Thư Viện Hoa Sen

Công Án 01-14

14/07/201212:00 SA(Xem: 11774)
Công Án 01-14

THIÊN KHI NHƯ HUYỄN bình
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
TIẾNG SÁO THÉP
(100 CÔNG ÁN THIỀN)

1. VĂN THÙ VÀO CỬA

 Một hôm Bồ-tát Văn Thù đứng ngoài cửa thì đức Phật gọi:

 - Văn Thù, Văn Thù, sao không vào đi?

 Văn Thù đáp:

 - Con chẳng thấy vật gì ở ngoài cửa. Tại sao con phải vào?

 Như HuyễnNhững câu chuyện Thiền là những vấn đề của cuộc sống, chủ đề của thiền định. Không nhất thiết phải là đối thoại giữa Phật và Văn ThùGiả sử có ai trong quí vị lưỡng lự không bước vào Thiền đường này, tôi nói: “Sao không vào đi?” Nếu là người tỉnh giác trong lúc đó, sẽ nói: “Tôi chẳng thấy cái gì ở ngoài cửa. Tại sao tôi phải vào?” Y chẳng thấy vật gì tách rời Thiền đường; trong và ngoài là những chữ để so sánhNhất thiết y chẳng nghe gì, chẳng thấy gì, chẳng sờ gì, chẳng ngửi gì, chẳng nếm gì, và chẳng nghĩ gì mà chỉ từ tốn đến chỗ của mình ngồi xuống. Thế thì tôi còn có thể làm gì khác hơn là ca ngợi một người hoàn toàn tự do tự tại như vậy?

 Con người vẫn còn trẻ và ngu dại. Thay vì học tính hợp nhất từ các tôn giáo, y học lấy tính nhị nguyên. Với ảo tưởng của mình, nếu có dịp, y liền dựng lên cái cửa, rồi thấy có vật ở bên ngoài cửa. Y nghe, ngửi, nếm, sờ và nghĩ theo lập trường vị kỷ. Y nói về bốn biển đều là anh em, nhưng chẳng hiểu nguyên lý của nó. Thế giới cần Văn Thù mà không cần chúa cứu thế, không cần đấng tiên triVăn Thù là ai? 

 Văn Thù biểu tượng cho trí tuệ Phật. Văn Thù cưỡi sư tử, diệt tất cả mê hoặc, với thanh kiếm bén chém đứt tất cả ràng buộc, vướng mắc ngăn chặn sự giải thoát. Một số Phật tử nghĩ rằng Văn Thùđệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni; một số khác nói về kiếp trước và kiếp này của Văn Thù được phép lạ mật khải. Hãy để họ nằm mộng thế nào tùy thích. Người học Thiền phải gặp Vằn Thù trong chính mình.

 Trong kinh Hoa Nghiêm đề cập đến bốn thế giới: thế giới của sự, thế giới của lý, thế giới hài hòa của sự và lý, và thế giới hài hòa của sự và sự. Văn Thù trong câu chuyện của chúng ta sống ở bên kia thế giới của sự, trong thế giới của lý nhưng chưa biết làm cho hai thế giới ấy hài hòa.

 Phổ Hiền biểu tượng cho từ ái của Phật. Phổ Hiền cưỡi voi, kiên nhẫn xuyên qua các khu rừng già, yêu thươngkính trọng tất cả chúng sinhPhổ Hiền không tuyên bố lý do như Văn Thù mà chỉ lặng lẽ đi qua cửa. Trái tim của Phổ Hiền là trái tim của Phật, ứng đáp tiếng gọi Phật như một tiếng vangThế giới thứ tư của kinh Hoa Nghiêm đôi khi được nói đến như là “Thiên Quốc.” Muốn vào cảnh giới này, người ta phải học sống trong thế giới hài hòa của lý và sự. Gặp Văn Thù mặt đối mặt trong thời đại của chúng ta rất là quan thiết. Văn Thù nói, “Con chẳng thấy vật gì ở ngoài cửa. Tại sao con phải vào?” Bây giờ, cái cửa ấy ở đâu? Quí vị đang trong cửa hay ngoài cửa đây?

 

 

 

2. LA SƠN KHAI ĐƯỜNG

 

Mân Vương xây một ngôi chùa cho La Sơn và mời sư nói bài pháp đầu tiên trong pháp đường. Với tư cách là sư của viện, La Sơn lên tòa ngồi nhưng chẳng nói gì trừ hai tiếng “Cáo biệt,” trước khi trở về phòng riêng. Mân Vương tiến đến bên sư, nói, “Ngay cả những gì Phật dạy trên Thứu sơn cũng đến như hòa thượng hôm nay là cùng.” La Sơn đáp, “Tôi đã nghĩ rằng ngài là khách lạ đối với pháp nhưng bây giờ thì hóa ra ngài cũng có biết Thiền.”

 

Như HuyễnHai người này sống ở Trung Hoa vào thế kỷ thứ tám sau Tây lịch, nhưng cả hai sẽ mãi mãi cho thấy cái đẹp của sự bất toàn đối với những ai hiểu sự đánh giá bên trong. Một ngôi chùa Phật giáo luôn luôn có một tượng Phật trên bàn thờ, nhưng một ngôi chùa Thiền đích thực thì chẳng có tượng gì hết. Một vị sư đứng vào chỗ của Phật, dùng bàn thờ làm giảng tòa; ông ta mang chiếc y thừa kế từ hế hệ này đến thế hệ khác, đặt nó lên trước khi nói pháp, và lấy nó xuống ngay sau bài pháp.

 La Sơn đã làm như vậy. Nguyên ý Hán văn nói, “Sư lên tòa, mặc y vào, cởi y ra và nói ‘Cáo biệt’. Như vậy, bài pháp của sư đã xong.” Làm hay lắm! Nhưng chớ để các ông tăng ngây thơ của ông bắt chước nhé! Nếu như thế còn tệ hơn là có tượng Phật nữa. Sự đập phá thánh tượng, mà nó bắt đầu như là một phản ứng bị nhốt trong tháp ngà. Đập nát cái tháp ngà ấy đi mới là đập phá thánh tượng thực sự. Nếu Mân Vương thuộc hàng cao nhân trong Thiền, ông ta sẽ không tỏ ra thất vọng vì đã để mất bài pháp của La Sơn, dù ông ta hiểu đúng ý chỉ im lặng của sư. Sự trưởng thành của một thiền viện cũng chậm chạp và vô hình như cây cỏ chung quanh nó. Sư, tăng và đàn-na tín thí chỉ gieo hạt và không bao giờ thấy được sự hoàn thành đầy đủ. Tại sao họ không chỉ vui vẻ hiến dâng ngày hôm nay cho thiền định? Đây là pháp mà La Sơn thừa kế từ Phật truyền xuống qua nhiều thế hệ đệ tử.

 Lần đầu tiên khi tôi dời đến căn nhà khiêm tốn này, trong Thiền đường không có ảnh Phật, trong nhà cũng không có bàn ghế gì cả chỉ trừ chiếc ghế để ngồi chơi đàn dương cầm. Tôi chắp hai tay ngồi im lặng trên chiếc ghế này. Đó là bài pháp đầu tiên của tôi trong Thiền đường này, và từ đó tất cả những bài pháp khác chỉ là những lời giải thích mà thôi. Nếu có ai trong quí vị có ý định diễn thuyết hay viết luận giải về Thiền, hãy tự nhắc mình câu chuyện này và hãy sung sướng mà nói, “Cáo biệt” với chính mình.

 

 

 

3. NAM TUYỀN PHẬT ĐÁ

 

Cư sĩ Lục Cắng nói với hòa thượng Nam Tuyền, “Trong nhà con có một hòn đá hoặc ngồi hoặc nằm. Con có ý muốn chạm thành một vị Phật. Con làm được chứ?” Nam Tuyền đáp: “Được, ông làm được.” Lục Cắng lại hỏi, “Con không làm được ư?” Nam Tuyền đáp: “Không, ông không làm được.”

 

 Như HuyễnÔng cư sĩ này muốn biết khả năng thành Phật của mình. Nếu không thể thành Phật, thì ông ta giống như một hòn đá.

Ông nghĩ thầy ông, Nam Tuyền sẽ ca ngợi ý định tốt của ông. Nhưng Nam tuyền chỉ nói, “Được, ông làm được.” Khi Lục Cắng nói, “Con không thể làm được ư?” ý ông muốn biết chắc chắn và mong Nam Tuyền cho ông sự khẳng định. 

Thiền của Nam Tuyền dùng lý tưởng làm cửa vào. Một người muốn chạm đá làm tượng Phật thì phải tự mình làm lấy, dù người khác có chấp thuận hay không. Nếu y có chút nghi ngờ về khả năng ấy thì y sẽ không bao giờ làm. Y bây giờ là kết quả của những gì y đã suy nghĩ và những gì y suy nghĩ bây giờ sẽ hình thành y trong tương lai. Sư hay không sư cũng không thể can thiệp được luật nhân quả này. Lục Cắng đã có một hòn đá quí, nhưng quyết tâm của ông không vững cho đến khi bị Nam Tuyền quét sạch. Giống như câu chuyện xưa về bầy chim sơn ca và anh nông dân. Chúng không được báo động khi nghe anh nông dân sẽ gặt lúa mì với sự trợ giúp của hàng xóm, nhưng khi chúng biết anh nông nông đã quyết định cắt lúa một mình không có hàng xóm trợ giúp, chúng bỏ tổ bay đi. Lục Cắng về sau trở thành một môn đệ rất giỏi.

 

Genro: Tôi thấy một hòn đá ông cư sĩ ấy đã mang vào viện. Tôi cũng thấy một hòn đá khác Nam Tuyền đặt trong thiền đường. Tất cả búa khắp Trung quốc không đập nát được hai hòn đá này.

 

 

 

4. BÁCH LINH CHỨNG ĐẮC

 

Bách Linh và Cư sĩ Bàng Uẩn cùng học Thiền dưới Đại sư Mã Tổ, người thừa kế Nam Nhạc. Một hôm giữa đường họ gặp nhau. Bách Linh nói, “Sư ông của chúng ta nói, ‘Nếu nói một vật tức chẳng phải’. Tôi ngờ rằng sư ông không chỉ nó cho ai hết.” Cư sĩ Bàng Uẩn nói, “Có. Sư ông đã chỉ rồi.” Bách Linh hỏi, “Cho ai vậy?” Cư sĩ lấy ngón tay tự chỉ vào mình, nói, “Cho người này.”

Bách Linh nói, “Sự chứng đắc của ông đẹp và sâu lắm dù cho Văn ThùTu Bồ Đề cũng không thể tán thán ông xứng đáng.”

Rồi cư sĩ nói, “Tôi ngờ rằng không có ai biết ý sư ông muốn nói gì.” Bách Linh không đáp, chỉ đội cái nón rơm lên và bỏ đi. “Đi cẩn thận,” Cư sĩ Bàng Uẩn gọi, nhưng Bách Linh cứ tiếp tục đi, không quay đầu lại.

 

Như Huyễn:  Những người học Thiền đều cố gắng nhận ra Phật tánh. Họ có thể gọi nó là ‘tâm yếu’, Pháp thân, Phật thân hay ‘chơn tánh của một người’, nhưng tên chỉ là cái bóng, không phải vật thật. Như Nam Nhạc nói, “Nếu nói một vật tức chẳng nhằm.” 

 Không có gì để nghi ngờ rằng cả ông tăng và cư sĩ đã ngộ Thiền của Nam NhạcTuy nhiên, vị cư sĩ vẫn còn dấu vết của sự đạt ngộ, còn ông tăng thì hoàn toàn tự do

Rennyo, trụ trì chùa Bổn Nguyện, hỏi Nhất Hưu, một Thiền sư đương thời, “Tôi nghe nói rằng ông đã ngộ, có đúng vậy không?” Nhất Hưu đáp, “Tôi chưa từng làm chuyện tệ hại như vậy.” Có lẽ bày tỏ cái rạng rỡ của Thiền cho vị trụ trì ấy là vô ích, nhưng nó chứng minh hành động của Bách Linh trong câu chuyệnĐông phương có câu tục ngữ nói, “Công đâu khoe vàng với mèo.” Không nên nói chuyện Thiền với người ngoài. Vị cư sĩ trong câu truyện này đã khoe Thiền với bạn đồng học nhưng không có khoe Thiền trong cuộc sống hằng ngày.

Giáo sư Gronbech của trường Đại học Copenhagen tuyên bố: “Các nhà huyền học trong tất cả mọi thời đại nhất thiết diễn đạt những tư tưởng giống nhau; sự thực, giữa họ có sự đồng ý rất nhiều, họ thường dùng cùng một thứ ngôn ngữ và minh họa. Người ta có thể tìm thấy những đoạn văn đồng nhất của người Ấn độ sống hằng ngàn năm trước niên lịch của chúng ta và của các tu sĩ châu Âu thuộc thời trung cổ sau này; ngay cả bây giờ, người thi sĩ hiện đại sáng tạo những ngôn từ đưa dẫn tư tưởng thẳng đến những bản văn thời xưaLý do để họ đồng ý là họ có kinh nghiệm chung mà trong tự thể nó rõ ràngchính xác như sự quan sát của người bình thường trong thế giới vật chất. Ở đây không có chỗ cho mơ mộngảo tưởng. Nhà huyền học bị kinh nghiệm chế ngự toàn bộ đời sống của ông ta chiếm giữ.”

Công án là vật kỳ lạ. Khi quí vị tham công án, nó sẽ dẫn quí vị đến thế giới của kinh nghiệm. Càng kinh nghiệm thì cái thoáng thấy Phật tánh của quí vị càng rõ ràng. Khi được cho một công án, quí vị có thể trả lời nó một cách tự nhiên như quí vị nói tên mình.

 

Genro: Mây nghỉ ở miệng hang

Suốt ngày chẳng làm gì.

Suốt đêm trăng rọi sóng

Chẳng lưu dấu vết chi.

 

 

 

5. THIỀU SƠN MỘT CÂU

 

Một hôm có ông tăng hỏi Thiều Sơn, “Có câu nói nào không không đúng cũng không sai chăng?” Thiều Sơn đáp, “Một mảng mây trắng chẳng khoe xấu xí.”

 

Như HuyễnThiều Sơn thừa kế Giáp Sơn, trong giới chùa chiền ai cũng biết tính nghiêm khắc của Giáp Sơn, nhưng khi vượt qua được sự nghiêm khắc của Giáp Sơn, sư có khả nằng truyền giáo pháp thâm sâu chỉ bằng một chữ hay một câu ngắn. 

 Ông tăng thực ra đang hỏi, “Tự tại hay giải thoát thực sự là gì?” Phần đông chúng ta vật lộn với sự vướng mắc vào phải và trái, tốt và xấu, thích và không thích mà Thiền thì siêu việt các ý nghĩ nhị nguyên này. Tuy nhiên, giây phút một người nói về Thiền của mình thì một cặp quỉ lóe mắt đằng trước y. Thiều Sơn không đá động gì đến chơn như tuyệt đối hay nhất thể cũng không dùng đến bất cứ đặc ngữ tôn giáo nào. Sư để dành những cái đó cho những người làm tôn giáo chuyên nghiệp.

 

Genro: Không đúng cũng không sai

 Một câu cho ông đó

 Ba chục năm giữ nó

 Chớ cho ai biết nhé.

 

 

 

6. ĐẦU TỬ THỌ TRAI

 

Đầu Tử được một gia đình Phật tử ở kinh đô mời ăn trưa. Chủ nhà đặt một mâm đầy cỏ trước mặt sư. Đầu Tử đặt hai nắm tay lên trán, giơ hai ngón tay cái lên làm cặp sừng. Rồi sư được người ta đem đến các món ăn thường lệ. Sau đó một ông tăng yêu cầu Đầu Tử giải thích lý do hành động kỳ lạ của sư. Đầu Tử đáp: “Quan Thế Âm Bồ-tát.”

 

Như HuyễnKhông ai biết tại sao người chủ gia đình đãi cỏ Đầu Tử. Có lẽ vì ở Trung Hoa ngày xưa đôi khi người ta tin rằng một ông tăng không giác ngộ khi chết sẽ đầu thai làm con trâu. Ngày nay, nhiều tăng nhân Đông phương ngủ và ăn như trâu mà chẳng chịu khó làm việc. Đầu Tử tự trách mình thay cho đệ tử của sư, vì vậy mà đã xin lỗi thiên hạ bằng cách giả làm con trâu. Thiền tăng hay khôi hài và thường nhẹ dạ, nhận lấy trò cười và sự chế nhạo chua cay với thiện chí. Vào lúc Đầu Tử thưởng thức bữa ăn bình thường, sư quên đã quên bẵng chuyện đãi cỏ. 

 Ông tăng, người yêu cầu Đầu Tử giải thích hành động kỳ lạ của sư, là người góp nhặt những câu dật sử. Nếu tôi là Đầu Tử, tôi sẽ không trả lời ông tăng. Nhưng Đầu Tử là người rất từ bi nên đáp, “Quan Thế Âm Bồ- tát.”

 Trong kinh Pháp Hoa nói Quan Thế Âm thuyết pháp dưới nhiều hình dạng khác nhau. Một số Phật tử sợ tái sinh, chỉ nghĩ đến bản thân họ và muốn tránh nó, nhưng các vị Bồ-tát Đại thừa dạy là họ hiện ra hàng trăm hàng ngàn thân khác nhau vì hạnh phúc mỗi ngày trong tuần của chúng sinh.

 

 

 

7. VÂN MÔN TIỆC Ở MIẾU THẦN

 

Một hôm khi Vân Môn nói pháp với tăng chúng, sư hỏi, “Các ông có muốn làm quen với các Tổ, sư xưa không?” Trước khi có người trả lời, sư cầm gậy chỉ tăng chúng nói, “Chư Tổ xưa đang nhảy trên đầu các ông đó.” Rồi sư hỏi, “Các ông có muốn thấy mắt của các sư xưa không?” Sư chỉ xuống đất dưới chân tăng chúng và tự đáp, “Họ ở ngay dưới gót chân các ông đó.” Sau khi dừng lại một chút sư nói như là nói với chính mình, “Tôi đã làm tiệc ở miếu thần nhưng mấy ông thần đói chẳng thoả mãn.”

 

Như HuyễnThật là một đoạn văn xuôi kiệt tác trong thiên hạ! Câu hỏi của Vân Môn có thể áp dụng cho những người ở châu Âu và châu Mỹ hiện nay cũng như ở Trung Hoa trong mấy thế kỷ qua. Bất cứ kẻ giả mạo nào nhắc đến sự tái sinh của các nhà sư đã trở thành rất phổ biến đến độ làm y trở thành giàu. Chỉ một mình quốc gia này thôi cũng đã có hàng ngàn người hàng ngày đang bị bọn phỉnh gạt, khuyến khích những sản phẩm tưởng tượng điên cuồng vô lý nhất lừa đảo. Nhưng việc này không thể đến độ như vậy, nếu không phải là một số người tin vào tôn giáo, nghiên cứu một triết lý, không thỏa mãn với bữa tiệc có thực. Họ giống như những ngẫu tượng trong miếu thờ thần của Trung quốc; mùi hương giác ngộ bồng bềnh chung quanh mà họ không có mũi để ngửi. Sách trong thư viện, kinh trong chùa, hàng trăm và hàng ngàn, đang toi công đãi bữa tiệc chân thực cho những ngẫu tượng có máu thịt! Rốt cuộc Vân Môn đã phí lời trong bài pháp vĩ đại của sư.

 

Genro: Trên đầu chỉ có một bầu trời xanh. Các Tổ, sư xưa ở đâu? Dưới chân chỉ có một quả đất lành. Mắt của các Tổ,sư xưa ở đâu? Bữa tiệc của Vân Môn chỉ là cái bóng, đâu có gì lạ, các vị thần không thể thỏa mãn cái đói của họ. Các ông muốn biết tôi làm tiệc ở miếu thần như thế nào không? Tôi đóng cửa lại, nằm dài xuống sàn nhà, sải tay duỗi chân ra, ngủ một giấc. Tại sao? Bởi vì có câu nói, “Tách đầy đến miệng không chứa thêm trà. Đất tốt chẳng từng sinh người đói.”

 

 

 

8. VÂN CƯ CHỈ DẠY

 

Vân CưThiền sư Trung Hoa thuộc phái Tào Động, có nhiều đệ tử. Một ông tăng từ nước Tân La đến nói với sư, “Con đã thấy ra cái gì đó ở bên trong mà không thể nói được.” Vân Cư hỏi, “Tại sao vậy? Chẳng có gì khó cả.” Ông tăng đáp, “Vậy thì hòa thượng phải nói giùm con đi.” Vân Cư nói, “Tân la! Tân la!” và kết thúc cuộc đối thoại. Sau đó, một Thiền sư thuộc phái Hoàng Long phê bình câu chuyện, “Vân Cư chẳng hiểu được ông tăng gì cả. Giữa họ có cái biển lớn, dù cho họ cùng sống trong một ngôi chùa.” 

 

Như HuyễnVân Cư sống ở phía nam Trung hoa vào những năm sau của thế kỷ thứ chín sau Tây lịch. Ông tăng Triều tiên ấy đã vượt Hoàng hải và có lẽ cả Biển Đông Trung Hoa nữa để đến với Vân Cư. Nhiệt tâm của ông tăng này đã vượt đa số các ông tăng hành cước. Tôi có thể hình dung ra ông tăng ngày đêm ngồi thiền. Cho đến cuối cùng, ông ta đã vào chánh định và khám pha ra chân ngã của mình tựa như chợt tỉnh cơn mộng. Ngôn ngữ nhân gian không lời tả được ông đã được cái gì. 

 Thích Tông Diễn đã có lần nói, “Thiền định chẳng phải là chuyện khó làm. Nó là con đường đưa ông về quê hương đã mất tích từ lâu.” Vân Cư đã có kinh nghiệm riêng, vì thế sư tuyên bố rằng chẳng có gì khó khi diễn tả cái gì người ta đạt được. Ông tăng thì còn trong cơn xúc động mạnh vì ngộ, vì thế ông yêu cầu thầy nói ra giúp ông ta. Sư nói, “Tân la! Tân la!” để mừng ông trên đường trở về nhà. Tôi thâm cảm tình huynh đệ của sư, nhưng phải nói rằng sư đã không diễn đạt điều ông tăng muốn. Sư nên đợi ông tăng vài phút và để cho ông tăng tự nói. Dù vậy, một câu tán thán cũng không phải là lời miêu tả sự đạt ngộ. Như Đại sư Nam Nhạc nói, “Nếu nói một vật tức chẳng trúng.” Ông tăng đã yêu cầu một điều tuyệt đối không thể được. 

 

Genro: Ông tăng phái Hoàng Long đã không hiểu được Vân Cư. Giữa họ có một hòn núi lớn, dù họ là những người đồng thời.

 Mở miệng có gì khó;

 Tả vật có khó gì.

 Tăng từ Tân la đến,

 Chẳng phải tăng lang thang,

 Chưa về được quê xưa.

 

 

 

9. TỪ MINH ĐẠI Ý

 

Thúy Nham nghĩ mình đã đạt được Thiền, rời chùa của Từ Minh đi hành cước khắp cả Trung hoa lúc sư còn là một ông tăng trẻ. Mấy năm sau, sư trở lại viếng chùa xưa, thầy cũ của sư bảo, “Hãy nói tôi nghe đại ý Phật pháp.” Thúy Nham đáp,

 

“Đỉnh núi không mây tụ,

 Trăng sáng rơi đáy hồ.”

 

Từ Minh tức giận nhìn người đệ tử già của mình, “Ông đã già rồi, tóc bạc, răng long mà còn kiến giải như thế. Làm sao thoát được sanh tử?” Thúy Nham cúi đầu, nước mắt ràng rụa. Sau vài phút, sư thỉnh cầu, “Xin hòa thượng từ bi nói cho con nghe đại ý Phật pháp.” Từ Minh đáp,

 

“Đỉnh núi không mây tụ,

 Trăng sáng rơi đáy hồ.”

 

Từ Minh chưa nói hết câu, Thúy Nham đã ngộ.

Như HuyễnKhông ngừng suy nghĩ rằng thực tại chơn như ở bên kia trí tưởng tượng, Thúy Nham đã tự lừa mình trong những năm vọng tưởng. Khi đi hành cước, chắc chắn sư đã nói tự do thoải mái về Phật pháp, vay mượn lời của những người khác, và cuối cùng đã cố vượt qua sự giả trá ấy với thầy. Chính những lời đó không có gì sai khi nói ra, nhưng chúng không âm vang từ đáy lòng. Khi Từ Minh tức giận trách mắng, thì trái tim của Thúy Nham lần đầu tiên đảo lộn từ trong ra ngoài, sư thấy cái xấu xí của mình. Hổ thẹn cúi đầu thỉnh cầu thầy nói cho đại ý Phật pháp. Câu đáp là,

 

 “Đỉnh núi không mây tụ,

 Trăng sáng rơi đáy hồ.”

 

Nó không phải chỉ là sự miêu tả cảnh đẹp, nó là ý chỉ chơn chánh của Phật pháp. Nếu người nghe không nhận ra chân lý vào phút giây như thế, Thiền chỉ là thứ vô dụng trên thế gian.

 

Genro: Thúy Nham đã biết cách lái thuyền xuôi theo dòng, nhưng chưa từng mộng thấy cơn bão đòi hỏi sư phải đi ngược dòng.

 

 Ống bễ thổi cao ngọn lửa rèn

 Kiếm từng được búa nện trên đe

 Cũng cùng là thép ban đầu ấy

 Nhưng lưỡi giờ đây khác biết bao!

 

 

 

 

 

10. DƯỢC SƠN NẮM GIỮ

 

Quan tri phủ hỏi Dược Sơn, “Tôi hiểu rằng tất cả Phật tử phải có Giới, Định và Tuệ. Thầy có giữ giới không? Thầy có tu định không? Thầy có đạt tuệ không?” Dược Sơn đáp, “Bần tăng không có những thứ rác rến như thế quanh đây.” Quan tri phủ nói, “Thầy ắt có pháp thâm sâu, nhưng tôi chẳng hiểu pháp ấy.” Dược Sơn tiếp, “Nếu muốn nắm giữ nó, ngài phải leo lên ngọn núi cao nhất và ngồi trên chóp đỉnh hoặc phải lặn xuống biển sâu nhất và bước đi nơi đáy nó. Vào giường riêng để ngủ mà tâm trĩu nặng, làm sao ngài có thể nắm giữ được Thiền của tôi?”

 

Như HuyễnKhi một người giữ giới luật, y có thể thiền định tốt; khi sự thiền định thành thục, y có thể đạt trí tuệ. Vì ba cái này, Giới, Định và Tuệ, tương quan và thiết yếu như nhau, không một cái nào trong ba cái này có thể thực hiện riêng rẽ như một cái học độc lập. Nhưng ông quan tri phủ đang cố gắng hiểu pháp như ông ta hiểu một cuộc khảo hạch nhiệm vụ công dân. Chính ông ta đã có đám người thường được tuyển chọn có thể khiếm khuyết một phẩm chất nào đó, miễn là họ mạnh về một phẩm chất khác. Những câu ông ta hỏi Dược Sơn thực ngu ngốc làm sao. Nếu một ông tăng khiếm khuyết về giữ giới, thì ông ta không thể hoàn thành thiền định được; nếu không hoàn thành được thiền định, thì ông ta chẳng bao giờ đạt được chân trí tuệ. Ông ta không thể chuyên tu một cái nào trong ba cái này.

 Ngày nay có những người học Phật viết sách mà không bao giờ tu thiền định hay sống cuộc sống đạo đức và những “sư” Thiền thiếu nhiều đạo hạnh giản dị hơn. Dù cho có cạo đầu, mặc áo vàng và tụng kinh, họ cũng không bao giờ biết chân nghĩa của Pháp. Quí vị có thể làm gì với những kẻ bắt chước này? 

 Ông quan tri phủ không thể hiểu Thiền vách đứng của Dược Sơn, nhưng ông ta chấp nhận nó. Dược Sơn thấy có hy vọng và đã chỉ dạy cho ông ta vài điểm.

 

Genro: Dược Sơn dùng núi và biển làm minh họa. Nếu các ông bám vào đỉnh núi hay đáy biển là các ông tạo ra mê hoặc. Làm sao các ông có thể hiểu “nó” trên đỉnh hay dưới đáy? Đỉnh cao nhất không có chóp để các ông ngồi, đáy sâu nhất không có chỗ cho các ông đặt chân. Dù cho lời này không diễn đạt chân lý. Thì các ông làm gì? (Sư quay lại tăng chúng.) Hãy ra vườn làm việc hay đi chặt củi vậy.

 

Fugai: Thôi! Thôi! Đừng cố lôi con mèo không muốn đi qua tấm thảm nữa. Nó sẽ làm rách thảm và sự việc trở nên tệ hơn.

Như HuyễnNào! Quí vị nói nó như thế nào đây?

 

 

 

11. TRIỆU CHÂU TRÙM ĐẦU

 

Một ông tăng vào phòng của Triệu Châu để tham thiền và thấy sư đang ngồi đầu trùm trong y. Ông tăng rút lui. Triệu Châu nói, “Huynh đệ, chớ nói là tôi không nhận huynh đệ tham thiền đấy nhé.” 

 

Như HuyễnTham Thiền là hợp nhất với Thiền. Quí vị trở thành Thiền và Thiền trở thành quí vị. Trong tông Lâm Tế, khi một học nhân vào phòng thầy để nhận sự hướng dẫn riêng thì gọi là tham thiền để phân biệt với tọa thiền tức là ngồi thiền một mình hay với những người khác. Trong tông Tào Động, khi nói tham thiền tức là ngồi thiền, như thế họ hiến mình cho thiền định nhưng hiếm khi được cho hay nhận sự hướng dẫn. 

 Chỗ này không thuộc Lâm Tế cũng không thuộc Tào Động và ông tăng này không bao giờ nhận mình là sư. Khi quí vị đến và thành khẩn thiền định, tôi sẽ tham gia với quí vị trong Thiền đường. Khi có vị nào hỏi một câu về Thiền thì tôi sẽ trả lời bằng Thiền của tôi. Điều quan trọng nhất là quí vị trở thành Thiền và Thiền trở thành quí vị. Xưa nay tôi không từng là ai cả, nhưng tôi có thể khuyến khích quí vị thiền định hay giải quyết những nghi ngờ của quí vị. Đừng vội vàng tham hết công án này đến công án khác như quí vị giải các bài toán đại số học, cũng đừng tiếp tục sự thiền định trầm trệ không có sự kích thích của hướng dẫn cá nhân.

 Có lẽ vào một đêm lạnh lẽo và Triệu Châu đã phủ lên đầu sư chiếc y đã nặng vì mạn vá nhiều. Vì ông tăng không có quyền vào phòng thầy vì bất cứ điều gì trừ Thiền, tại sao ông ta do dự và rút lui? Fugai nói, “Ông tăng là một gã ngu muội, nghĩ rằng sư đang ngủ như những kẻ đãng trí khác. Nhưng dù con cọp có ngủ cũng có âm ba mạnh mẽ vây quanh. Ông tăng giống như kẻ đi ngang qua mỏ kim cương với hai bàn tay trắng. Xem lòng từ bi sáng ngời của Triệu Châu khi sư nói, ‘Huynh đệ, chớ nói rằng tôi không nhận huynh đệ tham thiền đấy nhé.’ Ông tăng ngay lúc đó nên cúi đầu bái tạ và thọ nhận Pháp. Thương thay, ông ta vừa điếc lại vừa mù.”

 Trong kinh Kim Cang, Phật nói, “Này Tu-bồ-đề, nếu có người nói rằng Như Lai hoặc đến hoặc đi, hoặc nằm hoặc ngồi, người ấy không hiểu nghĩa lời ta dạy. Vì sao? Như Lai không từ đâu đến, không đi về đâu; do đó nên gọi là Như Lai.”

 Ông tăng này ắt đã nhiều lần nghe tụng kinh Kim Cang, nhưng đối với ông ta lời kinh không có nghĩa gì cả.

 

Genro: Mây trắng treo trên đỉnh

 Núi xanh bên kia hồ

 Ai nhìn và ngưỡng mộ

 Cảnh đẹp, chẳng phí lời.

 

 

 

12. TAM THÁNH GẶP HỌC NHÂN

 

Một hôm khi nói chuyện với tăng chúng, Tam Thánh nói, “Khi một học nhân đến, tôi ra ngoài gặp y mà không có mục đích giúp đỡ y.” Sư đệ của sư là Hưng Hóa, nghe được, liền nói, “Khi một học nhân đến, tôi thường không ra gặp y, nhưng nếu tôi ra thì chắc chắn tôi sẽ giúp y.”

 

Như Huyễn: Lâm Tế là một Đại Thiền sư đời nhà Đường, tịch ngày mồng 10 tháng giêng, năm 867. Ngay trước khi tịch, sư nói, “Sau khi ta đi rồi, chớ có diệt mất Thiền của ta. Các ông hãy cùng nhau giữ gìn giáo pháp.” Tam Thánh, là một trong các đệ tử, hỏi “Ai dám diệt Thiền của hòa thượng”. Lâm Tế hỏi, “Nếu có người hỏi ông Thiền là gì, ông nói thế nào?” Tam Thánh hét, “Kat!” Sư hài lòng với câu đáp này và bình, “Ai nói Thiền của ta sẽ diệt dưới con lừa mù này?” Nói hết câu, sư tịch.

 Phật giáo dùng lời nói phủ định để diễn đạt thực tại. Ấy là cách duy nhất tránh được sự vướng kẹt ngôn từ. khi Lâm Tế nói không diệt Thiền của ta, sư đang phát biểu Thiền theo cách nhị nguyên, vì thế Tam Thánh cùng tham gia với sư trong cùng một cách diễn đạt. Lại nữa, khi sư muốn thấy chính xác nó sẽ tồn tại như thế nào thì Tam Thánh biểu lộ một cách sống động. Và tăng chúng tụ tập ở đó chứng kiến sự bất tử của vị thầy yêu dấu của họ. Lời cuối cùng của Lâm Tế là sự ca ngợi trong thể phủ định.

 Thiền không phải là một vật mà thầy có thể đem cho trò. Ngọn lửa của cây nến có thể ra đi trong cơn gió, nhưng một khi các duyên thuần thục thì nó sẽ cháy trở lại, phát ra ánh sáng như trước. Cuối cùng nó chẳng phải là ngọn lửa liên tục hay sao? Tam Thánh không phải là người duy nhất đạt được Thiền của Lâm Tế, nhưng sư là người đủ can đảm thực dụngtrước mắt người thầy đang hấp hối. Thiền là của sư.

 Về công án của câu chuyện, chúng ta biết rằng cách giúp tốt nhất có từ Thiền là không giúp gì cả. Nhiều tông phái của các tôn giáo khác nhằm giúp đỡ người ta, không nhận thức được rằng chính sự trợ giúp quấy rầy sự tăng trưởng bên trong của những người được giúp cũng như người giúp. Như mặt trời soi khắp khu vườn, vì vậy Tam Thánh gặp một học nhân không có ý giúp y. Thật là một tâm thái đáng ngưỡng mộ của từ bi tĩnh lặng!

 Hưng Hóa biểu hiện Thiền của sư trong thể cách tích cực, không mâu thuẫn với Tam Thánhủng hộ Tam Thánh theo cái nhìn đối nghịch. Tích cực mà không tiêu cực có thể đối diện với nguy hiểm. Có lẽ Hưng Hóa có ý định giữ sợi dây cương kiểm soát con “lừa mù”. Nhưng nếu là tôi thì tôi sẽ nói, “Này sư huynh, hãy cẩn thận. Phía trước có hố đó!”

 

Genro: Anh nói, “Không,” em nói, “Có.” Như vậy họ thực hiện công việc làm ăn của cha để lại, cải thiện và làm nó phồn thịnh.

Hoàng hà ngàn dặm chảy về phương bắc

Rồi quay sang đông chảy mãi không ngừng

Dù cho bao lần quanh co uốn khúc

Nước đến từ nguồn suối núi Côn lôn.

 

 

 

13. TIỆM NGUYÊN RÈM GIẤY

 

Tiệm Nguyên ngồi phiá sau một tấm rèm giấy. Một ông tăng đến tham thiền, vén rèm lên, chào sư, “Thật là lạ.” Sư đưa mắt nhìn ông tăng rồi nói, “Ông hiểu không?” Ông tăng đáp, “Dạ, con không hiểu.” Sư nói, “Trước khi bảy Phật ra đời, thì cũng giống y như giây phút này. Tại sao ông không hiểu?” Sau đó ông tăng đem chuyện này kể lại với Thạch Sương, một Thiền sư cùng dòng Pháp. Thạch Sương ca ngợi Tiệm Nguyên, nói, “Sư huynh Tiệm Nguyên giống như ông thầy bắn cung. Chẳng bao giờ bắn một mũi tên không trúng đích.”

 

Như Huyễn: Nhật bản và Trung hoa, người ta thường dùng rèm giấy ở các cửa trong hay cửa ngoài để ngăn gió lò hay cản côn trùng. Tiệm Nguyên ắt đã ra lệnh cho tăng nhân đến tham thiền ngay cả khi sư đang dùng rèm. Khi tôi còn ở chùa, thầy tôi thường thay đổi vị trí trong phòng đến nỗi tôi phải nhìn quanh để tìm ông. Lúc tâm tôi phù động, tôi thường nhận một gậy của ông. Tôi không thể trách ông tăng vì ông ta nói, “Kỳ lạ,” nhưng Tiệm Nguyên đã cho ông ta đủ thời gian để thấy rõ ngọn đèn Pháp bên trong bức rèm. Tiệm Nguyên rất từ bi đã dạy thêm ông tăng.

 Trong Trường Bộ kinh, một trong các kinh điển Tiểu thừa, nhắc đến bảy vị Phật ra đời vào những thời kỳ khác nhau, vô số thời đại trước Phật Cồ ĐàmTiệm Nguyên đã đi ngược trở lại hàng triệu năm khi sư nói, “Trước khi bảy Phật ra đời, thì cũng giống y như giây phút này. Tại sao ông không hiểu?" Nếu ông tăng đã thấy được Phật tánh của mình, ông ta đã biết lý do tại sao mình hiện hữu. Ông ta không đạt ngộ Thiền, dù thầy ông rất từ bi.

 Trong một bản phóng dịch của tôi đã nhiều năm qua về bài thơ Thiền Trung hoa, gọi là Tín Tâm Minh, các đoạn thơ cuối bài nói: “Thiền siêu việt thời giankhông gianRốt ráo một ngàn năm chẳng qua chỉ là một ý nghĩ. Những gì ông thấy là những gì ông có trong thế giới này. Nếu ý nghĩ của ông siêu việt thời giankhông gian, ông sẽ biết rằng cái nhỏ nhất đồng với cái lớn và cái lớn nhất đồng với cái nhỏ, rằng có tức là không và không tức là có. Không có kinh nghiệm như thế, ông sẽ phân vân khi làm bất cứ điều gì. Nếu ông nhận ra rằng một tức là nhiều và nhiều tức là một, thì Thiền của ông sẽ đầy đủ. Tin và tâm không tách rời nhau. Ông sẽ chỉ thấy ‘không hai’. “Không hai” là tin, “không hai” là tâm. Nó chỉ có thể diễn đạt bằng im lặng, nhưng im lặng đây không phải là quá khứ, im lặng đây không phải là hiện tại, im lặng đây không phải là vị lai.”*

 

Genro: Tiệm Nguyên đã nói đầy đủ khi sư đưa mắt im lặng nhìn ông tăng. Thạch Sương nên xóa sạch những gì Tiệm Nguyên đã nói nếu sư muốn giữ thanh danh cho dòng Pháp của sư.

 

Như Huyễn:  Tăng nhân luôn luôn là những người không nhà. Chúng ta không nên có gia đình đạo Pháp dù là trong thế giới của giáo phápThạch Sương ca ngợi Tiệm Nguyên, nhưng cả hai người không ai có thể dạy Thiền cho ông tăng.

 

Genro: Bên song mưa nửa đêm

Tí tách trên tàu chuối.

Trên bờ sông xuân muộn

Gió nhẹ vờn liễu xanh.

Tin ngàn xưa đến báo

Đây đó, không hơn kém.

Nói rằng bảy vị Phật

Đang chuẩn bị dây thừng

Sau khi trộm chạy mất!

 

 

 

14. BẠCH VÂN TRẮNG VÀ ĐEN

 

 Bạch Vân, một Thiền sư đời nhà Tống, đã viết bài thơ sau đây:

 Chỗ nào người khác ở

 Thì tôi đây chẳng ở.

 Chỗ nào người khác đi

 Thì tôi đây chẳng đi.

 Nói vậy không có nghĩa

 Từ chối việc kết giao;

 Tôi chỉ muốn nêu rõ

 Trắng và đen mà thôi.

 

Như Huyễn: Các nhà Phật học nói rằng giống mà không có khác là nghĩ sai về giống, và khác mà không có giống là nghĩ sai về khác. Thầy tôi, Thích Tông Diễn, thường minh họa điểm này thật đẹp và Tiến sĩ D. T. Suzuki viết bằng tiếng Anh đại ý như vầy: “Sóng lớn, sóng nhỏ và sóng gợn lăn tăn tất cả đang dâng lên, trào lên và rút xuống, nhưng có phải chúng là nhiều cái động khác nhau của cùng một tự thể vĩnh cửu của nước. Trăng lặng lẽ chiếu sáng bầu trời, đơn độc trong tất cả các từng trời và trái đất; nhưng khi trăng tự soi mình trong màu trắng óng ánh của sương chiều, lấp lánh như những viên ngọc ươm trên mặt đất - hình ảnh của trăng thật kỳ diệu làm sao! Không phải mỗi hình ảnh của chúng cũng đầy đủ theo cách riêng ấy sao?”

 Thiền không ở trong xác nhận hay phủ nhận. Nó giống như cái bánh lái quay sang trái hay quay sang phải đưa chiếc xe tiến tới. Ông thầy trong câu chuyện này không khăng khăng theo hướng của mình mà cảnh cáo người học đừng bám vào bên này hay bên kia. Ông chỉ tìm chơi cái trò đời một cách công bằng, mặc dù ông đã biết sự kiện bất nhị

Có nhiều chỗ hội họp, câu lạc bộ và giảng đường, nơi mà mọi loại thuyết giảng diễn ra, mỗi người nói đều có thông điệp khẩn cấp cho người nghe. Quí vị có thể theo dự những cuộc hội họp này và thưởng thức những ý kiếntranh luận khác nhau, nhưng tôi khuyên quí vị có dịp hãynhớ lại, “Chỗ nào người khác ở, thì tôi đây chẳng ở. Chỗ nào người khác đi, thì tôi đây chẳng đi.” Nó có thể cứu được quí vị khỏi bị căng thẳng đầu óc.

Công án cũng nói, “Nói vậy không có nghĩa, Từ chối việc kết giao.” Chúng ta có thể đồng cảm với các phong trào vận động khác nhau trên thế giới mà không thuộc về bất cứ một phong trào nào. Chúng ta có thể chào đón khách đến từ bất cứ một đoàn nhóm nào và đãi họ trà, đầy tách Thiền. Mỗi người trong quí vị đây có thể đến và đi tùy ýCông án kết thúc, “Tôi chỉ muốn nêu rõ, Trắng và đen mà thôi.” Nghĩa là, chúng ta không có màu sắc.



* Xin xem cả bài thơ này ở Phụ Lục II, cuối sách. (Người dịch)

 

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: