Hương Vị Của Chân Như - The Taste Of Thusness (song ngữ Vietnamese-English)

03/05/20212:28 CH(Xem: 2731)
Hương Vị Của Chân Như - The Taste Of Thusness (song ngữ Vietnamese-English)

HƯƠNG VỊ CỦA CHÂN NHƯ 
The Taste of Thusness
Tác giả: Hoko Jan Karnegis
Người dịch: Thuý Linh

 

The Taste of ThusnessHoko Jan Karnegis, giải thích cách mà nyoho, hay Pháp của Chân Như, định hướng cho thực đơn tại một nhà bếp Zen (Thiền) như thế nào.

Đó là ngày cuối cùng của sesshin (một kỳ nhập thất nhiều ngày), và một điều gì đó về buổi pháp thoại của thầy đã khiến một trong những thành viên ở nhóm bếp của tôi cảm thấy bối rối. Anh ấy hỏi: "Nếu chúng ta không nên chọn lựa và không có ý kiến, làm thế nào chúng ta có thể đi mua thực phẩm đây?".

Với tư cáchtenzo (đầu bếp chính), tôi phụ trách phần cung cấp thực phẩm cho sesshin, và trên thực tế, tôi đã đến thị trấn để mua thực phẩm chỉ trước đó một ngày. Mua sắm cho hai mươi tám người ở cùng nhau không phải là chuyện chạy nhanh ra tiệm tạp hoá ở góc phố. Các cửa hàng đủ lớn để mua sắm gần nhất cách đó khoảng 45 phút. Cần nhiều thời gian để chất đầy hai xe đẩy nhưng chỉ giúp được cho chúng tôi trong vài ngày. Sau đó, nếu các nhân viên khác cần thêm đồ, có thể phải vòng đến cửa hàng kim khí lấy mũi khoan hoặc vật dụng làm vườn. Nói chung, mất khoảng nửa ngày, với vô số lựa chọn để quyết định và nhiều hoàn cảnh tức thời để chấp nhận.

Mặc dù cửa hàng tạp hóa chỉ là một ví dụ điển hình cho hoạt động hàng ngày, thành viên nhóm tôi đã đưa ra một câu hỏi quan trọng. Rời khỏi khuôn khổ tĩnh lặng của sesshin tại nơi thực hành ở vùng nông thôn, nơi mà mọi hoạt động đều đồng điệu với thế giới tự nhiên xung quanh nó, và đi vào một môi trường đầy ắp những chiếc radio cổ màu vàng, những tấm biển màu cam chói sáng, mùi gà quay từ cửa hàng đồ ăn và ánh đèn rực rỡ đã biến bầu trời màu xám tuyệt vời của một buổi sáng mưa phùn thành ánh nắng huỳnh quang không mây có thể là một cú sốc. Đó là một thử nghiệm thực sự của thực hành sự duy trì tập trung trong khi phục vụ tăng đoàn theo cách này. Không lâu sau, tôi đã hát cùng Frankie Vallee và nhảy múa dọc theo lối đi, phía sau xe đẩy mua hàng. Mỗi hộp Snappysnax hoặc Sugardoodles kéo mạnh ống tay áo samue của tôi và năn nỉ trở thành thức ăn cho giờ giải lao. Chắc chắn, tôi đã có rất nhiều trái cây, tuy nhiên những quả anh đào đỏ đậm sáng bóng đó nhìn quả thật rất ngon.

Dừng lại. Đợi đó! Tôi đang làm gì vậy? Về một phương diện nào đó, những thứ này không xấu xa, không bẩn thỉu hay vô hại, nhưng chúng là những thứ gây xao lãng.

May mắn thay, tôi không cần phải đưa ra ý kiến cá nhân về bất kỳ điều gì trong số này. Tôi chắc không phải dựa vào sở thích của riêng mình để ra quyết định. Tôi có một bộ công cụ đáng tin cậy hơn nhiều để đưa ra lựa chọn: khái niệm nyoho, những lời dạy của Đạo Nguyên (Dogen) về lập kế hoạch thực đơn và lời khuyên của sư ông của tôi về cuộc sống tăng đoàn. Được trang bị những thứ này, tôi có thể dễ dàng đi đến cửa hàng tạp hóa mà không cần chọn và chọn, không cần ý kiến cá nhân, mà vẫn quay trở về với hàng hóa trên tay.

Nyoho: Pháp của Chân Như

Nhiều người trong chúng tôi lần đầu tiên được biết đến ý tưởng về nyoho, hay pháp của Chân Như, khi chúng tôi may rakusus (áo choàng). Chúng tôi được dạy về nyoho của tai (chất liệu), shiki (màu sắc) và ryo (kích thước). Áo choàng của chúng tôi được làm từ vật liệu nguyên bản mà không ai có bất kỳ sự bám chấp nào vào đó. Màu sắc là sự pha trộn của các hình sắc, không kích thích bất kỳ cảm giác tham lam hay ghen tị nào. Kích thước thì vừa phải cho người mặc - không quá lớn để tránh lãng phí vải cũng như không quá nhỏ để che cơ thể.

Nhưng nyoho mô tả nhiều hơn là một chiếc áo choàng — ba nyoho bao gồm toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Là con người, chúng ta cần ba thứ — quần áo (rakusa hoặc okesa của chúng ta), nơi ở (sodo hoặc zendo nơi chúng ta sống và thực hành), và thức ăn (oryoki - cái bát và thực phẩm đựng trong đó mà chúng ta ăn) —và tất cả đều phải nyoho, hay đại diện cho lời dạy của Đức Phật. Zendo của chúng tôi đơn giản và sạch sẽ, không có trang trí cầu kỳ hoặc vật liệu xây dựng cầu kỳ, nhưng chắc chắn và chứa tất cả những thứ chúng tôi cần. Oryoki của chúng tôi không được làm bằng sứ có màu sắc rực rỡ hay gỗ kỳ lạ, nhưng chúng cũng không thô ráp, nứt nẻ hoặc quá nhỏ, mà nó đủ để chứa đựng đủ dưỡng chất nuôi cơ thể chúng tôi.

Tương tự như vậy, thực phẩm của chúng tôi tuân theo các nguyên tắc này. Như tôi đã giải thích với người làm bếp, nyoho hình thành nên một khuôn khổ phù hợp với lời dạy của Đức Phật. Vào một buổi sáng, bát thứ hai của chúng tôi là món rau luộc có hương vị nhẹ với một ít nước tương - có vị nhẹ vì chúng tôi đã gần hết nước tương. Chúng tôi nấu các loại rau cho đến khi chín mềm, thêm một ít nước tương mà chúng tôi có, và gửi chúng đến zendo với chín cái bát như thường lệ — nhưng chúng tôi hầu như không ở trong khuôn khổ của nyoho. Với một số thiền sinh, có vẻ như rau củ chưa được nấu chín và vô vị, và chúng tôi đã không quan tâm đầy đủ đến chúng.

Cũng có thể khiến cho thực phẩm quá phức tạp để là nyoho. Đi được nửa chặng đường của sesshin, với thời tiết quá nóng và ẩm khiến các thiền sinh cảm thấy đầu choáng váng, tôi phục vụ món hiyayakko (đậu phụ mềm ướp lạnh). Vào một ngày hè nóng bức như thiêu, đậu phụ ướp lạnh sẽ giải nhiệt và tôi thực sự quan tâm đến sức khỏe thiền sinh. Đưa một món protein lạnh vào người dường như là một ý tưởng rất hay. Vấn đề là, phục vụ đậu phụ mềm dễ vỡ từ nồi theo cách thông thường của zendo gyohatsu (thực hành với các cái bát trong zendo) sẽ gây khó khăn cho người phục vụ và sẽ khiến thức ăn có phần nhìn không hấp dẫn trong bát của người ăn. Tôi quyết định làm betsuzara, nghĩa đen là một “món ăn đặc biệt,” mà chúng tôi sẽ chuẩn bị trong bếp và phục vụ trên từng đĩa riêng trong zendo. Thành phẩm thật đáng yêu - hai mươi tám đĩa nhỏ, mỗi đĩa có một miếng đậu phụ vuông ở giữa, với các loại rau màu vàng và trắng dọc theo hai bên, một ít nhỏ dưa chuột bào nhuyễn bên trên, kết thúc với một chút gừng tươi nạo và một ít xì dầu. Mọi người yêu thích nó. Vài ngày sau đó, họ vẫn còn nói về nó. Một trong những người ở nhóm của tôi đã hỏi nó nằm ở đâu trong phạm vi của nyoho, và tôi phải thừa nhận rằng chúng tôi bước vào trong chỉ ngay ở vạch dưới cùng. Chúng tôi đã quan tâm tốt đến sự nhạy cảm của các thiền sinh, và chúng tôi đã chuẩn bị một lượng thức ăn thích hợp, nhưng tôi đã tạo thêm công việc cho ryo, cho những người phục vụ phải thực hiện thêm một chuyến đi vòng quanh zendo để thu gom các betsuzara sau khi thiền sinh đã dùng hết, và cho những người rửa chén, người đã phải làm sạch chúng. Chúng tôi cũng đã tạo ra một lượng lớn những bám chấp gây mất tập trung mà mọi người kinh nghiệm trong vài ngày.

Nyoho của Tai: Lựa chọn thành phần

Trong Dogen’s Tenzo Kyokun (Giáo huấn Điển toạ của Đạo Nguyên), ngài giúp chúng tôi đưa ra lựa chọn nyoho. Về Tai — trong bối cảnh này là nguyên liệu được chọn để làm bữa ăn — ngài viết rằng cho dù bạn đang nấu món rau xanh thô hay có đủ nguyên liệu để làm món súp kem, bạn nên duy trì cùng một tâm trạng. Tất nhiên, bạn có thể yêu thích rau xanh cũng như súp. Các loại rau xanh thô dường như đại diện cho thực hành “tốt” hoặc “siêng năng”, trong khi súp kem có thể đại diện cho sự phóng túngtham lam. Nhưng một chế độ ăn kiêng ổn định không có gì ngoài rau xanh thô không phải là nyoho, cũng giống như món rau luộc nhạt nhẽo và chưa chín kỹ của tôi hầu như không phù hợp với lời dạy của Đức Phật. Dấu hiệu mà chúng tôi hướng tới là sự phù hợp, không phải là những thái cực của sự phong phú hay nghèo nàn.

Năm loại thảo mộc cay nồng (Ngũ vị tân)

Đạo Nguyên cảnh báo thêm, "Đừng vào zendo với mùi hành!" Do đó, danh sách thực phẩm của tôi không giờ có các gia vị: hành, tỏi, tỏi tây, hẹ tây hoặc hẹ. Năm loại thảo mộc có vị cay nồng được người theo đạo Hindu coi là thực phẩm rajasic (mở rộng) kích thích niềm đam mêtrí tuệ, che mờ tâm trícan thiệp vào thiền định, và cách nấu ăn truyền thống của Thiền cũng tránh chúng. Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật giải thích:

“Này Ananda, tất cả chúng sinh sống nếu họ ăn thức ăn lành mạnh và chết nếu họ uống thuốc độc. Trong quá trình tìm kiếm ĐỊNH, họ nên kiêng ăn năm loại củ có mùi hăng (tức là tỏi, ba loại hành và tỏi tây); nếu ăn chín, chúng có tính kích thích tình dục và nếu ăn sống chúng gây khó chịu. Mặc dù những người ăn chúng có thể đọc được mười hai bộ kinh điển Đại thừa, nhưng chúng sẽ xua đuổi những người hiểu biếtmười phương, những người ghê tởm mùi hôi, và thu hút các loài quỷ đói đến liếm môi họ.”

Kinh Phạm Võng nhắc lại lời dạy trong giới thứ tư trong các giới thứ yếu:

“Một đệ tử của Đức Phật không nên ăn năm loại thảo mộc có vị cay nồng. Điều này được áp dụng ngay cả khi chúng được thêm vào làm hương liệu cho các món ăn chính khác. Do đó, nếu anh ta cố tình làm như vậy, anh ta mắc lỗi thứ hai.”

Khi lần đầu tiên tôi biết đến hướng dẫn này, tôi đã hầu như bỏ năm loại thảo mộc cay nồng ra khỏi tất cả các thực đơn sesshin. Tôi hơi lo ngại rằng thức ăn sẽ không còn hương vị nữa, nhưng tôi thấy rằng nếu không có một thảm dày đặc các gia vị, chúng ta có thể thực sự nếm được hương vị của cà rốt và khoai tây. Khi bữa ăn đã được hoàn thành và bát được bọc lại, không có tinh chất tỏi hoặc hành tây còn sót lại bám trên vòm miệng. Mọi người bắt đầu bình luận về hương vị tươi ngon của món ăn mà tôi đã chuẩn bị, khi hương vị tinh tế bay lên khỏi lớp bọc bên ngoài của chúng.

Một ngày nọ, tôi đã tự mình khám phá ra tác dụng của gia vị khi chúng len lỏi trở lại vào thực phẩm.Tôi đã giao việc chuẩn bị món salad bữa trưa cho một trợ lý sau khi đưa công thức và hướng dẫn chung. Công thức yêu cầu phải có hành lá, và trước khi tôi nhận ra rằng người trợ lý không biết về hướng dẫn đó, cô ấy đã cắt một ít phần ngọn xanh và bỏ vào. Tôi gửi món ăn đó tới zendo, tò mò xem cái gì sẽ xảy ra. Vì việc không dùng củ hành là cách thực hành của riêng tôi với tư cách tenzo (đầu bếp chính) chứ không phải chính sách thường được áp dụng tại trung tâm thiền, tôi biết các thiền sinh sẽ không phàn nàn. Tuy nhiên, bản thân là một người ăn, tôi nhận thấy rằng ngay cả trước khi bữa ăn kết thúc, tôi đã hy vọng có trà bạc hà ngoài hiên để giúp rửa sạch hương vị còn sót lại của hành sống. Kích thích, bám chấp, ghét bỏ và mất tập trung đều ở ngay đó.

Năm màu và sáu vị

Gia vị không phải là hương vị duy nhấtchúng tôi quan tâm tại sesshin. Bài tụng trong bữa ăn có câu: "Năm màu và sáu vị của bữa ăn này được cúng dường cho pháp và tăng đoàn." Sáu vị đó là ngọt, chua, đắng, mặn, nhạt, cay và tất cả các vị đều cần có mặt. Trái cây ngọt, sữa chua chua, súp mặn, cơm nhẹ và rau củ có thể giúp làm lấp đầy hoá đơn cũng như trà đắng dùng để rửa oryoki (bát) hoặc nhâm nhi trong giờ giải lao sau bữa ăn.

Việc lựa chọn các thành phần ảnh hưởng đến món ăn trông như thế nào cũng như hương vị của nó. Nyoho của shiki (màu) trong ẩm thực Phật giáo chay truyền thống giúp đảm bảo bữa ăn được cân bằng dinh dưỡng cũng như hấp dẫn về mặt thị giác, bằng cách bao gồm tất cả năm nhóm màu: đỏ, trắng, đen, xanh lam và vàng. Nếu bát thứ nhất có cơm thập cẩm gồm cơm trắng và cơm gạo hoang dã, bát thứ hai có thể có súp bí nghiền nhuyễn và bát thứ ba là salad rau xanh và cà chua tươi, bao gồm cả năm màu. Đứng trong bộ phận nấu nướng, tôi cần chọn nhiều loại trái cây và rau quả để các bữa ăn phù hợp với lời dạy này — ngay cả khi lưỡi tôi không muốn gì ngoài cam, cà rốt và khoai mỡ.

Đối với ryo (kích thước hoặc số lượng trong bối cảnh này), Đạo Nguyên khuyên nên đếm các thiền sinh và sau đó xác định lượng thức ăn cần thiết, bao gồm cả những người đang làm việc với tư cách là người phục vụ trong bữa ăn và những người không theo học do bệnh tật hoặc những thứ khác. Điều quan trọng là phải có đủ cho mọi người tại sesshin mà không chọn lựa và nấu nướng quá nhiều sẽ gây lãng phí.

Như vậy, các nyoho của tai, shikiryo khi chúng áp dụng cho các lựa chọn thực phẩm, có thể được tóm tắt như sau: mua thực phẩm chất lượng tốt - không phải loại rẻ tiền và không có lợi cho sức khỏe nhưng không xa xỉ hoặc đắt tiền không cần thiết; lấy thực phẩm từ mỗi nhóm trong năm màu và sáu nhóm vị; và cũng không quá nhiều cũng không quá ít.

Phục vụăn uống mà không gây khó khăn

Là nguồn hướng dẫn cuối cùng cho việc ra quyết định mua sắm của mình, tôi nhớ lại những lời dạy của sư ông của mình, Kosho Uchiyama. Trong bài nói chuyện cuối cùng của cuộc đời mình, ông đã thảo luận về bảy điểm thực hành. Những điều này đã trở thành nền tảng của việc thực hành của riêng tôi, và điểm thứ bảy đặc biệt khiến tôi quan tâm: “Hãy hợp tác với nhau và nhằm mục đích tạo ra một nơi mà các thiền sinh thực thụ có thể thực hành mà không gặp rắc rối.” Nếu tôi mua và nấu nó, những bạn phục vụ có thể xoay xở với nó trong zendo không? Tôi có đang gây rắc rối cho kaisshiki (trưởng bộ phận phục vụ) không? Các thiền sinh có thể ăn nó bằng thìa và đũa không? Nó sẽ hỗ trợ hay cản trở việc thiền tập? Đặt bản thân tôi vào vị trí của những người sẽ phải sắp các thức ăn vào trong các bát này, và sau đó, ở vị trí của những người sẽ ăn, giúp bảo vệ các mối quan hệ tăng đoàn. Các món thịt hầm với nhiều pho mát dai rất khó phục vụ một cách gọn gàng. Mì spaghetti trong bát đầu tiên có thể dễ dàng phục vụ bằng kẹp và khi nhìn, mùi vị cũng rất thú vị, nhưng chúng gần như không thể ăn bằng thìa. Mặc dù cá nhân chúng ta có thể yêu thích những món ăn này, nhưng chúng là lựa chọn không tốt cho zendo gyohatsu.

Cách chúng tôi chọn

Ban đầu, tôi đến với thực hành Zen (Thiền) để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi cơ bản: làm thế nào để tôi đưa ra một quyết định căn bản? Dựa trên cơ sở nào để tôi chọn một hành động này thay vì một hành động khác? Ở một mức độ nào đó, nhiều người trong chúng ta có thể cảm thấy rằng những ý kiến của chính mình là nền tảng để đưa ra nhiều lựa chọnchúng ta phải đối mặt hàng ngày. Thật vậy, các sách vở và giáo viên nhắc nhở chúng ta rằng “con đường dễ đi cho những ai không lựa chọn”. Đạo Nguyên nói với chúng ta rằng “miệng của một nhà sư giống như một cái lò”, chấp nhận bất cứ thứ gì được cho vào đó mà không phân biệt đối xử hoặc thích và không thích. Có phải tất cả đều bảo chúng ta trở nên buồn tẻ và thiếu khôn ngoan, trôi lăn trong đời sống mà không có cảm xúc mạnh mẽ về bất cứ điều gì? Phải chăng đó là một ý tưởng đáng lo ngại, đặc biệt là khi chúng ta nghe hàng ngày về những đau khổ đang diễn ra trong các khu dân cư và trên toàn thế giới. Có phải chúng ta thực sự không có ý kiến về những điều như vậy, chỉ chấp nhận chúng mà không có bình luận hoặc hành động nào? Và làm thế nào để thực hiện những công việc nhỏ mà chúng ta phải làm hàng ngày?

Sự khác biệt được tạo ra là về cơ sở để ra quyết định, không phải là bản thân nhu cầu đưa ra quyết định. Vấn đề không phải là chúng ta lựa chọn, mà là chúng ta lựa chọn như thế nào. Nếu ý kiến của chúng ta đến từ ba tâm độc là tham, sân, si, thì các quyết định dựa trên đó sẽ là sai lầm. Thay vào đó, nếu chúng ta đưa ra những lựa chọn dựa trên những hướng dẫn mà Đức Phậttổ tiên đưa ra, phù hợp với cách mà các sự vật thực sự là, thì những quyết định của chúng ta sẽ chứa đầy sự rộng lượng, từ bitỉnh giác. Điều đó có nghĩa là đôi khi tôi lên kế hoạch, mua sắm, chế biến và phục vụ các món ăn tại sesshin mà không nhất thiết phải là sở thích của riêng tôi— nhưng chúng thật sự nuôi dưỡng sự thực hành trong mối liên kết với cách của Đức Phật. Và đôi khi gói khoai tây phô mát đầy cám dỗ đó thực sự đúng là thứ mà tăng đoàn cần.

 

GIỚI THIỆU VỀ HOKO JAN KARNEGIS

Hoko Jan Karnegis được Shohaku Okumura tấn phong vào năm 2005. Cô là giám đốc cộng đồng của ông, cộng đồng Thiền Sanshin.

Nguồn: https://www.lionsroar.com/the-taste-of-thusness/

[For English, please scroll down]

 

---o0o---

The Taste of Thusness

 

Hoko Jan Karnegis explains how nyoho, or the dharma of thusness, guides the menu at a Zen kitchen.

It was the last day of sesshin, and something about the teacher’s dharma talk puzzled one of the members of my kitchen crew. “If we are supposed to avoid picking and choosing, and not have opinions, how can we go to the grocery store?” he asked.

 

As the tenzo (head cook), I was in charge of food practice for the sesshin, and I had, in fact, been to town for provisions only the day before. Shopping for twenty-eight people living and practicing together was not a quick trip to the corner market. The nearest grocery stores of any appreciable size were about forty-five minutes away. Two overloaded shopping carts of food took time to fill but would only hold us for a couple of days. Then, if the other officers needed things, there might be a detour to the hardware store for drill bits or gardening supplies. All in all, it took about half a day, with myriad choices to be made and fairly immediate consequences to be accepted.

 

Although the grocery store was merely a handy example of daily activity, my work group member had raised an important question. Leaving the quiet restraint of sesshin at the rural practice facility, which operated in accordance with the natural world surrounding it, and going into an environment filled with golden oldies radio, blazing orange signs, the smell of roast chicken from the deli and bright lights that turn the great gray sky of a drizzly morning into cloudless fluorescent sunshine could be a shock. It was a real test of practice to maintain focus while serving the sangha in this way. Before long, I was singing along with Frankie Vallee and dancing down the aisle behind the shopping cart. Every box of Snappysnax or Sugardoodles tugged at my samue sleeve and begged to be justified as tea-break food. Sure, I’ve already got plenty of fruit, but those shiny deep red cherries look incredibly good.

 

Stop. Wait. What am I doing? These things are not evil, tainted, or undharmic in some way, but they are distractions.

 

Fortunately, I don’t need to have personal opinions about any of this. I certainly don’t need to rely on my own preferences for decision-making. I have a much more dependable set of tools for making choices: the concept of nyoho, Dogen’s teachings about menu planning, and my dharma grandfather’s advice about sangha life. Armed with these things, I can easily go to the grocery store without picking and choosing, and without opinions, and still come back with groceries.

 

Nyoho: The Dharma of Thusness

 

Many of us are first introduced to the idea of nyoho, or the dharma of thusness, when we sew rakusus. We are taught about the nyoho of tai (material), shiki (color) and ryo (size). Our robes are made from cast-off material to which no one has any attachment. The color is a blended shade that does not excite any feeling of greed or jealousy. The size is just right for the particular wearer—neither so large that fabric is wasted nor too small to cover the body.

 

But nyoho describes more than just the robe—the three nyohos cover our entire lives. As human beings, we need three things—clothing (our rakusa or okesa), shelter (the sodo or zendo in which we live and practice), and food (our oryoki and the food we eat from them)—and they should all be nyoho, or representations of the Buddha’s teaching. Our zendo is simple and clean, without elaborate decoration or fancy building materials, but sturdy and containing all the things we need to function there. Our oryoki are not made of brightly colored porcelain or exotic wood, but neither are they rough or cracked or too small to hold enough to nourish our bodies.

 

Likewise, our food follows these guidelines. As I explained to the kitchen crew, nyoho forms a sort of window of alignment with Buddha’s teaching. One morning, our second bowl was boiled vegetables lightly flavored with a little soy sauce—lightly flavored because we were nearly out of soy sauce altogether. We cooked the vegetables until they were crisp-tender, added what little soy sauce we had, and sent them over to the zendo with the usual nine bows—but we were barely inside the nyoho window. The vegetables seemed undercooked and tasteless to some of the practitioners, and we had not taken proper care of them.

 

It’s also possible to make food too complex to be nyoho. Halfway through the sesshin, with weather so hot and humid that practitioners were feeling lightheaded, I served hiyayakko (chilled plain soft tofu). On a scorching summer day, chilled tofu is a real relief, and I was concerned about practitioners’ health. Getting a cold protein dish into people seemed like a very good idea. Problem is, serving fragile soft tofu from a pot in the usual way of zendo gyohatsu (practice with bowls in the zendo) would be difficult for the servers and would make the food somewhat unappealing in the eater’s bowl. I decided to make it betsuzara, literally a “special dish,” that we would prepare in the kitchen and serve on individual plates in the zendo. The finished product was lovely—twenty-eight little dishes, each with a square of tofu in the middle, with yellow and white vegetables along the sides, a small nest of finely grated cucumber on top, finished with a dab of fresh grated ginger and drizzled with a little soy sauce. People loved it. They talked about it for several days afterward. One of my crew asked where it fell in the spectrum of nyoho, and I had to admit that we had come in just under the wire. We had taken good care of the sensibilities of the practitioners, and we had made an appropriate amount of food, but I had created additional work for our own ryo, for the servers who had to make an extra trip around the zendo to pick up the empty betsuzara, and for the dishwashers who had to clean them. We’d also created a fair amount of distracting attachment to the experience that persisted for several days.

 

The Nyoho of Tai: Choosing Ingredients

 

In Dogen’s Tenzo Kyokun, or Instructions to the Cook, he gives us some help in making nyoho choices. With regard to the tai—in this context, the materials chosen to make meals—he writes that whether you’re cooking coarse greens or have the resources to make a cream soup, you should maintain the same state of mind. Of course, it’s possible to become just as attached to the greens as to the soup. The coarse greens can seem to represent “good” or “diligent” practice, while the cream soup can come to represent dissipation and greed. But a steady diet of nothing but coarse greens is not nyoho, just as my bland and undercooked boiled vegetables were barely in accord with Buddha’s teaching. The mark we’re shooting for is appropriateness, not extremes of richness or poverty.

 

The Five Pungent Herbs

 

Dogen further warns, “Do not come into the zendo smelling of onions!” Thus, my grocery list doesn’t include aromatics: onions, garlic, leeks, shallots, or chives. The five pungent herbs are considered by Hindus to be rajasic (expanding) foods that stimulate passion and the intellect, clouding the mind and interfering with meditation, and traditional Zen cooking also avoids them. In the Surangama Sutra, the Buddha explains:

 

Ananda, all beings live if they eat wholesome food and die if they take poison. In their search for samadhi, they should abstain from eating five kinds of pungent roots (i.e. garlic, the three kinds of onions and leeks); if eaten cooked, they are aphrodisiac and if raw, they cause irritability. Although those who eat them may read the twelve divisions of the Mahayana canon, they drive away seers in the ten directions who abhor the bad odor, and attract hungry ghosts who lick their lips.

 

The Brahama Net Sutra reiterates the teaching in the fourth of the secondary precepts:

 

A disciple of the Buddha should not eat the five pungent herbs. This is so even if they are added as flavoring to other main dishes. Hence, if he deliberately does so, he commits a secondary offense.

 

When I first learned of this guideline, I largely dropped the five pungent herbs from all my sesshin menus. I was a little concerned that the food would no longer be flavorful, but I found that without the heavy blanket of aromatics, one could actually taste carrots and potatoes. Once the meal was done and bowls wrapped, there was no lingering essence of garlic or onions clinging to the palate. People started commenting on the fresh taste of the food I had prepared, as subtle flavors emerged from their covering.

 

I discovered for myself the effect of aromatics when they crept back into the food one day. I had turned preparation of the lunchtime salad over to an assistant after providing a recipe and general direction. The recipe called for scallions, and before I realized that the assistant didn’t know about the guideline, she’d chopped up a handful of green tops and tossed them in. I sent the dish out to the zendo, curious to see what would happen. Since onion omission was my own practice as tenzo and not a policy generally followed at that particular Zen center, I knew the practitioners wouldn’t complain. For myself as an eater, however, I noticed that even before the meal was concluded, I was hoping there was peppermint tea out on the porch to help wash away the lingering taste of the raw onions. Stimulation, attachment, aversion, and distraction were all right there.

 

The Five Colors and Six Tastes

 

Aromatics aren’t the only flavors we’re concerned with at sesshin. The meal chant says, “The five colors and six tastes of this meal are offered to dharma and sangha.” Those six tastes are sweet, sour, bitter, salty, mild, and spicy, and they all need to be present. Sweet fruit, sour yogurt, salty soup, mild rice and gingery vegetables may all help to fill the bill, as well as bitter tea either used to wash the oryoki or sipped during the break after the meal.

 

The choice of ingredients affects what the dish looks like as well as how it tastes. The nyoho of shiki (color) in traditional vegetarian Buddhist cuisine helps ensure that the meal is nutritionally balanced, as well as visually appealing, by including all five color groups: red, white, black, blue, and yellow. If the first bowl contains a pilaf of white and wild rice, the second might have a soup of pureed squash and the third a salad of fresh greens and tomatoes, covering all of the five colors. Standing in the produce department, I need to choose a variety of fruits and vegetables so the resulting meals are in line with this teaching—even if my tongue wants nothing but oranges, carrots, and yams.

 

As for ryo (size or amount in this context), Dogen advises counting the practitioners and then determining how much food it will take to feed them, including people who are working as servers during the meal and those who are out of the zendo due to illness or other things. It’s important to have enough for everyone at the sesshin without choosing and cooking an overabundance that will go to waste.

 

The nyohos of tai, shiki and ryo as they apply to grocery store choices, then, could be summed up like this: get good quality food—not cheap and unhealthful but not luxurious or unnecessarily expensive; get foods from each of the five color and six taste groups; and get neither too much nor too little.

 

Serving and Eating Without Trouble

 

As one last source of guidance for my grocery decision-making, I turn to the teachings of my dharma grandfather, Kosho Uchiyama. In the final talk of his life, he discussed seven points of practice. These have become the foundation of my own practice, and the seventh point holds particular interest for me: “Cooperate with one another and aim to create a place where sincere practitioners can practice without trouble.” If I buy this and cook it, can servers manage it in the zendo? Am I causing trouble for the kaisshiki (director of serving)? Can practitioners eat it using spoons and chopsticks? Will it support or hinder practice? Putting myself in the place of those who will have to get the food into the bowls, and then in the place of those who will be eating, helps safeguard sangha relationships. Casseroles with a lot of stringy cheese are difficult to serve neatly. Spaghetti noodles in the first bowl might serve easily with tongs and look and taste delightful, but they’re nearly impossible to eat with a spoon. Much as we might personally love these foods, they’re poor choices for zendo gyohatsu.

 

How We Choose

 

I originally came to Zen practice looking for the answer to a fundamental question: how do I make decisions? On what basis do I choose one action over another? On some level, many of us may feel that our own opinions are a shaky foundation for making the many choices we face every day. Indeed, our texts and teachers remind us that “the way is easy for those who do not pick and choose.” Dogen tells us that “a monk’s mouth is like an oven,” accepting whatever is put into it without discrimination or likes and dislikes. Are they all telling us to become dull and wishy-washy, floating through life without strong feelings about anything? That’s a disturbing idea, especially when we hear every day about the suffering going on in our own neighborhoods and around the world. Are we really to have no opinions about such things, just accepting them without comment or action? And how do we carry out the little tasks that we need to take care of every day?

 

The distinction being made is about the basis for decision-making, not the need for making decisions themselves. The issue is not that we choose, but how we choose. If our opinions come from the three poisonous minds of greed, anger, and delusion, then decisions based on them are going to be faulty. If instead we make choices based on the guidelines given us by the Buddha and ancestors, which are in accord with the way things really are, our decisions will be filled with generosity, compassion, and awareness. That means that I sometimes plan for, buy, cook, and serve foods at sesshin that are not necessarily my own personal favorites—but they do nourish practice in alignment with the Buddha way. And sometimes that tempting bag of Cheezychips really is just what the sangha needs.

 

ABOUT HOKO JAN KARNEGIS

Hoko Jan Karnegis was ordained by Shohaku Okumura in 2005. She is the director of his sangha, the Sanshin Zen community.



Bài đọc thêm:
Chân Như Quan Của Phật Giáo (HT. Quảng Độ dịch)
Chân Như (Lâm Như Tạng)
Chân Như Duyên Khởi (Nguyễn Thế Đăng)
Chân Như Và Duyên Khởi (Hồng Dương)
Luận Khởi Tín Đại Thừa Việt Dịch Tỳ Kheo Thích Giác Quả
Đại Thừa Khởi Tín Luận (Thích Nhật Từ)
Chân Như (Thích Thông Triệt)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/07/2021(Xem: 8136)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.