Và quan trọng nhất là Tuệ Biết - Tuệ Tri - Pàjanàti (14).

Sau khi đắc được Tuệ Tri – Pàjanàti – Tuệ Biết (Cái Biết với Trí Tuệ) bao gồm Tuệ Chánh Kiến và Tuệ Chánh Tư Duy, Tuệ Chánh Niệm... là hành giả đang bước chân vào Con Đường Bát Chánh. Như vậy đúng như câu Phật ngôn:

“nàyassa adhiga màya - for reaching the Noble Path -

Nhập vào Chánh Đạo”.

- Như vậy, trong Pháp Hành Tứ Niệm Xứ này, có “Chánh Đạo - Bát Chánh Đạo” (15) là Đạo Đế trong Tứ Diệu Đế, là Con Đường tu tập để chứng ngộ Niết Bàn (16).

3. NGỮ CĂN.

- Tỳ khưu Ajahn Brahamsaro này có lẽ không có Tín căn vững chắc, tâm chưa thông suốt về Pháp Học. Lại nữa, nếu tỳ khưu Ajahn Brahm nếu không hiểu rành về cổ ngữ Pali, sao không chịu khó đọc qua về những bản dịch của những bậc cao tăng giỏi về Pháp Học lẫn Pháp Hành.

- Vì không có được học về cổ ngữ Pali, nên tôi chỉ dựa vào những bản dịch Anh ngữ.

Câu "nàyassa adhiga màya"

-         Ngài Henepola Gunaratana (17) dịch sang Anh ngữ:

“for the attainment of the Noble Path” Chị Diệu Liên Lý Thu Linh (18) dịch sang Việt ngữ là: Đem ta vào Chánh Đạo.

-         Ngài Silananda (19) dịch sang Anh ngữ:

“for the attainment of the Noble Path”. Đại đức Khánh Hỷ (20) dịch là: Đạt đến Chánh Đạo.

-         Bikkhu Jotika và Bikkhu Dhamminda (21) đồng dịch:

“for the attainment of the Noble Path”

-         Tu sĩhọc giả Phật Giáo Thanissaro (22) dịch sang Anh ngữ:

“for the attainment of the right method”. Câu này HT Thích Minh Châu (hay ban phiên dịch của Ngài) dịch là: Thành Tựu Chánh Trí (23).

5. Như vậy về Pháp Học trong bài kinh Satipatthàna này, Đức Phật đã nói đến Bát Chánh Đạo.

- Vì câu "Nibbànassa sacchikiriyàya" - and for the realization of Nibbàna “Để chứng ngộ Niết Bàn” là câu kết của Phật Ngôn trên. Nên Chánh Đạo ở đây phải hiểu là Bát Chánh Đạo, là Đạo Đế trong Tứ Diệu Đế, là Con Đường tu tập, là Pháp Hành để chứng ngộ Giải Thoát – vì Niết Bàn ở đây là mục tiêu tối hậu để đạt đến.

III. THỰC HÀNH.

Muốn tu tập cho có kết quả, hành giả bắt buộc phải giử ít nhất Ngũ Giới hay Tám Giới làm căn bản (các môn phái ngoài Phật giáo, như những người luyện bùa chú chẳng hạn, khi muốn thủ đắc một pháp nào đó, họ cũng phải giử trai giới trong lúc tập luyện). Không giử đủ Ngũ Giới, tâm hành giả sẽ bất an, sẽ giao động, không thể chú Niệm, và hành giả sẽ không thể nào đạt được Tuệ Giác.

Bên cạnh đó hành giả phải nhờ Ngũ Căn, Ngũ Lực (24) trợ giúp.

1. Tín – Sadha.

- Là có niềm tin vào Phật Bảo. Đức Phật Gotama, vị Phật thứ tư của thế gian này, là vị Phật lịch sữ, có thật (25).

- Là có niềm tin vào Pháp Bảo, là những bài giảng của Đức Phật, Pháp đưa đến giải thoát Niết bàn. Là có niềm tin vào pháp hành này sẽ đưa ta đến thành tựu các Tuệ Giác và bước chân vào con đường thoát khổ!

- Là có niềm tin vào người thầy, người bạn đang hướng dẫn mình tu tập pháp hành này.

2. Tấn – Viriya.

- Là sự siêng năng, nổ lực, tinh tấn trong tu tập. Giống như muốn nấu một ấm nước sôi, người ta phải đun củi, duy trì nhiệt độ (sự cháy liên tục) đến một thời điểm nào đó nước sẽ sôi. Còn khi có, khi không có nhiệt, nước sẽ không bao giờ được sôi.

3. Niệm – Sati.

- Trong bộ Tăng Nhứt A-Hàm, Anguttara Nikaya, Đức Phật dạy:

“Nầy chư Tỳ-khưu, Như Lai không thấy gì có năng lực hùng mạnh như tâm Niệm, để làm phát sanh những tư tưởng thiện chưa phát sanh, và làm tan biến những tư tưởng bất thiện đã phát sanh. Với người có tâm Niệm, những tư tưởng thiện, nếu chưa phát sanh, sẽ phát sanh, và những tư tưởng bất thiện, nếu đã phát sanh, sẽ tan biến” (26).

- Kinh Trung A-Hàm, Majjhima Nikaya, Đức Phật dạy:

"Tâm niệm, nầy chư Tỳ-Khưu, Như-Lai tuyên bố, tâm niệmyếu tố tối cần thiết trong mọi việc, bất luận nơi nàọ có tâm niệm (trong đời sống) cũng thiết yếu như muối trong ca-ry".

- Ngay trước giờ Đại Niết Bàn, lời di chúc tối hậu của Đức Phật là:

"Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy kiên trì chăm chú để thành đạt giải thoát"

(Vaya dhamma sankhara, appamadena sampadetha*) - (Parinibbana Sutta, Digha N., Kinh Đại Niết-Bàn, Trường A-Hàm số 16).

- Và lời khuyên dạy cuối cùng của Đức Sariputta - Xá-Lợi-Phất, vị đại đệ tử của Đức Thế Tôn là:

"Hãy gia công chuyên niệm, kiên trì chăm chú. Đây là lời khuyên dạy của ta"

(Sampadetha appamadena esa me anusasana*).

* Đức Phật và Ngài Sariputta đều dùng từ appamadena. Từ này tương đương với Pajanàti, Sati.

- Niệm là sự hay biết tâm trên các đối tượng. Niệm rất quan trong sự tu tập vì Niệm có mặt trong:

Ngũ cănNiệm Căn.

Ngũ lựcNiệm Lực.

Thất Giác ChiNiệm Giác Chi.

Bát Chánh ĐạoChánh Niệm.

- Theo trong Tạng Vi Diệu Pháp - Abhidhamma, phần sở hửu tâm, sở hửu Niệm - Sati là một trong 25 sở hữu tịnh hảo, trong sạch – Sobhana cetasika (27).

Khi Niệm có mặt dù rằng trước đó là tâm bất thiện, cũng trở thành tâm thiện.

- Ở đây, hành giả còn cần phải nắm vững Kỷ Thuật – Patipàda về sự tu tập Niệm.

- NIỆM THÂN:

để thấy được sự sống chỉ phụ thuộc vào một hơi thở. Và thấy được sự Vô Thường Sanh Diệt của nó.

- Niệm về các đề mục 32 thể trược và Niệm về tử thi, để nhận ra sự cấu tạo của thân thể, để thấy sự ô trượcnhàm chán cái thân thể này, mà trước đây đã từng được xem là đẹp đẽ, đáng yêu…

- NIỆM THỌ:

để thấy đuợc các cảm thọ, hỷ, lạc, khổ và xã (chỉ là những cảm thọ mà thôi).

- NIỆM TÂM:

để thấy được các loại tâm thiện, bất thiệntrung tính.

- NIỆM PHÁP:

để thấy được tất cả những gì đang sanh khởi chỉ là những chuổi nhân duyên. Không có một cái ta, hay cái gì của ta cả. Để thấy được tất cã các pháp là Vô Ngã!

4. Định - Samadhi.

Trong thiền Tứ Niệm Xứ, Satna Định phối hợp cùng Niệm làm cho tâm luôn hay biết các pháp đang sanh khởi trong hiện tại “các pháp đang là”. Khi Định mạnh, thời thiền một giờ của hành giả trôi qua thật nhanh.

5. Tuệ giác – Pannà.

Theo trong Thanh Tịnh Đạo do Ngài Buddhagosa biên soạn thì có tất cả 16 Tuệ Giáchành giả tuần tự đạt được trong sự tu tập như sau:

1. Tuệ Phân Biệt Danh và Sắc - Nāmarūpaparicchedañāṇa.

2. Tuệ Phân Biệt Duyên của Danh và Sắc - Paccayapariggahañāṇa.

3. Tuệ Thấu Đạt - Sammasanañaṇa.

4. Tuệ thấy sự Sanh Diệt của Danh Sắc - Udayabbayañāṇa -

5. Tuệ Diệt - Bhanganàna.

6. Tuệ Sợ - Bhayanàna.

7. Tuệ thấy hiễm nguy của Ngũ Uẩn – Adinavanàna.

8. Tuệ Chán Nãn – Nibbidanàna.

9. Tuệ muốn Giải thoát – Mũncitukamyatanàna.

10. Tuệ Suy Tư – Patisankhanàna.

11. Tuệ Xã Hành – Sankharùpekkhanàna.

12. Tuệ Thuận Thứ - Anulomanàna.

13. Tuệ Chuyễn Tánh – Gotrabhunàna.

14. Tuệ Đạo - Magganàna.

15. Tuệ Quả - Phalanàna.

16. Tuệ Kiểm Soát Phiền não và Tuệ Niết Bàn (tuệ xem xét và nhớ lại).

- Trích: The Path of Purification – Visuddhimagga.

Luận sư Bhadantacariya Buddhaghosa

Chuyển dịch từ Pàli sang Anh ngữ: Trưởng lão Nanamoli

Chuyển dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ: Thích Nữ Trí Hải.

https://www.budsas.org/uni/u-thanhtinh-dao/ttd-00.htm

Hành giả nổ lực, tinh tấn tu tập theo Pháp Hành Tứ Niệm Xứ này, tuần tự đắc được các Tuệ Giác, thấy được Tam Tướng (28) Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Và quan trọng nhất là Tuệ Giác - Tuệ Biết – Pàjanàti (29).

Sau khi đắc được Tuệ Tri Pàjanàti – Tuệ Biết (Cái Biết với Trí Tuệ) bao gồm Tuệ Chánh Niệm, Tuệ Chánh Kiến và Tuệ Chánh Tư Duy... là hành giả đang bước chân - Nhập Lưu (enter the Stream) bước vào Con Đường Bát Chánh. Như vậy đúng như câu Phật ngôn:

"nàyassa adhiga màya" - for reaching the Noble Path – Nhập vào Chánh Đạo”

- Như vậy, trong Pháp Hành Tứ Niệm Xứ này, có “Chánh Đạo - Bát Chánh Đạo”– là Đạo Đế trong Tứ Diệu Đế, là Con Đường Đi Đến Giải ThoátCon Đường Để Chứng Ngộ Niết Bàn.

Đến đây, hành giả đã Nhập vào Chánh Đạo và đang tu tập Pháp Bát Chánh đúng như lời của Đức Phật dạy:

"Đức Như Lai tuyên thuyết Chánh Đạo Tám Ngành, nhờ thực hành con đường này, hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn chúng sanh chứng đạt và thoát khỏi Luân Hồi" (30).

Tuệ Tri - Tuệ Biết – Pajànàti.

- Tuệ Giác này tàng ẩn như viên ngọc quý nằm trong đá. Nhờ hành giả giữ “Giới” trong sạch, có lòng tin vững chắc vào Tam Bảo “Tín”, và đặc biệt nhất là vào Pháp Hành này, gia công tinh tấn “Tấn” “Niệm” liên tục, cùng với sự hổ trợ của “Satna Định” nên tâm lúc nào cũng bám sát, tâm chỉ có “biết – biết” “to know, to undersatand” vào đề mục đang sanh khởi mà thôi. Cho đến một thời khắc, Ngũ Lực đủ sức mạnh để công phá, đập bể tan hòn đá. Ánh sáng của viên ngọc chiếu rọi và soi sáng sự vật. Tuệ giác xuất hiện, hành giả đắc được Tuệ Giác “Tâm Biết - Tuệ Tri – Pajànàti”.

Sau đó, khi có một tâm nào sanh khởi lên, nhờ Tuệ Chánh Kiến, hành giả biết được tâm này thuộc về loại tâm gì, tâm bất thiện hay tâm thiện. Nhờ Tuệ Chánh Tư Duy, nếu là tâm thiện, hành giả biết đây là loại tâm tốt đẹp, hoàn hảo. Hành tâm này sẽ cho những quả an vui. Hành tâm này sẽ được bậc thiện trí thường khen ngợi. Hành giả sẽ Chánh Tinh Tấn vun đấp và làm cho tăng trưởng hơn. Và nếu đó là tâm bất thiện, nhờ có Tuệ Chánh Kiến, biết ngay đó là tâm bất thiện. Nhờ Tuệ Chánh Tư Duy, biết đây là tâm xấu. Hành tâm này sẽ bị người trí khiển trách, sẽ cho những quả xấu, đau khổ trong nhiều đời kiếp, dẩn dắt thêm trong Sanh Tử Luân Hồi. Nên hành giả sẽ Chánh Tinh Tấn ngăn ngừa, xa lánh, từ bỏ những loại tâm bất thiện này.

- Tuệ Tri – Tuệ Biết này bao gồm các Tuệ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Niệm luôn luôn đi chung nhau (31).

- Tuệ Tri còn gọi là người có Paññā Trí Tuệ (Paññavā) là người thấu hiểu (Pajānāti) bản chất của hiện tượng đau khổ hay phiền não (Tứ Diệu Đế).

Theo Bà Rhys Davis.

- Như vậy Tuệ Tri là một Tuệ Giác thật vô cùng quan trọng mà hành giả tu tập cần đạt đến, là hành giả bước chân vào Con Đường (Nhập Lưu) và đang tu tập Pháp Hành Bát Chánh để thanh lọc tâm đúng như lời dạy của Đức Phật trong bài kinh trên:

“nàyassa adhiga màya – Nhập vào Chánh Đạo, Nibbànassa sacchikiriyàya - Để chứng quả Niết Bàn”.

- Với Tuệ Tri hành giả đã chứng đắc Đạo Quả Sotàpanna – Bậc Thánh Nhập Lưu (32).

- Hành giả vẫn còn thực hành Pháp Bát Chánh để thanh lọc thân tâm, để chứng đắc những đạo quả cao hơn, cho đến khi chứng đắc được Đạo Quả A La Hán – Arahan, giải thoát hoàn toàn, không còn tái sanh trở lại nữa – Vô Sanh.

- Nhập Vào Chánh Đạo từ này sữ dụng hửu lý hơn, chính xác hơn từ Đạt Đến Thánh Đạo.

Đạt Đến Thánh Đạo có thể nghỉ lầm rằng không còn tu tập nữa.

Để hiểu thêm về tầm quan trọng của Pháp Hành Bát Chánh xin đọc thêm: “Bát Chánh Đạo - Tám Bước Chân đến Hạnh Phúc” của Ngài Henepola Gunaratana biên soạn. Diệu Liên Lý Thu Linh dịch sang Việt ngữ (33).

III. KẾT LUẬN.

Trong bài kinh Satipatthàna này, Đức Phật không dạy về Chánh Niệm - Sammasati, mà chỉ dạy tu tập Pajànati – Hay Biết đồng nghỉa với Sati trên bốn đối tượng Thân, Thọ, Tâm và Pháp, để bước chân vào Chánh ĐạoBát Chánh Đạo, để chứng ngộ Niết Bàn.

- Ngài có dạy Chánh Niệm trong phần Niệm PhápBát Chánh Đạo.  

- Trong phần cuối bài Kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phậthứa khả, Ngài dạy rằng:

“Hành giả nào tinh tấn tu tập Pháp Hành này, lâu lắm là 7 năm, nhanh nhất là 7 ngày sẽ đạt được kết quả: Một là A La Hán đạo quả, hai là A Na Hàm đạo quả”.

- Đây là tuyên ngôn của Đức Phật Toàn Giác.

Chúng ta hãy vững lòng tin mà nổ lực tinh tấn thực hành. Còn thực hành có kết quả hay không tùy vào Paramis – Ba La Mật của mỗi người.

Như vậy, đến đây đã làm sáng tỏ Phật Ngôn:

“nàyassa adhiga màya” – Nhập Vào Chánh Đạo (Bát Chánh Đạo) "Nibbànassa sacchikiriyàya" – “Để chứng ngộ Niết Bàn”.

Satipatthàna sutta – Kinh Tứ Niệm Xứ hay Bốn Nền Tảng Của Niệm có Bát Chánh Đạo chứ không phải chỉ có Chánh Niệm như thiền sư Brahmvamso đã viết.

Ngưỡng mong cho các hành giả luôn được an vui, có sức khỏe, tinh tấn trong tu tập Pháp hành Satipatthàna, để chứng đạt Tuệ giác, để Nhập Vào Chánh Đạo, để chứng ngộ Niết Bàn, để giải thoát ra khỏi vòng tay trói buộc của Ma Vương!

Mong thay!

Trung Vũ Dhammasila.

trungvudhammasila@gmail.com

-   Một câu hỏi liên quan đến anh Bình Anson. Anh dịch từ “an trú chánh niệm” Trong bản tiếng Anh của TS Ajahn Brahm, ông ta đã sử dụng từ gì?

-   Sau khi đã kiên trì hoàn tất các công tác sửa soạn cần thiết, thiền sinh giờ đây có thể an trú chánh niệm vào một trong bốn đề mục: thân thể của mình, các cảm thọ đau đớn hay hỷ lạc, tâm thức, và đối tượng của tâm.

 _________________________

CHÚ THÍCH:

(1). Muốn tìm hiểu về ý nghĩa của câu kệ Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa này, xin vào link:

https://vomonthientu.org/a860/tim-hieu-y-nghia-cau-ke-namo-le-phat-

 (2). Thiền Sư Ajahn Brahmavamso, tu sĩ người Anh, đã từng tu tập dưới sự hướng dẫn của Ngài Ajahn Chah. Ông viết rất nhiều sách và thuyết giảng về thiền. Ông là vị lãnh đạo tinh thần của hội Phật Giáo Tây Úc, và là viện chủ thiền viện Bodhinyana, huyện Serpentine, tiểu bang Tây Úc, Úc châu.

Đọc “Tứ Niệm Xứ - Bốn Nền Tảng Của Chánh Niệm”.

http://budsas.org/uni/u-vbud/vbthn026.htm.

(3). Câu này xuất xứ từ đoạn đầu của bài kinh Satipatthàna Sutta.

https://www.budsas.org/uni/u-dainiemxu/dnx06.htm

(4). Ngài Ananda vừa mới đắc đạo quả Bậc Thánh Arahat – A La Hán đêm trước ngày kết tập Tam Tạng lần thứ nhất (ba tháng sau khi Đức Phật nhập Đại Niết Bàn) và đặc biệt Ngài đắc đạo quả ngoài bốn oai nghi “đi - đứng - nằm - ngồi”. Ngài vừa ngã lưng khi đang nằm xuống, Ngài đã đắc đạo quả khi đầu chưa chạm vào mặt giường.

(5). Trích Đại Niệm Xứ do Ngài Silananda biên soạn. Đại đức Khánh Hỹ dịch sang Việt ngữ. https://www.budsas.org/uni/u-dainiemxu/dnx-idx.htm

(6). Arahat – Arahant – A La Hán.

- Một vị A La Hán (đúng theo căn nguyên của danh từ Arahant, là bậc xứng đáng thọ lãnh vật cúng dường, Ứng Cúng) không còn tái sanh nữa vì Ngài không còn tạo nghiệp mới. Mầm giống tái tạo đã bị tận diệt.

- Vị A La Hán nhận thức rằng tất cả những điều kiện phải làm đã làm xong, gánh nặng phiền não đã được đặt xuống và tất cả những hình thức ái dục, tất cả những mức độ vô minh đều hoàn toàn được tiêu diệt, loại trừ. Vị hành giả hữu phước ấy bấy giờ đã đến mức tột đỉnh, cao hơn tất cả các cảnh Trời, hoàn toàn dứt bỏ mọi tham vọng và mọi ô nhiễm của thế gian, và chứng nghiệm hạnh phúc vô cùng cao thượng mà ngôn ngữ trần gian phàm tục không thể mô tả - hạnh phúc Niết Bàn.

Tuy nhiên, ngày nào còn mang cơ thể vật chất này, một vị A La Hán vẫn còn phải chịu đau đớn về vật chất.

“Dù ít tụng nhưng hành đúng giáo lý,

diệt tham, sân, si,

tri kiến chân chánh, tâm siêu thoát,

không luyến ái, tại đây và về sau.

Người ấy sẽ chứng nghiệm thành quả

của đời sống phạm hạnh thiêng liêng”.

Kinh Pháp Cú.

Trích Đức PhậtPhật Pháp chương 38 – 39. Con Đường Niết Bàn và Phẩm Hạnh A La Hán, Trang 572 – 596.

https://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&pp38.htm

(7). Thiền – Jhàna.

Tiếng Tàu âm là Chan, tiếng Nhật âm là Zen.

Theo phái thiền Nguyên Thủy có hai loại thiền là:

1. Thiền Định – Sammadhi Bhavana hay còn gọi là Thiền Chỉ

Lấy 40 đề mục sắc pháp và 04 đề mục Vô Sắc làm đối tượng để tu tập.

2. Thiền Quán – Vipassana Bhavana hay còn gọi là Thiền Tứ Niệm Xứ lấy 04 đối tượng Thân Thọ Tâm Pháp để tu tập Niệm, để đắc được Tuệ Giác, nhập vào Chánh ĐạoBát Chánh Đạo.

Đọc Con Đường Thiền ChỉThiền Quán do Thiền sư Henepola Gunaratana biên soạn, Sư Pháp Thông dịch sang Việt ngữ.

https://thuvienhoasen.org/.../con-duong-thien-chi-va...

(8). Chánh Niệm – Sammasati.

Ở đây, thiền sư Brahmavamso sử dụng chưa đúng pháp học. Vì Chánh Niệm là một Tuệ Giác – Pannà, chỉ khi nào hành giả đắc được Tuệ Biết - Tuệ Tri - Pàjanàti, khi đó hành giả mới có Chánh Niệm. Ngoài ra những hành giả sơ cơ chỉ sử dụng Tâm Niệm – Sati hay tâm Chú Niệm mà thôi.

(9). Thực Hành Niệm là một cách gọi của Ngài Henepola Gunaratana.

Đọc Pháp Tứ Niệm áp dụng trong đời sống hiện đại.

Nguyên tác: V.F. Gunaratana,"The Satipatthàna Sutta And Its Application To Modern Life".

Buddhist Publication Society, Kandy 1963, Ceylon.

http://www.budsas.org/uni/u-ngan/4niemxu.htm.

(10). Patipàda – Kỷ Thuật Niệm.

Khi tu tập Niệm, hành giả chỉ đơn thuần biết chỉ có một đối tượng mà thôi. Hành giả không suy nghĩ, không chấp trước hay đặt tên đối tượng của mình hay nói một cách khác là sự hiểu biết hoàn toàn duy nhất trên đối tượng trong lúc hiện tại mà thôi.

Hãy suy nghĩ về phương pháp kỹ thuật -Patipada mà Đức Phật dạy ông Bhàhiya như sau:

Này Bàhiya, anh phải luyện tập như thế này:

"Ditthe dittha - mattam bhavissati

Sute suta - mattam bhavissati

Mute muta - mattam bhavissati

Vinnàte - vinnàta - mattam bhavissati ".

" Khi trông thấy vật gì, anh chỉ nên thấy vật ấy mà thôi.

Khi nghe tiếng gì, anh chỉ nên nghe tiếng ấy mà thôi.

Khi có một ý tưởng nào, anh chỉ nên nhận thức ý tưởng ấy mà thôi.

Khi có sự hiểu biết nào, anh chỉ nên nhận thức sự hiểu biết ấy mà thôi".

Bấy nhiêu lời đủ làm cho ông Bàhiya giác ngộ.

131. Kinh Nhất dạ hiền giả.

(Bhaddekaratta sutta). Kinh Bàhiya sutta. Trung Bộ Kinh

Majjhima Nikaya.

https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung131.htm

Nghĩa là khi Niệm, hành giả đơn thuần chỉ có Hay Biết hoàn toàn (to know, to understand) về đối tượng của mình mà thôi. Không chấp trước hay đặc câu hỏi gì hết.

(11). 37 Phẩm Trợ Đạo.

Một Toát Yếu Về Những Yếu Tố Cần Thiết Cho Sự Giác Ngộ

Ngài Hoà Thượng Ledi biên soạn, ông Phạm Kim Khánh dịch sang Việt ngữ.

https://www.budsas.org/uni/u-37bd/37bd-00.htm

(12). Tuệ Giác – Pannà.

Theo trong Thanh Tịnh Đạo của Ngài Buddhagosa thì có tất cả 16 Tuệ Giáchành giả tuần tự đạt được trong tu tập như sau:

1. Tuệ Phân Biệt Danh và Sắc.

2. Tuệ Phân Biệt Duyên của Danh và Sắc.

3. Tuệ Thấu Đạt

4. Tuệ thấy sự Sanh Diệt của Danh Sắc.

5. Tuệ Diệt - Bhanganàna.

6. Tuệ Sợ - Bhayanàna.

7. Tuệ thấy hiễm nguy của Ngũ Uẩn – Adinavanàna.

8. Tuệ Chán Nãn – Nibbidanàna.

9. Tuệ muốn Giải thoát – Mũncitukamyatanàna.

10. Tuệ Suy Tư – Patisankhanàna.

11. Tuệ Xã Hành – Sankharùpekkhanàna.

12. Tuệ Thuận Thứ - Anulomanàna.

13. Tuệ Chuyển Tánh – Gotrabhunàna.

14. Tuệ Đạo - Magganàna.

15. Tuệ Quả - Phalanàna.

16. Tuệ Kiểm Soát Phiền não và Tuệ Niết Bàn ( Tuệ xem xét, ôn lại ).

Đọc Thanh Tịnh Đạo do Ngài Buddhaghosa biên soạn. Ni sư Trí Hải dịch sang Việt ngữ.

https://www.budsas.org/uni/u-thanhtinh-dao/ttd-00.htm

(13). Tam Tướng.

1. Vô Thường – Aniccā.

2. Khổ Đau – Dukkhà.

3. Vô Ngã – Anattà.

- Vô Thường Tùy Quán (Aniccānupassanā).

- Khổ Não Tùy Quán (Dukkhānupassanā).

- Vô Ngã Tùy Quán (Anattānupassanā).

- Hành giả nào nhờ quán về Vô thườngđược giải thoát, gọi là Vô Tướng Giải Thoát – Animittovimokkho.

- Nhờ quán về Khổ đau mà được giải thoát thì gọi là Vô Nguyện Giải Thoát - Appanihitovimokkho.

- Nhờ quán về Vô ngãđược giải thoát thì gọi là Không Tánh Giải Thoát - Suññatāvimokkho.

Hành giả nhờ tu tập ba pháp môn nói trên mà được giải thoát nên chúng còn được gọi là Tam Giải Thoát Môn (Tīnimokkhamukkha).

(14). Tuệ Biết - Tuệ Tri - Pàjanàti.

- Cái Biết với Trí Tuệ, bao gồm: Tuệ Chánh Kiến và Tuệ Chánh Tư Duy, Tuệ Chánh Niệm... là hành giả đang bước chân (Nhập Lưu – enter the Stream) vào Dòng Sông Bát Chánh. Như vậy đúng như câu Phật ngôn:

“nàyassa adhiga màya - for reaching the Noble Path - Nhập vào Chánh Đạo”.

- Khi đắc được Tuệ Giác - Tuệ Tri này hành giả đã chứng đắc Đạo Quả Sotàpanna – Bậc Thánh Nhập Lưu

(15). Chánh Đạo - Bát Chánh Đạo - Đạo Đế.

- Con Đường theo dấu chân của Đức Phật gồm tám ngành:

1. Chánh Kiến – Sammà - Ditthi.

2. Chánh Tư Duy – Sammà - Samkappa.

3. Chánh Ngữ - Sammà – vàcà.

4. Chánh Nghiệp – Sammà – Kammanta.

5. Chánh Mạng – Sammà – Àjìva.

6. Chánh Tinh Tấn – Sammà – Vàyàma.

7. Chánh Niệm – Sammà - Sati.

8. Chánh Định – Sammà – Samàdhi.

- Bát Chánh ĐạoĐạo Đế trong Tứ Diệu Đế được Đức Phật giảng trong bài kinh Chuyển Pháp Luân đến nhóm các Ngài Kondanna – Kiều Trần Như tại vườn nai xứ Vesali – Lộc Giả. Nhóm Kiều Trần Như là năm chúng sanh gần như hoàn hảo, thanh tịnh trên thế gian lúc đó. Các Ngài chỉ còn chút ít ô-nhiễm, phiền não trong tâm. Do vậy, sau khi nghe xong bài kinh Tứ Diệu Đế vừa được Đức Phật thuyết xong, Ngài Kondanna đã đắc được tầng thánh đầu tiên “Tu Đà Hườn - Sotàpanna ( Bậc Thánh Nhập Lưu còn tái sanh 7 lần trong Luân Hồi, nhưng các Ngài không tái sanh trong các cảnh khổ, chỉ tái sanh trong cảnh Chư Thiêncảnh Người ).

- Bát Chánh ĐạoPHÁP HÀNH do tu tập Thiền Satipatthàna – Thiền Tứ Niệm Xứ (sau khi đắc được Tuệ Biết – Pajànàti), chứ không phải đơn thuần là PHÁP HỌC.

Đức Phật dạy:

“Đức Như Lai tuyên thuyết Chánh Đạo Tám Ngành, nhờ thực hành con đường này, hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn chúng sanh chứng đạt và thoát khỏi luân hồi”

Hay:

“Con Đường Cao Thượng Nhất là Bát Chánh Đạo.

Chân Lý cao thượng nhất là Tứ Đế.

Không luyến áitrạng thái tâm cao thượng nhất.

Cao thượng nhất trong các loài có hai chân là Đấng Toàn Giác”

Kinh Pháp Cú.

Trước khi nhập đại niết bàn, Đức Phật dạy đức Ngài Subhadda bài pháp cuối cùng như sau:

“Trong bất luận giáo đoàn nào, nếu khôngBát Chánh Đạo thì cũng không có hạng nhất đẳng Sa Môn – Sammana, cũng không có nhị đẳng, tam đẳng hay tứ đẳng Sa Môn.

Trong giáo đoàn nào có Bát Chánh Đạo, này Subhadda, thì có hạng nhất đẳng Sa Môn, nhị đẳng, tam đẳngtứ đẳng Sa Môn.

“Nơi đây, trong giáo đoàn này, hỡi Subhadda, có Bát Chánh Đạo.

“Quả thật vậy, ở đây có hạng nhất đẳng, hạng nhị đẳng, hạng tam đẳng và hạng tứ đẳng Sa Môn. Các nơi khác không có hạng Sa Môn này. Này Subhadda, nếu chư đệ tử hành đúng giáo huấn, có đời sống chân chánh, thì thế gian sẽ không vắng bóng các bậc A La Hán”

Bài pháp cuối cùng Đức Phật thuyết giảng đến vị đệ tử Subhadda trước khi nhập Đại Niết Bàn.

Đức PhậtPhật Pháp, chương 14, trang 266.

https://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&pp14.htm

Cần nhắc lại ở đây, tại sao trước khi Nhập Đại Niết Bàn, Đức Phật không giảng bài pháp nào khác mà lại giảng bài pháp Bát Chánh Đạo này. Như vậy, chúng ta cũng hiểu di huấn cuối cùng Ngài muốn nhắn nhủ đến chúng ta"Không có còn đường nào khác để tu tập giải thoát ngoài Bát Chánh Đạo"

Nhiều sư thầy không tu tập Pháp Hành nên không biết Bát Chánh ĐạoPháp Hành, cứ đem rao giảng Bát Chánh Đạo theo sự suy tư, theo cái tưởng của riêng mình!

Như vậy, chúng ta phải hiểu tầm quan trọng của Pháp Hành Bát Chánh này!

(16). Niết Bàn – Nibbàna.

Định nghĩa

Danh từ Nam phạn "Nibbana" - Niết Bàn (Bắc phạn: Nirvana) gồm hai phần: "ni" và "vana". "Ni" là hình thức phủ định, không; "vana" là dệt, hay ái dục. Ái dục này xem như sợi dây nối kiếp sống nầy với kiếp sống khác.

" Gọi là Niết BànNiết Bàn là sự dứt bỏ, sự tách rời - 'Ni' - ra khỏi ái dục - 'Vana', sự thèm khát nhục dục ".

Ngày nào còn bị ái dục hay luyến ái trói buộc thì còn tạo thêm nghiệp mới, và các nghiệp mới này phải trổ quả dưới một hình thúc nào, trong vòng sanh-tử, tử-sanh vô cùng tận. Đến khi mọi hình thức ái dục chấm dứt, năng lực của nghiệp tái tạo cũng dứt, tức nhiên không còn tạo nghiệp nữa, và ta thành đạt Niết Bàn, thoát ra khỏi vòng sanh tử triền miên.

Quan niệm giải thoát trong Phật Giáo chính là trạng thái vượt qua khỏi vòng sanh tử triền miên vô tận, chứ không phải chỉ là sự trốn thoát ra khỏi tội lỗi, và địa ngục.

Cũng có nơi giải thích Niết Bàn là sự dập tắt lửa tham (lobha), sân (dosa), và si (moha).

Đức Phật dạy:

"Toàn thể thế gian nằm trong những ngọn lửa. Lửa gì đã nhúm lên những ngọn lửa ấy? Chính lửa tham, lửa sân, lửa si; chính lửa sanh, lửa già, lửa chết, lửa phiền não, lửa ta thán, lửa đau đớn, lửa khổ sở, lửa thất vọng, đã nhúm lên những ngọn lửa ấy"

Nhận định theo một lối, Niết Bàn là sự dập tắt các ngọn lửa ấy. Nhưng không phải vì thế mà có thể nói rằng Niết Bàn chỉ là sự dập tắt các ngọn lửa. Nên phân biệt phương tiệnmục tiêu. Ở đây, dập tắt các ngọn lửa tham, sân và si, chỉ là phương tiện để đi đến Niết Bàn.

(Trích Đức PhậtPhật Pháp do Ngài Narada biên soạn. Ông Phạm Kim Khánh dịch sang Việt ngữ, chương 33 Niết Bàn).

https://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&pp33.htm

(17). Ngài Thiền Sư Henepola Gunaratana 1927 – now.

Ngài Henepola Gunaratana là một Trưởng Lảo, người Tích lan – Sri Lanka, thông suốt Pháp Học và Pháp Hành. Ngài có viết nhiều sách về pháp hành rất được nhiều người đọc và đã dịch ra nhiều ngôn ngữ:

- Hành Trình Đến Chánh Niệm.

https://www.budsas.org/uni/u-ttbg/ttbg00.htm

- Pháp Tứ Niệm Xứ trong đời sống hiện đại.

https://www.budsas.org/uni/u-ngan/4niemxu.htm

- Bát Chánh Đạo –Con Đường Đến Hạnh Phúc ”.

http://thuvienhoasen.org/a3942/bat-chanh-dao

(18). Diệu Liên Lý Thu Linh. 1946 – now

Ngày Năm Sinh: 31-7-1946. Hiện Cư Trú tại Việt Nam

Bắt đầu dịch sách từ năm 1997, chị đã dịch rất nhiều sách của các Ngài Ajahn Chah, Henepola Gunaratana… như một cách để học Phật Pháp.

Email: quytuongtrovn@gmail.com

(19). Ngài Silananda. 1927 – 2005. Sanh tại làng Mandalay, Miến Điện. Năm 1943 đấp y sadi, bốn năm sau thọ giới tỳ khưu. Ngài rất giỏi về Abhidhamma và được Ngài Trưởng lão Mahasi chọn một trong những vị sư tụng đọc về Vi Diêu Pháp trong lần kết tập Tam Tạng lần thứ 6 tại hang động ở thủ đô Yangoon từ nagfy 17.5.1954 đến ngày lễ Tam Hợp (Phật đản) năm 1956, Phật Lịch 2500

Ngài đã viết rất nhiều sách về pháp hành, trong đó quyễn Chú giải Đại Niệm Xứ viết bằng Anh ngữ - The Foundations of Mindfuness, đại đức Khánh Hỹ dịch sang Việt ngữ - Đại Niệm Xứ, được nhiều hành giả biết đến như là một quyễn sách gối đầu trong tu tập pháp hành Tứ Niệm Xứ. https://www.budsas.org/uni/u-dainiemxu/dnx-idx.htm

(20). Đại đức Khánh Hỷ sanh năm 1948 là cựu đại úy QLVNCH, sư đã định cư Mỹ theo diện H.O.

(21). Đại đức Jotika sanh năm 1947 tại Moulmein, Yangon, Miến Điện. Trước khi xuất gia tốt nghiệp kỷ sư năm 1973, lập gia đình và có một cô con gái. Đấp y thọ giới tỳ khưu năm 1974. Sư chuyên tâm tu tập thiền Satipàthàna, sau này được sự dìu dắt của thiền sư danh tiếng Shwe O Min, và là huynh trưởng của thiền sư Tejaniya. Sư viết rất nhiều sách thiền bằng Anh ngữ và được mời đạy thiền ở các nước Á châu. Úc châu và Mỹ châu.

Quyễn sách được nhiều người đọc là Tuyết Giữa Mùa Hè.

https://saigonmeditationproject.org/.../tuyet-giua-mua-he/

- Đại đức Dhamminda.

Tu sĩ đã cùng đại đức Jotika dịch nhiều kinh sách tiếng Miến Điện sang Anh ngữ.

(22). Đại đức Thanissaro sanh ngày 28 tháng 12 năm 1949 tại Long Island, New York. Sau khi tốt nghiệp cử nhân văn chương triết học ông du lịch sang Thailand, và tham dự một khóa thiền của Ngài Ajahn Fuang Jotiko ( theo truyền thống ẩn lâm của Ngài Ajahn Lee Dhammadharo 1907- 1961 cũng là đệ tử của Ngài Ajahn Mun. Ngài Ajahn Chah cũng là học trò của Ngài Ajahn Mun ).

Trong vòng 22 năm, đại đức Thanissaro đã theo tu tập với Ngài Ajahn Fuang Jotiko. Vào năm 1993 đại đức làm thiền chủ thiền viện Tâm Từ ở San Diego, California. Đây là thiền viện đầu tiên theo truyền thống ẩn lâm của Thailand trên nước Mỹ.

Đại đức đã dịch rất nhiều kinh sách Pali sang tiếng Anh như kinh Pháp Cú – Dhammapada và kinh tạng Nikaya và là chủ trang mạng Access ti Insight.

Xin mời quý vị tham quan thiền lâm Tâm Từ ở San Diego, California.

https://hiddensandiego.net/metta-forest-monastery.php

(23). Thành tựu chánh trí.

Câu nàu xuất xứ từ câu: "nàyassa adhiga màya" - for reaching the Noble Path – Nhập vào Chánh Đạo. Tức là Nhập Vào Bát Chánh Đạo. Dịch là thành tựu chánh trí thật không đúng!

(24). Ngũ CănNgũ Lực

- Ngũ Căn:

1. Tín căn – Saddha

2. Tấn căn – Viriya.

3. Niệm căn – Sati.

4. Định căn – Sammadhi.

5. Tuệ căn – Pannà.

- Ngũ Lực:

1. Tín lực

2. Tấn lực.

3. Niệm Lực.

4. Định lực.

5. Tuệ lực.

Đọc thêm 37 PHẨM TRỢ ĐẠO

Một Toát Yếu Về Những Yếu Tố Cần Thiết Cho Sự Giác Ngộ

Ngài Hoà Thượng LEDI SAYADAW

Phạm Kim Khánh dịch sang Việt ngữ.

https://www.budsas.org/uni/u-37bd/37bd-00.htm.

(25). Đức Phật Gotama. Đức Phật Thích Ca là vị Phật toàn giác, vị Phật thứ tư trong thế gian, là vị Phật có thật theo lịch sữ. Ngài có gia phả, nguồn gốc đầy đủ và giáo pháp truyền bá với hơn 500 triệu người đang bước theo chân trên con đường tu tập của Ngài.

Đọc Đức PhậtPhật Pháp do Ngài Narada biên soạn. Ông Phạm Kim Khánh dịch, để biết thêm đầy đủ về Ngài.

https://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&pp00.htm

(26) (28). Trong tiến trình tâm thức chỉ duy nhất có một lộ tâm xuất hiện. Không bao giờ có hai lộ tâm đồng xuất hiện. Do vậy, khi Niệm – Sati xuất hiện thì dù rằng trước đó đã là một tâm bất thiện đã có mặt, cũng phải “diệt mất” đi để nhường chổ cho tâm Niệmthiện tâm.

(27). Sở Hửu Tâm - Sobhana cetasika.

Có 52 sở hửu tâm

1- Đồng sanh với tâm.

2- Đồng diệt với tâm.

3- Đồng nương một vật với tâm.

4- Đồng biết một cảnh với tâm.

Tâm giống như nước còn sở hửu tâm giống như sữa, cà phê, nước chanh, nước cam, cùng hòa nhập cùng nước để diển tả tính chất riêng của nó.

Có ba nhóm sở hửu tâm.

1. Sở hửu tợ tha.

2. Sở hửu biệt cảnh.

3. Sở hửu tịnh hảo.

Đọc Siêu Lý Học do Ngài Giác Chánh biên soạn để hiểu biết thêm về sở hửu tâm.

https://www.budsas.org/uni/u-vdp-sieulyhoc/slh-03.htm

(28). Tam Tướng.

Vô Thường – Annica.

Khổ Đau – Dukkha.

Vô Ngã – Anatta.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thấy hết ba thực tướng đó; tùy theo cá tánh của mỗi người chúng được chia thành ba loại để quán:

- Vô Thường Tùy Quán (Aniccānupassanā).

- Khổ Não Tùy Quán (Dukkhānupassanā).

- Vô Ngã Tùy Quán (Anattānupassanā).

- Hành giả nào nhờ quán về Vô thườngđược giải thoát, gọi là Vô Tướng Giải Thoát – Animittovimokkho.

- Nhờ quán về Khổ đau mà được giải thoát thì gọi là Vô Nguyện Giải Thoát - Appanihitovimokkho.

- Nhờ quán về Vô ngãđược giải thoát thì gọi là Không Tánh Giải Thoát - Suññatāvimokkho.

Hành giả nhờ tu tập ba pháp môn nói trên mà được giải thoát nên chúng còn được gọi là Tam Giải Thoát Môn (Tīnimokkhamukkha).

Hành giả do quán Vô thường, không còn chấp tướng thường mà được giải thoát, nên Vô Thường Tùy Quán còn được gọi là Vô Tướng Giải Thoát Môn; do quán Khổ não, hành giả không tham đắm dục lạcđược giải thoát, nên Khổ Não Tùy Quán còn được gọi là Vô Nguyện Giải Thoát Môn; do quán Vô ngã, hành giả nhờ không còn chấp vào tự ngã mà được giải thoát, nên Vô Ngã Tùy Quán còn được gọi là Không Tánh Giải Thoát Môn.

- Trích: Vi Diệu Pháp Nhập Môn

Tỳ kheo Giác Chánh

NXB Sālā, Sài Gòn, 1974

https://www.budsas.org/uni/u-vdp-nhapmon/vdp-nm-05.htm

(29). Tuệ Biết - Tuệ Tri - Pàjanàti

Tuệ Giác này bao gồm hai satna tâm “Biết - Biết” sanh khởi lên trong tâm hành giả. Tuệ Giác này gọi là Tuệ Tri – Pajànàti bao gồm các Tuệ Chánh Kiến, Tuệ Chánh Tư Duy, Tuệ Chánh Niệm...

- Tuệ Tri còn gọi là người có Paññā Trí Tuệ (Paññavā) là người thấu hiểu (Pajānāti) bản chất của hiện tượng đau khổ hay phiền não (Tứ Diệu Đế). Theo Bà Rhys Davis.

- Như vậy “Tuệ Tri – Tuệ Biết” là một Tuệ Giác thật quan trọng mà hành giả tu tập Pháp Hành này cần đạt đến, và sau đó hành giả (đã) bước chân vào Con Đường và đang tu tập Pháp Hành Bát Chánh, đúng như lời dạy của Đức Phật:

"nàyassa adhiga màya " - để nhập vào Chánh Đạo, for the attainment of the Noble Path - " Nibbànassa sacchikiriyàya " - Để chứng quả Niết Bàn - and for the realization of Nibbana".

- Vì Tuệ Tri bao gồm có Tuệ Chánh Kiến nên cũng gọi là Tuệ Chánh Tri Kiến hay Tuệ Nanadassana-visuddhi - Tri Kiến Thanh Tịnh.

Người vừa bước chân vào dòng sông Bát Chánh gọi là Bậc Thánh Nhập Lưu – Sotàpatti.

(30). " Đức Như Lai tuyên thuyết Chánh Đạo Tám Ngành, nhờ thực hành con đường này, hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn chúng sanh chứng đạt và thoát khỏi Luân Hồi ".

Ở đây, chúng ta thấy sự quan trọng của Pháp Hành Bát Chánh này. Không có phương pháp hay con đường nào khác để tu tập, để giải thoát ra khỏi luân hồi ngoại trừ con đường này!

Và muốn bước chân vào con đường này, hành giả phải tu tập Bốn Niệm Xứ - Satipatthana!

(31). Tuệ Tri – Tuệ Biết - này bao gồm các Tuệ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Niệm luôn luôn đi chung nhau.

Hành giả đến đây mới thật sự sử dụng Tâm Chánh Niệm. Ngoài ra chỉ sử dụng tâm Niệm – Tâm Hay Biết hay nói theo cách của Ngài Henepola Guranatara là Thực Hành Niệm mà thôi!

(32). Bậc Thánh Nhập Lưu thấy biết rỏ, thấu suốt nhân quả của một pháp thiện hay bất thiện và biết cách ngăn ngừa, từ bõ pháp bất thiện hay vun trồng làm cho tăng trưởng thêm pháp thiện.

- Có lòng tin vững chắc, kiên cố vào Tam Bảo.

- Tâm Tĩnh Lặng, bình an, trống rỗng, thanh bình, an nhiên, bao dung.

- Tâm của vị này tình thương yêu (Từ) và thương xót (Bi) tăng trưởng mạnh nên thường hay bố thí và dễ xúc cảm, rơi lệ (bi) trước những nghịch cảnh của tha nhân.

- Sắc tướng trông sáng sũa và tươi nhuận hơn.

- Công việc làm ăn thuận may hơn.

Ít bị điên đảo theo tám ngọn gió đời (Bát Phong).

- Đây là giai đoạn thanh lọc thứ bảy. Nó chỉ cho Nhập Lưu Đạo Tuệ (Sotàpatti – magga – nàma), tuệ giác đàu tiên về Đạo (Magga-nàma). Khi đắc được Đạo Tuệ này, thiền sinh trở thành Bậc Thánh Nhập Lưu (Sotàpanna). Sota có nghĩa là lưu hay dòng nước và àpanna là người bước vào. Do đó, Sotàpaanna có nghĩa là người bước vào dòng nước hay Bậc Nhập Lưu. Những thiền sinh nào mà đạt Nhập Lưu Đạo Tuệ thì đã bước chân vào dòng Bát Thánh Đạo. Chỉ khi đó, thiền sinh mới đạt được Sự Thanh Lọc Tuệ GiácTri Kiến hay Tri Kiến Tịnh (Nàna-dasana-visuddhi).

Trích: Tiến Trình Thiền Minh Sát Niệm Xứ - Thiền Sư Janakabhivamsa (Chanmyay Sayadaw).

Thiện Anh Phạm Phú Luyện dịch. Trang 149.

(33). “Bát Chánh Đạo - Tám Bước Chân đến Hạnh Phúc” của Ngài Henepola Gunaratana biên soạn. Diệu Liên Lý Thu Linh dịch sang Việt ngữ.

https://thuvienhoasen.org/.../bat-chanh-dao-con-duong-dan....   

Bài đọc thêm:
Bàn Về Khái Niệm Con Đường Độc Nhất – Ekāyana Magga Trong Kinh Điển Pāli (Chúc Phú)
Con đường duy nhất? (Bình Anson)



.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/07/2021(Xem: 8042)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.