Thư Viện Hoa Sen

Phần Thứ Nhất: Cuốn 1-10

30/10/201012:00 SA(Xem: 28010)
Phần Thứ Nhất: Cuốn 1-10

DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN THƯỢNG
(TỪ NĂM 1983-1989) 
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Nhà xuất bản Tôn Giáo – Hà Nội 2001

Phần thứ nhất: Cuốn 1-10

 

Hỏi: Thế nào là CHƠN KHÔNG DIỆU HỮU?

Đáp: Chơn không Diệu hữu thuộc về Giáo môn. Giáo môn nói đến Tự tánh về CÓ và KHÔNG. Không là Chơn không. CÓ là Diệu hữu; ý là cái “có” chẳng phải thật có, cái “không” chẳng phải thật không, là muốn mọi người không có chấp thật, vì chấp thật là bệnh của chúng sinh, sở dĩ có cái khổ sinh tử luân hồi đều do bệnh chấp thật sinh ra. Tự tánh chẳng thể dùng lời nói tỏ bày, Chơn không Diệu hữu cũng là phương tiện tạm thời mà thôi.

Vậy thế nào là Diệu hữu, thế nào là Chơn không? Chữ DIỆU trong kinh Phật là vi diệu, bất khả tư nghì, chẳng thể dùng tâm suy lường được; những gì có thể dùng tâm suy nghĩ tức chẳng phải là diệu – cái KHÔNG tức thật không, hư không này chẳng phải thật không, chẳng phải chơn không, vì hễ người kiến tánh thì hư không tan nát, nếu là chơn không thì chẳng tan nát được.

Tôi giảng về CHƠN KHÔNG là hiển bày cái dụng: KHÔNG tức trống rỗng, trống rỗng tức không, ấy là cái dụng; có rỗg không chúng ta mới có thể ngồi tại đây, như cái bàn này nếu chẳng có không (trống rông) thì chẳng thể sử dụng, cái tách chẳng có Không thì chẳng thể đựng nước, đựng trà v.v... Nên phàm nói đến cái Không là để hiển bày cái dụng; muốn dụng ắt phải có cái Không, chẳng có cái Không thì chẳng thể sử dụng được. Cái Không lớn chừng nào thì sự dụng phát huy lên chừng nấy.

Dụng của Tự tánh cũng vây, sở dĩ mình sử dụng chẳng được là do các thứ tham sân si, phiền não che lấp cái Không, nay tham Thiền dùng “cây chổi automatic” quét trống được bao nhiêu thì cái Không hiển bày được bấy nhiêu, tự động xài ra. KHÔNG tới cực thì dụng tới cực, tức là Phật. Trước mắt dùng chưa được, chỉ có thể tạm gọi là “tiềm năng”, tức tiềm trong trong Tự tánh, đợi khi nào quét trống không rồi thì tự hiện ra cái dụng, như thế mới có thể gọi là Chơn không, cũng gọi là Diệu hữu ( Bởi vì nếu không phát huy được sự dụng thì chẳng thể gọi là Diệu hữu).

Tức không tức dụng, tức dụng tức không, Chơn không Diệu Hữu đồng thời. Diệu hữu là dụng, Chơn không là thể, thể với dụng đồng thời, không có phân chia, ấy mới đúng với nghĩa “Tự tánh bất nhị”. Nếu chia ra thể và dụng tức đã thành hai, vì để giải thích nên mới nói thành hai vậy. Nay chúng ta chỉ thấy được cái dụng, muốn tìm ra cái thể thì chẳng thể được. Phật tử tham Thiền, đề khởi câu thoại đầu thì tự động hiện ra cái dụng, chẳng cần tác ý. Như tôi thường kể về cầu thủ Trung Quốc, anh … (thủ môn), không qua tác ý mà chụp được quả banh. Trước khi chưa tham Thiền, khởi tâm muốn chụp được quả banh lại bị tuột mất, nay anh ấy đang ở Paris, thường tham gia các trận đáu tại Đức, Thụy Điển v.v... đều giành được thắng lợi, ấy sự dụng automatic, không cần qua bộ não. Điều này theo sự phân tích của khoa học thì thật vô lý, nhưng thực tế là vậy. Bởi vì dụng của Tự tánh chẳng cần qua bộ não nhưng làm việc của bộ não, nên mới gọi là Diệu hữu, chẳng thể hiểu theo tâm suy nghĩ.

Hỏi: Thế nào là nghĩa ba câu trong Kinh Kim Cang?

Đáp: Như câu “Chúng sinh, tức phi chúng sinh, thị danh chúng sinh”; “Thế giới, tức phi thế giới, thị danh thế giới”; “Đệ nhất Ba la mật, tức phi đệ nhất Ba la mật, thị danh Ba la mật” … Kinh Kim Cang từ đầu đến cuối chẳng ngoài nghĩa ba câu này. Câu thứ nhất chấp “Thị chúng sinh” là đúng, câu thứ nhì quét câu thứ nhất nhưng lọt vào cái “Phi”, câu thứ ba “Thị danh” tức giả danh: Câu thứ nhất “thị chúng sinh” là giả danh, cây thứ nhì “Phi chúng sinh” là giả danh., câu thứ ba “Thị danh chúng sinh” cũng là giả danh. Nên câu thứ ba quét câu thứ nhất, câu thứ nhất và quét luôn cả câu thứ ba, quét triệt để mới đúng là nghĩa ba câu.

Nghĩa ba câu với nghĩa tứ cú giống nhau, cũng là quét triệt để, chẳng trụ ở cú nào. Nếu chúng ta thấu suốt được, chẳng những nghĩa ba câu của Kinh Kim Cang, bất cứ kinh nào cũng vây, không ngoài ý nghĩa ba câu và tứ cú kệ. Đối với vũ trụ vạn vật cũng thế: Cái tách, tức phi tách, thị danh tách; cái bình, tức phi bình, thị danh bình; cái ta, tức phi ta, thị danh ta; Phật, tức phi Phật, thị danh Phật v.v... chẳng ngoài nghĩa ba câu của Kinh Kim Cang vậy.

Hỏi: Làm sao hàng phục tự tâm?

Đáp: Làm sao hàng phục được ư? Hễ khởi niệm thì lọt vào vào cú thứ nhất, “Không khởi niệm” lọt vào cú thứ hai, “chẳng khởi niệm chẳng không khởi niệm” lọt vào cú thứ ba, “Cũng khởi niệm cũng không khởi niệm” lọt vào cú thứ tư. Muốn hàng phục chỉ có tham thoại đầu khởi lên nghi tình, ngoài ra chẳng còn cách nào khác! Chính cái nghi tình “không hiểu không biết” là cây chổi automatic hàng phục hết! Có hàng phục được mới an trụ được, nếu không thì làm sao an trụ? Khi đề khởi câu thoại đầu, không cần biết đến có chạy theo lục trần hay không, hễ có chạy theo hay không chạy theo đều nằm trong tứ cú, nên chẳng biết tới.

Hỏi: Thế nào là “Thị pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ?”

Đáp: Ấy là trong Kinh Pháp Hoa, nếu nói đến “Thế gian tướng thường trụ” thì thế gian tướng là tướng sanh diệt, làm sao thường trụ được? Nhưng vì có câu ‘Thị pháp trụ pháp vị”, tức là pháp nào trụ theo ngôi pháp đó; ví như cái tách thì trụ nơi ngôi pháp tách, khi nào các tách đập bể rồi thì pháp vị “tách” mất, trụ ngôi pháp vị miểng, hiện tiền trụ ngôi pháp vị miểng, nếu đem miểng đốt thành tro thì trụ ngôi pháp vị tro, một làn gió thổi tro bay mất, từ pháp vị tro đổi thành pháp vị không, trụ nơi pháp vị “không”. Thế gian tướng thường trụ nơi pháp vị hiện tiền ấy: Pháp vị “sanh” hiện tiền trụ ngôi pháp vị sanh, Pháp vị “diệt” hiện tiền ngôi pháp vị diệt, nên nói Thế gian tướng thường trụ, là cái dụng của Tự tánh vậy. “Thị pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ” có thể nói là hai câu cao nhất trong Kinh Pháp Hoa.

Hỏi: Thiền tông lấy câu “Niệm Phật là ai” để tham; Tịnh độ niệm Phật lấy “A Di Đà Phật”, vậy sự thù thắng như thế nào để đạt đạo?

Đáp: Đức Phật dạy chúng sinh tu hành gồm tám mươi bốn ngàn pháp môn, tùy theo căn cơ của mọi chúng sinh. Mục đích của Phật chỉ muốn mọi chúng sinh đều thành Phật, đạt đến tự do tự tại, vĩnh viễn thoát khỏi tất cả khổ. Sở dĩ có tám mươi bốn ngàn pháp môntùy theo căn cơ trình độ, sở thích của từng chúng sinh, do vọng tâm của chúng sinh muôn ngàn sai biệt nên mới dạy nhiều pháp môn, nhưng qui tụ lại thành bốn loại: Tham Thiền, niệm Phật, trì chú, quán tưởng. Tham Thiền là tham câu thoại đầu, niệm PhậtTịnh độ, hai cách tu khác nhau.

Tông chỉ của Tịnh Độ là TÍN, NGUYỆN, HÀNH. TÍN là tin, gồm có ba:

1) Tin lời của Phật không vọng ngữ.

2) Tin kiếp này sẽ được vãng sanh.

Tin Cõi Tịnh Độ không bệnh không già không chết, muốn gì được nấy.

NGUYỆN có hai: Đại nguyện và tiểu nguyện, Thế nào là tiểu nguyện? Là cầu cho mình được vãng sanh, nhưng tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, không được vãng sanh. Tại sao? Như đã kể trên, tin Tịnh Độ không có già, không bệnh, không chết thì làm sao đi đầu thai để trả nợ? Phật pháp là nói về nhân quả; hễ tạo thiện nhân thì được thiện quả, tạo ác nhân ắt chịu ác quả, thiện quả tạm gác qua, về ác quả thì từ nhỏ tới lớn có ăn thịt cá không? Có sát sanh không? Cho dù bắt đầu từ bụng mẹ ra chưa hề đập chết con muỗi, không đạp chết con kiến, thế còn có ăn thịt không? Có ăn cá không? Nếu có, ăn một miếng thịt phải trả nợ một miếng thịt, ăn một con cá phải trả nỡ một con cá, ấy mới hợp với nhân quả. Nếu vãng sanh Cực Lạc không trở lại nữa thì ai đầu thai trả nợ? Thế là không hợp với nhân quả rồi! Không hợp nhân quả thì không phải Phật pháp, nên nói tiểu nguyện không hợp với nhân quả, phải phát đại nguyện.

Đại nguyện như thế nào? Ví như người thiếu nợ không có tiền trả, hẹn kỳ sau: Những nợ mạng nợ thịt mà mình thiếu, nay dù làm việc thiện bố thí cúng dường … đều hồi hướng cho tất cả chúng sinh, nguyện cùng ta sanh Cõi Cực lạc, còn những chúng sinh chưa sanh Cõi Cực Lạc thì sau khi ta thành Phật rồi sẽ trở về độ hết tất cả chủ nợ, tất cả chúng sinh, ấy mới là đại nguyện, mới hợp nhân quả.

Lại, có hai thứ hạnh khi niệm Phật: Tán tâm niệm PhậtNhất tâm niệm Phật. “Nhất tâm niệm Phật một câu hơn tán tâm niệm Phật ngàn lần”. Thế nào là tán tâm niệm Phật? Vừa niệm Phật vừa lo đủ thứ việc nhà, việc làm, lo Phật sự, lo ứng phó thí chủ v.v... còn Nhất tâm niệm Phật là chỉ biết niệm Phật, ngoài ra không biết đến việc khác. Làm thế nào có thể nhất tâm niệm Phật?

Ngài Ấn Quang Pháp Sư, Tổ thứ mười ba Tông Tịnh Độ Trung Quốc dạy về nhất tâm niệm Phật bằng cách ghi số (nhớ số) niệm Phật, từng câu một, từ 1 nhớ đến 10. Ví như niệm một câu “A Di Đà Phật” nhớ là 1, (chứ chẳng phải niệm thành “A Di Đà Phật 1, A Di Đà Phật 2 …) Vậy từ 1 nhớ đến 10, nếu dài quá nhớ không hết thì chia thành hai đoạn như từ 1-5, từ 6-10, hoặc chia thành ba: 1-3; 4-6; 7-10. Đến khi nào thuộc lòng rồi bỏ sự ghi số mà chỉ niệm Phật, đến lúc quen thuộc rồi bốn chữ A Di Đà Phật luôn ở trong tâm,niệm cũng ở trong tâm, không niệm cũng ở trong tâm, ấy gọi là “Niệm mà không niệm, không niệm mà niệm”, đạt đến nhất tâm bất loạn vậy.

- Nhưng pháp môn niệm Phật là chấp thật, cần có chữ Tín; Tham Thiềnphá chấp thật, cần có sự nghi. Tức là niệm “A Di Đà Phật” cần có lòng tin, còn tham câu “Niệm Phật là ai” cần phải nghi. Do đó, nói “Thiền Tịnh song tu” là không được, hễ tu Tịnh Độ phải đúng theo tông chỉ của Tịnh Độ, tham thiền phải theo đúng tông chỉ của Thiền tông, nếu thiền Tịnh song tu thì dứt khoát hai cái đều không thành.

Hỏi: Đời mạt pháp nên tu pháp môn nào thích hợp?

Đáp: Theo lời của Tổ Sư cũng như lời của Phật nói: “Nhất thiết duy tâm tạo”, bốn câu kệ trong Kinh Hoa Nghiêm: “Nhược nhơn dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật, ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo”. Chánh pháp cũng là duy tâm tạo, mạt pháp cũng là duy tâm tạo, “nhất thiết” bao gồm tất cả pháp, đâu có phân biệt chánh pháp hay mạt pháp! Do tâm của mình chấp thật thành có. Tổ Sư Thiền tông nói “Có thể chuyển mạt pháp thành chánh pháp”; thượng căn, hạ căn, cũng do tâm chấp thật thành có phân biệt, nên Tổ Sư nói “chuyển hạ căn thành thượng căn”.

Nói đến mạt pháp chánh pháp, trước kia chưa mở trí huệ, tôi cũng tin rằng trong mạt pháp con người không tham thiền được vì không có nhân tài. Nên trước kia tôi hoằng pháp Tịnh Độ, trải qua mười mấy – hai mươi năm, sau đó phát hiện chưa một người nào tu đúng tông chỉ Tịnh Độ, tu còn không có, nói chi vãng sanh!

* Ngày mùng 2 tháng 4 năm 1977 ÂL, Ngài Trụ trì chùa Từ Ân bảo tôi hoằng pháp Tổ Sư Thiền, ấy chẳng phải ý tôi muốn, tôi đã từng phát nguyện là chưa kiến tánh thì không thuyết pháp. Trước đó một ngày, tôi được mời cúng dường tại Tịnh Xá Giác Huê ở quận 5, Hòa thượng trụ trì lúc cúng ngọ tại chùa Từ Ân tuyên bố với các Phật tử rằng ngày mai sẽ có thầy Duy Lực ra hoằng pháp Tổ Sư Thiền, lúc đó tôi còn chưa hay biết. Tối đến, Hòa thượng mới thông báo cho tôi biết là sáng ngày mùng 2 Phật tử đến nghe pháp.

Tôi bất đắc dĩ phải ra hoằng pháp, nhưng còn mang một thành kiến rằng Tịnh Độ thích hợp hơn pháp Thiền, nên mỗi ngày tôi đều giảng ba lần về pháp Tịnh Độ. Ngày hôm sau, Hòa thượng đến phòng tôi bảo “Đừng nói pháp Tịnh Độ nữa mà phải giảng về pháp Thiền; Tịnh Độ thì đã nhiều người hoằng dương rồi, nhưng pháp thiền thì chưa có người nào. Mặc dầu vậy, tôi vẫn giảng tiếp pháp môn Tịnh Độ trong vài ngày.

Tôi hoằng pháp Tịnh Độ, vạch rõ đường đi và tăng cường lòng tin cho Phật tử, kể các sự tích của Cổ Đức và các vị tu trong thời nay để chứng tỏ, nhưng người nghe vẫn không thực hành, đúng theo tông chỉ của Tịnh Độ.

Tôi bắt đầu hoằng pháp Tổ Sư Thiền, Phật tử tham thiền trên năm trăm người, mặc dầu chúng không hoàn toàn chuyên tu tham thiền, nhưng số tiểu ngộ phát huệ cũng có gần trăm người. So sánh với lúc hoằng Tịnh Độ gần hai mươi năm, chưa có một người tu đúng tông chỉ, ngược lại khi hoằng pháp Tổ Sư Thiền từ mấy năm nay, lại có hơn mấy trăm người thực hành và cả trăm người được phát huệ, thông suốt kinh điển, thì biết pháp nào thù thắng hay không thù thắng, pháp nào thích hợp hay không thích hợp rồi.

Thật ra, thù thắng hay không thù thắng, thích hợp hay không thích hợp, đều lọt vào tứ cú. Nghi tìnhquét sạch tứ cú thì có gì là thù thắng hay không thù thắng, thích hợp hay không thích hợp? Hiện nay nhân tài tham thiền rất nhiều, số người tham thiền đã xuất ngoại có mặt ở nhiều nước trên thế giới: Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Canada … Vậy nếu hỏi đến pháp nào thù thắng, pháp nào thích hợp thì không biết đâu mà nói, tất cả đều do tâm mình, chứ không thể chấp vào lời của Phật, của Tổ.

Nếu chấp vào lời nói, ví như chấp vào tứ cú của Phật: Cú thứ nhất “Có”, cú thứ nhì “Không”, cú thứ ba: “Chẳng có chẳng không”, cú thứ tư: “Cũng có cũng không”. Mà ý Phật là muốn mình lìa tứ cú: hễ chấp “Có” thì Phật nói “Không” để phá chấp, hễ chấp “Không” thì Phật nói “Có” để phá chấp của chúng sinh. Lúc Phật nói “Có” ý Phật chẳng phải là có, lúc nói “Không” ý Phật chẳng phải không, nếu chấp vào lời nói là nghịch với ý, nên Tổ Sư Thiền tông thí dụ như “con chó và con sư tử”.

Có người liệng ra một cục xương, con chó liền đuổi theo cục xương, còn sư tử chẳng màng đến cục xương mà cắn ngay người đó. Con người dụ cho Tự tánh, cục xương dụ cho lời nói của Phật, của Tổ; hễ hướng về lời nói của Phật, Tổ mà ngộ ấy là con chó, hướng về Tự tánh mà ngộ mới là sư tử. Phật muốn mình làm con sư tử chứ không muốn mình là con chó, chớ nên đuổi theo lời mà chấp là thật. Lời nói ấy là khai thị cho người ngộ vào tự tánh, trong Kinh Pháp Hoa nói “Khai thị ngộ nhập tri kiến Phật”, khai thị chẳng phải để ngộ nhập cái khai thị, mà là nhờ khai thị ngộ nhp tự tánh của mình. Thế thì không cần biết thù thắng hay chẳng thù thắng , thích hợp hay chẳng thích hợp, tất cả đều do tâm của mình, do lòng của mình vậy.

Hỏi: Tham Thiền kiếp này chưa kiến tánh, khi chết rồi đi về đâu?

Đáp: Đức Phật nói: “Nếu người giữ được ngũ giới thì không mất thân người”, khỏi bị dọa vào tam ác đạo. Kiếp này mình trì ngũ giới, mặc dầu chưa ngộ, kiếp sau đầu thai thành người, tiếp tục tham nữa, bởi cái nhân cách ấm cũng chẳng thể mất được, vì Trí Bát Nhã của mình trong A lại da thức được chứa trong kho không mất, đợi khi nào khởi lên vận hành rồi chủng tử mới mất, nếu chưa vận hành cứ giữ mãi trong kho Tạng thức, dù trải qua muôn ngàn kiếp cũng không mất.

Kiếp này tham Thiền ví như đi đường từ Chợ Lớn ra Sàigòn gồm trăm bước, hễ đi được một bước thì còn lại chín mươi chín bước, đi hai bước còn chín mươi tám bước, đi ba bước còn chín mươi bảy bước … hễ đi được ba bước chết đi, kiếp sau bắt đầu từ bước thứ chín mươi bảy, hể đi được năm mươi bước chết đi thì kiếp sau đi thêm năm mươi bước nữa, chứ không cần bắt đầu lại trăm bước. Nay chúng ta còn sống thì cứ tham mãi, khỏi cần lo cho việc chết, nếu cứ lo cho việc chết, chẳng những kiếp này không được tiến bộ, cũng khó được kiến tánh.

Nhiều người cho rằng “Mình nghiệp chướng nặng quá làm sao kiến tánh? Kỳ thật nghiệp chướng cũng là do tâm tạo, chứ có ai cho mình đâu! Ngài Vĩnh Gia trong bài Chứng Đạo Ca nói: “Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không”, Liễu tức liễu ngộ tự tánh. Trong lúc chiêm bao, phạm tội bị chính phủ trong chiêm bao bắt ở tù, chịu đủ thứ khổ, đến lúc thức tỉnh rồi tìm chính phủ trong chiêm bao ở đâu? Đủ thứ khổ trong chiêm bao, kể thân trong chiêm bao ở đâu?

Như tôi thường nói, hai thứ nhắm mắt chiêm baomở mắt chiêm bao; nhắm mắt chiêm bao ngủ đến sáng là hết, còn mở mắt chiêm bao phải đợi kiến tánh mới thức tỉnh được, mới hết. Chớ có nói do nghiệp chướng nặng, nói chẳng kiến tánh được, ấy là tâm mình tự bó buộc mình. Ví như trong kinh Phật nói người nữ kia … Cũng chính lời Phật phá năm thứ chướng này trong Kinh Pháp Hoa, có phẩm kể về Long Nữ thành Phật, chẳng những là nữ còn thuộc hàng súc sinh nữa!

Nên biết, lời nói của Phật chẳng thể chấp thật, mà chỉ để phá chấp thật của mình thôi. Người nào cũng có thể thành Phật, chỉ cần quyết tử dụng công phu, bất kể là nam hay nữ, già hay trẻ, thông minh hay ngu si v.v... đều có thể thành Phật. Chớ nói rằng “ngày nay tham thiền mai chết sẽ ra sao”, chớ có lo sẽ đi về đâu, hạt giống thành Phật đã gieo thì ắt có ngày thành Phật.

  Hỏi: Nhiều người nghĩ rằng “Niệm Phật nếu mình vẫn còn nghiệp chướng, vãng sanh tiếp tục nhờ tha ác lực tiếp dẫn, còn Thiền Tông phải tự lực, hễ tự lực yếu thì kiếp sau dẫu được làm người, làm quan, có địa vị nhưng mê muội, phải lăn lóc trong dòng đời thì bao nhiêu công sức của kiếp trước bỏ hết sao?

 Đáp: Không đúng. Phật pháp nói là nhân duyên, ví như trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Ngài Lục Tổ nói: “Quí vị được nghe tôi thuyết pháp, ấy là nhân duyên đã được gieo trồng từ bao nhiêu kiếp”. Đã có nhân duyên rồi thì nhân duyên ấy làm sao mất được! Nếu có mất là không đúng nhân quả. Lời của Sư bà vừa hỏi là lời nói bên Tịnh Độ, hễ chuyện về pháp môn Tịnh Độ thì lời nói cũng hướng về pháp môn ấy.

Phật thuyết đủ thứ kinh, ở kinh này thì tán thán hạnh của kinh này hạng nhất, ở quyển kinh kia thì tán thán hạnh của kinh kia hạng nhất, kết quả là kinh nào thù thắng? Ý của Phật là muốn chúng ta nhất môn thâm nhập, nên nói những lời phương tiện ấy. Như tôi vừa nói ở trên, về một phương diện khác, Phật nói người nữ có năm thứ chướng, nhưng ở kinh Đại thừa liễu nghĩa như Kinh Pháp Hoa thì Phật lại phá năm thứ chướng của người nữ.

Về vấn đề tự lựctha lực: Nếu có TỰ và THA chẳng phải pháp bất nhị của Tự tánh; Tự tánh bất nhị làm sao có tự và tha, mà nói là có tha lực để nhờ! Nếu có tha lực để nhờ thì Phật Thích Ca đã thành Phật, A Nan là em trai của ngài, ắt có thể nhờ Phật lực của người anh mà thành Phật sao! (Kinh Lăng Nghiêm). A Nan là em của Phật cũng chẳng thể nhờ, La Hầu La là con của Phật cũng chẳng thể nhờ, kể cả cha mẹ của Phật cũng chẳng thể nhờ thì tha lực làm sao nhờ được!

Bởi do tâm chấp thật của người tu Tịnh Độ rất nặng, Đức Phật chẳng thể nào khiến bỏ chấp được, nên phải tùy thuận chúng sinh: Tất cả mười pháp giới nếu chấp vào đó thì chi bằng tạm thời cho chấp vào Phật, tạo nhân duyên cho sanh cõi Tây phương rồi, do hoàn cảnh khiến buông bỏ tập khí xong, chuển qua tham Thiền mới có thể kiến tánh thành Phật. Bây giờ do tâm chấp quá nặng, nếu không tạm cho chấp thật thì chẳng có phương tiện cứu độ. Phật cứu độ chúng sinh không bỏ sót chúng sinh nào, mặc dầu bệnh chấp quá nặng, nên mới có pháp môn Tịnh Độ.

Nếu có thể bỏ được bệnh chấp ngay kiếp này thì đâu cần đợi đến kiếp sau! Kiếp này thành Phật có phải hơn không? Ví như nói “Hạ phẩm hạ sanh”, sau khi chết phải trải qua mười hai đại kiếp mới có thể ra khỏi, một đại kiếp biết phải trải qua thời gian bao lâu không? Nếu có thể ngay trong kiếp này, trải qua mấy mươi năm được thành Phật thiền hay biết bao!

  Hỏi: Thế nào là đuổi theo lời nói?

 Đáp: Kinh Lăng Nghiêm nói “Tri giác nãi chúng sinh”, nghĩa là sự biết của mình là chúng sinh. Căn bản của vô minhtri giác (tri kiến), nên đối với người tham thiền, tri cũng là vọng, vô tri cũng là vọng, phải quét sạch, bởi vì vô tri cũng là tri. Tại sao vô tri cũng là tri? Nếu thật sự vô tri thì ai biết vô tri? Đã biết vô tri thì vô tri cũng là biết, là tri rồi.

  Hỏi: Vĩnh Gia Đại sư nói là phá ngã chấppháp chấp, vậy phàm phu cũng phá ngã chấp tại sao không được kiến tánh?

 Đáp: Tôi nói nghi tình là cây chổi automatic, hễ khởi niệm “phá” cũng lọt vào tú cú, hễ khởi niệm “không phá” cũng lọt vào tứ cú. Phá là lọt vào cú thứ nhất, “không phá” lọt vào cú thứ hai, tại ông có tâm chấp mới đuổi theo lời nói, hễ tôi giải thích theo lời này thì ông bắt đuổi theo lời kia để hỏi, vậy kiếp này hỏi đến kiếp kia cũng sẽ không hết. Như tôi đã ví dụ “ Con chó và con sư tử” , lời nói của Tổ, của Phật nếu hướng vào đó đuổi theo là con chó; nếu hướng về tự tánh mà ngộ mới là con sư tử. Hễ cứ đuổi theo lời nói thì không bao giờ dứt được, chỉ có tham thiền khởi nghi tình, đến khi ngộ vào tự tánh thì không cần hỏi nữa.

  Hỏi: Làm sao phân biệt chơn nghi và hồ nghi?

 Đáp: Trước đời nhà Tống, người tham thiền tụ phát nghi mà không biết ấy là nghi, hễ khởi nghi mà tự chẳng biết mình đang tham. Thiền thì sức nghi mạnh, nên thủ đoạn của Tổ Sư hay khiến người tham nghi tình nặng, mau ngộ. Sau đời nhà Tống, thủ đoạn của Tổ được kể ra, khiến không còn công hiệu, muốn phát nghi phải bắt buộc tham công án hay thoại đầu, đưa vào sự bó buộc để phát nghi thì sự nghi đó yếu.

- Ví như Đạo Lâm Thiền sư có một thị giả tên Hội Thông, ở với Sư nhiều năm chẳng được khai thị, trong tâm rất bức bách, tự nghĩ “đến đây học đạo gần mười năm mà chẳng được khai thị điều gì, cứ một năm qua rồi một năm như thế làm sao kiến tánh được!” Nghi tình rất nặng, rồi đến xin từ giã Sư, rằng: “Con xuất gia là muốn học đạo, đến đây mấy năm thầy chẳng dạy bảo thì làm sao con kiến tánh được? Nay con xin đi nơi khác để học”.

- Sư nói: “Nếu nói về thiền thì ở đây thầy cũng có một ít”.

Hỏi: “Là cái gì? Xin thầy khai thị”.

Sư nhổ một sợi lông trên tà áo dài đang mặc, đem thổi trước mặt Hội Thông, Thông liền ngộ, vì lúc đó nghi tình đã chín mùi.

Ngài Sùng Tín ở dưới Long Đàm: Thầy của ngài là Đạo Ngộ Thiền sư. Ngài ở nơi Đạo Ngộ mấy năm chẳng được dạy bảo, trong tâm rất nghi, cũng muốn từ giã đi nơi khác, bạch với thầy:

- “Con ở đây nhiều năm nhưng không được thầy khai thị, nay con xin đi chỗ khác”.

Thầy bảo: “Sao nói không có khai thị? Con bới cơm thì thầy ăn, rót trà thì thầy uống!” Sùng Tín ngay đó kiến tánh. Ấy là do nghi tình sâu nặng từ mấy năm mà tự chẳng biết, nói bể ra là kiến tánh liền.

Ngài Lâm Tế ở dưới Tổ sư Huỳnh Bá mấy năm, Lâm Tế không có hỏi pháp, làm việc gì đều đúng qui củ, đều tốt. Lúc ấy ngài Mục Châu làm Thủ tọa, thấy Lâm Tế là một pháp khí, một ngày kia hỏi Lâm Tế: “Đến đây bao lâu rồi?”

Đáp: “Ba năm”.

Hỏi: Đã đến hỏi pháp Hòa thượng chưa?”

- “Không hỏi”.

Hỏi: “Tại sao không đi hỏi?”

Đáp: “Không biết hỏi gì”.

- “Sao không hỏi đại ý Phật pháp là gì?”

Lâm Tế vâng lời, đến Trượng Thất hỏi ngài Huỳnh Bá: “Thế nào là đại ý của Phật pháp?”

Hỏi chưa dứt câu, liền bị Huỳnh Bá đánh đập đuổi ra mà chẳng hiểu tại sao đi hỏi pháp lại bị đuổi ra? Trong tâm phát khởi nghi tình nặng. Gặp lại Thủ tọa, Thủ tọa hỏi thăm, đáp: “Tôi hỏi chưa dứt câu đã bị đánh đập đuổi ra rồi”.

Thủ tọa nói: “Thế thì hãy đi hỏi một lần nữa!”

Lâm Tế nói: “Thôi thôi”, Thủ tọa cứ giục đi hỏi một lần nữa, kỳ này chắc chắn là sẽ thay đổi. Do nể Thủ tọa nên Lâm Tế vâng lời đi hỏi thêm một lần, y như cũ, câu hỏi chưa dứt đã bị đánh đập đuổi ra, khiến nghi tình càng thêm nặng.

Ngài Thủ tọa lại cử giục đi hỏi lần thử ba, rằng: “Việc gì cũng phải ba lần mới xong”. Vì thường ngày vị Thủ tọa đối xử vót Lâm Tế rất tốt, nên bất đắc dĩ đi hỏi lần thứ ba, vẫn bị đánh đập đuổi ra. Trong bụng Lâm Tế rất nghi, hỏi pháp là việc đúng đắn, chẳng hiểu tại sao bị thầy đuổi?! Bèn đến phòng của Thủ tọa từ giã xin đi nơi khác.

Thủ tọa nói: “Muốn đi cũng được, nhưng phải đến từ giã Hòa Thượng”.

Lâm Tế đến từ giã, Huỳnh Bá bảo đi đến Cao An Thang gặp Đại Ngu Thiền Sư. Khi gặp Đại Ngu, hỏi: “Từ đâu đến?”

Đáp: Từ Huỳnh Bá.

Hỏi: “Ngài có dạy bảo không?”

Lâm Tế kể ra ba lần hỏi pháp đều bị đánh đuổi mà chẳng hiểu tại sao. Đại Ngu nói: “Huỳnh Bá đã vì ngươi phát tâm đại từ bi, thế mà ngươi còn nói có lỗi, lỗi ở chỗ nào?”

Lâm Tế ngay đó đại ngộ, nói: “Hóa ra Phật pháp ở chỗ Huỳnh Bá không nhiều!”

Sau khi ngộ thấu tam quan, lập tức trở về nơi Huỳnh Bá, thuật lại những lời của Đại Ngu, Huỳnh Bá nói: “Sao Đại Ngu lắm chuyện thế! Sau này phải cho ăn đòn mới được”.

Lâm Tế nói: “Khỏi đợi sau này, phải đánh ngay bây giờ!” Liền đánh Huỳnh Bá hai bạt tai, Huỳnh Bá biết Lâm Tế đã ngộ triệt để, cười ha hả bỏ qua.

Trước kia là thầy đánh trò, nay bị trò đánh lại.

Hỏi: Việc “Truy cứu ba lớp” của Lai Quả Thiền sư như thế nào ?

Đáp: Tham thoại đầu hỏi “Niệm Phật là ai” chỉ là truy cứu một lớp mà thôi. Nếu còn hỏi thêm “Người đang tham câu “niệm Phật là ai” ấy là ai ? Lại hỏi thêm “Người biết tham câu Niệm Phật là ai” ấy là ai? Là ai ? ấy là truy cứu hai - ba lớp, làm cho thức tâm đi truy tìm thì không phải là tham Thiền, chỉ là hồ nghi. Chánh nghi chỉ cho tâm không hiểu chứ không cho tâm đi tìm, chỉ hỏi “Niệm Phật là ai?”, không hiểu không biết, chỉ truy cứu một lớp.

Hỏi: Thế nào là khi kiến tánh thì hư không tan rã?

Đáp: Nói đến vấn đề này, phải biết ba thứ: Không gian, thời gian, số lượng là gì. Vũ trụ vạn vật, hiện tượng thế giới hễ kiến lập danh, phải dựa trên ba thứ này, nếu rút ra ba thứ trên thì vũ trụ vạn vật liền tiêu diệt. Nhưng ba thứ này là cái gì? chẳng phải là gì cả, vì không có bản thể: Không gian vốn chẳng có bản thể, thời gian, số lượng cũng vậy. Ba thứ này chỉ là ba khái niệm ở trong vọng tâm của mình, chúng ta đều bị ba khái niệm trói buộc. Người kiến tánh đập bể hư không chính là đập bể khái niệm không gian, xóa bỏ được khái niệm không gian, nên nói “Hư không tan rã”, chẳng bị không gian trói buộc

Trong Kinh Kim Cang nói “Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc” tức đập bể thời gian, xóa bỏ khái niệm thời gian, chẳng bị thời gian trói buộc.

Tổ Sư nói : “Nhất niệm vạn niên, vạn niên nhất niệm” tức đập bể khái niệm về số lượng”. “Pháp thân vô vi, bất đọa chư số” cũng là đập bể khái niệm về số lượng. Nếu ba khái niệm trên được xóa bỏ hết, tan rã hết thì được tự do tự tại, nên nói người kiến tánh đập bể hư không vậy.

Hỏi: Sự thấy của Phật và sự thấy của chúng sanh khác nhau như thế nào?

Đáp: Trong Kinh Niết Bàn có nói đến vấn đề “Điên đảo tưởng”: Ngài Ca Diếp hỏi Phật: “Tại sao bậc Thánh có điên đảo tưởng mà không có phiền não, phàm phuđiên đảo tưởng nhưng lại có phiền não?”

Phật bảo: “Sao nói bậc Thánh có điên đảo tưởng?”

Ca Diếp nói: “Bậc Thánh thấy con trâu cũng gọi là trâu, thấy con ngựa cũng gọi là ngựa, vậy chẳng phải điên đảo tưởng ư!”

Phật bảo: “Tưởng có hai thứ: Một là thế lưu bố tưởng, tức thế gian đã phổ biến lưu hành; hai là trước tưởng, tức tư tưởng chấp trước. Phàm phu ở trong thế lưu bố tưởng sanh ra trước tưởng, nên gọi là điên đảo tưởng. Bậc Thánh chỉ có thế lưu bố tưởng, không có trước tưởng; thế gian gọi con trâu thì bậc Thánh cũng gọi theo nhưng không chấp thật là con trâu. Không có tư tưởng chấp thật nên không có phiền não, chứ chẳng phải bậc Thánh có điên đảo tưởng”.

Nay chúng ta đối với không gian, thời gian, số lượng vốn chẳng có thật mà chấp cho là thật, ấy là điên đảo tưởng, sanh ra đủ thứ phiền não, bậc Thánh đã đập bể hết nên tự do tự tại, chẳng có phiền não.

Hỏi: Sư phụ nói “Quét trống được bao nhiêu thì sự dụng hiện ra được bấy nhiêu, quét đến cực điểm thì thành Phật, quét từ từ sự dụng hiện ra từ từ”, vậy có giống bên Giáo môn không?

Đáp: Giáo môn chia thành từng cấp bậc, có năm mươi bảy cấp. Sự QUÉT của Tổ Sư Thiền là cây chổi automatic, quét trống được bao nhiêu thì sự dụng hiện ra bấy nhiêu, nhưng không chia ra từng cấp. Ví dụ một ngày hai mươi bốn tiếng đồng hồ, ấy là do con người đem thời gian chia thành hai mươi bốn tiếng chứ thời gian làm sao có hai mươi bốn tiếng ! Hễ có một phút thời gian thì sống trong một phút, có hai phút là sống trong hai phút, mỗi phút thời gian đều có cái dụng nhung chẳng thể chia ra từng cấp. Tổ Sư Thiền không chia theo cấp bậc, còn sự chứng của Giáo môn có chia theo từng cấp: Sơ địa có quả của Sơ địa v.v...

Hỏi: Vấn đề HÔN TRẦM làm sao đối trị?

Đáp: Người tham Thiền ai cũng phải trải qua giai đoạn hôn trầm, bởi vì buồn ngủ là nằm trong ngũ dục. Tài, sắc, danh, thực là dục, nhưng ngủ tại sao lại thuộc về dục? Thật tế thì tài, sắc, danh, thực thuộc ngoài thân, dễ đối trị, còn buồn ngủ thuộc

trong thân, rất khó trị, nên Cổ Đức gọi là “ma” (thùy ma). Đến giai đoạn này rồi mình phải quyết tử, ráng thức, lấy nước lạnh rửa mặt cho thức giấc. Hễ còn buồn ngủ nữa phải đi kinh hành, đi kiếm việc gì làm, vừa làm vừa tham, chớ có bỏ qua thoại đầu.

Hỏi: Xin Sư phụ nói qua VẤN ĐỀ BỐ TÁT.

Đáp: Bố Tát là qui định của giới luật, nếu người xuất gia không bố tát dễ vi phạm giới luật. Khi Đức Phật sắp nhập Niết Bàn, môn đồ hỏi Phật “Sau khi Phật nhập diệt, lấy gì làm thầy?” Phật trả lời là “Lấy giới luật làm thầy”. Cho nên, bất cứ tông phái nào cũng phải hành theo giới luật, chẳng được vi phạm.

Muốn giữ giới phải Bố tát, chẳng phải có năm - ba người mới bố tát, một người cũng phải bố tát. Hễ một người thì tự tụng tự nghe, năm người thì một người tụng bốn người nghe; ba người thì một người tụng hai người nghe, một trăm người cũng vậy.

Bố tát theo luật xuất gia là rất cần, chẳng những tụng giới, trước khi tụng, vị Yết-ma hỏi chúng ba lần: Vị nào trong nữa tháng này có phạm giới thì phải tự mình đứng ra phát lồ sám hối”. Hỏi ba lần và không ai đứng ra tức cả chúng đều giữ giới trong sạch; phải giữ giới trong sạch rồi mới được tụng giới, nếu có người nào giữ giới không trong sạch thì không được tụng.

* Vị Yết-ma thường phải hỏi ba lần, tụng một lần, tức bốn lần. Do giới luật rất nhiều nên phải nữa tháng tụng một lần để nhắc nhở. Vào thời Phật thì thọ giới, trì giới luôn trong ngày Bố tát, ở Trung Quốc đời sau này, Đạo Tuyên Luật sư lập ra Luật tông, bất kể tông phái nào đều phải lấy giới luật làm căn bản, ai ai cũng phải giữ giới; người Tỳ Kheo phải tu mười năm mới được xa thầy, trong mười năm phải học hai bộ luật Tỳ KheoTỳ Kheo Ni. Còn Tỳ Kheo Ni phải học mười hai năm mới được xa thầy. Vì Tỳ KheoTỳ Kheo Ni gọi là “Nhơn thiên, sư biểu”, là bậc thầy của Trời, người, là Tăng bảo. Nếu trong Tam bảoPhật bảo, Pháp bảo mà thiếu Tăng bảo thì làm sao giáo hóa chúng sanh? Phật pháp ắt phải bị tiêu diệt vậy. Muốn Tam bảo thường trụ thế gian, chắc chắn phải giữ giới luật.

* Về Tổ Sư Thiền, ngài Bác Sơn Thiền sư là người kiến tánh dưới Tào Động Tông, làm Tổ của Thiền TôngLuật Tông, Thiền với Luật đi song song chứ chẳng phải tu thiền mà bỏ luật. Thời gần đây thì có Hư Vân Thiền sưLai Quả Thiền sư, cũng là vị giữ giới rất nghiêm túc. Tổ Đức Sơn có cây “Đức Sơn Bảng” rất nổi tiếng, người đến hỏi pháp chưa mở miệng đã bị gậy đánh lên đầu. Ngài có tiếng là vị mắng Phật mắng Tổ, nhưng giữ giới thì chưa ai bằng. Sở dĩ có mắng Phật mắng Tổ là do người chấp vào Phật thì mắng Phật, chấp vào Tổ thì mắng Tổ để phá chấp chứ chẳng phải thật sự mắng Phật mắng Tổ. Nên nói bất cứ pháp môn nào đều phải lấy giới luật làm căn bản, không thể lìa bỏ. Hễ lấy giới luật làm căn bản thì tất nhiên chẳng nối pháp tòng lâm cũng có thể hưng thịnh.

Có người nói giữ giớitrì giới có hai cấp: Cấp phổ thônggiữ giới luật, cấp thứ nhì là Thiền giới, cũng gọi là Định-cộng-giới. Sao gọi Thiền giới? Ví như tham Thiền, khởi lên nghi tình hai mươi bốn giờ chẳng gián đoạn, vọng tưởng nổi lên không được, không trì không phạm, gọi là Thiền giới. Nếu công phu chưa đến đó, còn một giây phút gián đoạn, chính giây phút đó có thể phạm giới, chẳng được gọi là trì giới. Thế thì làm sao nói “Khỏi Bố Tát!”

Hỏi: Xin Sư Phụ giảng về CÁCH THỰC HÀNH THAM TỔ SƯ THIỀN.

Đáp: Trước nhất phải biết ngồi thiền chẳng phải tham thiền, tham thiền chẳng cần ngồi. Nhiều người lầm tưởng ngồi thiền tức tham thiền, kỳ thật chẳng phải; bất cứ lúc nào cũng phải tham: Đi đứng nằm ngồi, đang làm công việc tay chân, sử dụng bộ não, đang ăn cơm, đi cầu, ngủ mê cũng phải tham. Chư Tổ ở Ấn Độ trên hình ảnh có đủ thứ cách ngồi, không nhất định phải ngồi Kiết già.

* Nhưng phải tham như thế nào? Chữ THAM là nghi, nghi tức không hiểu. Một việc gì đã thấu hiểu rồi thì hết nghi; tâm suy nghĩ giải thích câu thoại đầu cho ra một câu đáp án ấy là hồ nghi, chẳng phải chánh nghi. Chánh nghi là chỉ cho tâm nghi, không cho tâm đi tìm hiểu, không cho tâm đi giải thích đáp án. Chánh nghi mới là tham thiền, hồ nghi chẳng phải tham thiền.

* Tham Thiền rất chú trọng đến nghi, chỉ cần có nghi tình, ngoài ra không cần biết đến tất cả. Các pháp tu khác hay trừ vọng tưởng hoặc buông bỏ vọng tưởng, tham Tổ Sư Thiền không cho trừ vọng tưởng, không được đè nén vọng tưởng, không được buông bỏ vọng tưởng, vọng tưởng nỗi lên bao nhiêu cũng mặc kệ, không biết tới. Vậy thì phải làm sao? Chỉ cần đề câu thoại đầu khởi lên nghi tình thì chính nghi tình đó là cây chổi automatic để quét sạch tất cả, có vọng tưởng cũng quét, không có vọng tưởng cũng quét, khỏi cần tác ý.

* LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHỞI LÊN NGHI TÌNH?

Phải nhìn vào câu thoại đầu. Ngài Hư Vân nói “Thoại đầu là cây gậy”, như người đi đường nhờ cây gậy để đi, tham thiền nhờ câu thoại đầu làm cây gậy để đi.

Tham thoại đầu cũng gọi là khán thoại đầu, thoại đầu thì rất nhiều, muôn muôn ngàn ngàn, ở đây chỉ đề ra năm câu thoại đầu, mỗi người tự chọn một câu khó hiểu nhất, cảm thấy không hiểu nỗi thì câu đó thích hợp cho mình tham. Năm câu thoại đầu gồm:

1/ Khi chưa có trời đất ta là cái gì?

2/ Trước khi cha mẹ chưa sanh, mặt mũi bản lai của ta như thế nào ?

3/ Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì ?

4/ Vạn pháp qui một, một qui chỗ nào?

5/ Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu?

Năm câu thoại đầu chỉ được chọn một câu khó hiểu nhất, tham đến kiến tánh thành Phật mới thôi, không cho lựa hai câu, cũng khôrg được đổi qua đổi lại, phải ôm chặt lấy một câu thoại đầu tham đến cùng. Hỏi thầm trong bụng “Khi chưa có trái đất ta là cái gì?” Có hỏi thì có đáp, không hiểu thì đáp không ra, thắc mắc không hiểu tức đã phát khởi nghi tình, hỏi lần thứ nhất, đáp không ra, hỏi tiếp lần thứ hai, vẫn đáp không ra, hỏi tiếp lần thứ ba ... cứ hỏi tiếp hoài, ngày đêm chẳng ngừng, gọi là miên mật. Tham thiền cần có sự miên mật, miên là kéo dài, mật là không có kẽ hở, liên tiếp không có kẽ hở, không cho gián đoạn, miên mật mãi mới thành khối.

* Tham thiền chú trọng đến cái không hiểu, việc thế gian muốn hiểu thì khó, không hiểu thì dễ, nên bà già 80 - 90 tuổi vẫn tham được; trẻ con 3 – 4 tuổi cũng tham được, chỉ cần một cái không hiểu là được.

* Tham thiền nghi tình nặng, không hiểu nhiều, có thể ảnh hưởng đến nhức đầu, tức ngực, khó thở, ấy thì nhức chừng nào tốt chừng nấy, mặc dù lúc đó cảm thấy rất khó chịu nhưng phải ráng, vì đó là tình hình tốt, phải có tâm quyết tử mới có thể kiến tánh, cứ dũng mãnh tiến tới, chớ có sợ. Vì tình trạng đó chỉ kéo dài từ năm - bảy ngày sẽ hết. Nhưng nếu khi ngồi thiềntình trạng nhức đầu tức ngực khó thở thì không được, phải mau đứng dậy đi kinh hành hoặc kiếm việc khác làm.

* THAM THIỀN KHÔNG PHÂN BIỆT TƯ CÁCH: Theo Phật pháp thì từ Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa cho đến Tối Thượng thừa, thuộc về chánh pháp luôn phải phá ngã chấp; nếu không phá ngã chấp thì chẳng thể ra khỏi sanh tử luân hồi.

* Căn bản của người tham thiền là PHÁ NGÃ CHẤP, VÔ SỞ CẦU, VÔ SỞ ĐẮC, VÔ SỞ SỢ, phải luôn luôn nhớ lấy. Hễ có sở đắc là còn chấp ngã, có sở cầu là còn chấp ngã, có sở sợ là còn chấp ngã, nên phải luôn nhớ chín chữ VÔ SỞ ĐẮC, VÔ SỞ CẦU, VÔ SỞ SỢ để phá. Tâm Kinh nói “Vô trí diệc vô đắc”, chẳng những Thiền tông, các pháp môn khác cũng vậy.

* Thông thường, người ta nói đến “Trì kinh”, lầm tưởng tụng kinh tức trì kinh, ấy là sai lầm. Trì là phải hành trì, nếu chỉ có tụng niệm, ấy là tụng niệm chứ chẳng phải trì kinh. Nay chúng ta tham thiền tức trì kinh. Tham Thiền là cây chổi automatic để trì kinh, tham thiền là đúng theo ý chỉ của Bát Nhã Tâm Kinh.

* Người thường cho rằng tham thiền phải thượng căn thượng trí mới có thể tham được, sự thật từ lịch đại Tổ Sư cho đến đời Mãn Thanh, đã có bảy ngàn Tổ, vị Tổ nào cũng nói “Ai cũng có thể tham được”, bất cứ già trẻ, nam nữ, thông minh, dốt nát, khờ ngốc v.v... Trong Truyền Đăng Lục, nhiều người khờ ngốc vẫn được kiến tánh, thì tại sao mọi người cứ cho tham thiền là khó? Tại không chịu thực hành, không có tham thiền mà chỉ nghe những người ham tạo tội địa ngục, chẳng biết Tổ Sư Thiền là gì, cứ lấy ý mình đoán, hễ thấy người ta ngồi thiền tưởng là tham thiền, nói là dễ tẩu hỏa nhập ma, ấy là sai lầm.

Những người không biết về thiền mà phê bình thiền, tạo tội địa ngục rất nặng. Theo ngài Lai Quả Thiền sư trong Ngữ Lục của ngài nói: “Nếu phỉ báng thiền mà tự chướng ngại không dám tham thiền, phải đoạ địa ngục Vô-gián (Địa ngục A-tỳ) một đại kiếp; hễ phỉ báng thiền làm chướng ngại người khác không dám tham thiền thì phải đoạ địa ngục Vô gián bốn đại kiếp, chứ chẳng phải nói chơi vậy”. Nhiều người không biết, lấy ý mình nói đại thật đáng thương xót.

* Tại sao chỉ chướng ngại mình chứ chẳng phải chướng ngại người khác mà phải đoạ địa ngục một đại kiếp? Theo Lai Quả Thiền sư nói, tất cả Phật quá khứ, Phật vị lai đều do tham thiềnthành Phật; hễ một người kiến tánh thành Phật sẽ độ vô lượng vô biên chúng sanh. Nay do mình phỉ báng thiền, chẳng được thành Phật, khiến vô lượng vô biên chúng sanh không được giải thoát, ấy là lỗi tại mình, nên có tội nặng như thế. Cho nên, phỉ báng thiền tạo tội rất nặng; theo tội thế gian chỉ một đền một, ví như đã cắt cổ một trăm con gà, ăn thịt một trăm con gà ấy, bất quá làm con gà một trăm đời để người khác cắt cổ, ăn thịt rồi là hết. Còn phỉ báng Phật pháp thì tội gấp muôn triệu ngàn lần, trong địa ngục A Tỳ hết đại kiếp này đến đại kiếp khác, thậm chí thế giới này hoại rồi phải dời đến thế giới khác để chịu tội. Thế nên, hễ mình không biết thì chớ nên phỉ báng, nói là có hại.

Hỏi: Thế nào là thiền Mặc Chiếu? Thiền Mặc Chiếu có ở trong năm tông phái thiền không? Nguồn gốc từ đâu?

Đáp: Tổ Sư Thiền có năm tông phái: Lâm Tế, Tào Động, Pháp Nhãn, Qui Ngưỡng, Vân Môn. Thời nay chỉ còn lại hai tông Lâm TếTào Động, ngoài ra các phái kia nghe nói đã chẳng còn con cháu, chỉ trừ ở Hàn Quốc còn phái Pháp Nhãn Tông. Tất cả năm tông phái đều chẳng dùng mặc chiếu. Tại sao? Phật dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, qui tụ lại cách thực hành thành bốn đại loại: Tham thiền, niệm Phật, trì chú, quán tưởng. Mặc chiếu thuộc loại quán tưởng bên Giáo môn, còn Tổ Sư Thiềngiáo ngoại biệt truyền, khác với Giáo môn, nên không bao giờ dạy người tu theo thiền Mặc chiếu.

Ngài Đại Huệ Thiền sư đời nhà Tống rất danh tiếng, trong quyển Lá Thư Thiền của ngài có đoạn chỉ trích những người trưởng lão lúc đương thời chưa kiến tánh dạy người tu mặc chiếu; Lá Thư Thiền là những thư từ dạy tham Thiền của ngài gửi các vị quan chức, Thừa tướng đương thời. Trong thư ngài nêu ra thiền mặc chiếu chẳng phải Tổ Sư Thiền, Ghì trích những người tu theo thiền mặc chiếu rằng “Bọn họ chẳng phải con người, vì làm cho người khác tưởng lầm, không thể tu theo chánh pháp, trở ngại cho sự kiến tánh của người khác”.

Còn theo Giáo môn cũng có cách tu “Tịch chiếu”, nhưng điều đó không nằm trong pháp hoằng dương của tôi. Tôi chỉ hoằng dương Tổ Sư Thiền và dạy người tham thoại đầu, không dạy người tham công án, vì công án phức tạp hơn thoại đầu. Những người trước đây tu theo thiền mặc chiếu cũng đã có căn bản, nay chuyển qua tham Tổ Sư Thiền cũng sẽ được mau tiến bộ.

Hỏi: Thế nào là Tiểu thừa thiền, Trung thừa thiền, Đại thừa thiềnTổ Sư Thiền ?

Đáp: Tôi thì chuyên hoằng dương Tổ Sư Thiền, đối với các phái thiền khác không có nghiên cứu, nhưng cũng có thể nói sơ lược theo sự hiểu biết của tôi.

Nói TAM THỪAThanh Văn thừa (Tiểu thừa), Duyên Giác thừa (Trung thừa) và Bồ Tát thừa (Đại thừa), còn ngài Lục Tổ nói pháp Tham ThiềnTối Thượng thừa.

* THANH VĂN THỪA: Dùng Tứ Thánh Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo làm căn bản để thực hành. KHỔ là do vọng tâm sanh ra, nay tu ĐẠO (Ngũ đình tâm quán), hễ chứng đến Niết bàn của Tiểu thừa là quả A La Hán. Ngũ đình tâm quán gồm năm thứ quán tưởng: Sổ tức quán, bất tịnh quán, nhân duyên quán, từ bi quán, và lục thức quán.

Tùy theo sự thích hợp của mỗi người; ví như người ấy quý trọng thân mình thì thích hợp tu bất tịnh quán để khởi quán thành chán nản tấm thân này, người có tâm hay tán loạn thì thích hợp tu sổ tức quán v.v... Thanh Văn Thừa cần ba mươi bảy phẩm trợ đạo để phá ngã chấp. Chánh Pháp là luôn luôn phải phá ngã chấp mới có thể chứng quả.

* DUYÊN GIÁC THỪA: Dùng thiền quán thập nhị nhân duyên làm căn bản để tu, bắt đầu từ VÔ MINH, đến thứ mười hai là LÃO TỬ; bởi do vô minh có HÀNH nên biến đổi hoài, hành thì do THỨC phân biệt, diễn biến tiếp tục, đến SANH và LÃO TỬ. Quán vô minh diệt rồi thì hành diệt, thức diệt ... cho đến sanh diệt rồi lão tử cũng diệt, chứng quả Bích Chi Phật.

BỒ TÁT THỪA: Cũng gọi là Đại thừa, thông thường gọi là Như lai Thiền. Ở Trung Quốc, Đại thừa chỉ có tám tông, về Như Lai Thiền có bốn tông:

1/ Tông Thiên Thai: Căn cứ theo Kinh Pháp Hoa, cũng gọi là Pháp Hoa Tông. Thiền của Tông Thiên Thai gọi là Chỉ Quán Thiển, gồm tam chỉ tam quán: Tam Chỉ gồm :

a/ Hệ Duyên Chỉ: Vọng tâm của mình như khỉ vượn hoạt động chẳng ngừng, đem buộc lại chỗ đơn-điền (dưới rốn).

b/ Tùy Duyên Đối Cảnh Chỉ: Ví như đang ăn cơm thì tự nghĩ “Mình có tư cách gì để ăn cơm?”, mặc áo thì ngĩ “mình có tư cách gì để mặc áo” v.v...

c/ Thể Chơn Chỉ: Chơn là chân thật chẳng hư vọng, tự tánh mình vốn chẳng hư vọng chẳng đối đãi, chẳng có đủ thứ phân biệt, do vọng tâm sai khiến nên có đủ thứ đối đãi phân biệt, nay thể cứu cái chân thật thì không lọt vào đối đãi, tứ cú v.v...

Tam quán gồm: Không, giả, trung. Tức quán vũ trụ vạn vật đều là giả tạo, bản tánh vốn không. Nhưng cái giả là CÓ, cái không là KHÔNG, cũng còn đối đãi, nên phải quán trung đạo. Hễ chẳng có đối đãi thì làm gì có trung đạo? Nên cuối cùng trung đạo cũng phải quét.

Thường thường gọi CHỈ là định, QUÁN là huệ, nói thì có tam chỉ tam quán, nhưng sự thật chẳng có phân chia trước sau, là đồng thời, chẳng được nghiêng về định hoặc huệ, định huệ đồng thời, định huệ phải bằng nhau. Hễ tâm tán loạn thì phải CHỈ, hễ tâm hay hôn trầm thì phải QUÁN vậy.

2/ Tông Hiền Thủ: Căn cứ theo Kinh Hoa Nghiêm, cũng gọi là Hoa Nghiêm Tông. Thiền quánPháp Giới Quán, có bốn giai đoạn gồm: Lý pháp giới, Sự pháp giới, Lý sự vô ngại pháp giới, Sự sự vô ngại pháp giới.

Khi quán thành được chứng quả “Nhất chơn pháp giới”.

Lý pháp giớiSự pháp giới: Ví như căn nhà được hình thành bởi cây, gạch, ngói, sắt v.v... mỗi thứ dù riêng biệt, nhưng có cái lý là làm thành căn nhà; nhân công, các vật liệu gạch, ngói, cây, sắt v.v.. để làm nên căn nhà ấy là sự. Hễ có lý mà không có sự cũng chẳng thành căn nhà, hễ có sự mà không có lý cũng chẳng thành.

- Lý sự vô ngại pháp giới: Nay đã thành căn nhà rồi thì cây cũng là nhà, ngói cũng là nhà, đã dung hòa thành căn nhà rồi thì tất cả đều có thể gọi là nhà. Mặc dù như vậy, nhưng ngói là ngói, cây là cây, gạch là gạch, mọi cái vẫn còn khác nhau mà dung hợp lại, thứ nào cũng là một bộ phận của căn nhà, ấy gọi là lý sự vô ngại.

- Sự sự vô ngại pháp giới: Căn nhà đã cất xong, con người dọn vào ở, có cửa ra vào, trời nắng trời mưa chẳng có chướng ngại, gọi là sự sự vô ngại.

3/ Tam Luận Tông: Căn cứ theo ba thứ luận của Tổ Sư ấy là Bá Luận, Thập Nhị Môn Luận, Trung Quán Luận, về thiền quán là Tách Không Quán.

4/ Duy Thức Tông: Cũng gọi là Từ Ân Tông, thiền quán là Tứ Tầm Tu Quán.

Trên đây chỉ nói sơ qua các tông phái, mỗi tông phái đều có pháp thiền riêng biệt. Thật ra thì các tông phái nói trên, như pháp sư của tông Thiên Thai cũng ít người tu Chỉ Quán. Thời gần đây, đệ tử của Pháp sư Đế Nhàn là ngài Đàm Hư, đều nói “Giáo lý thì diễn Thiên Thai, thực hành thì qui Tịnh Độ”, các pháp sư tông Hiền Thủ cũng vậy.

Chỉ Quán thiền từ đời Trí Giả Đại sư được chứng nhưng chứng chưa cứu cánh, lúc Trí Giả Đại sư gần tịch, có người hỏi ngài chứng tới đâu thì Ngài trả lời rằng chỉ chứng được năm phẩm, sau này ít nghe có ai được chứng nữa. Pháp Giới Quán lại càng ít hơn. Bốn tông Đại thừa này nếu chứng đến cùng tột là Như Lai Thiền.

Theo Kinh Lăng Nghiêm, Như Lai Thiền cũng có năm mươi bảy cấp bậc.

Tổ Sư Thiền: Cũng gọi Đạt Ma Thiền, là do Tổ Sư từng đời truyền xuống. Đức Phật Thích Ca thuyết pháp 49 năm, tự nói chẳng từng thuyết một chữ, vì 49 năm thuyết pháp là bất đắc dĩ, chẳng phải bản tâm. Đến sau cùng đưa lên một cành bông, trong hàng ngũ hàng triệu chư Thiên cõi trời, người, chỉ có một mình ngài Ma Ha Ca Diếp được ngộ, mới truyền thừa pháp môn Tổ Sư Thiền này. Ngài Ma Ha Ca DiếpSơ Tổ, truyền cho A Nan là Nhị Tổ, đến Tổ thứ 28 là ngài Đạt Ma truyền sang Trung Quốc, nên cũng gọi là Đạt Ma Thiền. Còn về cách thực hành tham tổ Sư Thiền thì tôi đã giải thích nhiều lần rồi vậy.

Hỏi: Sư nói tham thiềntình trạng nhức đầu là tốt, nhưng có người lại sợ bị đau thần kinh?

Đáp: Nếu có sợ là còn ngã chấp. Đã nói “Vô sở cầu, vô sở đắc, vô sở sợ, hễ còn sợ là không được, là nghịch với căn bản của mình, thà chết cũng được, chớ có sợ. Vì từ xưa đến nay, gần bảy ngàn Tổ tham thiền kiến tánh, chưa hề nghe ai bị chết do tham Thiền, chỉ nghe nói có nhiều trường hợp Phật tử mắc bệnh nan y, tham thiền hết bệnh. Ví như có một bà lão bị bệnh suyễn hơn 22 năm, bác sĩ đã tuyên bố vô phương trị, tham thiền được một năm thì hết bệnh. Tại sao? Vì do quên nên hết. Bởi nhất thiết duy tâm tạo, khi đề khởi câu thoại đầu khởi lên nghi tình rồi, như ngài Lai Quả nói: “Thân tâm quên, thế giới cũng quên” thì bệnh làm sao còn ? Hễ nhớ tới bệnh hoài thì bệnh chẳng bao giờ hết được.

Sư Bà Vĩnh Bửu: Kính bạch Sư Phụ, trong chiêm bao con đang ngồi tham thiền khởi lên nghi tình, nhưng ma đến quấy nhiễu, con không sợ, còn dạy họ tham Thiền để thoát khỏi nghiệp ma. Cứ ba lần như thế, sau đó lại có con rắn đến quấn lấy thân con, trong khi con vừa tham thiền, vừa lấy cây gươm chém đầu con rắn, vậy có mắc phải tội sát sanh không?

Đáp: Tham thoại đầu khi khởi lên nghi tình như “Ỷ thiên trường kiếm” - cây gươm dài chọc trời gặp gì cũng chém; gặp ma chém ma, gặp Phật chém Phật, ấy là bởi chúng sanh đều có bệnh chấp thật, nhưng bất cứ chấp cái gì cũng không đúng, cũng là chướng ngại cái dụng của tự tánh.

Trong chiêm bao biết tham thiền, biết có chánh niệm là rất tốt, mình tu pháp môn thiền là chánh pháp, tà không bao giờ thắng được cái chánh, lại chính nghi tình là cây gươm để dẹp tà. Vả lại, tôi thường nói “Vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ”, đâu có sợ ma được! Sư bà ở trong chiêm bao giữ được “vô sở sợ” là tốt, chuyện ở trong chiêm bao sát sanh làm sao có tội! Đừng nói là chiêm bao, nay nếu vì lý do cứu được nhiều chúng sanh mà phải sát sanh thì không có tội. Ngài Hư Vân nói “Người làm quan đã thọ Bồ Tát Giới hoặc ngũ giới, gặp kẻ tội phạm cần xử tử theo luật pháp nhà nước vẫn phải chấp hành,vì giết một người mà cảnh cáo được hàng trăm ngàn người, chẳng những không có tội mà còn có công nữa.

Hỏi: Trong Kinh Viên Giác có câu “Tri huyễn tức ly, bất tác phương tiện, ly huyễn tức giác, diệc vô tiệm thứ”, vậy có trùng hợp với ý Tổ sư Thiền không?

Đáp: Phàm là kinh giáo đều thuộc Giáo môn, giải thích theo thứ lớp, còn Thiền tông thì không giải thích theo thứ lớp, nên gọi là “ly ngôn thuyết”. TRI HUYỄN TỨC LY, BẤT TÁC PHƯƠNG TIỆN, đã biết là huyễn đâu còn chấp thật! Hễ không chấp thật thì khỏi cần phương tiện gì, lìa huyễn tức giác, sự giác đó cũng chẳng có thứ tự. Phương tiện chẳng cho là phương tiện, cũng chẳng có thứ tự, ấy là tánh automatic, nhưng chẳng phải hợp với ý Tổ Sư Thiền; Tổ Sư thiền chẳng hợp với tất cả giáo thừa, nên gọi giáo ngoại biệt truyền. Về việc này Lai Quả Thiền sư và ngài Bác Sơn nói: “Thiền chẳng thể dùng lời nói giải thích, Giáo môn thì được”.

GIÁC VỌNG: Cái GIÁC đã là vọng rồi, lấy cái giác để tri vọng thì càng thêm một lớp vọng. Ngài Vĩnh Gia đại sư có 4 câu kệ để phá cái tri (giác). Kinh Lăng Nghiêm nói: “Kiến văn giác tri đều là bệnh của chúng sanh từ vô thỉ” ấy là kiến bệnh, như con mắt bệnh thấy hoa đốm trên không, nếu con mắt chẳng bệnh thì chẳng thấy hoa đốm trên không vậy. Bốn bài kệ của ngài Vĩnh Gia là:

Bài thứ nhất:

Nhược dĩ tri tri tịch, thử phi vô duyên tri,

Như thủ chấp như ý, phi vô như ý thủ.

- Nếu lấy sự tri để tri cái tịch lặng, sự tri là năng, tịch lặng là sở, có năng tri, sở tri thì chẳng phải vô duyên tri, vô duyên là không có năng sở. Nay có cái tri để tri tịch, cái tịch này còn chưa phải là vọng, và cái tri ấy chẳng phải vô duyên tri, như dùng tay nắm cây như ý. Tôi thường nói về cái dụng của tự tánh automatic, hoạt bát vạn năng, nay dùng tay nắm cây như ý rồi thì chẳng phải tay không có cây như ý. Tay nếu không chấp cây như ý thì hoạt bát vạn năng, lấy cái bình, cái tách ... lấy gì cũng được.

Hễ chấp cây như ý trong tay là đánh mất tánh hoạt bát vạn năng của tay, lấy cái gì cũng chẳng được, do có năng sở vậy. Tự tánh hoạt bát, chẳng có năng sở đối đãi, nên chư Phật chư Tổ dạy mình quét, khôi phục tánh hoạt bát vạn năng, đây là lớp thứ nhất.

Bài thứ hai:

Nhược dĩ tự tri tri, diệc phi vô duyên tri,

Như thủ tự tác quyền, phi vô tác quyền thủ.

- Cái năng tri của bài thứ nhất, trở thành cái sở tri của bài thứ hai, tức tự biết mình có sức năng tri, mặc dù chưa có sở tri, nhưng chính cái tri đó đã trở thành sở tri rồi: Tự mình là năng, cái tri là sở, cũng chẳng phải vô duyên tri, chẳng phải là cái tri không đối đãi của tự tánh. “Tự biết mình có cái năng tri” ấy như tự nắm thành quyền (nắm tay), chẳng phải là cái tay hoạt bát vạn năng (không nắm lại), nên vẫn phải quét mới khôi phục được tánh hoạt bát vạn năng.

- Lớp thứ nhất (bài 1) là tri tịch, lớp thứ hai là tri vọng, tri tịch còn không được, huống là tri vọng! Đây là những bài kệ phá tri của ngài Vĩnh Gia, như Kinh Lăng Nghiêm nói “Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn”, nên Thiền tông nói một chữ TRI là cửa tai họa (Tri chi nhất tự, chúng họa chi môn).

Tri huyễn và tri vọng đều giống nhau. Kinh Viên Giác nói TRI HUYỄN TỨC LY, BẤT TÁC PHƯƠNG TIỆN, LY HUYỄN TỨC GIÁC, DIỆC VÔ TIỆM THỨ.

Tri huyễn tức lìa, bất tác phương tiện là không có tác ý chứ không cần buông bỏ nó. Vậy thì lìa như thế nào? Các giáo phái như Tông Thiên thai, Hiền thủ đều tự có phái thiền của họ, cứ tu theo thiền quán của mình là tự động lìa. Do thiền quán của Giáo môn còn có năng sở, nên khác với cái lìa tự động của Tổ Sư Thiền. “Lìa huyễn tức giác, cũng chẳng thứ lớp” giống như Tổ Sư Thiền nhưng lại chẳng phải, vì Tổ Sư Thiền chẳng có năng sở, và bốn câu kệ trong Kinh Viên Giác chỉ là lý thuyết, sau đó mới dạy hai mươi lăm thứ quán. Lấy Tông Thiên thai để dẫn dụ thì có Không, Giả, Trung (Samatha, Tam ma Bát đề và Thiền na), trở đi trở lại thành hai mươi lăm thứ thiền quán, có năng quán và sở quán. Cũng khác hơn cách tu tri vọng, vì tri vọng có sự buông bỏ, còn ở đây thì “bất tác phương tiện”, tự nhiên được lìa. Nên nói tri huyễn với tri vọng giống mà hơi khác, giữa thiền Giáo môn và thiền giáo ngoại biệt truyền cũng có khác.

Hỏi: Ngài Khuê Phong Tông Mật Thiền sư nói “Vô tâm là đạo, biết vọng là tu như thế nào?

Đáp: Ngài Khuê Phong là Tổ thứ năm của tông Hiền Thủ. Trong kinh Viên Giác có câu “Tất cả chúng sanh đều chứng viên giác”, ngài nói là sai, ở chữ CHỨNG phải là chữ CỤ, tức là tất cả chúng sanh đều cụ túc viên giác. Còn ngài Chơn Tịnh Thiền sư bên Tổ Sư Thiền lại chứng tỏ rằng ngài Khuê Phong sai lầm. Theo Giáo môn thường còn hơi chấp thật, do chấp thật mới nói “Có Phật tánh”, nếu theo Bát nhã “Nói có phật tánh là thêm, nói không có Phật tánh là bớt” , vì lọt vào tứ cú vậy. Thiền sư Chơn Tịnh có giảng một đoạn kinh rằng: “Vô minh hiện hành này của tất cả chúng sanhđại trí của Như Lai”, chứng tỏ ngài Khuê Phong còn chấp thật, còn lọt vào nhị biên tương đối, còn chứng với chưa chứng.

Tổ sư có bốn câu kệ nói về vấn đề huyễn:

Nhược nhơn kiến huyễn bổn lai chơn,

Thị tắc danh vi kiến Phật nhơn.

Viên thông pháp pháp vô sanh diệt,

Vô diệt vô sanh thị Phật thân.

- Ý nói nếu người nào thấy huyễn vốn là chơn, thì người ấy gọi là thấy Phật. Theo viên thông tự tánh thì pháp vô sanh diệt, vô diệt vô sanhpháp thân của Phật, của mình. Còn theo ngài Khuê Phong thì còn sanh diệt, diệt sanh diệt rồi mới hết sanh diệt. Về thiền môn thì chẳng có sanh diệt để diệt, như tôi thường thí dụ, do vọng tâm của mình hoạt động ngày đêm không ngừng nên thấy có sanh tử luân hồi, đến khi vọng tâm ngưng rồi thì sanh tử ngưng và thấy cứu cánh Niết bàn. Tâm mình xoay thấy căn nhà xoay như sự sanh tử luân hồi; rồi căn nhà ngưng xoay như sanh tử diệt, nhưng căn nhà đâu có xoay và ngưng xoay? ấy là do thân mình xoay sanh cảm giác sai lầm cho là căn nhà xoay, thân mình ngưng xoay rồi cảm giác sai lầm cho là căn nhà ngưng xoay. Căn nhà hồi nào cũng y hệt, chẳng có xoay và ngưng xoay, tức là pháp không sanh không diệt. Nay thấy xoay là sanh, thấy ngưng xoay là diệt, vốn chẳng có xoay và ngưng xoay, là do cái tâm vậy.

- Còn ngài Khuê phong thì nói có cái vọng thật để mình biết, bên thiền môn không cần tri, vì có vọng đâu mà cần tri? Cũng đâu có vọng đâu để mình buông? Tại mình chiêm bao mới có, do con mắt bệnh mới thấy có sơn hà đại địa, vũ trụ vạn vật v.v... Chớ nói là vọng, cái chơn cũng là sai lầm, vì có vọng mới có chơn (vọng là xoay, chơn là ngưng xoay). Kinh Lăng Nghiêm nói: “Vọng với chơn là hai thứ vọng”, nếu muốn bỏ vọng để tìm chơn thì ấy là hai thứ vọng, nên ngài Khuê Phong chỉ được làm Tổ của Giáo môn chứ không được làm Tổ của Thiền môn.

Hỏi: Ngài Đại An thiền sưcuốn Châu Nguyên Cảnh Sách rằng “Ở lại Qui Sơn ba mươi năm, chăn con trâu đen thành trâu trắng, sờ sờ đuổi chẳng đi”, vậy pháp đó có phải thiền Mặc chiếu không ?

Đáp: Không phải, ấy là bảo nhiệm sau khi ngộ. Ngài Đại An thiền sưsư đệ của Qui Sơn, lúc đầu Tư Mã thiền sư đi hành cướp khắp nơi, phát hiện ngọn Qui Sơn, nói “Chỗ này sẽ thành đạo tràng lớn, nhưng phải tìm một chủ nhân ở đó”. Khi đến nơi Bá Trượng, nói với Bá Trượng rằng: “Con phát hiện một nơi tốt lắm, sau này có thể tụ chúng 1500 người, nhưng hiện nay tìm không ra chủ nhân”.

Bá Trượng nói “Để xem trong chúng có ai chăng?”. Lúc đầu gọi Thủ tọa là ngài Huê Lâm ra, Tư Mã Thiền sư nói “Không phải”, sau gọi Qui Sơn ra, Sư vừa gặp là đồng ý liền, nên ngài Bá Trượng sai Qui Sơn làm Trụ trì nơi đó.

Huê Lâm nghe nói liền bảo: “Ta là Thủ tọa mà không được làm Trụ trì, sao gọi người thấp hơn?”

Bá Trượng nói: “Thế thì hai vị thử trước mặt tôi, ai được thì đi”.

Ngài chỉ ngay cái bình đang đựng nước hỏi: “Chẳng được gọi là bình, gọi là gì?”

Huê Lâm nói “Gọi là cái nút”.

Qui Sơn thì đá nhào bình nước.

Qui Sơn một mình ở đó được bảy năm, chẳng có ai tới, muốn ra hoằng pháp nên xuống núi, nào ngờ nửa đường bị con rắn con cọp chặn lại không cho đi. Qui Sơn nói: “Nếu ta có duyên ở lại núi hoằng pháp thì tất cả các ngươi phải tản đi”, các con thú tản đi y như lời, ngài quay trở về núi. Chẳng bao lâu, Bá Trượng phái Đại An và một số vị đã kiến lạnh đến giúp Qui Sơn hoằng pháp; cất chùa lớn dung nạp hơn 1500 người, do ngày nào cũng qui tụ 1500 người, nên được gọi là “Thiện tri thức 1500 người”. Sau khi ngài tịch, Thiền sư Đại An kế thừa, có người hỏi về pháp thiền, ngài nói: “Tôi ở Qui Sơn 30 năm, ăn cơm Qui Sơn, đả thất Qui Sơn, nhưng không có học thiền Qui Sơn”. Ngài chỉ khán “Một con trâu”, cũng chẳng có nói là trâu đen biến thành trâu trắng, chỉ nói rằng: “Tối ngày chỉ một trâu trắng hiện tiền”.

Tổ Sư Thiền nói đến chữ TRÂU là ngộ rồi bảo nhiệm, chứ không phải lúc tu. Ở nơi khác nói đến vấn đề “giữ trâu” cũng vậy, đều là ý bảo nhiệm.

Hỏi: Tu Thiền càng không biết càng tốt, không được kiến giải, chỉ khởi nghi tình để tham thiền. Vậy một người chưa biết gì về đạo Phật có thể tu thiền được không? Cần học căn bản giáo lý nhà Phật hay không? Đã biết khá nhiều về Phật pháp có khó cho tu thiền không?

Đáp: Tôi kể một công ánTruyền Đăng Lục: Ngài Tự Hồi Thiền sư, là người dốt nát, vốn là thợ đá được mời đến chùa xây cất. Y ở đó đập đá thường nghe người nói rằng Kinh Pháp Hoa rất hay, dù dốt nát không biết chữ nhưng cũng ráng hỏi người từng chữ một, như vậy trải qua mấy năm, chẳng những hỏi đến biết hết mà còn thuộc lòng, chẳng cần coi chữ, vừa đập đá vừa niệm kinh Pháp Hoa. Ngài Trụ trì của chùa là một vị tổ sư kiến tánh, cũng do kiếp trướcnhân duyên, một hôm, ngài Trụ trì thấy vừa đập đá vừa niệm kinh, hỏi: “Ông đọc Kinh Pháp Hoa để làm gì?”

- Con niệm kinh Pháp Hoa là muốn thành Phật.

- Niệm như vậy đến khi nào mới thành Phật được?

Đáp: “Vậy làm thế nào mới được thành Phật?”

Ngài Trụ trì dạy tham thoại đầu. Nếu là người khác thì đâu chịu bỏ qua Kinh Pháp Hoa, vì trải qua bao nhiêu cực khổ mới được thuộc lòng! Nhưng y vâng lời liền, chuyển qua tham thoại đầu, vừa đập đá vừa tham, ngày đêm không ngừng, trải qua mấy năm, một ngày kia do cục đá quá cứng đập không bể, ra sức đập một cái phát ra tia lửa liền ngộ, bạch lại với ngài Trụ trì, chứng tỏ đã ngộ mới xuống tóc xuất gia. Sau ra thăng tòa thuyết pháp, thường khai thị rằng: “Quí vị người nào cũng hơn tôi, tôi là người dốt nát, tôi đã kiến tánh thì sao quí vị cứ tự cho là nghiệp chướng nặng, tự coi nhẹ mình như thế!” Sự thật trên chứng tỏ chẳng cần biết giáo lý.

Có một vị còn tệ hơn, tánh hơi khờ, đã xuất gia, ở trong thiền đường tham thiền mà chẳng biết thiền là gì cả, hỏi người kế bên: “Thiền là cái gì?” Người ấy bảo: “Thiền còn không biết hả, nó đậu ở trên cây, hay kêu vào mùa hè ấy mà!” (Theo tiếng Trung Quốc: Thiền là con ve, cùng âm với chữ Thiền) “Biết rồi biết rồi!” Vị ấy tham thiền rất siêng năng, ngày đêm đi hoài, ở trong núi thì đường đi lõm chõm, chỗ cao chỗ thấp, đang tham thiền đi không để ý, vấp té liền ngộ. Đây chứng tỏ người không biết giáo lý, lại khờ ngốc, mà vẫn có thể kiến tánh vậy.

Hỏi: Thế nào là đạt được tiểu ngộ? Đạt được đại ngộ? Khi đạt được chỉ có người tham thiền biết hay người xung quanh cũng có thể biết?

Đáp: Về vấn đề tiểu ngộ và đại ngộ, trong quyển Thiền thất khai thị lục có nói tiểu ngộ là chứng quả A La Hán; còn theo Thiền Quan Sách Tấn thì tiểu ngộ tức là giải ngộ, phát trí huệ chứ không phải chứng ngộ, cũng theo Thiền Quan Sách Tấn, khi chưa đạt đến đại ngộ có thể trải qua mấy mươi lần tiểu ngộ.

Trong giới Phật từ người Hoa, tiểu ngộ đã phát huệ cũng có hơn ba trăm người. Tuy nhiên, tiểu ngộ cũng có cạn có sâu, trong Truyền Đăng Lục cũng có nhiều trường hợp như vậy. Nói về đại ngộ, theo ngài Huỳnh Long Thiền sư không chia thành nhiều lớp; Huỳnh Long Thiền sư có 3 cửa về đại ngộ, gọi là “Huỳnh Long Tam Quan”, ấy là sơ quan, trùng quan và mạc hậu lao quan. Người tham thoại đầu đến nghi tình vỡ thì gọi là “phá bổn tham”, tức đã thấu được sơ quan, cũng gọi là “Tổ sư quan”. Hễ phá được bổn tham thì như bậc A La Hán, siêu xuất luân hồi. Nhưng Lai Quả thiền sư có nói: “Phá được sơ quan thấy pháp thân, phá được trùng quan chứng pháp thân, phá được mạc hậu lao quan là thấu pháp thân”.

Ở đây còn có cái thí dụ: Lấy thiền đường để thí dụ thì người phá được sơ quan là đã đến cửa thiền đường, nhìn vào trong thấy rõ mọi vật nhưng chưa vào được. Phá được trùng quan cũng như vào được thiền đường, thấy rõ mọi góc cạnh. Phá được lao quan tà đã đi đến phía sau, thấu qua thiền đường, tức là chỗ nào cũng rõ ràng, chẳng chỗ nào chẳng tỏ.

Trên đây nói sơ qua tình hình của tiểu ngộ đại ngộ, sau khi ngộ rồi chỉ có mình biết, người xung quanh chẳng hiểu được, nên nói “Như người uống nước, lạnh nóng tự biết”. Lại, ngộ rồi muốn nói cho người chưa ngộ biết cũng chẳng được, như người chưa ăn qua đường thì chẳng biết vị ngọt là thế nào, dù người đã ăn qua giải thích từ sáng đến chiều cũng chẳng thể diễn tả cho biết được. Muốn cho hiểu, chỉ cần đem một ít đường cho nếm qua thì “Ồ” lên một tiếng , hóa ra ngọt là như thế! Đối với vật chất đã như vậy, người có kinh nghiệm nói với người không có kinh nghiệm cũng chẳng được, huống là kinh nghiệm về tinh thần, làm sao nói cho người khác biết! Chỉ có người đã ngộ rồi nói với nhau mới biết, cũng như tôi đã ăn qua đường, nói về chất ngọt với người đã ăn qua thì y biết liền.

Hỏi: Ngài Lai Quả nói về nghi tình thành khối như thế nào?

Đáp: Ngài Hư Vân nói rằng như đầu sào trăm thước: Cây sào ví như đường đi ý thức, tôi đã giảng về hai chữ “Thoại đầu”: Khi nói một câu thoại, phải khởi niệm lên nói ra, khi chưa khởi niệm mới là thoại đầu, khi đã khởi niệm muốn nói, mặc dù chưa nói ra đã là thoại vĩ rồi.

Nay chúng ta tham thiền chưa phải là thoại đầu, nhưng cũng chẳng phải là thoại vĩ, là từ thoại vĩ tiến đến thoại đầu, đang đi ở giữa đường, một ngày kia sẽ đi đến thoại đầu, đến thoại đầu tức đã đến đầu sào trăm thước, lúc đó câu thoại tự mất, mới được gọi là thoại đầu, đến chỗ này thì công phu đã thành khối, công phu hai mươi bốn giờ đồng hồ không có giây phút nào gián đoạn, cố ý muốn buông bỏ nghi tình cũng không được. Lúc ấy câu thoại mất nhưng nghi tình vẫn còn, cố ý bỏ xuống nghi tình chẳng được, cố ý muốn nổi lên vọng tưởng cũng chẳng được, đến chỗ này trước mắt thanh thanh tịnh tịnh, tức là nguồn gốc của ý thức, nhưng vẫn còn dính mắc với ý thức, chưa thể lìa ý thức. Phải từ đầu sào trăm thước tiến thêm một bước mới rời khỏi ý thức, lọt vào hư không.

Lai Quả thiền sư nói “Đã lọt vào hư không thì phải té xuống, mà té xuống phải té cho chết, tan nát thành bột, chết đi sống lại mới triệt để, gọi là “Tuyệt hậu tái tô”, cũng gọi là “Đại tử đại hoạt”. Nếu chết mà chưa tan nát hết vẫn chỉ là tiểu tử, phải đại tử rồi mới đại hoạt, mới được kiến tánh triệt để, sự ngộ mới có thể bằng Phật. Đến khi công phu đã thành khối thì hy vọng rất lớn, có thể trong năm, bảy ngày kiến tánh, nửa tháng, một tháng kiến tánh.

Theo ngài Lai Quả, nếu nghi tình thành khối thì khỏi cần kiến tánh cũng được. Tại sao? Vì có vọng tưởng thì có tướng, hễ có tướng Diêm La Vương mới thấy và nắm bắt được; còn nghi tình không có tướng, không tướng thì Diêm La Vương không thấy, làm sao sai tiểu quỷ bắt mình được? Hễ Diêm La Vương thấy tức là còn sanh tử, Diêm La Vương không thấy tức sanh tử chẳng còn, không cần kiến tánh cũng được, nhưng đến lúc ấy muốn không kiến tánh cũng chẳng được. Ví như đã đi đến Sài Gòn rồi nói là chưa đến há có được ư? Nếu nghi tình được hai mươi bốn giờ không gián đoạn tức gọi là thành khối, (Tiếng Hán gọi là thành đoàn, thành phiến), rất có hy vọng kiến tánh.

Lúc bắt đầu tham thì trong hai mươi bốn giờ đồng hồ gián đoạn hết hai mươi ba tiếng, dần dần giảm bớt sự gián đoạn thành hai mươi hai tiếng, rồi hai mươi mốt tiếng, hai mươi tiếng ... Nếu thoại đầu quen thuộc rồi sẽ từ từ giảm bớt sự gián đoạn, kết quả sẽ khiến nghi tình thành khối, người nào cũng đến được, bất quá người dũng mãnh thì tiến bộ nhanh, người lôi thôi thì tiến chậm, thế nào cũng sẽ đến nơi, vì có đi ắt có đến. Ví như từ Chợ Lớn đến Sài Gòn một trăm bước, hễ đi được một bước còn chín mươi chín, hai bước còn chín mươi tám, rồi chín mươi bảy, chín mươi sáu ... có đi sẽ có đến.

Hỏi: Khi tham thiền có thể làm việc bằng tay chân hoặc bằng trí óc, vậy có thể xem kinh được không?

Đáp: Nếu xem kinh mà vẫn tham được thì cũng có thể xem. Nhưng ý của ông muốn xem kinh để làm gì? Nếu để tăng cường lòng tin tham thiền thì được; nếu muốn biết thêm giáo lý sẽ rất chướng ngại. Nhưng nếu nghi tình đã thuần thuộc rồi thì đang lúc xem kinh cũng tham được, chẳng có chướng ngại cho mình.

Hỏi: Căn bản của thiền Mặc chiếu và khán thoại đầu có giống nhau không?

Đáp: Căn bản khác nhau. Tại sao? Mặc chiếu có năng chiếu và sở chiếu, khán thoại đầu khởi lên nghi tình chẳng có năng sở, không lọt vào tứ cú. Mặc chiếu ở bên Giáo môn gọi là quán tưởng. Vào đời nhà Tống ở Trung Quốc, lúc ấy có người chưa kiến tánh ra hoàng pháp, tự làm tài khôn, nói đã kiến tánh, lấy bảng hiệu của Tổ Sư Thiền dạy người tu mặc chiếu, nên ngài Đại Huệ gọi đó là tà thiền. Người tu Tổ Sư Thiền phải tu đúng tông chỉ của Tổ Sư Thiền, nếu lấy bảng hiệu của Tổ Sư Thiền mà dạy người tu mặc chiếu tức như ngoại đạo vậy.

Nên ngài Đại Huệ trong cuốn Lá Thư Thiền chỉ trích những người cùng thời rằng “Bọn họ chẳng phải là con người”. Ở bên Giáo môn, tu mặc chiếu mà có phá ngã chấp thì cũng là chánh pháp, nhưng không phải là Tổ Sư thiền, hễ không phá ngã chấp sẽ lọt vào tà ma ác đạo.

Hỏi: Tham thiền cần tụng kinh bái sám không?

Đáp: Kỳ thật, nếu suốt ngày tham thiền chẳng gián đoạn tức là suốt ngày tụng kinh, hành trì kinh vậy. Như cha mẹ bảo con đi nấu cơm thì phải vâng lời đi nấu cơm, nay không chịu đi nấu mà chỉ miệng niệm “nấu cơm, nấu cơm ...” lập lại cho cha mẹ nghe, cha mẹ đâu cần nghe lại lệnh của mình! Cũng vậy, phật dạy chúng sanh tu hành là muốn chúng sánh thực hành lời dạy bảo của Phật, Kinh là lời dạy của Phật bảo mình y kinh tu hành, nếu có hiếu với Phật là phải thực hành, nay chẳng chịu thực hành mà chỉ niệm trước mặt Phật hai chữ “Nấu Cơm”, niệm mãi chắc phải đói thôi.

Hỏi: Trong kinh nào nói “Đại nghi đại ngộ?”

Đáp: Câu nói này không có ở trong kinh mà là trong lịch sử thiền tông, là lời của Tổ sư. Ở Trung Quốc, Truyền Đăng Lục rất nhiều, trước nhất là Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, ghi lại lịch sử của một ngàn bảy trăm tổ, sau đó có Ngũ Đăng Hội Nguyên, Ngũ Đăng Nguyên Thống, Ngũ Đăng Truyền Thơ, Chỉ Nguyệt Lục v.v... tất cả đều ghi lại lịch sử của Tổ Sư Thiền, từng đời từng đời truyền xuống, thầy đối với đệ tử như thế nào, đệ tử ngộ đạo như thế nào, quá trình ngộ đạo v.v... đều ghi rõ ràng.

Hỏi: Tiểu ngộ rồi phải ra sao? Vẫn tham câu thoại đầu cũ hoặc phải đổi qua câu thoại đầu mới để khởi nghi tình?

Đáp: Tiểu ngộ chưa phải là phá bổn tham, tiểu ngộ chỉ là giải ngộ thôi, câu thoại đầu vẫn còn nguyên, vẫn tiếp tục tham câu thoại đầu đó đến khi nào kiến tánh mới thôi, không được đổi câu khác.

Hỏi: Tham thiền mỗi ngày phải sám hối không?

Đáp: Tham thiền sẽ được kiến tánh thành Phật, Tổ sư có dạy: “Ngoài nghi tình ra không được khởi một niệm khác, cho dù chân lý cao hơn Phật cũng là biệt niệm, chướng ngại sự tham thiền của mình, nên chỉ cần luôn luôn giữ nghi tình không gián đoạn. Lúc bắt đầu thì gián đoạn nhiều, một ngày hết hai mươi ba tiếng, rồi dần dần hai mươi hai tiếng, hai mươi mốt tiếng ... cứ tham mãi, sự gián đoạn sẽ rút bớt, chứ không được sanh tâm muốn làm một cái gì.

Như trên đã nêu, bất cứ buông bỏ vọng tưởng, trừ vọng tưởng, đè nén vọng tưởng còn không được huống là sanh tâm nghĩ chuyện khác! Sở dĩ tạo tội là vì có vọng tưởng khởi lên, cần có nghi tình miền mật, thành khối rồi tự nhiên sẽ có thiền giới. Bậc cư sĩ mặc dù chưa thọ giới xuất gia, nếu công phu thành khối tất cả giới luật xuất gia đều trì hết. Vọng niệm chẳng khởi lên, thiện niệm chẳng khởi lên thì nói chi ác niệm! Nên trong giới luật gọi là Thiền giới, cũng gọi Định-cộng-giới. Nay công phu còn có gián đoạn thì phải tập cho đến không gián đoạn, chứ đừng nên suy nghĩ lúc gián đoạn phải làm sao.

Hỏi: Làm thế nào khỏi lọt vào vô ký không?

Đáp: Tham thiền luôn phải có nghi tình, nếu khôngnghi tình cũng không có vọng tưởng là lọt vào vô ký không, thuộc thiền bệnh rất nặng. Tổ sư gọi là “Ngâm nước chết”, vĩnh viễn không được kiến tánh. Mặc dù cảm thấy thanh thanh tịnh tịnh, thấy chẳng có gì, trong người êm dịu, nhưng đó là thiền bệnh. Chẳng thà có vọng tưởngnghi tình, còn hơn là chẳng có vọng tưởng cũng chẳng có nghi tình. Bởi thế, nghi tình là điều rất cần thiết, không được đánh mất nghi tình. Đã có nghi tình nhưng bỏ câu thoại là không được; chưa đến thoại đầu mà bỏ câu thoại ắt sẽ gián đoạn, lọt vào vô ký không. Khi đến được thoại đầu rồi câu thoại tự mất. Cho nên, bất kể có nghi tình hay không có nghi tình, câu thoại vẫn để trong tâm hỏi tới hoài, chớ cho gián đoạn, lâu ngày sẽ thành tự động không gián đoạn.

Hỏi: Về tư thế tham Thiền như thế nào?

Đáp: Ở trong Thiền thất, theo đoàn thể phải có giờ giấc; đi nửa tiếng ngồi nửa tiếng. Còn ở nhà thì bất kể đang làm việc hay rảnh rỗi, cứ ngồi đến mỏi thì đi, đi đến mỏi thì ngồi, không cần coi giờ, không được nghiêng về ngồi. Hễ cảm thấy khi ngồi có nghi tình hơn, đi thì không có, ấy cũng chẳng được; ngược lại, nếu cảm thấy đi có nghi tình hơn ngồi cũng không được. Vì đi là động, ngồi là tịnh, lúc tịnh cảm thấy nghi tình nhiều, ham ngồi là bị tịnh trói buộc; lúc đi cảm thấy nghi tình nhiều hơn cũng bị “động” trói buộc, phải khiến cho công phu động cũng chướng ngại không được, tịnh cũng chướng ngại không được, động chẳng biết là động, tịnh chẳng biết là tịnh, động tịnh bằng nhau, quên cả động tịnh mới được.

Hỏi: Khi ngồi thiền thấy đủ thứ cảnh giới phải làm sao?

Đáp: Bất cứ thấy điều gì: Thấy ánh sáng, thấy hoa, thấy Phật, Bồ tát ... tất cả đều là cảnh giới. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nếu như chẳng chấp là thánh ấy là cảnh giới tốt, hễ chấp liền lọt vào tà”. (Bất tác thánh tâm, nhơn thiên cảnh giới, nhược tác thánh tâm, tức thọ quần tà)”. Nay hễ thấy cảnh giới tốt, thấy Phật đến xoa đầu mình , cũng phải coi là cảnh giới hư vọng; thấy cảnh giới địa ngục khủng bố cũng đừng sợ hải, bất kể thấy cảnh giới gì cũng không để ý tới, chỉ đề câu thoại đầu khởi lên nghi tình mà tham.

Hỏi: Vì sao Lịch đại Tổ sư, chư hộ pháp long thiên phải bận rộn khi đả thiền thất?

Đáp: Trong cuốn “Thiền Thất Khai Thị Lục” của Lai Quả Thiền Sư nói: “Khi đả thất, chẳng những trong chùa ngoài chùa, kể cả chư Phật chư Tổ đều rất bận rộn để cho đại chúng yên tâm đả thất. Bận rộn việc gì? Bận rộn làm hộ pháp cho chúng, che chở cho chúng được phương tiện để tham Thiền. Bởi vì tham Thiền sẽ được kiến tánh thành Phật, sẽ độ cho vô lượng vô biên chúng sanh". Nếu như trong một - hai trăm người chúng ta có một người thành Phật cũng đủ lấy vốn lại rồi!

Có một câu chuyện về Đạo Tuyên Luật sư đời nhà Đường: Ngài là sơ tổ của Luật Tông, trì giới rất trong sạch nghiêm chỉnh, nên cảm hóa được cõi Trời mỗi ngày đem cơm và thức ăn đến cúng dường. Nhu thế trải qua mấy tháng, được nhiều người hay biết . Có một vị Thiền sư nghe nói, muốn biết hình tướng của Thiên nhơn cõi Trời, một ngày kia đến thăm ngài Đạo Tuyên, ở lại đợi đến giở ngọ, chẳng thấy có ai đến cúng dường, rồi 12 giờ, 01 giờ, vẫn không thấy, mới từ giã ra về.

Một lát sau, thiên nhơn cõi Trời đi vào, Luật Sư bảo ông biết tôi chỉ ăn ngọ, sao giờ này mới đến? Hôm nay sao trễ thế?

Thiên nhơn nói: “Con vẫn đi đúng giờ, nhưng vì căn nhà bị hào quang của vị Thiền sư che khuất, khiến con vào không được, nay hào quang đã tan đi con mới vào được căn phòng này”.

Đạo Tuyên Luật sư mới biết tà do ánh sáng hào quang của vị Thiền sư kia, nhưng chính bản thân vị ấy cũng không hay biết điều này. Bởi do Luật sư ngày thường khinh khi Thiền sư không đủ oai nghi bề ngoài, không nghiêm chỉnh giới luật, nhưng từ đó về sau chẳng dám khinh khi nữa.

Hỏi: Thật tướng của các pháp là gì ? Tại sao kiến tánh rồi lại tiêu diệt thân tâm thế giới?

Đáp: Tại có tâm chấp nên có câu hỏi này, do có chấp tâm nên thấy đủ thứ hiện tượng thế giới, ví như trong Kinh Lăng Nghiêm nói: “Do con mắt bệnh”. Nhưng lời nói của Phật chỉ là phương tiện, chẳng phải thực tế. Nay nói “Khi kiến tánh tất cả hiện tượng thân tâm thế giới đều tan nát” vẫn còn chưa đúng; hễ có sanh mới có diệt, nếu vốn chẳng sánh, làm sao có diệt!

Kinh Pháp Hoa nói: “Chư pháp tùng bổn lai, thường tự tịch diệt tướng”, tịch diệt tướng tức Niết bàn tướng, vốn chẳng sanh diệt. Tất cả pháp từ vô thỉ đến nay vốn không sanh diệt thì làm sao khi thức tỉnh rồi liền tiêu diệt! Lấy cái gì để tiêu diệt? -Chỉ là tiêu diệt những vọng tâm, những chấp tâm thôi. Tức các bệnh chấp thật đã trị hết, như Kinh Pháp Hoa nói: “Thị pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trú”. Thế gian tướng thường trụ, đâu có tiêu diệt!

Kinh Kim Cang nói đến ngũ nhãn: Nhục nhãn, thiên nhãn, pháp nhãn, huệ nhãn, Phật nhãn. Phàm phu chỉ có nhục nhãn, cõi Trờithiên nhãn, những người có định lực rồi cũng phát được thiên nhãn. Phật thì đầy đủ ngũ nhãn, nên có thể dùng nhục nhãn để thấy ngũ uẩn của thế gian.

Nếu chẳng thấy thì lấy gì để dạy chúng sanh? Chỗ thấy của Phật, phàm phu chẳng thể thấy, Bồ tát cũng chẳng thể thấy, Phật thì thấy đủ cả.

Phú Lâu Na hỏi Phật: Thân tâm thanh tịnh bổn nhiên, sao lại thình lình sanh khởi sơn hà đại địa?

Chính Phật ở trong Kinh Lăng Nghiêmtrả lời: “do vọng tâm chấp thật nên mới sanh ra, do con mắt bệnh từ vô thỉ đến nay nên mới thấy sơn hà đại địa, thấy có chúng sanh ... ấy là con mắt bệnh khiến tâm Bồ đề bị lao nhọc, ví như con mắt ngó hẳn một chỗ, ngó lâu mỏi mệt , thấy có hoa đốm trên không. Tâm Bồ đề của chúng ta cũng vậy, do mỏi mệt nên thấy sơn hà đại địa, đủ thứ hiện tượng.

Phú Lâu Na hỏi tiếp: “Tại sao có vọng tâm đó? Sao khi không vọng tâm khởi lên? sao gọi là vọng?”

Phật đáp: “Đã gọi là vọng thì làm sao có lý do? Vọng vốn chẳng nguyên do, hễ có nguyên do tức chẳng gọi là vọng” (Ký danh vi vọng, vân hà hữu nhân ? Nhược hữu sở nhân, vân hà danh vọng).

Ở trong Kinh Viên Giác, Phật đưa ra bốn thí dụ, ở đây chỉ gom lại một: Do vọng tâm ngày đêm hoạt động không ngừng nên thấy rõ ràngsanh tử luân hồi, nhưng trong Bát Nhã Tâm Kinh lại nói là “Vô lão tử diệt vô lão tử tận” (Chẳng có sanh tử, cũng chẳng có sự hết sanh tử ), chúng ta nói “Nay thì có sanh tử, khi nào kiến tánh sẽ hết sanh tử", ấy là do bệnh chấp thật. Kỳ thật chẳng phải có sanh tửsanh tử diệt rồi gọi là Niết Bàn. Theo ý của Đức Phật, thí dụ vọng tâm ngày đêm hoạt động chẳng ngừng thì tất nhiên phải thấy có sanh tử khi nào vọng tâm ngưng hoạt động thì sanh tử luân hồi cũng ngưng, lúc đó gọi là Cứu cảnh Niết bàn.

Cũng vậy, thân xoay thấy căn nhà xoay, nay muốn tìm cách để cho căn nhà ngưng xoay mà thân chẳng chịu ngưng thì làm sao được? Phải thân mình ngưng xoay rồi tự nhiên căn nhà ngưng xoay. Căn nhà xoay tức sanh tử luân hồi, căn nhà ngưng xoay tức cứu cánh Niết bàn; Căn nhà có xoay đâu mà nói căn nhà ngưng xoay? Căn nhà có xoay đâu mà nói sanh từ luân hồi! Tất cả đều là hư vọng, do thân xoay mới có cảm giác sai lầm, chỉ cần cái thân ngưng xoay, như Kinh Pháp Hoa nói “Thường tự tịch diệt tướng” vậy.

Hỏi: Tất cả Phật, Tổ, Thiền sư đều kiến tánh bởi pháp môn tham Thiền khởi nghi tình, phải không? Nếu phải, tại sao Phật lại thuyết nhiều kinh điển làm chi?

Đáp: Theo lời của Lai Quả Thiền sư, tất cả Phật quá khứ, Phật hiện tại và vị lai đều phải do tham Thiền kiến tánh thành Phật, Phật Thích Ca cũng vậy. Thế thì tại sao Phật lại giảng kinh thuyết pháp?

Lúc Phật mới thành đạo, tự đóng cửa lại trong ba tuần lễ định không ra thuyết pháp, vì Phật nghĩ rằng “Bệnh chấp của chúng sanh quá nặng, nếu ta ra thuyết pháp, e rằng sau này sẽ chấp thật lời nói của ta, có hại thì nhiều, lợi thì ít; hễ không ra thuyết pháp thì tất cả chúng sánh đều không có cơ hội giải thoát”. Sau đó nghĩ rằng: “Quá khứ chư Phật đều phải thuyết pháp, chẳng có Tam thừa mà nói Tam thừa, chẳng phải Phật mà nói có Phật, vì phải hóa độ chúng sanh nên không thể không nói”.

Bởi tánh của chúng sanh trong thế giới Ta Bà này ham tri kiến, nên mới dùng lời nói thuyết pháp làm Phật sự hóa độ.

Kinh Duy Ma Cật nói: “Thế giới khác chẳng có lời nói, ăn cơm cũng là Phật sự độ chúng sanh, đủ thứ chẳng dùng lời nói để độ chúng sanh ... ở cõi Ta Ba thì phải dùng lời nói để độ chúng sanh, nên Đức Phật mới giảng kinh thuyết pháp”.

Thời Phật Thích Ca chẳng có kinh, Phật chỉ trực tiếp dạy pháp tu hành. Sau khi Phật nhập Niết bàn, hàng đệ tử mới kết tập lại thành các bộ kinh; hồi đời Phật cũng chẳng chia thành Đại thừa, Trung thừa, Tiểu thừa, sau kết tập lại thành có Tam thừa. Pháp tham Thiền này là Tối thượng thừa, vì không ở trong giáo lý của Tam thừa, nên cũng gọi là giáo ngoại biệt truyền.

Tại sao Phật thuyết Tam thừa ? Vì lòng từ bi hóa độ chúng sanh, nếu không thuyết thì chúng sanh chẳng thể giải thoát, nên phải đặt ra để nói, nói xong liền quét. Ví như trong Bát Nhã Tâm Kinh, quét từ phàm phu đến Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát và quét luôn cả Phật, rồi mới được chứng quả Phật. Tất cả kinh Đại thừa liễu nghĩa như Kinh Kim Cang, Kinh Lăng Nghiêm, Lăng Già ... đều như thế.

Nói tóm lại tức là xác định sự quét như một cây chổi thôi: Phật nói ra kiến lập liền quét; kiến lập thừa Thanh văn quét Thanh văn, kiến lập thừa Duyên giác quét Duyên giác, kiến lập thừa Bồ tát quét Bồ tát, kiến lập Phật thừa quét Phật ... Do bệnh chấp của chúng sanh rất khó trị, nên Phật nói xong liền quét, vì sợ chúng sanh chấp theo lời Phật vậy.

Đức Phật thuyết pháp 49 năm, tự nói chẳng thuyết một chữ, vì hễ nói ra là chẳng phải rồi. Trong Kinh Lăng Già, Phật bảo: “Lời nói của ta chỉ là vọng tưởng, chớ nên chấp thật”. Lời nói của Phật, của Tổ là muốn phá chấp thật của chúng ta, nếu còn chấp vào lời nói của Phật, của Tổ thì bệnh chấp vẫn còn nguyên, làm sao có thể kiến tánh thành Phật? Kinh Đại thừa liễu nghĩa cũng dạy chúng ta quét, nay tham Thiền là quét bằng cách automatic, chẳng cần khởi niệm muốn quét, cũng chẳng cần khởi niệm không quét, vì sự quét đó tự động.

Phật Thích Ca thuyết pháp 49 năm, sau cùng đưa lên một cành bông, truyền pháp môn Thiền này đến ngày hôm nay, ấy mới hợp với ý của Phật.

Ấn Độ, ngài Ma Ha Ca DiếpSơ Tổ, truyền sang Trung Quốc do ngài Đạt MaSơ Tổ, đến đời nhà Thanh, đã có hơn bảy ngàn Tổ ghi trong “Ngũ Đăng Truyền Thư”. Về Giáo môn, người được chứng ngộ rất ít, còn đối với những người ham cầu tri kiến, chỉ được gieo trồng thiện căn, sau này thiện căn được chín mùi rồi (hoặc một kiếp, hoặc trăm ngàn kiếp sau) mới có thể do tham thiền rồi chứng ngộ.

Hỏi: Sao Sư phụ nói không có nhân quả?

Đáp: Ông vừa bảo tôi nói “Không có nhân quả” ấy là sai, tôi nói “không có nhân duyên”, là do trong Kinh Lăng Nghiêm nói “Phi nhân duyên, phi tự nhiên” chứ chẳng phải không có nhân quả. Nói “không có nhân quả”, chấp vào một bên là tà kiến, là tội địa ngục, thuộc tà kiến trong năm thứ ác kiến. Nếu pháp sư nào chỉ giảng được nghĩa hai câu thì pháp sư đó phải đọa địa ngục; hễ pháp sư giảng thấu nghĩa ba câu mà người nghe hiểu lầm, thì người nghe có lỗi chứ chẳng phải lỗi tại pháp sư. Trong cuốn Niên Phổ của ngài Hư Vân Thiền sư, có trường hợp chỉ trả lời sai một chữ, phải đoạ làm con chồn năm trăm kiếp, chẳng phải chuyện chơi. Tôi đã từng nói là không được chấp thật, nếu chấp CÓ là thật có bệnh còn nhẹ, hễ chấp cái KHÔNG cho là thật không, thì bệnh rất khó trị.

Hỏi: Thế nào là một câu đủ ba câu của ngài Vân Môn? Thế nào là Tam huyền Tam yếu ? Thế nào là Ngũ vị quân thần của Tổ Động Sơn?

Đáp: Tất cả đều là thủ đoạn của Tổ sư: Trước đời nhà Tống Trung quốc chẳng có tham công ánthoại đầu mà chỉ có nghi tình, nghi tình đó do thủ đoạn của Tổ khiến người tham tự mình phát khởi nghi tình mà chẳng biết là đang tham thiền mãnh liệt, nên sức tham rất mạnh, đến khi chín mùi rồi, chỉ điểm một cái liền thấu tam quan.

Thủ đoạn của Tổ là muốn người tham tự khởi nghi tình nặng mà chẳng biết mình đang tham, càng không hiểu chừng nào càng tốt chừng nấy, vì không hiểu tức đại nghi, đại nghi sẽ được đại ngộ.

Ý của Tổ sư muốn cho người phát nghi, rất kỵ người ham giải. Sau này Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ra đời, khiến mọi người biết hết thủ đoạn của Tổ nên phát huy chẳng được, bất đắc dĩ dạy người tham công án, thoại đầu: Người thời nay do ham tri giải, ham tìm hiểu, Tổ Sư gọi là con chó. Nhiều người tự làm tài khôn, đem ý mình giải thích ra, khiến người chẳng thể khởi nghi, mặc dù giải không đúng, nhưng hễ có đáp án thì chẳng thể nghi; những sách thiền đời nay đều như thế, khiến người ham coi sách thiền chẳng thể phát nghi được.

Không nghi thì không ngộ, vì nghi là nhân, ngộ là quả không có nhân thì không có quả, nên bất nghi bất ngộ; nhân nhỏ quả nhỏ nên tiểu nghi tiểu ngộ; nhân lớn quả lớn nên đại nghi đại ngộ. Không hiểu nhiều là đại nghi, nay đem thủ đoạn của Tổ sư giải thích ra, lấp bít cửa ngộ của người tham Thiền. Tôi thường nói “hễ chấp lời thì nghịch ý”, chẳng những đối với pháp môn tham Thiền, pháp môn khác cũng vậy.

- Phật dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, qui nạp lại thành bốn đại loại: Tham Thiền, niệm Phật, trì chú, quán tưởng. Nay nhiều người trì chú tưởng là công hiệu ở trong câu chú, ấy là sai. Nhất thiết duy tâm tạo, công hiệu ở trong tâm mình chứ chẳng phải ở trong câu chú. Nếu công hiệu ở trong câu chú thì người nào niệm cũng có công hiệu, đâu thể người này niệm có công hiệu mà người kia niệm lại chẳng có? Vậy chứng tỏ công hiệu ở trong tâm của người niệm, người nào tâm lực mạnh niệm mới có công hiệu, tâm lực yếu thì không.

- Tâm lực mạnh hay yếu là do tâm thanh tịnh, hễ tâm suy nghĩ lung tung, vọng tưởng nhiều thì tâm lực yếu làm sao có công hiệu! Niệm Phật cũng vậy, công hiệu chẳng ở tại câu hồng danh của Phật. Tham Thiền cũng thế, công hiệu chẳng ở tại câu thoại đầu mà ở trong tâm mình. Người tham Thiền chỉ là mượn câu thoại khởi lên nghi tình, nghi tình ấy là cây chổi automatic quét sạch tâm, tâm sạch ắt thanh tịnh, phát huy sức dụng, hiệu lực sẽ sanh ra, tự tánh hiện ra sự dụng automatic.

- Đối với ba câu hỏi trên, tôi chỉ trả lời chung là thủ đoạn của Tổ sư, nếu hướng theo chỗ này giải thích tìm hiểu ấy là con chó chứ chẳng phải con sư tử. Về những lời của Phật, của Tổ, ý muốn chúng ta ngộ nhập tự tánh, làm con sư tử, chẳng phải làm con chó để giải thích Tam huyền tam yếu như thế nào, và e rằng người giải thích bị Tổ mắng là con chó vậy.

Hỏi: Xin Sư phụ kể về công án được ngộ của ngài Tuyết Phong?

Đáp: Khi mới gặp nhau, Tuyết Phong hỏi Đức Sơn: “Tất cả chư Phật ngộ được ấy, con có phần không?” Đức Sơn lấy cây gậy đánh vào đầu, bảo: “Nói gì?” Tuyết Phong liền ngộ, phá được Sơ quan. Sau này ở Ngao Sơn nhờ Nham Đầu Thiền sư ngộ triệt để, phá mạt hậu Lao quan.

Hỏi: Khi tham đến đầu sào trăm thước như thế nào?

Đáp: Tôi lấy cây bút để thi dụ: Bây giờ tham thoại đầu đề khởi nghi tình là bắt đầu từ thoại vĩ đến thoại đầu, đang đi nữa đường, chẳng phải ở thoại vĩ, cũng chưa đến thoại đầu. Một ngày kia đi đến thoại đầu, cũng là đầu sào trăm thước, thì câu thoại tự mất, chỉ còn nghi tình, gọi là nghi tình thành khối, tức một ngày hai mươi bốn tiếng đồng hồ chẳng giây phút gián đoạn; muốn buông xuống nghi tình buông chẳng được, muốn nổi vọng tưởng cũng nổi lên chẳng được. Chỗ này là nguồn gốc ý thức, đến chỗ này rồi chẳng còn đường đi, ngó về phía trước thanh thanh tịnh tinh, nhưng chưa lìa ý thức. Ngoại đạo tiểu thừa tu đến chỗ này thì ngưng, vì hết đường đi, chẳng còn chỗ để đi. Nên Lai Quả Thiền sư nói là “phải tiến thêm một bước”; Tổ sư nói “Đầu sào trăm trượng thêm bước nữa”, lọt vào hư không, lìa ý thức là ngộ.

Theo Lai Quả Thiền sư thì lọt vào hư không phải té xuống, té xuống phải chết; chết còn chưa đủ, phải té cho tan nát, “tuyệt hậu tái tô”, chết đi sống lại cũng gọi là đại tử đại hoạt, lúc đó mới kiến tánh triệt để. Tại sao phải té cho tan nát? Tan nát là tan nát cái ý thức phân biệt. Hễ chết mà chỉ là tiểu tử thì chẳng được, vẫn còn ý thức, nên phải té cho tan nát, thức phân biệt mới hết, gọi là đại tử đại hoạt.

Hỏi: Đến chỗ đó thoại đầu cũng hết, vọng tưởng cũng hết, nhưng vì Lai Quả Thiền sư nói là người công phu đến chỗ này rồi còn phải lôi cái ổ đem ra đập tan Mạt-na-thức và A-lại-da thức?

Đáp: Mạt-na-thức là ngày đêm luôn chấp ngã, đã rời khỏi cái thức rồi không còn chấp ngã nữa, nhưng còn tập khí, mặc dù còn nhưng sẽ hết. Tổ sư nói ví như ghe đã gần bờ rồi, khỏi cần chèo, khỏi cần chống, buông chèo buông chống rồi tự nhiên vào bến.

Chữ TÉ ở đây là chỉ tập khí; tập khí thế gianxuất thế gian. Bồ tát Thập Địa kiến tánh, tập khí thế gian đã hết, nhưng tập khí xuất thế gian vẫn còn chút ít. Phàm phu kiến tánh thì sự kiến tánh bằng với Bồ tát Thập Địa, nhưng tập khí thế gian vẫn còn nhiều, vì bị tập khí chướng ngại, nên sự dụng chẳng thể bằng, nhưng sẽ hết dần, như ghe gần bờ, chẳng cần chèo chống, tự nhiên sẽ vào bến.

Việc dứt tập khí đó Thiền tông gọi là “Bảo nhiệm”, nên Tổ sư nói “Bất phá trùng quan bất bế quan”. Bế quan tức nhập thất, nhập thất là để bảo nhiệm chứ chẳng phải để tu cho kiến tánh. Nay nhiều người lầm tưởng nhập thất để tu, sai lầm như thế rất nguy hiểm, đi lầm đường cũng chẳng hay, nên Thiền tông nói “Bất phá trùng quan bất bế quan” là vậy.

Hỏi: Công ánthoại đầu khác nhau như thế nào?

Đáp: Công án là có chuyện tích, phức tạp hơn. Ví như công án tham chữ VÔ của Ngài Triệu Châu:

Có tăng hỏi Triệu Châu: Con chó có Phật tánh không?”

Đáp: Có.

Vị khác hỏi: “Con chó có Phật tánh không?”

Đáp: Không.

Tại sao Triệu Châu nói “Không?” Thứ nhất: cùng là một câu hỏi, người này hỏi đáp có, người kia hỏi đáp không, rất mâu thuẫn; Thứ hai: tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, con chó cũng là chúng sanh, sao lại không có Phật tánh ? Ý của Triệu Châu sao lộn xộn thế? Lúc thì trả lời có, lúc thì trả lời không. Lại không trả lời đúng theo Giáo mônchúng sanh đều có Phật tánh? Ngài có trả lời sai không? Nếu chẳng sai thì ý của Ngài ở chỗ nào? Thắc mắc không biết ...

Công ánsự tích dài như thế, phức tạp khó tham, dễ dẫn người tham lọt vào hồ nghi, dùng tâm đi tìm hiểu. Còn thoại đầu chẳng có chuyện tích nào cả, chỉ là một câu hỏi, tự mình hỏi mình, hễ không hiểu thì đáp không ra, thắc mắc tức là tham vậy. Rất đơn giản, dễ tham, chỉ có một câu, dễ phát khởi chánh nghi. Chánh nghi chỉ cho tâm nghi, không cho tâm đi tìm. Sự tiến bộ của tham thoại đầu chẳng kém hơn công án, nên tôi chỉ dạy người tham thoại đầu mà không dạy người tham công án là vậy.

Hỏi: Tham thiền và Thiền có khác nhau không?

Đáp: Chữ THIỀN là tiếng Ấn Độ, gọi là Thiền Na, gồm phàm phu thiền, Đại thừa thiền v.v...đủ thứ thiền mênh mông. Nói THAM THIỀN là tham Tổ Sư Thiền, thuộc giáo ngoại biệt truyền, chỉ có một thôi, ngoài ra chẳng còn cái khác.

Tất cả thiền Giáo môn đều có giáo lý, có thiền quán, Tổ Sư Thiền thì tất cả giáo lý đều quét sạch, chỉ là tham công án hoặc thoại đầu để khởi lên nghi tình. Tổ Sư Thiền ở ngoài giáo lý nhưng lại chẳng phải không đúng với giáo lý; khỏi cần giáo lý nhưng lại lấy kinh giáo ấn chửng cũng được; quét sạch tất cả giáo lý nhưng đến lúc ngộ rồi lại thuyết giáo lý, như Phật Thích Ca ngộ rồi, nói ra đều là giáo lý (Kinh), nên Tổ Sư Thiền khác hơn tất cả thiền.

Hỏi: Thế nào là nhắm mắt chiêm baomở mắt chiêm bao?

Đáp: Phật pháp nói “Nhất thiết duy tâm tạo”, nhắm mắt chiêm bao là ban đêm ngủ , trong chiêm bao, ý thức của mình tạo ra cái thân chiêm bao, tiếp xúc người trong chiêm bao, có người quen kẻ lạ, tiếp xúc thế giới chiêm bao, núi sông đất đai, nhà cửa cây cối … Trong chiêm bao chẳng cần cái thân tiếp xúc cũng biết nóng lạnh, biết ngon dở, biết khổ vui. Tất cả đều do một mình thức thứ sáu biến hiện, còm năm thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân đang nghỉ ngơi, trong trạng thái ngưng hoạt động, nên gọi “Độc đầu ý thức biến hiện nhắm mắt chiêm bao”.

Còn mở mắt chiêm bao là do đồng-thời-ý-thức biến hiện. Sao gọi Đồng thời ý thức? Tiền ngũ thức: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân hoạt động như thường, mắt thấy cảnh vật là do nhãn thứcý thức đồng thời khởi lên; nhĩ thức nghe được tiếng, nhưng chưa thể phân biệt là tiếng gì: Tiếng chim hay tiếng người, nam hay nữ, già hay trẻ lớn nhỏ ... phải có ý thức mới phân biệt rõ ràng. Ngược lại, nếu chỉ có ý thức mà không có nhĩ thức thì chẳng thể nghe, nên gọi “đồng thời ý thức biến hiện”.

Độc đầu ý thức là do tâm tạo, đồng thời ý thức cũng là do tâm tạo, nên Phật pháp nói “ngủ” là nhắm mắt chiêm bao, “thức” là mở mắt chiêm bao, cũng là ở trong chiêm bao.

Hỏi: Thế nào là độc-ảnh-cảnh và đới-chất-cảnh?

Đáp: Đó là danh từ Phật học: Độc-ảnh-cảnh là chỉ nghe theo cái bóng có tiếng, chẳng có thật chất, chẳng phát tên tiếng. Ví như người đang ngủ nói chuyện với người trong chiêm bao, mặc dù người thức ngồi ở bên cạnh nhưng không thể nghe được tiếng nói giữa họ, gọi là độc ảnh cảnh.

Đới-chất-cảnh : Đại nghĩa là kèm theo, kèm theo cái chất của tiếng: Như nay tôi thuyết pháp thì tiếng thuyết pháp của tôi mọi người đều nghe được, gọi là đới-chất-cảnh.

Thật ra, đối chất cảnh và độc ảnh cảnh đều là do tâm tạo, hễ ở trong chiêm bao tham thiền với ban ngày tham thiền đều giống nhau. Vả lại, trong chiêm bao tham thiền được thi công phu đã tiến bộ. Nhắm mắt chiêm baochiêm bao, mở mắt chiêm bao cũng là chiêm bao, tự tánh vốn chẳng có hai, vì muốn diễn đạt cho người hiểu nên nói thành hai.

Thiền tông rất thích hợp với mọi tầng lớp xã hội, vì những Phật tử tham thiền bất cứ làm kỹ nghệ gì, trong lúc làm việc, vừa làm vừa tham, năng suất sản xuất đều tăng gấp bội. Tôi thường dạy người tham Thiền phải đem việc tham thiền đặt ở hàng đầu, có người nói: “Trong lu gạo của con chẳng còn hạt gạo thì tham thiền sao được!” Thật ra, việc tham thiền đâu có chướng ngại việc kiếm cơm? Ai làm nghề gì cứ y theo nghề cũ, chẳng những không chướng ngại việc kiếm cơm, còn giúp tăng thêm thu nhập nữa!

Ví như có vài chục Phật tử vừa tham thiền vừa may, sản phẩm mau hơn bình thường gấp bội, thậm chí còn hơn! Chẳng những mau, tại còn đề cao chất lượng. Có một Phật tử làm nghề vô mực bút bi, trước kia chưa tham thiền, từ sáng đến chiều chỉ vô được 40 cây bút, sau khi tham thiền rồi, sản phẩm chẳng những tăng lên, lại cây bút nào cũng viết được tốt, ra mực đều đặn, không như lúc trước, có cây thì viết được, có cây thì không. Bất cứ làm công việc gì, bằng tay chân hay trí óc cũng thế.

Có một cô tên Hằng Thiền, làm nghề cắt may, bắt đầu tham thiền từ năm 1979. Một hôm cô vừa tham vừa cắt, bất giác quên để ý đến việc cắt may, đến lúc sực nhớ thì áo đã cắt xong, tự nghĩ “Nãy giờ lo tham không để ý đến ni tấc, lần này chắc phải đền cho người khách rồi!” Không ngờ kiểm tra lại thì không cắt lộn, áo may xong lại được, khách khen là vừa ý. Từ đó về sau cứ yên tâm vừa tham vừa cắt mà không bị sai, người em hỏi cô ấy cắt bao nhiêu tấc bao nhiêu phân thì trả lời là không biết! Chợt nghe rất vô lý, nhưng thật tế là vậy.

Tại sao không để ý mà lại không sai? Tôi thường nói: “Dụng của tự tánh automatic, chẳng cần qua sự tác ý của bộ não, hễ suy nghĩchậm trễ rồi. Nên tôi nói “người tham thiền bất cứ làm việc gì đều tham được”, nghi tình quen thuộc rồi sẽ có sự dụng automatic, chẳng cần tác ý, kể cả công việc tính toán sổ sách; bình thường hễ sơ ý là dễ tính sai, nhưng khi tham thiền khởi dụng automatic không bị nhầm lẫn, điều này đã được chứng tỏ bởi nhiều Phật tử.

Lại, các Tổ sư dạy rằng tham Thiền chẳng cần phải tập ngồi thiền để tập tham, mà là vừa làm việc vừa tập tham, mặc dù nếu tập tham bằng cách ngồi sẽ nhanh hơn, vừa làm vừa tham sẽ chậm hơn. Ví như tập ngồi để tham thì một tháng có thể quen được, vừa làm vừa tham phải tốn một năm mới có thể quen. Người vừa làm vừa tham tốn một năm để quen, nhưng có thể ba năm kiến tánh; mà người tập ngồi trong một tháng đã quen lại phải tốn ba trăm năm, có khi không được kiến tánh!

Lúc đầu thì nhanh nhưng về sau lại chậm, ban đầu thấy chậm nhưng thật sự lại nhanh. Nên Tổ sư muốn mình ở nơi động tập tham mà quen chứ không nên ở nơi tịnh mà hạ thủ công phu; tu là phải lúc đang làm việc mà tu chứ không phải ngồi không mà tu. Nay nhiều người thích nhập thất để tu, kỳ thật Thiền tông là không cho nhập thất, phải đợi sau khi ngộ rồi bảo nhiệm mới cho nhập thất, nên Thiền tông có câu “Bất phá Trùng quan bất bế quan”.

Hỏi: Khi dự Thiền thất, phải tuân thủ quy củ của Thiền đường như thế nào?

Đáp: Thiền thất là nơi cho người thực tập tu hành, quy củ Thiền đườngTrung Quốc rất nghiêm khắc, nay ở đây tuy phương tiện nhưng cũng phải có quy củ để tránh ảnh hưởng đến người khác.

- Ở Thiền đường, lúc đi hương hoặc tọa hương không được nói chuyện, cười giỡn; nếu nói chuyện hoặc cười giỡn, chẳng những chướng ngại mình, còn chướng ngại đến người khác.

- Khi ra ngoài đại tiểu tiện không được đứng ở ngoài hành lang đàm tiếu, đi xong liền trở vào Thiền đường.

- Không cho con nít đi theo, trừ khi đứa bé ấy biết tham thiền.

- Ở Thiền đường Trung Quốc có người tuần hương, hễ phạm quy cũ là hương bảng đánh xuống liền. Ở đây dù không đánh hương bảng, nhưng hễ phạm quy củ là không cho dự Thiền thất.

Hỏi: Tham thoại đầu làm sao biết là mình tinh tấn?

Đáp: Muốn biết tinh tấn rất dễ: Tham Thiền cần sự miên mật, kẻo dài và không kẻ hở. Đề lên câu thoại đầu hỏi lần thứ nhất, không hiểu; hỏi tiếp lần thứ hai, vẫn không hiểu, hỏi tiếp lần thứ ba ... Cứ hỏi mãi, liên tiếp chẳng ngừng, chẳng có kẻ hở, ngày đêm hai mươi bốn giờ chẳng gián đoạn.

Nay bắt đầu tập tham, hai mươi bốn tiếng gián đoạn hết hai mươi ba tiếng, dần dần tiến bộ còn lại hai mươi hai tiếng, rồi tiến bộ thêm còn hai mươi mốt tiếng ... Hễ gián đoạn giảm nhiều là tiến bộ nhanh, chứ chẳng phải có thấy hoa, thấy ánh sáng, thấy có Phật Thích Ca đến sờ đầu thọ ký v.v... ấy chẳng phải là tiến bộ, phải quét sạch.

Tinh tấnnghi tình bớt đi sự gián đoạn, ví như Lai Quả Thiền sư nói: “Nếu công phu của mình hai mươi bốn giờ chẳng gián đoạn tức công phu thành khối, cũng là đến chỗ đầu sào trăm thước; chỗ này là nguồn gốc của ý thức, tiến thêm một bước nữa là rời khỏi ý thức, là kiến tánh. Đến được chỗ này rồi không cần ngộ cũng được”.

Tại sao? Khi chúng ta chưa tham Thiền, suốt ngày vọng tưởng, có vọng tưởng thì có tướng, ví như nghĩ đến Chợ Bến Thành thì hiện lên tướng của Chợ Bến Thành, nghĩ đến thành phố Hà Nội hiện lên tướng của thành phố Hà Nội ... Có tướng thì Diêm La Vương thấy được, có thể sai tiểu quỷ đến bắt; nghi tình chẳng có hình tướng, chẳng hình tướng thì Diêm La Vương chẳng thể thấy, cũng chẳng thể sai tiểu quỷ đến bắt được. Hễ Diêm La Vương thấy tức có sanh tử, Diêm La Vương chẳng thấy thì sanh tử không còn. Khi nghi tình thành khối, mặc dù chưa kiến tánh, nhưng cũng đối phó với Diêm La Vương được rồi, nên nói không ngộ cũng được.

Nhưng nếu công phu đến đó rồi muốn không kiến tánh cũng chẳng được, ví như đã đến Sài Gòn muốn không tới cũng chẳng được. Công phu đến đó rồi tự nhiên sẽ được ngộ.

Hỏi: Thiền thoại đầu bắt đầu từ đâu?

Đáp: Tổ Sư Thiền từ đời Phật Thích Ca truyền lại cho ngài Ma Ha Ca Diếp làm Sơ Tổ, ngài A Nan là Nhị Tổ, từng đời truyền xuống đến Tổ thứ hai mươi tám là ngài Bồ Đề Đạt Ma truyền vào Trung Quốc, sau đó chia thành năm phái: Lâm Tế, Tào Động, Pháp Nhãn, Qui Ngưởng, Vân Môn. Nói năm phái kỳ thật chỉ là một, do thủ đoạn của các Tổ sư khác nhau, khiến người tham Thiền phát khởi nghi tình mà chẳng tự biết là mình đang tham. Ngài Lai Quả Thiền sư trong cuốn Thiền Thất Khai Thị Lục nói “Vô tham tức chơn tham”, không biết mình đang tham Thiền thì dồn hết bao nhiêu tâm sức đến chỗ nghi, nên sức dụng rất mạnh, khi cơ duyên chín mùi, hễ điểm một cái là ngộ triệt để, thấu suốt tam quan.

Thủ đoạn của mỗi tông phái khác nhau, ví như năm người làm năm món ăn khác nhau, mỗi mỗi tự có đặc sắc, mặc dù món đó bốn người kia vẫn biết làm nhưng không ngon bằng. Người tham Thiền cảm thấy thích hợp với thủ đoạn của tông phái nào thì đến ngay Tổ Sư tông phái đó để khiến cho mau kiến tánh. Dù thủ đoạn của năm phái khác nhau nhưng sự ngộ chẳng khác.

- Ví như ngài Đạo Lâm Thiền sư có một thị giả tên là Biện Trung, ba năm chẳng được dạy bảo tham Thiền gì cả, trong tâm rất nghi mà chẳng tự biết, cứ thắc mắc “tại sao thầy mình chẳng chịu dạy bảo học đạo, chỉ bắt mình suốt ngày làm việc, bới cơm, xách nước, quét dọn ...” Như thế trải qua ba năm, nhân duyên đã chín mùi, một hôm từ giã Sư rằng: “Con xuất gia là vì học đạo, nhưng đến đây đã ba năm mà chẳng được thầy dạy bảo gì, nay con xin đi chỗ khác”.

Sư hỏi: “Đi chỗ khác làm gì?”

Đáp: “Học Phật pháp"".

Sư nói: Phật pháp thì ở đây cũng có chút ít”.

Hỏi: “Là cái gì?”

Đạo Lâm Thiền sư nhổ một sợi lông trên tà áo thổi trước mặt thị giả, khiến y liền ngộ. ấy cũng là thủ đoạn của Tổ Sư, chẳng cần nói năng dạy bảo, làm cho hành giả tự sinh nghi, thời tiết chín mùi là ngộ.

- Thiền Sư Từ Minh ở Long Vân hai năm, hễ mỗi lần hỏi pháp là bị thầy chửi mắng thậm tệ còn hơn người thế gian, tự phát khởi nghi tình nặng mà chẳng hay biết. Một hôm đi hỏi pháp lại bị thầy mắng và dùng cây muốn đánh, Sư nói:” Thầy làm như thế đâu phải là người dạy tham Thiền!”

Thầy nghe rồi càng giận, Sư tính mở miệng muốn cãi thầy lấy tay bịt miệng Sư lại, Sư liền ngộ. Ấy cũng là thủ đoạn của Tổ Sư.

- Như Tổ sư Lâm Tế hỏi pháp ba lần bị đánh đuổi ba lần, ấy cũng là thủ đoạn của Tổ Sư vậy.

- Trước đời nhà Tống, ở Trung Quốc chẳng có sự tham công án thoại đầu, sau đời nhà Tống, Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ra đời, ghi chép tất cả thủ đoạn của Tổ sư, khiến người tham Thiền biết hết các thủ đoạn đó nên chẳng phát được nghi tình, bất đắc dĩ dạy tham thoại đầu công án, do sức nghi yếu nên người kiến tánh cũng ít, muốn đến được chỗ “Vô tham tức chơn tham”, phải tốn hết biết bao nhiêu công sức và thời gian.

Hỏi: Thiền Mặc Chiếu có phải thuộc Tông Tào Động không?

Đáp: Ai nói Thiền Mặc Chiếu thuộc Tông Tào Động là người ấy phải đoạ địa ngục. Mặc chiếu là tà thiền, Tông Tào Động là chánh tông, chẳng thể là mặc chiếu. Trong cuốn Lá Thư Thiền của ngài Đại Huệ chỉ trích về mặc chiếu tà thiền, có thể xem cuốn

sách đó để hiểu biết mặc chiếu tà thiền là như thế nào. Hiện nay loại Nhất Cấp Thiền chẳng có phần thực hành, chỉ xem qua Truyền Đăng Lục rồi lấy ý mình thay cho ý của Tổ Sư. Mặc chiếu là trụ tâm ở một nơi, Kinh Kim Cang nói “Ưng vô sở trụ”, Kinh Pháp Bảo Đàn nói “Lấy vô trụ làm gốc”, Thiền tông đâu thể để tâm trụ ở nơi nào! Ấy là nghịch với ý của Tổ, nên nói là tà thiền.

Tại sao Phật với Tổ dạy mình phải Vô Sở Trụ? Tôi dùng cánh tay để thí dụ: Tay mình vốn hoạt bát vạn năng, lấy gì cũng được, nay hễ trụ ở một nơi chẳng chịu buông, như tay nắm chặt cây viết thì đánh mất tánh hoạt bát vạn năng của tay, nên Tổ Sư dạy là phải quét, quét rồi mới khôi phục lại trình hoạt bát vạn năng. Cây viết là vật có, nay không trụ nơi có mà trụ ở nơi không, thì tánh hoạt bát vạn năng ấy cũng bị đánh mất, cũng phải quét rồi mới khôi phục lại sự hoạt bát vạn năng của Tự Tánh, cho nên phải vô sở trụ, lấy vô trụ làm gốc.

Hỏi: Làm thế nào để phân biệt Như Lai ThiềnTổ Sư Thiền?

Đáp: Như Lai Thiền có đẳng cấp, Tổ Sư Thiền thì chẳng có đẳng cấp, chẳng cần trải qua đẳng cấp, từ địa vị phàm phu thẳng đến quả Phật. Nay tất cả Giáo môn đều thực dụng Như Lai Thiền. Giáo mônTrung Quốc chia làm bốn tông: Thiên Thai, Hiền Thủ, Tam Luận, Duy Thức. Thiền quán của Tông Thiên ThaiChỉ Quán Thiền, Tông Hiền ThủPháp Giới Quán Thiền, Tông Tam Luận là Tách Không Quán thiền, Tông Duy Thức là Tứ Tầm Tu Quán Thiền. Thiền quán của quán tưởng chia ra từng cấp bậc, như trong Kinh Lăng Nghiêm nói có năm mươi bảy cấp, có nơi là năm mươi lăm cấp, thường là: Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác, Càn Huệ ĐịaTứ Gia Hạnh. Còn Tổ Sư Thiền thì không có đẳng cấp, địa vị phàm phu hễ ngộ triệt để là Phật.

Hỏi: Tại sao không có nhân quả là Tà kiến?

Đáp: Không có nhân quả, không thừa nhận nhân quảtà kiến. Còn biên kiến là chấp vào một bên. Tất cả vũ trụ vạn vật, hễ nói ra được, dùng tâm suy nghĩ ra được đều có đối đãi. Ví như CÓ và KHÔNG: Chấp có là thật, ấy là biên kiến, chấp không là thật cũng là biên kiến; chấp CHƠN là thật, là biên kiến, chấp VỌNG là thật cũng là biên kiến. Bất cứ chấp vào một bên nào đều là biên kiến.

Giới cấm thủ cũng là một thứ ác kiến: Ví nhưẤn Độ là cấm ăn thịt heo, nếu có người thách thức hễ dám ăn thịt heo là cao nhất; tức là cho dám làm một thứ giới cấm nào cao nhất gọi là giới-cấm-thủ.

Hỏi: Có được cái dụng của Tự tánh có phải là kiến tánh không?

Đáp: Có được cái dụng của Tự tánh chưa phải kiến tánh. Nay cũng có nhiều Phật tử khi nghi tình nặng cũng có thể phát huy được sức dụng của Tự tánh, ví như trường hợp của Trương Quốc Anh, hoặc nhiều người đi xe máy đang tham thiền, chẳng để ý đến xe cộ bên cạnh mà vẫn an toàn, không bị xe đụng phải, ấy cũng có thể nói là sức dụng của Tự tánh. Có người đang tham thiền tinh toán sổ sách không bị sai, ấy cũng là sức dụng của Tự tánh. Cái dụng automatic của Tụ tánh không qua bộ óc, hễ qua óc là có suy nghĩ thì chẳng phải là cái dụng automatic của Tự tánh rồi.

Nhưng hiện ra sao dụng của Tự tánh chưa phải kiến tánh, chỉ có thể nói là nghi tình nặng, đạt đến đại nghi thôi. Sự kiến tánh là ngộ được mình là cái gì rồi, làm chủ được mình, thoát khỏi sanh tử luân hồi và cắt đứt quan hệ với Diêm La Vương.

Hỏi: Thầy nói không được lấy vọng đè nén vọng, thế thì biết được đó là vọng mà mình không theo nó, có được không?

Đáp: Không được. Không được biết vọng, chẳng những có vọng tưởng không biết được, nếu đã biết được vọng là không phải rồi, đừng có biết đến nó. Hãy mặc kệ nó: Vọng tưởng nổi lên bao nhiêu không biết tới; chẳng những có vọng tưởng không biết tới, không có vọng tưởng cũng đừng biết tới. Biết cũng không được, hễ biết là kẹt.

Hỏi: TRI VỌNG có phải là chánh niệm không?

Đáp: TRI tức là VỌNG. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn”, cái tri ấy là căn bản vô minh; “Tri giác nãi chúng sanh”, chẳng những tri là vọng, bốn bài kệ của ngài Vĩnh Gia Thiền sư “Nhược dĩ tri tri tịch, thử phi vô duyên tri”, tịch là tịnh, tịnh thì chẳng có vọng rồi, nhưng vẫn còn là vọng, chẳng phải là vô duyên tri của Tự tánh. Sự tri của Tự tánh chẳng nhờ nhân duyên, không có đối đãi, nay có cái tri để tri tịch, tri là năng tri, tịch là sở tri, có năng sở tức là vọng, ấy là đã cao hơn vấn đề tri vọng. Vì tri vọng chưa phải tịch, tịch là hết vọng nhưng vẫn còn năng sở, như người dùng tay cầm cây như ý, chẳng phải là tay không có cây như ý. Tay cầm cây như ý rồi thì lấy cái khác không được, chướng ngại sự dụng của Tự tánh, nên phải quét. Tri tịch còn phải quét, nói gì tri vọng!

Bài kệ thứ hai: “Nhược dĩ tự tri tri, diệc phi vô duyên tri”, tức tự biết mình có cái tâm tri ở trong. Động tịnh là ngoại cảnh, nay không tri ngoài mà tự biết mình có cái tri, tức cái năng tri ở bài kệ thứ nhất trở thành sở tribài kệ thứ hai, mặc dù chẳng đối với ngoại cảnh động hay tịnh, nhưng cái “Tự biết có cái tri” đó cũng là sở tri, nên vẫn chẳng phải vô duyên tri không có đối đãi của Tự tánh. Ví như tay chẳng cầm cây như ý (ngoại vật) mà tự nắm thành quyền, chứ chẳng phải tay không có nắm lại, như thế vẫn chướng ngại sự dụng hoạt bát vạn năng của Tự tánh, không thể sử dụng được.

Nên ông nói “tri vọng là chánh niệm” ấy là sai.

Trên đây nói đến ba thứ: Tự tri, tri tịch và tri vọng. Tự tri là căn bản của vô minh, trong Kinh Lăng Nghiêm “Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn, tri kiến vô kiến, tư tức Niết Bàn”. Bây giờ tôi dẫn dụ lời Phật để giải thích thêm:

TRI KIẾN LẬP TRI; hai chữ TRI KIẾN, Phật gọi là thế lưu bố tưởng; lưu là lưu hành, bố là phổ biến. Trong kinh Niết Bàn, ngài Ca Diếp hỏi Phật: “Tại sao bậc Thánh có điên đảo tưởng mà chẳng có phiền não?”

Phật bảo: “Sao nói bậc Thánh có điên đảo tưởng?”

Ca Diếp nói: “Bậc Thánh thấy con trâu vẫn gọi là trâu, thấy con ngựa cũng gọi là ngựa, ấy chẳng phải là điên đảo tưởng ư!”

Phật bảo: “Tưởng có hai thứ: Một là thế lưu bố tưởng, tức thế gian đã lưu hành phổ biến, hai là trước tưởng. Phàm phu ở nơi thế lưu bố tưởng sanh ra trước tưởng, nên mới gọi là điên đảo tưởng, bậc Thánh chỉ có thế lưu bố tưởng, không có trước tưởng nên chẳng sanh điên đảo tưởng”.

Hai chữ “Tri kiến” là thế lưu bố tưởng, nhưng hễ lập TRI tức là trước tưởng. Lập tri cũng là tự tri, là căn bản vô minh, từ căn bản ấy mới sanh ra tri tịch, mặc dù cái tri ấy chưa phải là vọng, là yên tịnh, tức cái vọng vi tế. Cho nên, cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng trong nửa đại kiếp không có vọng tưởng, tức tịch tịnh được nửa đại kiếp - Một đại kiếp gồm bốn trung kiếp, một trung kiếp có hai mươi tiểu kiếp, một tiểu kiếp có mười sáu triệu năm. Nửa đại kiếp tức có bốn mươi tiểu kiếp - Hãy tính thử thời gian đó là bao nhiêu triệu năm? Biết cái tịch tịnh ấy trong một thời gian dài như thế vẫn chưa được ra khỏi luân hồi, huống là tri vọng! Tự tri vẫn còn không được, nói gì tri vọng! Nên biết tri vọng là không đúng.

- Trong Pháp Bảo Đàn Kinh nói về vấn đề “Chánh niệm” rằng “Vô niệm niệm tức chánh”, vô niệm mới là chánh niệm. Lại, ngài Lục Tổ sợ người hiểu lầm hai chữ VÔ NIỆM thành niệm đoạn diệt, nên giải thích thêm: “Hễ niệm đoạn diệt tức là chết, phải đầu thai đổi lấy thân khác”, nên vô niệm chẳng phải là niệm đoạn diệt. Ngài lại giải thích: “Lục thức ra cửa lục căn, ở ngoài lục trần, chẳng nhiễm chẳng trước ấy mới là vô niệm” chứ chẳng phải đoạn diệt, đoạn diệt tức là chết. Chẳng sanh ra trước tưởng mới là vô niệm, hễ sanh ra trước tưởng tức có niệm; chẳng sanh ra trước tưởng chứ chẳng phải không có thế lưu bố tưởng. Trong Kinh Pháp Bảo Đàn không cho giữ “Niệm chánh”, tà chánh đều phải quét, bởi chánh với tà là tương đối. Ở Thiền tông là không cho giữ bất cứ cải gì, luôn cả chánh niệm cũng phải quét.

Hỏi: TRI HUYỂN TỨC LY như thế nào?

Đáp: Câu sau của “Tri huyện tức ly” là “Bất tác phương tiện” , tức không cho làm phương tiện. Nay lấy câu “Tri huyện tức ly” làm phương tiện để buông bỏ vọng là sai, là không được. Tiếp theo đó là câu “Ly huyển tức giác, diệc vô tiệm thứ”. Nay muốn lấy cái tri để trừ bỏ vọng, thì ấy có phải là phương tiện không? Hễ là phương tiện thì chẳng được vậy, là vi phạm lời của Phật, của Kinh rồi! Nên Kinh Viên Giác ở đoạn sau có hai mươi lăm thứ thiền quán, chỉ là tu thiền quán, chẳng biết về vọng tưởng mới có thể lìa được, nếu muốn lìa vọng tưởng là không được. Chẳng những cái tri là vọng, vô tri cũng là vọng. Trong Pháp Bảo đàn Kinh, ngài Lục Tổ mắng Thần Hội rằng: “Dẫu cho sau này ra hoằng pháp cũng chỉ là bọn tri giải”, nên vấn đề tri giải ở bên Thiền tông rất kỵ, phải quét sạch.

- Trong quyển hai của Kinh Lăng Nghiêm, Phật cũng giải thích rất rõ về hai chữ “Kiến Kiến”. Vấn đề này nhiều người cũng giảng sai: Có người cho chữ Kiến trước là năng, Kiến sau là sở, nhưng sự thật thì “Kiến kiến” là kiến tánh, là cái kiến không có bệnh, nay nếu dùng cái tri kiến có bệnh để thảo luận vấn đề này thì hết kiếp này qua kiếp khác cũng không giải được.

- Tri kiến của chúng sanh là cái bệnh từ vô thỉ đến nay, do con mắt bệnh mới thấy hoa đốm trên không, cho nên nói “Kiến kiến chi thời, kiến phi thị kiến, kiến do ly kiến, kiến bất năng cập”. Hai chữ KIẾN KIẾN là tự tánh tự hiện, là kiến tánh, chứ chẳng phải có người dùng cái năng kiến để kiến cái sở kiến.

- Kinh Kim Cang nói: “Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất đắc kiến Như Lai”. Chữ TÀ ấy chẳng phải nói tà đạo tà ma, mà là không đúng với chánh pháp, nên gọi là tà. Do có chánh nên có tà, chánh còn phải quét, nói chi đến tà! Như ở lập trường của Tổ Sư Thiền thì pháp nào chẳng đúng theo tông chỉ của Tổ Sư Thiền thì gọi là tà. Cũng như nói đến hai chữ “ngoại đạo” vốn chẳng phải có ý khinh khi, vì đối với bổn đạo mà nói, nếu không thuộc phạm vi của bổn đạo gọi là ngoại đạo, cũng như chẳng phải bổn quốc thì gọi là ngoại quốc. Chư Phật rất sợ chúng sanh chấp vào văn tự lời nói, hễ chấp lời thì nghịch ý.

Hỏi: Tại sao ngài Lục Tổ dạy người dùng ba mươi sáu pháp đối khi có người hỏi pháp?

Đáp: Ấy là thủ đoạn của Phật của Tổ để phá chấp chúng sanh, bởi vì “Nhất thiết duy tâm tạo”, tâm tạo vốn chẳng có thật, do bệnh của chúng sanh ham chấp thật nên hễ chấp vào cái đen thì Tổ nói là trắng; hễ chấp vào cái trắng thì Tổ nói là đen. Nhưng lúc Tổ nói “Trắng”, ý của Tổ chẳng phải là trắng; lúc Tổ nói “Đen”, ý của Tổ chẳng phải là đen, chỉ là phá cái chấp của chúng sanh, trị bệnh chấp thật của chúng sanh mà thôi. Do bệnh của chúng sanh là bệnh giả, nên thuốc của Tổ cũng là thuốc giả, nếu chấp vào lời Tổ là sai lầm.

Hỏi: Sư phụ nói đến ba thứ tri vọng, tri tịch và tự tri; tri vọng và tri tịch dễ dẹp, còn tự tri thì đối trị như thế nào?

Đáp: Kinh Lăng Nghiêm nói “Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn”, cái “Lập tri” ấy tức là tự tri. Thế gian nói “Tri”, nói “kiến” ấy là thế lưu bố tưởng, Phật cũng nói là tri là kiến, nhưng không có chấp cái tri ấy là thật, nên chẳng có lập tri, nên nói “Tri kiến vô kiến, tư tức Niết bàn”. Nay do tập khí từ lâu đời, chúng ta việc gì cũng muốn tri, muốn kiến, Phật muốn thuyết pháp độ chúng sanh cũng phải tùy thuận chúng sanh,cũng phải nói tri, nói kiến, nhưng không chấp đó là thật; hễ chấp thật tức tự lập cái tri, là căn bản của vô minh, nếu không kiến lập tức Niết bàn. Trong Kinh Lăng nghiêm nói “Tại sao và khi nào phát sinh cái vô minh?” Ấy là bởi cái giác có minh, chính cái “minh” đó là tri. Từ sở minh lập ra năng minh, do tri đó mới sanh ra tri tịch và tri vọng; từ minh đó sanh ra năng minh sở minh, năng chiếu sở chiếu, hễ năng sở lập thì tánh chiếu bị đánh mất.

Tự tánh chẳng phải tri, chẳng phải vô tri, chẳng thể dùng tới của thế gian diễn tả, nhưng vì lời của thế gian nói tri nói kiến là thế lưu bố tưởng, nên Phật phải nói tri nói kiến. Thật ra Tự tánh chẳng thể kiến lập cái tri, hễ có kiến lập tức là chúng sanh, tức là bệnh. Nói chữ “vọng” cũng chỉ là thế lưu bố tưởng, nếu chấp thật có vọng thì sanh ra trước tưởng, nếu vọng chẳng phải thật thì buông bỏ cái gì? Có tâm muốn buông bỏ đã là chấp cái vọng là thật rồi! Nên trong Thiền tông, Tổ sư kiến tánh cỏ bài kệ rằng:

“Nhược nhơn kiến huyễn bổn lai chơn,

Thị tắc danh vi kiến Phật nhơn”.

Ý nói nếu người nào thấy huyễn vốn là chơn thì người ấy tức đã thấy Phật vậy.

Hỏi: Người tham Thiền cần lấy nghi lễ giới luật để tu không?

Đáp: Lai Quả Thiền sư thí dụ rằng: “Tự tánh của mình vốn minh”; Kinh Lăng Nghiêm nói: “Tại sao có vô minh?” Tại do tự mình kiến lập cái “minh”, minh đã kiến lập thì phải có sở minh, có năng có sở thì minh của Tự tánh mất đi, thành cái vọng minh, sự thông minh trí tuệ của thế gian đều là vọng minh, chẳng phải cái minh automatic của Tự tánh không qua sự tác ý. Nếu dùng nghi lễ giới luật để tu cũng có thể dần dần tập cho thành thói quen và tập đến giải thoát nhưng rất chậm; nay dùng phương pháp tham thiền thì tác dụng nhanh, nhưng cũng không được rời bỏ giới luật, vì đó là pháp căn bản. Bất cứ tông phái nào cũng không được rời bỏ giới luật. Như Hòa thượng Bác Sơn Đời nhà Minh, Ngài là Tổ Sư của phái Tào Động đồng thời làm Tổ của Luật tông, Thiền Luật đi song song, Lai Quả Thiền sư, Hư Vân Thiền sư cũng vậy.

Hỏi: Tham Thiền như từ lớp một nhảy vọt lên lớp mười hai thì căn bản làm sao vững được?

Đáp: “Nói từ lớp một nhảy vọt lên lớp mười hai” ấy là theo quan niệm chấp thật của thế gian, là phải theo thứ lớp. Nhưng Tự tánh vốn bất nhị, chẳng những bất nhị, một cũng chẳng thể kiến lập. Vì hễ kiến lập số một là lọt vào số lượng, rồi thành hai, ba v.v... Nếu không chấp thật thì thứ lớp từ đâu ra ? Tại chấp tâm của mình phân biệt nên có đủ thứ sai biệt. Ý của Bát Nhã Tâm Kinh là muốn làm cho muôn ngàn sai biệt đạt đến chỗ chẳng có sai biệt, là bất nhị.

Nay tham Thiền là muốn đạt đến Tự tánh bất nhị, chứ không có thứ lớp cấp bậc. Bởi do chúng sanh có bệnh chấp thật nên mới đặt ra cấp bậc trong Giáo môn. Lại, tùy theo bệnh chấp của chúng sanhPhật thuyết cấp bậc trong các kinh có kinh nhiều có kinh ít, còn Thiền tông thuộc giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhơn tâm, kiến tánh thành Phật, nên quét sạch tất cả, chỉ cho tự mình ngộ nhập tâm mình chứ chẳng cần theo cấp bậc.

Hỏi: Thế nào là kiến tánh?

Đáp: Nói KIẾN TÁNH chẳng phải là “Ta thấy được Phật tánh của ta”, nếu như thế chẳng phải là kiến tánh, vì có cái TA là năng và PHẬT TÁNH là sở, có năng sở thì chẳng phải kiến tánh. Kiến tánhchấp tâm đã quét sạch, như tấm gương vốn sẵn chiếu soi, chứ chẳng phải nhở quét sạch bụi bậm mới thành tấm gương. Ánh sáng tự chiếu soi của tấm gương đã sẵn, chỉ vì bụi bậm nên chẳng thể hiện ra ánh sáng thôi. Cũng vậy, nay chúng ta tu hành, chẳng phải nhờ sự tu mới thành tấm gương, vốn đã sẵn có, chỉ nhờ quét sạch bụi bậm mới hiển hiện sự dụng thôi. Mặc dù nay ở địa vị phàm phu, nhưng diệu dụng chẳng kém hơn Phật Thích Ca một tí nào, cũng chẳng kém hơn chư Phật một tí nào cả, đều bằng nhau, nhưng của chư Phật thì được phát huy ra hết, của phàm phu do bụi bặm che lắp nên chưa được phát huy.

Hỏi: Vì sao nói là “Đợi thời tiết nhân duyên để ngộ?”

Đáp: Nói “Thời tiết nhân duyên” không phải có sự tác ý muốn sắp đặt thời tiết, muốn tạo ra nhân duyên, chỉ là đề lên câu thoại đầu phát khởi nghi tình. Như tôi thường nói, sự gián đoạn từ hai mươi bốn tiếng rút dần còn hai mươi ba tiếng, rồi hai mươi hai tiếng ... bớt dần đến lúc không còn gián đoạn, sẽ thành khối, lúc ấythời tiếtnhân duyên thuần thục, là tự động chứ không do mình tác ý sắp đặt. Có tác ý sắp đặtchướng ngại cho nghi tình của mình, không được ngộ.

Khi công phu được thành khối, thời tiết đã đến, bị người đánh một bạt tai cũng ngộ, hoặc bị đánh một cái liền ngộ, hoặc có người nghe tiếng hát liền ngộ, có người vấp té liền ngộ, thình lình thấy con khỉ leo cây cũng ngộ, ấy là nhân duyên, chứ chẳng phải do đánh bạt tai hoặc do mình sắp đặt mà ngộ.

Hỏi: Tham thiền có bị năm mươi thứ ngũ ấm ma quấy phá không?

Đáp: Không. Giáo môn chú trọng về ngồi thiền, nhiều người đi không đúng theo tông chỉ của Phật dạy, không phá ngã chấp. Ví như nhiều người cho trì chú là tu Mật tông, kỳ thật chẳng phải, chẳng đúng theo tông chỉ của Mật tông, chỉ lấy câu chú đè nén vọng tưởng mà không phá ngã chấp, chẳng khác gì lấy đá đè cỏ, đè nén lâu ngày phản lực mạnh, đến một ngày nào đó tham sân si nổi lên là vô phương trị.

Nhiều người niệm Phật cũng vậy, không tu đúng theo tông chỉ Tịnh độ, chỉ lấy câu hồng danh Phật hiệu đè nén vọng tưởng. Cũng có người tu Sổ tức; Sổ tức vốn là chánh pháp, chỉ vì không phá ngã chấp, chỉ lấy sổ-tức-quán đè nén vọng tưởng, khi tu đến bậc cao, có thần lực rồi thì bị ma dựa.

Hễ ma dựa rồi lúc đầu thường khiến người đó thân tâm vui vẻ , cảm thấy khinh an, ma thường biết trước tâm trạng người ấy, ví như biết được người ấy thích viếng chùa nào, sẽ đến báo trước cho mọi người rằng “ngày nào giờ nào sẽ có Phật sống đến thăm, mọi người phải cúng dường sẽ được phước ...” Khi được mọi người cung kính cúng dường, người ấy tự cho mình là Phật sống, lâu ngày tham dục nổi lên chẳng thể kềm chế, phá giới mất thần thông, sau cùng hóa điên hoặc ói máu mà chết.

Cho nên, bất cứ muốn tu theo tông phái nào đều phải đúng theo tông chỉ của tông phái đó, và luôn luôn phải phá ngã chấp; nếu chẳng phá ngã chấp thì càng tu cao chừng nào càng nguy hiểm chừng nay.

Tôi thường nói: Tham Thiền phải phá ngã chấp, vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ. Sở dĩ ma có thể dựa vào, là bởi mình có sở cầu, có sở đắc, có sở sợ. Nếu thực hành đúng theo chín chữ “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ thì ma đâu có cơ hội để dựa vào! Chẳng những ma không có cơ hội, theo kinh nghiệm của tôi, trước kia cũng có mấy người bị tẩu hỏa nhập ma, tôi dạy họ tham thiền, sau đó ma cũng chẳng thể nhập được.

Hỏi: Ngài Trí Giả Đại Sư nói “ba thứ ngoại đạo” như thế nào?”

Đáp: Trí Giả Đại sư nói đến ba thứ ngoại đạo:

1/ Ngoại đạo chính thức: Là sử dụng đúng theo bảng hiệu của ngoại đạo. Hễ tu đúng pháp ngoại đạo, mặc dù không được ra khỏi sanh tử luân hồi, cũng có thể sanh cõi Trời.

2/ Hạng ngoại đạo dùng bảng hiệu Phật giáo để tu pháp ngoại đạo, mặc dù làm việc phước thiện, cũng phải đoạ địa ngục. Phật giáo là tu đúng theo chánh pháp thì được giải thoát, còn nếu dùng bảng hiệu Phật giáo tu pháp ngoại đạo thì chẳng thể giải thoát, khiến người đi lầm đường, nên phải đoạ địa ngục.

3/ Hạng thứ ba là học Phật pháp thành ngoại đạo họ cũng y theo kinh điển, cũng tự nói là chánh pháp, nhưng hiểu lầm ý Phật, lấy ý mình thay thế ý Phật để dạy chúng sanh, khiến người sai lầm, tội ấy còn nặng hơn loại ngoại đạo thứ hai nữa! Phật gọi họ là “Con trùng sư tử tiêu diệt Phật pháp”. Con sư tử là chúa tể ở rừng, tất cả bách thú đều phải sợ khi con sư tử chết, các loài thú khác chẳng dám đến gần, đợi thịt của sư tử thúi mụt rồi sinh ra con trùng, tự những con trùng đó ăn thịt sư tử. Chính loại ngoại đạo thứ ba sau này tiêu diệt Phật pháp vậy.

Hỏi: Thế nào là TỨ Y?

Đáp: Đức Phật thường nói: “Người thường đối với Phật Pháp rất khó tin vì khó hiểu. Trong Kinh Duy Ma Cật có nói đến TỨ Y, ấy là:

1/ Y PHÁP BẤT Y NHƠN: Nhơn chỉ con người; mặc dù vị pháp sư đó rất danh tiếng, địa vị cao, danh dự tốt, nhưng hễ muốn y chỉ là phải y theo pháp chứ không được y theo người. Ví như gần đây có một vị đạo hữu đem cho tôi xem một bài kệ do một vị pháp sư dịch rằng:

“Trì giới và nhẫn nhục, được tội chẳng được phước, muốn biết không tội phước, đừng trì giới nhẫn nhục”

Ấy là dạy người đừng trì giới nhẫn nhục, nếu không thì được tội chẳng được phước! Bài kệ này rất tác hại đối với người ta. Tôi bảo đạo hữu ấy cho tôi xem nguyên văn chữ Hán của bài kệ, ấy là:

“Trì giới kiêm nhẫn nhục, chiêu tội bất chiêu phước, nhược tri vô tội phước, phi trì giới nhẫn nhục”.

Thật ra ý của câu sau cùng là “Phi trì giới nhẫn nhục”, chữ PHI có nghĩa là không phải chứ không có nghĩa là ĐỪNG; ý của bài kệ rằng: “Người muốn thành Phật chẳng phải là do trì giới nhẫn nhục mà đạt được”. Nhưng nếu một người nào có ý không trì giới thì nhất định người ấy chẳng thể thành Phật; chẳng những không được thành Phật, còn tạo tội phải đoạ địa ngục nữa!

Ý nguyên văn bài kệsiêu việt sự trì giới nhẫn nhục, ví như bình thường khi bị người khác đánh mắng, mình cũng biết hỗ thẹn khó chịu nhưng nhẫn nhục được, còn người siêu việt được sự nhẫn nhục thì việc đánh mắng ấy coi như gãi ngứa cho mình, chẳng hề thấy khó chịu. Đó là siêu việt trì giới nhẫn nhục chứ chẳng phải là không có trì giới nhẫn nhục, nếu bảo người đừng trì giới nhẫn nhục thì Phật pháp đâu còn tồn tại! Nên phải “Y pháp bất y nhơn”.

2/ Y NGHĨA BẤT Y NGỮ: Nghĩa là ý nghĩa, ngữ là lời nói. Đối với những lời Phật thuyết là phải y theo ý nghĩa của Phật chứ đừng y theo lời nói của Phật, nếu y theo lời là nghịch với ý. Tại sao? Ví như trong TỨ CÚ : Cú thứ nhất CÓ, cú thứ nhì KHÔNG, cú thứ ba CHẲNG CÓ CHẲNG KHÔNG, cú thứ tư CŨNG CÓ CŨNG KHÔNG. Nếu chúng sanh chấp CÓ là ,thật thì Phật nói KHÔNG để phá sự chấp có, hễ chấp KHÔNG là thật thì Phật nói CÓ để phá cái chấp không ấy. Lúc Phật nói CÓ, ý của Phật chẳng phải là có; lúc Phật nói KHÔNG, ý của Phật chẳng phải là Không, chỉ là phá sự chấp của chúng sanh. Cho nên hễ chấp lời thì nghịch ý, phải y nghĩa bất y ngữ, chẳng được y theo ngôn ngữ, văn tự, lời nói.

3/ Y TRÍ BẤT Y THỨC: Trí là không có phân biệt, thức thì có phân biệt. Thời nay có nhiều người lấy cái thức phân biệtbình luận Phật pháp, là rất sai lầm, phải y theo trí chứ không được y theo thức.

4/ Y LIỄU NGHĨA BẤT Y BẤT LIỄU NGHĨA:

Phật thuyết pháp chia làm 2 loại: Kinh liễu nghĩabất liễu nghĩa. Chúng ta phải y theo kinh liễu nghĩa chứ chẳng được y kinh bất liễu nghĩa. Nay có một số người tự làm tài khôn, dùng ý thức của mình trở ngược lại, y kinh bất liễu nghĩa mà phỉ báng liễu nghĩa, y thức mà phỉ báng trí, y theo ngữ mà phỉ báng nghĩa, y theo người mà phỉ báng pháp, chẳng biết tội phỉ báng Tam bảo rất nặng, tự cho mình đúng theo Phật pháp, còn trích dẫn kinh điển, lời của Phật, của Tổ để chứng tỏ, nhưng thật ra sự dẫn chứng ấy là sai lầm, lấy ý thức phân biệt để dẫn chứng, tạo tội địa ngục mà chẳng hay biết, Kinh Lăng Nghiêm nói “Hạng người này thật đáng thương xót”.

Bậc tu sĩ thọ nhận sự cúng dường của mười phương, phải có bổn phận tự giác giác tha, phải quyết chí thành Phật để độ chúng sanh, tự giác rồi mới giác tha. Như ngài Bá Trượng nói đến bốn thứ ác dục mà người tu sĩ dễ mắc phải, ấy là:

1/ Muốn thiên hạ đều qui y mình, làm đệ tử của mình.

2/ Muốn tứ chúng đều ở xung quanh mình, ủng hộ mình.

3/ Chẳng lấy Phật giáo làm trung tâm mà lấy tự kỷ làm trung tâm để làm Phật sự, làm từ thiện, ấy cũng là thiện nhân chiêu ác quả.

4/ Muốn thiên hạ đều biết mình hay, biết mình giỏi.

Phải phá ngã chấp, một khi đã lọt vào bốn thứ ác dục này thì ngã chấp rất nặng, làm sao có thể tự giác giác tha? Cho nên phàm là chánh pháp, trước tiên phải PHÁ NGÃ CHẤP, nếu không thì chẳng thể ra khỏi sanh tử luân hồi.

Chẳng những không ra khỏi sanh tử luân hồi, nếu thọ nhận sụ cúng dường của mười phương mà không phá ngã chấp, như Kinh Lăng Nghiêm nói “Hư tiêu tín thí, lạm dụng cung kính”, tức giả mạo tu sĩ để được mọi người cung kính cúng dường, tạo tội rất nặng.

Cho nên tôi thường nói: “Các pháp môn trong Phật pháp, bất kể Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, cho đến Tối thượng thừa, đều phải phá ngã chấp, nếu không sẽ thiện nhân chiêu ác quả”, vì tất cả việc làm đều xuất phát từ lòng ích kỷ, hễ mình còn chấp ngã thì làm sao dạy người phá ngã chấp?

Không phá được ngã chấp thì làm sao thoát khổ? Sở dĩ tôi nói những lời trên, là vì trong Thiền thất này cũng có người phạm phải sai lầm này, nên đề xuất ở đây để đại chúng tự kiểm thảo. Người chơn tu phải tự mình giải thoátgiải thoát cho chúng sanh.

Hỏi: Tánh chúng sanh như thế nào?

Đáp: Tánh chúng sanh với tánh Phật vốn chẳng phải là hai, nhưng hễ dùng ý thức để phân biệt thì có hai. Nên biết được tánh chúng sanh tức biết được tánh Phật. Phật dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, tất cả đều muốn cho mình biết tánh chúng sanh tức tánh Phật. Tám mươi bốn ngàn pháp môn qui tụ lại thành bốn đại loại: Tham Thiền, niệm Phật, trì chú, quán tưởng. Tôi là hoằng dương pháp tham Thiền, còn pháp môn Tính độ phải theo đúng tông chỉ của Tịnh độ; trì chú theo đúng tông chỉ Mật tông; quán tưởng phần nhiều thuộc về Giáo môn, mặc dù Tịnh độ cũng có cách quán tưởng niệm Phật.

Giáo mônTrung Quốc gồm bốn tông: Thiên Thai, Hiền thủ, Tam Luận, Duy Thức, mỗi mỗi đều tự có thiền quán. Tông Thiên thaiChỉ Quán Thiền, tông Hiền ThủPháp Giới Quán Thiền, tông Tam Luận là Tách Không Quán Thiền, tông Duy ThứcTứ Tầm Tư Quán Thiền. Thừa Thanh VănNgũ Đình Tâm Quán, cũng là quán tưởng. Phạm vi của quán tưởng râất rộng, nhưng bất cứ cách tu hành nào cuối cùng cũng sẽ biết được tánh chúng sinh, tức biết được tánh Phật của mình, gọi là kiến tánh thành Phật. Tất cả tông phái cuối cùng cũng sẽ đạt được mục đích đó, chỉ là tùy theo tâm chấp của chúng sanh phân biệt đủ thủ pháp môn, trong đó pháp tham Thiền rất dễ thực hànhcứu cánh.

Theo lịch sử Thiền tông Trung Quốc, tính từ Tổ Đạt Ma từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc, đến vua Khang Hy đời nhà Thanh, tổng cộng bảy ngàn Tổ kiến tánh, chẳng có tông phái nào đạt được thành tích như thế, chỉ có Thiền tông ra nhân tài nhiều nhất. Các tông phái khác đều phải nhờ nhân tài bên Thiền tông giúp cho sự hoằng pháp. Tông Tịnh độ có mười ba vị Tổ, gần đâyẤn Quang Đại sư là Tổ thứ mười ba, trong đó có tám vị là các Thiền sư kiến tánh rồi qua tông Tịnh Độ để giúp cho sự hoằng dương Tịnh độ. Nói tóm lại, tùy theo căn cơ của chúng sanh, lựa chọn pháp thích hợp mình để tu, cách tu nào cũng được, nghĩa là chánh pháp thì sẽ biết được tánh chúng sanh, cũng là biết được tánh Phật.

Hỏi: Có pháp nào chỉ dạy cho mau kiến tánh không?

Đáp: Phật và Tổ sư chỉ hướng dẫn đường lối cho mọi người tự đi, chứ chẳng giống như việc buôn bán ngoài đời rằng: “Bảo đảm!” Nếu có sự thầu như thế thì hiện nay chúng sanh đều thành Phật hết rồi! Không có bao, mà chỉ hướng dẫn đường đi cho mình tu, ai chịu đi, tinh tấn thì mau đến, lôi thôi thì chậm đến, không đi thì không đến.

Hỏi: thế nào là “Tịnh địa hà tu tảo, không môn bất dụng quan?”

Đáp: Hai câu này còn bệnh chấp thật. Cái “KHÔNG MÔN” người thường cho là đại diện cho Phật giáo, vì hiểu lầm Phật giáo tức cái gì cũng không. Nhưng sự thật thì Phật giáo chẳng phải “Không môn”, chẳng phải tất cả đều không.

Tôi thường nói KHÔNG là để hiển hiện sự dụng, người đời thường cho cái “Không môn” là tiêu cực, nhưng trái lại Phật pháp rất tích cực, chẳng phải khi thành Phật rồi thành một ông Phật chết hoặc chán đời rồi mới đi tu. Là tích cực mới đi tu, là muốn hiện ra cái dụng vô lượng vô biên. Ví như chánh điện này, nếu chẳng có cái KHÔNG trống rỗng thì chẳng thể dung nạp bao nhiêu người ngồi đây nghe pháp; cái tách này chẳng có cái Không thì chẳng thể đựng nước, đựng trà, đựng cà phê được … Tất cả muốn dùng đều phải có cái Không, KHÔNG lớn chừng nào thì sự dụng phát huy chừng nấy, “KHÔNG tới cực thì dụng tới cực”, tức là Phật, nên hễ người nào cho rằng cái “Không” của Phật giáotiêu cực, ấy là sai.

Nói đến câu “Đất sạch khỏi cần quét” (Tịnh địa hà tu tảo), theo Phật giáo lại khác, “Sạch” cũng phải quét luôn! Vì căn bản của Phật phápVÔ SỞ TRỤ, hễ trụ nơi “sạch” cũng còn là trụ, nên phải quét.

Nay tham Thiền nếu khôngvọng tưởng cũng không có nghi tình, thanh thanh tịnh tịnh, chẳng có gì cả, ấy là lọt vào vô ký không, là thiền bệnh, cũng phải quét, chứ đừng nói đến “sạch rồi khỏi quét”, sạch với dơ là tương đối, là lọt vào tứ cú, đều phải quét. Trong tứ cú: “dơ” là cú thứ nhất, “sạch” là cú thứ nhì, “chẳng dơ chẳng sạch” là cú thứ ba, “Cũng dơ cũng sạch” là cú thứ tư. Vô sở trụ; chẳng trụ nơi “dơ”, chẳng trụ nơi “sạch”, chẳng trụ nơi “Chẳng dơ chẳng sạch”, cũng chẳng trụ nơi “Cũng dơ cũng sạch”, vậy mới đúng với ý Phật là lìa tứ cú, không trụ nơi nào cả.

Hỏi: Tham Thiền chưa kiến tánh, rồi chết đi về đâu?

Đáp: Câu “Chết đi về đâu là câu thoại đầu để tham. Hồi đời xưa, những kiếp trước của Phật Thích Ca, vì nữa bài kệ dám thí mạng mình cho quỷ ăn để đổi lấy nữa bài kệ còn lại! Nhà Nho cũng có câu rằng: “Hễ sáng gặp được đạo, chiều tối có chết cũng là đáng”. Nay chúng ta tham Thiền, dù chỉ tham được một ngày, cũng đã gieo được cái nhân thành Phật, sau này ắt sẽ thành Phật. Nhân chánh quả sẽ chánh, chớ có lo cho sau này, cứ đi là sẽ đến.

Ví như từ Chợ Lớn đi Sài Gòn là một trăm bước, cứ bước được một bước còn chín mươi chín, hai bước còn chín mươi tám, rồi chín mươi bảy ... Kiếp này chỉ đi được ba nước, kiếp sau chỉ còn chín mươi bảy bước, nếu kiếp này đi được năm mươi bước, kiếp sau còn lại năm mươi, chứ không cần bắt đầu lại một trăm bước. Tất cả hạt giống trong A Lại Da thức không bao giờ mất, cư sĩ tại gia đã thọ ngũ giới, giữ được ngũ giới là không mất thân người, kiếp sau cũng được đầu thai thành người tiếp tục sự tu, đến chừng nào thành Phật mới thôi. Hễ giữ được ngũ giới chắc chắn sẽ thành người chứ chẳng phải làm con trâu con chó.

Hỏi: Người ở trong giải thoát cũng không ra ngoài giải thoát như thế nào?

Đáp: Ấy là nghĩa bất nhị, chẳng có giải thoáttrói buộc. Nên trong Kinh Pháp Bảo Đàn, ngài Lục Tổ nói “Thiền định giải thoát chẳng phải Phật pháp”. Lúc ấy Ấn Tông Pháp sư là vị pháp sưtiếng tăm đương thời cũng phải hoảng sợ, tại sao? Vì từ bao nhiêu năm ông vẫn dạy người tu thiền định giải thoát, sao Lục Tổ lại nói “Thiền định giải thoát chẳng phải là Phật pháp?!” Vậy thế nào là Phật pháp?

Lục Tổ nói:”Phật pháp là pháp bất nhị”, vì Ngài biết dù Ấn Tông Pháp sư đã giảng Kinh Niết Bàn mấy mươi năm nhưng chưa hiểu về Kinh, nên vẫn dùng Kinh Niết Bàn dẫn dụ cho hiểu:

“Trong Kinh Niết Bàn, Cao Quý Đức Vương Bồ tát hỏi Phật: Người tạo tội ngũ nghịch và Xiễn-đề (không tin Phật) có đoạn dứt thiện căn Phật tánh không?

Phật bảo: “Thiện căn có hai, một là thiện, hai là bất thiện, Tự tánh chẳng phải thiện hay bất thiện, nên chẳng thể đoạn dứt. Một là thường, hai là vô thường, Tự tánh chẳng phải thường và vô thường nên chẳng thể đoạn dứt”.

Cũng vậy, giải thoátkhông giải thoát là hai, vì Thiền địnhtán loạn là hai, có loạn mới có định, chẳng phải Phật pháp; có giải thoát thì có trói buộc, ấy là pháp đối đãi, chẳng phải Phật pháp”, nên ngài Lục Tổ nói “Thiền định giải thoát chẳng phải Phật pháp”. Phật pháp bất nhị, hễ có đối đãi là nhị, nay nói ở trong giải thoát hay ở ngoài giải thoát đều là nhị, tại có vọng tâm phân biệt mới sanh ra tương đối, đối đãi vậy.

Hỏi: Thế nào là chánh pháp và mạt pháp?

Đáp: Tổ sư Thiền tông không có nói về chánh pháp mạt pháp. Ngài Bác Sơn nói: “Có thể chuyển mạt pháp thành chánh pháp, chuyển hạ căn thành thượng căn”, bởi do tâm chấp thật của chúng sanh nên Phật mới phương tiện nói chánh pháp, tượng phápmạt pháp. Nếu như chẳng có tâm chấp thật thì như trên đã nói “Nhất niệm vạn niên, vạn niên nhất niệm” làm sao có chánh pháp và mạt pháp! Chấp tâm đã quét sạch thì mạt pháp cũng là chánh pháp, hễ chấp tâm còn nguyên vẹn thì chánh phápmạt pháp.

 

Trích giảng về KINH PHÁP BẢO ĐÀN

Hỏi: Thiền tông cần có nghi tình, tại sao trong Kinh Pháp Bảo Đàn ngài Lục Tổ chẳng dạy người phát khởi nghi tình?

Đáp: Nếu Ngài dạy người khởi nghi tình thì không đủ tư cách làm Tổ. Vì xưa kia trước đời nhà Tống, Tổ sư đều phải dùng thủ đoạn khiến người tu khởi lên nghi tình mà chẳng tự biết mình đã phát khởi chơn nghi, chẳng biết mình đang tham Thiền. Hễ Lục Tổ nói trắng ra thì không có tư cách làm Tổ. Như Tổ Hoài Nhượng lúc gặp Lục Tổ, bị Ngài hỏi: “Vật gì đến thế này?” Trả lời không được, tự thắc mắc cho đến 8 năm sau mới ngộ, ấy là nghi tình.

… PHẨM BÁT NHÃ THỨ NHÌ

Lúc bấy giờ ông Vi Cừ là tỉnh trưởng ở Thiều Châu mời Lục Tổ đến chùa Bảo Lâm thuyết pháp, hôm lại thỉnh Sư thăng tòa, Sư nói với đại chúng rằng:

- Tất cả đều phải tịnh tâm niệm Ma Ha Bát Nhã Ba Mật Đa. Thiện tri thức, người thế gian vốn sẵn có trí huệ Bồ Đề Bát Nhã, chỉ vì tâm mê chẳng thể tự ngộ, phải nhờ đại thiện tri thức chỉ dẫn mới được kiến tánh. Nhưng phải biết Phật tánh của kẻ ngu người trí vốn chẳng sai biệt, do sự mê ngộ khác nhau nên có ngu có trí. Nay tôi thuyết pháp Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật này, khiến quý vị đều được trí huệ, hãy chú ý nghe.

- Thiện tri thức, người thế gian suốt ngày miệng niệm Bát Nhã nhưng không biết Tự tánh Bát nhã, cũng như nói ăn mà không ăn thì chẳng no, miệng chỉ nói không, trải qua muôn ngàn kiếp chẳng được kiến tánh, thật là vô ích.

- Thiện tri thức, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật là tiếng Ấn Độ dịch nghĩa là Đại trí huệ, đến bờ bên kia, việc này này cần phải tâm hành mà không phải dùng miệng niệm; miệng niệm mà tâm chẳng thực hành cũng như huyễn hóa, chẳng có thực tế, chẳng có ích lợi. Miệng niệm tâm hành thì tâm với miệng mới tương ứng nhau, mới đúng với bản tánh của mình là Phật, hễ lìa tánh thì chẳng có Phật khác (Tự tâm là Phật, ngoài tâm chẳng có Phật).

- Sao gọi Ma Ha? Ma Ha là lớn, cái lớn này siêu việt số lượng, ví như hư không, chẳng có số đếm, chẳng thể suy nghĩ, nên chẳng có bờ bến, chẳng vuông tròn lớn nhỏ, chẳng màu sắc xanh vàng đỏ trắng, chẳng trên dưới ngắn dài, cũng chẳng thị phi, buồn vui, thiện ác và đầu đuôi, tức chẳng có tất cả tương đối. (Như tôi đã giảng Bát Nhã Tâm Kinh, Bát nhã là cái dụng automatic của Tự tánh, Tất cả chư Phật, tất cả thế giới Phật đều như hư không, hễ lọt vào tương đối thì chẳng phải Bát nhã vậy).

- Diệu tánh của người thế gian vốn là không, vốn chẳng có pháp nào cho mình đắc (nên tôi thường dạy người tham Thiền là phải Vô sở đắc), Tự tánh chơn không cũng vậy, chẳng có một pháp để đắc, hễ có sở đắc thì chẳng phải Bát Nhã, chẳng phải là kiến tánh thành Phật.

- Thiện tri thức, chớ có nghe tôi nói KHÔNG mà lại chấp trước cái không, trước tiên chớ chấp vào không, để tâm không tỉnh tọa tức lọt vào “Vô ký không”, (Người tham Thiền chẳng thà có nghi tìnhvọng tưởng, còn hơn là không có nghi tình cũng không có vọng tưởng, ấy là lọt vào vô ký không, là Thiền bệnh).

- Thế giới hư không bao gồm tất cả vạn vật, sắc tướng, mặt trời mặt trăng, núi sông đất đai, cây cối biển sông, người thiện người ác, pháp thiện pháp ác, thiên đàng địa ngục ... tất cả đều ở trong hư không, tánh không của người thế gian cũng vậy. Tự tánh của mình bao gồm vạn pháp, ấy gọi là “Đại”, là siêu việt số lượng. Tất cả vạn pháp ở trong tánh của người thế gian chẳng có thiếu sót một pháp nào cả, nay thấy tất cả người hoặc thiện hoặc ác đều không lấy không bỏ, không nhiễm trước, tâm như hư không, gọi là Ma Ha.

- Người mê thì miệng nói mà không thực hành, người rí dùng tâm thực hành. Còn có những người chấp ý của mình, tỉnh tọa mà trong tâm chẳng suy nghĩ gì cả, tự (ưng là đại, bọn người này có tà kiến khó phá, vì đã chấp vào tà kiến, lọt vào vô ký không nên chẳng thể nói chuyện với họ. (Như tôi thường nói, Phật pháp nói đến chữ “Không” là để hiển bày cái dụng, chứ chẳng phải cái không tuyệt diệt chẳng có gì cả. Pháp tu của ngoại đạo ấy pháp môn khác thường là muốn khiến tâm trống rỗng chẳng một niệm nào, nhưng pháp môn Thiền thì chẳng cho tâm không, chẳng cho dứt niệm). Nên trong kinh này, ngài Lục Tổ nói: “Tâm lượng rộng lớn cùng khắp pháp giới, cái dụng rõ ràng minh bạch, như căn nhà này chẳng có cái “Không” thì chẳng ở được, cái tách chẳng có cái “Không” chẳng thể đựng nước - bất cứ cái gì, phải có cái “Không” mới dùng được, chứ chẳng phải là ngoan Không). Hễ dùng thì rõ ràng, ứng dụng thì biết, tất cả là một, một là tất cả, khứ lai tự do. Tâm thể đã cùng khắp pháp giới rồi chẳng có chướng ngại, ấy tức là Bát Nhã.

- Thiện tri thức, tất cả trí Bát Nhã đều do tự tánh sanh khởi, chẳng những trí Bát nhã, tất cả vạn pháp cũng vậy, chẳng phải ở ngoài vào, đừng dụng ý sai lầm, mới gọi là chơn tánh tự dụng. Nói CHƠN thì một chơn tất cả đều chơn, một giả tế cả đều giả. Tâm lượng là việc lớn, chớ hành theo đườngn nhỏ, chớ có suốt ngày nói “Không” mà tâm chẳng tu hạnh này, như người thường dân mà tự xưng là vua thì chẳng được, những người này chẳng phải là đệ tử của ta.

- Sao gọi là Bát Nhã? Bát nhã dịch là trí huệ, bất cứ nơi nào, niệm niệm chẳng ngu si, thường hành theo trí huệ, tức hạnh Bát Nhã. Một niệm ngu si tức Bát nhã tuyệt, một niệm trí huệ thì Bát nhã sanh.

(Sao gọi là một niệm ngu si? Hễ tâm có trụ nơi nào, chấp trước cái gì, là ngu. Vô sở trụ, chẳng chấp trước điều gì, chẳng lọt vào tương đối, chẳng lọt vào tứ cú, tức là trí. Vì Bát nhã chẳng thể lọt vào tương đối, nên Tổ Sư nói: “Không có Bát nhã chẳng phải Bát nhã, có Bát nhã cũng chẳng phải Bát nhã”. Tại sao? Nói “Không Bát nhã chẳng phải Bát nhã” thì mọi người hiểu, còn nói “Có Bát Nhã cũng chẳng phải Bát Nhã” thì người ta không hiểu - Vì Có đối với Không là lọt vào tương đối, hễ tương đối thì chẳng phải Bá nhã rồi).

- Người thế gian ngu mê chẳng thấy Bát nhã, mặc dù suốt ngày miệng nói Bát Nhã nhưng tâm thường mê muội chấp trước, tại thường tự xưng là tu Bát nhã, trong miệng nói “Không” mà chẳng biết chơn không, chơn không vô sở trụ, hễ có sở trụ thì chẳng phải Bát nhã, giải như thế gọi là Trí Bát Nhã.

- Sao gọi là Ba La Mật? Ba La Mật là tiếng Ấn Độ, dịch nghĩa là đến bờ bên kia, là lìa sanh diệt. Hễ chấp cảnh - Bất cứ chấp cảnh gì thì sanh diệt dấy lên như nước nổi làn sóng, gọi là bờ bên đây. Hễ lìa cảnh, chẳng chấp trước cảnh thì sanh diệt chẳng nổi lên, như nước chảy im lìm, tức bờ bên kia, nên gọi là Ba La Mật. (Như tôi giảng Bát Nhã Tâm Kinh, bờ bên đây là trước cảnh nổi lên sanh diệt, nên có phiền não và khổ, chẳng được tự do tự tại, bờ bên kia không có trước cảnh, bệnh chấp đã hết, tự do tự tại, chẳng có phiền não và khổ).

- Người mê dùng miệng niệm, lúc niệm trong tâm có vọng có quấy, chẳng chấp trước cái này thì chấp trước cái kia, niệm niệm vô sở trụ mới là chơn tánh. Ngộ được pháp này gọi là Pháp Bát Nhã, tu theo hạnh này là hạnh Bát Nhã; chẳng tu là phàm, miệng niệm tu hành, tự thân bằng Phật.

(Tại sao một niệm tu hành là tự thân bằng Phật? Cũng như nay chúng ta tham Thiền, ngày đêm đề khởi câu thoại đầu khởi lên nghi tình, chính nghi tình này không lọt vào tương đối, không lọt vào tứ cú, một niệm tu hành, niệm niệm tu hành, lúc nghi tình thành khối, chẳng có sanh diệt, phiền não và khổ, lại được hiện ra cái dụng automatic của Tự tánh cũng như Phật vậy. Nên Lục Tổ nói: “Phàm phu tức Phật, phiền não tức Bồ đề, chẳng phải là hai, gọi là bất nhị. Tiền niệm mê tức phàm phước, hậu niệm ngộ tức Phật”. Ở đây, những người y văn giải nghĩa có thể hiểu lầm; vì lời nói mới có tiền có hậu, có trước có sau, ở trên đã nói: “Phàm phu tức Phật, phiền não tức Bồ đề”, là bất nhị chẳng có đối đãi. Nếu chẳng đối đãi thì sao lại nói Tiền niệm mê tức phàm phu, hậu niệm ngộ tức Phật?” Bởi do tâm chấp của chúng sanh hay phân biệt mê ngộ, phàm phu và Phật, nên ngài Lục Tổ mới nói như thế. Thật ra niệm chẳng có trước sau, nếu có trước sau thì Kinh Kim Cang nói “Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc”, có trước sau, mê ngộ ấy là nhị. Như tôi vừa nói, cứ đề câu thoại đầu khởi lên nghi tình, chẳng cần nghĩ tới trước sau mê ngộ hay là lìa cảnh, vì nghi tình là cây chổi automatic quét sạch tất cả, cho nên mới nói “phàm phu tức Phật, phiền não tức Bồ đề, vì nghi tình chẳng biết gì cả nên không có phân biệt).

- Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, tối cao tối thượng tối đệ nhất, không trụ không đi cũng không đến, tam thế chư Phật đều từ đó sanh ra. Nên phải dùng đại trí huệ của Bát Nhã đập tan ngũ uẩn phiền não trần lao, tu hành như thế nhất định sẽ thành Phật. (Ở đây nói “Đập tan ngũ uẩn phiền não trần lao” chẳng phải là nổi ý muốn đập tan, có nghi tình thì tự động quét và đập tan, tu hành như thế, nhất định sẽ thành Phật).

- (Ngài Huệ Năng là Tổ thứ sáu của Thiền Tông Trung Quốc, Thiền tông rất chú trọng nghi tình, tu hành là phải có nghi tình. Trước đời nhà Tống, thủ đoạn của Tổ Sư khiến người phát khởi nghi tình mà chẳng tự biết, đến đời nhà Tống mới có tham thoại đầu để khởi nghi tình, nhưng trước sau cũng là nghi tình. Phật Thích Ca ngồi dưới góc cây Bồ đề cũng nhờ có nghi tình mới được ngộ, chính nghi tình này đầy đủ giới định huệ, biến tam độc tham sân si thành giới định huệ. Tại sao nghi tình có thể biến tam độc tham sân si thành giới định huệ? Vì nghi tình chẳng biết gì cả, chẳng biết nghĩ tới thiện hay ác; thiện còn chẳng nghĩ, nói gì đến ác ư! Nếu chẳng nghĩ tức là giới. Nghi tình miên mật, liên tiếp thì vọng tưởng nổi lên không được, tâm chẳng tán loạn, ấy là định. Chính cái nghi tình chẳng lọt vào tương đối, chẳng lọt vào tứ cú tức vô sở trụ, nên gọi là huệ. Hễ có nghi tìnhgiới định huệ đầy đủ, nên hay biến tam độc tham sân si thành giới định huệ).

- Thiện tri thức, pháp môn của ta (Tức pháp môn Tổ Sư Thiền. Ở đây mặc dù không dạy pháp môn nào, nhưng thủ đoạn của Tổ khiên người tu tự sinh nghi tình mà không biết, đã là pháp môn rồi chứ chẳng phải tham thoại đầu công án sau này mới là Pháp môn). Từ một Bát nhã sanh tám mươi bốn ngàn trí huệ. Tại sao? Vì người thế gian có tám mươi bốn ngàn trần lao, nếu chẳng có trần lao thì trí huệ thường hiện ra. (Sự dụng của Tự tánh nếu bị trần lao nhét đầy, chẳng có chỗ trống thì sức dụng của Tự tánh Bát nhã chẳng thể hiện ra, nên tôi thường nói “quét không chừng nào thì sức dụng hiện ra chừng nấy, quét tới cực thì dụng tới cực, tức bằng với Phật”. Cái dụng tức trí huệ, trí huệ của người thế gian khi dùng phải qua tác ý, còn sức dụng của trí Bát nhã khi dùng là tự động, không qua bộ não, chẳng cần tác ý. Trí huệ chẳng lìa tự tánh, Lục Tổ thuyết pháp đều chẳng lìa Tự tánh), hễ lìa Tự tánh thuyết pháp tức là tướng thuyết.

Ngộ được pháp này tức vô niệm vô ức, quá khứ chẳng ghi nhớ, vị lai chẳng sắp đặt, hiện tại vô trụ, gọi là vô trước chẳng khởi lên cuồng vọng thì tự tánh tự động hiện ra khắp nơi. Dùng trí huệ quán chiếu tất cả pháp (Đây chẳng phải là pháp quán chiếu của Giáo môn, quán chiếu ở đây nghĩa là nghi tình chẳng lấy chẳng bỏ, là ghi tình tự quán chiếu mà chẳng phải quán chiếu, cũng như nói “tọa thiền” là tâm tọa chứ chẳng phải thân tọa) thì cuối cùng sẽ được kiến tánh.

- Nay chúng ta muốn nhập vào thậm thâm pháp giới (Hai chữ “Thậm thâm” nghĩa là siêu việt số lượng vì nghĩa của pháp giới rộng hơn vũ trụ), muốn được chánh định của Bát Nhã phải tu hạnh Bát nhã. Thực hành theo Kinh Kim Cang sẽ được kiến tánh. Phải biết công đức của Kinh này vô lượng vô biên, chẳng thể kể xiết.

- Pháp môn này là Tối thượng thừa, vì người đại trí thượng căn mà thuyết, người tiểu căn tiểu trí có nghe được cũng không tin. Tại sao? Ví như trời mưa to, khiến thành phố, thôn quê đều bị cuốn trôi như cỏ lá, nhưng mưa lớn xuống biển cả thì nước biển chẳng thêm chẳng bớt. Người Đại thừa, người Tối thượng Thừa nghe được Kinh Kim Cang, tâm liền khai ngộ.

- Nên biết tự tánh của mình vốn sẵn có trí Bát nhã, trí huệ tự tánh tthường chiếu soi nên chẳng nhờ văn tự, ví như nước mưa, chẳng do trời có mà do khí trời làm nên, khiến tất cả chúng sanh, tất cả cây cỏ, hữu tình vô tình đều được lợi ích thấm nhuần, tất cả sông ngòi đều chảy về biển lớn, hợp thành một thể, cái trí Tự tánh Bát nhã của chúng sanh cũng vậy. Người tiểu căn nghe được pháp môn đốn giáo này, cũng như cây cỏ gặp mưa bão, bị đổ ngã chẳng sanh trưởng được.

- Trí Bát nhã của người tiểu căn và người đại trí vốn chẳng sai biệt, tại sao nghe pháp chẳng được ngộ? Bởi do tà kiến chướng ngại, tà kiến càng nhiều thì phiền não càng sâu nặng, như mây lớn che khuất mặt trời, nếu chẳng được gió thổi thì ánh sáng chẳng thể hiện ra.

- Trí Bát nhã vốn chẳng lớn nhỏ, tại tất cả chúng sanh tự tâm mê ngộ chẳng giống nhau; tâm mê tu hành tìm Phật ở ngoài, chẳng tin tự tâm là Phật, chưa ngộ Tự tánh, nên gọi tiểu căn (Phật tử thời này phần nhiều chẳng hướng vào tự tâm mà chỉ tìm Phật ở ngoài tâm, gọi là mê tâm ngoại kiến). Nếu khai ngộ Đốn giáo, chẳng chấp lấy hình tướng bên ngoài, chỉ ở trong tự tâm thường khởi lên chánh kiến, thì phiền não trần lao chẳng thể nhiễm được, tức là kiến tánh. (Chánh kiến là gì? Có nghi tìnhchánh kiến - vì chẳng trụ ở nơi nào cả. Hễ nghi tình miên mật thì vọng tưởng chẳng khởi lên được, cuối cùng sẽ kiến tánh).

- Thiện tri thức, trong ngoài chẳng trụ, đi lại tự do, nếu trừ được chấp tâm thì thông đạt vô ngại. (Ở trên Lục Tổ nói đến “Trong ngoài”; nội tâm ngoại cảnh, cũng là tương đối. Lục Tổ sợ người chấp vào lời của Tổ, nên nói “Trong ngoài chẳng trụ, vì bổn tánh của chúng ta vốn hoạt bát, khứ lai tự do, hễ trừ được chấp tâm thì chẳng có tất cả chướng ngại. Ấy là do nghi tình là cây chổi tự động quét sạch tất cả chấp tâm, thông đạt chẳng chướng ngại). Nếu tu hạnh này, với kinh Bát Nhã vốn chẳng sai biệt, tất cả kinh điển, tất cả văn tự, Đại thừa Tiểu thừa, mười hai bộ kinh đều do con người đặt ra, do tánh trí huệ mới được kiến lập. Nếu chẳng có người thế gian thì tất cả muôn pháp vốn là không có, nên biết muôn pháp vốn do tâm người tạo ra, tất cả kinh sách đều vì con người mà nói. Vì trong loài người có ngu có trí, ngu là tiểu nhơn, trí là đại nhơn; kẻ ngu hỏi pháp người trí, người trí thuyết pháp cho kẻ ngu, kẻ ngu được ngộ với người trí chẳng khác biệt.

- Cho nên, khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, hễ một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật. Nên biết muôn pháp đều ở trong tự tâm mình, chẳng do bên ngoài mà có, vậy sao chẳng ở nơi tự tâm thấy được bản tánh chơn như, đạt đến kiến tánh? (Muốn đốn thấy bản tánh chơn như của mình phải tham Thiền, nhưng nếu chỉ tin pháp môn tham Thiền mà không tin tự tâm là Phật cũng không thể kiến tánh được). Nên Kinh Phạm Võng (Bồ Tát Giới Kinh ) nói “Tự tánh vốn thanh tịnh, nếu biết tự tâm mình là Phật, được kiến Tự tánh Phật của mình, tức thành Phật đạo”. Kinh Duy Ma Cật nói ngay lúc đó hoát nhiên đốn ngộ, liền được bổn tâm”. (Nếu tham Thiền đến nghi tình thành khối, gặp nhân duyên chín mùi, bị đánh một bạt tai liền ngộ, bị vấp té, mắng chửi - cũng ngộ, lúc ngộ thình lình được bổn tâm, bổn tánh). Ngoài sự dẫn chứng bởi kinh sách, ở đây Lục Tổ nói thêm về kinh nghiệm của chính mình.

- Lúc tôi ở nơi Hòa thượng Hoằng Nhẫn (Ngũ Tổ), vừa nghe giảng Kinh Kim Cang đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” liền ngộ, đốn thấy Chơn như bản tánh, nên đem pháp môn Đốn giáo này hoằng dương nơi thế gian, khiến người học đạo được giác ngộ Bồ đề. Nay mọi người phải tự quán tâm tham Thiền để tự thấy bản tánh. Nếu chẳng được tự ngộ, phải tìm Thiện tri thức biết pháp Tối Thượng Thừa để chỉ dạy đường lối chánh pháp. Vì Thiện tri thứcnhân duyên lớn, có thể giáo hóa dẫn dắt, khiến hành giả được mau kiến tánh, tất cả thiện pháp đều do Thiện tri thức mà được kiến lập.

- Tam Thế chư Phật, mười hai bộ kinh ở trong tánh người vốn đã đầy đủ chẳng thiếu sót. (Chứ chẳng phải là học từng cuốn kinh, từng đoạn kinh, từng chữ, từ cuốn này qua cuốn khác mới biết được. Chính ngài Lục Tổ là người dốt nát không biết chữ, chẳng học quyển kinh nào, nhưng khi ngộ rồi thuyết ra Kinh Pháp Bảo Đàn này. Cái học được chẳng phải của mình vậy), nhưng nếu tự ngộ chẳng được, phải cầu Thiện tri thức chỉ dẫn mới được kiến tánh. Người tự ngộ thì chẳng phải nhờ đến người khác, chẳng cần cầu ở ngoài. Nếu cứ chấp rằng cần phảiThiện tri thức ở ngoài mới được giải thoát là không đúng. Nay nhiều người chấp thật rằng phải có Thiện tri thức kiến tánh hướng dẫn mình mới tham Thiền được, mới kiến tánh được, ấy là sai lầm. Tại sao? Vì trong Tự tánh sẵn có Thiện tri thức, sẵn đủ thiện tri thức khiến mình tự ngộ, nếu khởi lên tà kiến mê chấp vọng tưởng điên đảo, thì dẫu cho gặp được Thiện tri thức dạy bảo cũng chẳng cứu được.

- Nếu chơn chánh khởi lên quán chiếu của Bát nhã (nghi tình), có thể trong một sát na vọng tưởng đều tiêu diệt, nhận được Tự tánh, đốn siêu Phật địa. (Lúc ngộ tự tánh, có nhiều vị Tổ liền thấu tam quan, từ địa vị phàm phu trực đến quả vị Phật, đốn siêu địa vị Phật).

- Trí Bát Nhã của mình khi dùng ra trong ngoài đều sáng tỏ chiếu soi, biết được tự tâm. Nếu biết được tự tâm tức vốn giải thoát (chẳng phải trước đó là trói buộc) được giải thoát tức Bát Nhã Tam Muội, Bát nhã Tam muội tức vô niệm. Sao gọi là VÔ NIỆM? Nếu thấy tất cả pháp, tâm chẳng nhiễm trước tức vô niệm; sự dụng của Tự tánh khắp pháp giới mà chẳng dính mắc nơi nào, lục căn tiếp xúc lục trần sanh ra lục thức chẳng nhiễm trước, (Bát Nhã Tâm Kinh nói “Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp”, vô nhiễm vô trước, khứ lai tự do, chẳng bị chướng ngại, gọi là Bát Nhã Tam Muội, tức chánh định của Bát Nhã), tự tại giải thoát. Hành theo hạnh này gọi là hạnh Vô Nhiễm, chứ không phải trăm điều chẳng nghĩ, muốn cho niệm tuyệt, ấy là bị pháp trói buộc, gọi là biên kiến (trong năm thứ ác kiến vì lọt vào chấp không. Ngài Lục Tổ sợ người hiểu lầm hai chữ VÔ NIỆM cho là không suy nghĩ gì cả; nếu chẳng một niệm, chẳng suy nghĩ, dành cho niệm tuyệt vậy).

- Hễ ngộ pháp vô niệm này thì tất cả pháp đều thông suốt, ngộ pháp vô niệm thấy được cảnh giới chư Phật, ngộ pháp vô niệm được đến địa vị Phật.

- Thiện tri thức, nếu người đời sau được pháp của ta, hãy đem pháp đốn giáo này nói với những người đồng kiến đồng hành, phát nguyện cùng tu, như phụng sự cúng dường Phậtsuốt đời chẳng thối lui, người ấy nhất định sẽ được vào thánh vị Phật. Tử trước đến nay, sự truyền thọ của các Tổ Sư đều không được ẩn dấu chánh pháp. Nếu chẳng phải người đồng kiến đồng tu, tức ở trong pháp môn khác thì không được truyền thọ, vì hễ truyền thọ e rằng sẽ hại người ấy, cuối cùng vô ích. Tại sao? vì sợ kẻ ngu chẳng hiểu, lại sanh phỉ báng pháp môn này, khiến muôn ngàn kiếp sau đoạn dứt chủng tử Phật.

- Thiện tri thức, nay ta có một bài VÔ TƯỚNG TỤNG, tất cả người tham Thiền, bất kể tại gia hay xuất gia đều phải y theo mà tu, nếu chẳng tự tu mà chỉ ghi nhớ lời ta, cũng là vô ích. (Bài Vô Tướng Tụng này tỏ rõ pháp môn Tổ Sư Thiền).

Bài VÔ TƯỚNG TỤNG:

Thuyết thông lại tâm thông, như mặt trời giữa không:

Người giảng kinh thuyết pháp hiện nay không thể nói là thuyết thông; Tâm chưa thông cũng thuyết thông được, thuyết thông chưa chắc tâm thông, nhưng tâm thông rồi thì thuyết tự nhiên thông. Thuyết thông với tâm thông, như mặt trời ở trên hư không. Tại sao lấy mặt trời để thí dụ? Vì mặt trời chẳng dựa vào chỗ nào cả, chẳng có một sợi chỉ treo lên. Bởi nếu có sợi chỉ treo lên mặt trời thì chính sợi chỉ đó sẽ che tối và chẳng chiếu soi đến, sẽ có sở trụ. Tự tánh của mình cũng như mặt trời chẳng dính mắc gì cả, cho dù một sợi chỉ.

Chỉ truyền pháp kiến tánh, hoằng pháp phá tà tông:

Tông phái Tổ Sư Thiền này chỉ cần minh tâm kiến tánh, chỉ truyền pháp kiến tánh, tức là muốn mọi người được ngộ. Tổ sư ra đời là phá tất cả tà tông, tà tông là chẳng đúng với chánh pháp, còn chấp ngã: Hoặc chấp nhơn ngã, hoặc chấp pháp ngã, nên gọi tà tông.

Pháp vốn chẳng đốn tiệm, mê ngộ có nhanh chậm:

Theo pháp vốn chẳng có đốn tiệm, do mê ngộ có nhanh chậm nên nói có đốn tiệm: Đốn tiệm là do người chứ chẳng phải do pháp.

Pháp môn kiến tánh này, kẻ ngu chẳng thể biết:

Thiền tông kiến tánh này người ngu chẳng thể hiểu được, vì họ quá chấp thật. Pháp môn này chẳng phân biệt thông minh hay dốt nát, hễ chấp thật là thấp, không chấp là cao. Nên Phật Pháp là càng chấp nhiều chừng nào càng hạ căn chừng nấy, càng chấp ít càng thượng căn, chứ chẳng phải người thông minh lanh lợi là cao.

Thuyết tuy muôn ngàn lối, đúng lý chỉ là một,

Nhà phiền não đen tối, thường nên sanh huệ nhật:

Nói về pháp môn thì nhiều, nhưng hợp lại chỉ là một. Do chúng sanh đang ở trong nhà đen tối, phải thường sanh ra từ huệ của mặt trời (nghi tình miền mật).

Tà khởi phiền não tới, chánh đến phiền não trừ.

Tà chánh đều chẳng chấp thanh tịnh đến cùng tột:

Hễ khởi lên một biệt niệm tức là tà đến, phiền não đến; chỉ có chánh niệm (tức khởi lên nghi tình) thì phiền não trừ. Nhưng tà với chánh đều chẳng chấp mới có thể thanh tịnh đến cùng tột. Nếu người tham Thiền còn biết là mình đang tham Thiền thì chưa phải chơn tham; chơn tham là chẳng có phân biệt tà chánh, luôn cả tham Thiền cũng chẳng biết là đang tham, trước kia thủ đoạn của Tổ Sư hay khiến người đạt đến chơn tham.

Tự tánh vốn Bồ Đề, khởi tâm tức là vọng.

Tịnh tâm ở trong vọng, niệm chánh chẳng tam chướng:

Bồ Đề vốn là Tự tánh sẵn có, hễ khởi lên một niệm cho là Bồ đề, khởi niệm đi tìm Bồ đề tức là vọng. Nay nhiều Phật tử khi gặp mặt hay chúc nhau bằng câu “Bồ đề tăng trưởng”, Bồ đề làm sao tăng trưởng được? Tâm thanh tịnh của mình nay ở trong vọng, mặc dù tâm ở trong vọng, nhưng tự tánh vốn thanh tịnh chẳng bị vọng ô nhiễm, nên chỉ cần có chánh kiến thì chẳng có tất cả chướng ngại.

Người đời muốn tu đạo, tất cả đều chẳng ngại,

Thường tự thấy lỗi mình, với đạo tức tương ưng:

Người thế gian tu đạo này, tu pháp môn này thì ít cả đều chẳng chướng ngại, nhưng phải phá ngã chấp. Người thường hay thấy lỗi của người khác mà chẳng thấy lỗi của chính mình, ấy là do có ngã chấp. Phải thường tự thấy lỗi của mình, như thế mới phá được ngã chấp, tương ưng với đạo.

Muôn loài tự có đạo, mỗi mỗi chẳng ngại nhau,

Ngoài tâm đi tìm đạo, suốt đời chẳng thấy đạo,

Bôn ba qua một đời, sau cùng tự áo não:

Các loài chúng sanh đều tự có đạo và đều chẳng chướng ngại với nhau. Đạo ở trong tự tâm, nếu lìa đạo ở nơi tự tâm mà đi tìm kiếm đạo ở ngoài tâm thì suốt đời chẳng được thấy đạo, chỉ bôn ba qua một đời, cuối cùng tự áo não mà thôi.

Muốn được thấy chơn đạo, hạnh chánh tức là đạo,

Nếu tự chẳng đạo tâm, đen tối chẳng thấy đạo:

Muốn được thấy chơn đạo thì tâm hạnh chánh tức Đạo; nếu suốt ngày đêm giữ được nghi tình miên mật thì hạnh chánh, tức là đạo. Hễ tự mình chẳng có tâm đạo, ví như đi trong đen tối chẳng thể thấy được đạo.

Nếu là người chơn tu, chẳng thấy lỗi thế gian,

Nếu thấy lỗi của người, trái lại thành tự quấy,

Người quấy ta chẳng quấy, thấy quấy thành tự lỗi.

Hễ bỏ tâm chấp quấy, phiền não tự tan rã,

Thương ghét chẳng quan tâm, duỗi thẳng hai chân nằm:

Làm sao biết được người chân thật tu hành? Người chân tu chẳng thấy lỗi của thế gian. Hễ thấy lỗi của thế gian tức còn ngã chấp; thấy cái quấy của người khác trái lại thành tự quấy. Người quấy ta chẳng quấy, ta quấy tự có lỗi chỉ cần buông bỏ tâm quấy ấy, tự nhiên phá được phiền não, yêu ghét đều chẳng quan tâm, duỗi thẳng hai chân nằm.

Muốn hóa độ chúng sanh, tự phải có phương tiện,

Khiến họ hết nghi ngờ, tức là Tự tánh hiện:

Muốn hóa độ chúng sanh, tự mình phải có phương tiện. Chư Phật chư Tổ giáo hóa chúng sanh đều phải có phương tiện, chẳng pháp nào không có phương tiện mà tu được giải thoát. Nay chúng ta đối với vũ trụ vạn vật đều có nghi: Tại sao có ta? Tại sao có ngũ tạng lục phủ? Tại sao con mắt thấy lỗ tai được nghe? Tại sao có cây cối trời đất? tất cả đều là nghi. Nếu muốn giáo hóa chúng sanh để mọi người tu đến hết nghi, như nay tham Thiền khởi lên nghi tình, tham đến nghi tình vỡ rồi thì sự nghi hết. Tổ Sư Thiền gọi là “Cắt đứt căn nghi”, khi tự tánh hiện ra tức kiến tánh, chứ chẳng phải có cái TA năng kiến và có cái tánh là sở kiến. Nên ở đây nói là Tự tánh hiện.

Phật pháp tại thế gian, chẳng rời thế gian giác,

Lìa thế tìm Bồ đề, cũng như tìm sừng thỏ:

Phật pháp ở trong thế gian, chẳng thể rời thế giangiác ngộ; hễ lìa khỏi thế gian thì đâu cần tìm Phật pháp! Nếu lìa thế gian mà tìm Bồ đề, ví như tìm sừng thỏ vậy.

Chánh kiến gọi xuất thế, tà kiến gọi thế gian.

Tà chánh đều quét sạch, tánh Bồ đề rõ ràng:

Chánh kiến phải phá ngã chấp, tà kiến thì chấp ngã (Hai chữ “tà kiến” ở đây là đối với chánh kiến, chứ chẳng phải tà kiến trong năm thứ ác kiến). Mặc dù chánh kiếnxuất thế gian, tà kiếnthế gian, nhưng vẫn còn đối đãi, người tham Thiền phải tà chánh đều quét sạch mới không có đối đãi, tánh Bồ đề rõ ràng hiện ra.

Tụng này là đốn giáo, cũng gọi đại pháp thuyền,

Lúc mê tu nhiều kiếp, ngộ chỉ một sát na:

Bài Vô Tướng Tụng này là pháp môn Đốn giáo của Tổ Sư Thiền, cũng gọi là Đại Pháp Thuyền chở chúng sanh đến bờ bên kia. Người mê chẳng tin chẳng thực hành nên khổ tu nhiều kiếp, người tin theo pháp môn này để tu chỉ ngộ trong một sát na thôi.

Sư lại nói: “Tôi ở Chùa Đại Phạn thuyết pháp Đốn giáo này, phổ nguyện tất cả chúng sanh trong pháp giới nghe rồi liền được kiến tánh thành Phật”. Lúc ấy Vi Sử Quân và tất cả quan chức, tứ chúng nghe lời thuyết pháp của Tổ đều được khai ngộ, lễ bái tán thán rằng: “Chẳng ngờ ở Lĩnh Nam lại có Phật ra đời”.

Hỏi: Chỉ nhờ câu thoại đầuđạt đến lý chơn không chăng?

Đáp: Nói”NGỘ” là ngộ vào Tự tánh chứ chẳng phải ngộ lý Chơn không. Thiền tônggiáo ngoại biệt truyền, tức ở ngoài giáo lý, quét sạch tất cả lý mới ngộ nhập Tự tánh. Nếu còn có cái lý thì chưa lìa được ý thức, hễ theo lý thì đòi hỏi phải hợp lý; muốn hợp lý (Logic) là còn nằm trong ý thức, không được kiến tánh. Lai Quả Thiền sư có quở chúng Tăng rằng “Các ngươi chứa đầy bụng các kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, nhưng ở Thiền đường này thì một chữ cũng xài không được”.

Vừa rồi Ni Sư nói “Nghiệp chướng sâu trong xương tủy”, là chẳng phải như thế; ví như căn phòng đen tối trong một ngàn năm hay mười ngàn năm, chỉ cần đốt lên một cây đèn thì sự đen tối trong muôn ngàn năm đều hết. Tổ sư nói “Đừng có đổ thừa nghiệp chướng nặng”, cũng đừng tin là “La hán tái lai, Bồ tát chuyển thế”, ấy là gạt người”. Những lời này chính Lai Quả Thiền sư nói trong quyển thượng của Thiền Thất Khai Thị Lục.

Cho nên, Bác Sơn Cảnh Ngữ nói “Phải tin tự tâm là Phật”; tin tự tâm là Phật là chánh tín, tin ngoài tâm có Phật là tà tín, chớ đổ thừa nghiệp chướng nặng hoặc bảo rằng kinh có cao thấp. Trong Từ Bi Thủy Sám có bảy thí dụ, thí dụ thứ nhất nói: “Mình phải tự biết hổ thẹn, hồi xưa ta với Phật Thích Ca vốn cùng là chúng sanh, nay Phật Thích Ca đã thành Phật quá lâu mà ta vẫn còn là chúng sanh!? Do đó, chớ nên nói là “mình bị nghiệp chướng nặng, không dám sánh bằng Phật” mình với Phật đâu có khác! Nay chẳng thể bằng Phật nên phải hổ thẹn vậy. Tổ Sư Thiền này chẳng kể nghiệp chướng, chẳng kể sơ tham lão tham, thượng căn hạ căn v.v... Bởi Phật tánh của mọi người đều bằng nhau.

Hỏi: Vừa rồi Sư Phụ nói “Thiền Tông phải có niệm”, ấy là niệm gì?

Đáp: Niệm đó là VÔ NIỆM. Vô niệm đó là chánh niệm, tức nghi tình. Nghi tình chằng phải là không có niệm, nhưng nghi tình không được gián đoạn, hễ gián đoạn tức chẳng miên mật vậy.

Hỏi: Dùng ba thứ quán chiếu để quán vọng quán huyễn của thế gian có phải là “Quán chiếu Bát Nhã” không? Có phải là trì kinh Bát Nhã không?

Đáp: Không phải. Cái huyễn, cái vọng mà mình biết ấy, hễ chấp vào đó là nằm trong câu thứ hai của nghĩa ba câu trong Kinh Kim Cang. Nếu biết vọnghuyễn hóa thì nằm trong câu thứ hai: Câu thứ nhất nhà chấp thật, câu thử hai là biết được ấy là huyễn hóa, phá được cái chấp thật nhưng còn nằm trong câu thứ hai, chưa đến câu thứ ba. Mặc dù đến được câu thứ ba vẫn còn phải quét, nên chẳng phải Bát Nhã.

Hỏi: Có người cho rằng phải sử dụng quán chiếu Bát Nhã, sanh ra trí huệ để rãi công đức đến chỗ cùng cực thì thấy được vọng niệm khởi lên và rơi xuống, ấy tức ngộ đạo, phải không?

Đáp: Ấy là tự mình bày đặt! Nay thử hỏi “Cái niệm đó” là niệm gì? Ai rãi cái niệm đó? Nếu có “ai” rãi thì cái rãi đó là năng, cái niệm là sở; có năng sở làm sao gọi là Bát Nhã? Bát nhã chẳng năng sở, nếu nói quán chiếu tức Bát Nhã thì quán chiếu có năng quán sở quán, còn là tương đối.

Hỏi: Vậy thì đến giai đoạn nào mới gọi là Bát Nhã và khởi dụng Bát Nhã để tu?

Đáp: “THAM THOẠI ĐẦU” mới là hành thâm Bát Nhã. Tham Thiền tức trì kinh, Bát Nhã vô sở trụ, chẳng có năng sở, chẳng lọt vào tương đối. Có Bát Nhã còn chẳng phải Bát Nhã, huống là năng sở!

Hỏi: Thế thì pháp quán chiếu của Giáo môn làm sao đạt đến thể tánh?

Đáp: Giáo môn thì khác. Kinh Pháp Bảo Đàn là Thiền môn, Thiền môn thuộc giáo ngoại biệt truyền, khác với Giáo môn, phải cỏ nghi mới được ngộ. Nay tham thiền tham đến chết chưa kiến tánh, ôm câu thoại đầu đến chết, kiếp sau cũng sẽ tiếp tục tham. Trong Truyền Đăng Lục có kể về một bé gái mười lăm tuổi, là cháu của Thừa tướng Tô Công Tụng, cũng do kiếp trước có tu, nên tham Thiền đến mười lăm tuổi đã kiến tánh, nhưng chẳng hề nói ra cho ai biết, vì tưởng rằng ai ai cũng vậy. Sau khi phá được Sơ quan, cha mẹ cho Cô lấy chồng. Do thiện căn Bát Nhã đã được gieo trồng, sau cùng cũng được gặp Thiền sư cho xuất gia, pháp danh Diệu Tổng Thiền sư. Xưa kiaTrung Quốc, chức vị Trụ trìTòng lâm đều là những vị tu hành đã kiến tánhDiệu Tổng Thiền sư được ông Tỉnh trưởng mời đến chùa làm Trụ trì. Ngài Đại Huệ Thiền sư, thầy của Sư Bà nói “Sư Bà là người chẳng có tham thiền mà được ngộ”, nhưng kỳ thật là do tham Thiền mới được ngộ.

Hỏi: Như thế bên Giáo môn dùng pháp quán chiếu thì chẳng được ngộ ư?

Đáp: Lai Quả Thiền sư nói “Quán chiếu mặc dù có ngộ, nhưng không đến đỉnh núi Niết Bàn, chẳng triệt để”. Nên trong Truyền Đăng Lục nói “Như lai Thiền khác hơn Tổ Sư Thiền”, Như Lai Thiềngiai cấp, chia thành năm mươi bảy cấp, Quán chiếu thuộc Như Lai Thiền chứ không phải Tổ Sư Thiền.

Hỏi: Cái “Biết vọng” của ngài Khuê Phong như thế nào?

Đáp: Ngài Khuê Phong là Tổ thứ năm của Tông Hiền Thủ, chẳng phải Tổ sư của Tổ Sư Thiền. Kinh Viên Giác nói “Nhất thiết chúng sanh giai chứng Viên giác”, ngài cho là dịch sai, chữ GIAI phải đổi thành chữ CỤ, ấy là lý lẽ bên Giáo môn, Thiền tông thì biết chữ Giai là đúng. Ý của Tổ Khuê Phong là “Tất cả chúng sanh chưa chứng viên giác, chỉ là cụ túc viên giác mà thôi”, ấy là do còn chấp thật có chúng sanh, thật có viên giác. Bởi vì bản tánh của mình đâu phải là chúng sanh? Bản tánh của mình đâu phải là Phật? Nay dùng trí huệ hiểu biết để suy diễn cũng có thể suy ra được: Nếu bản tánh của mình là Phật thì sao nay lại thành chúng sanh? Hễ thành chúng sanh được thì tu thành Phật cũng vô ích, sau này cũng có thể trở thành chúng sanh. Hễ bản tánhchúng sanh thì dù cho tu hành thế nào cũng chẳng thể thành Phật được, vì bản tánh đã là chúng sanh rồi! Do Khuê Phong còn có chấp, nên chỉ có thể làm Tổ bên Giáo môn chứ chẳng thể làm Tổ bên Thiền môn.

Hỏi: Thấy tâm tán loạn có thể niệm câu “Nam Mô Định Tâm Vương Bồ Tát” được không?

Đáp: Ở trong pháp môn Duy thức, tám thức nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý đều là tâm vương.

Hỏi: Có người nói “hết vọng tưởng tức kiến tánh”, nhưng Sư lại nói: “hết vọng tưởng chưa phải kiến tánh”, mong Sư giảng lại chỗ này?

Đáp: Nếu không phá ngã chấp, hết vọng tưởng được sanh Cõi Vô Tưởng, cao nhất là Cõi Phi tưởng Phi phi Tưởng. Đức Phật từng thọ ký cho ông Uất Đầu Lam Phất “Sau khi hưởng xong phước báo cõi Trời, sẽ bị đoạ súc sinh làm con chồn bay”. Tu đến hết vọng tưởng, đừng nói là một đời chỉ có mấy mươi năm, cho dù là nữa đại kiếp không có vọng tưởng, vẫn còn bị đoạ súc sinh! Cho nên, hễ không có nghi tình cũng không có vọng tưởng là lọt vào vô ký không, là Thiền bệnh. Tổ Sư Thiền gọi đó là “ngâm nước chết”, hễ chấp vào đó thì vĩnh viễn chẳng được kiến tánh.

Hỏi: Câu “Tiền niệm bất sanh tức tâm, hậu niệm bất diệt tức Phật” trong Kinh Pháp Bảo Đàn như thế nào ?

Đáp: Ở trên đã nói, nếu chấp vào lời nói là nói hoài chẳng hết; hễ chấp vào thời gian thì có trước có sau, có mê có ngộ, là tương đối. Tâm niệm của chúng ta mặc dù thấy giống nhau nhưng mỗi giây đều khác, cũng như cây tim đèn, ngọn đèn của một giây trước chẳng phải ngọn đèn của một giây sau, phải không?

Nay tham Thiền cần nghi tình miên mật, không để ý trước sau, không để ý mê ngộ, đến một ngày kia thình lình ngộ thì giây phút ấy, niệm ấy ngộ tức kiến tánh thành Phật. Khi chưa ngộ thì niệm niệm đều mê, nhưng lúc có nghi tình thì chẳng phải mê, mặc dù chưa kiến tánh. Như ngài Lai Quả Thiền sư nói “Nếu công phu được thành khối, hai mươi bốn tiếng đồng hồ chẳng gián đoạn thì không kiến tánh cũng được. Tại sao? Vì hễ có tướng thì Diêm La Vương thấy và có thể sai tiểu quỷ bắt được; nghi tình chẳng hình tướng, chẳng lọt vào chỗ nào cả, chẳng có tướng thì Diêm La Vương chẳng thể thấy, chẳng thể sai quỷ sứ đến bắt. Sự thật thì công phước đến chỗ đó muốn không kiến tánh cũng chẳng được. Đối với chúng sanh chấp mê phải nói ngộ, nên nói “Niệm trước là mê, niệm sau là ngộ”. Khi ngộ rồi mới biết chẳng có ngộ, vì trước có mê đâu mà nói là ngộ?

Cho nên, hễ chấp vào lời nói là không hiểu ý của Tổ. Lời của Tổ, của Phật chỉ là phương tiện tạm thời, đối với căn cơ này thì thuyết pháp này, đối với căn cơ kia là thuyết pháp kia, thường thì pháp này với pháp kia mâu thuẫn nhau. Ý của Phật chẳng có mâu thuẫn, do người chấp có mâu thuẫn, thành ra nói pháp có mâu thuẫn. Nên nói bệnh của chúng sanh là bệnh giả, thuốc của Phật là thuốc giả, bệnh giả hết thuốc giả phải bỏ, nếu chấp thuốc ấy là thật thì sai lầm.

Hỏi: Trong cuốn “Thiền Đạo Tu Tập” của ông Trương Trừng Cơ nói rằng Phái Tào Động là Mặc chiếu, phải không?

Đáp: Trương Trừng Cơ là người tu theo Mật tông, chẳng có thực hành Tổ Sư Thiền, chỉ nghiên cứu sách Thiền mà tự cho Tào Động Tông là Mặc chiếu. Ông ấy cũng biết hễ có lý luận là nghịch với ý chỉ Tổ Sư Thiền, nhưng cũng bất giác lập ra lý luận đặc biệt về Tổ Sư Thiền, chia công án thành bốn loại, ấy là tại tác giả chẳng biết về Tổ Sư Thiền, chẳng thực hành Tổ Sư Thiền, tự lấy ý mình suy ra tưởng là đúng. Người tham Thiền chẳng thể căn cứ vào đó mà phải căn cứ Tổ Sư kiến tánh. Quyển “Lá Thư Thiền” của ngài Đại Huệ nói “Mặc chiếu là tà thiền”.

Hỏi: Thế nào là Năm tông bảy phái?

Đáp: Thiền tông là một, tại sao lại chia thành năm tông bảy phái? Ấy là do thủ đoạn của Tổ Sư có khác biệt. Ví như bảy người có bảy món ăn đặc biệt, ông A là món canh chua, ông B thì món xào, ông C thì món hầm v.v.. mỗi người một món đặc biệt ngon, mặc dù món ăn đó sáu người khác vẫn làm được nhưng không ngon bằng. Người thích món canh chua phải đến chỗ ông A, người thích món xào đến ông B, hễ người thích món xào mà đến với ông A thì giới thiệu ngay đến ông Biết ... Tuỳ theo căn cơ, sở thích của người tu nên chia thành năm tông bảy phái. Đến khi Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ra đời, thủ đoạn của Tổ sư chẳng xài ra được nữa.

Hỏi: Chẳng có vọng tưởng cũng chẳng chấp không, có phải là ý của “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” không?

Đáp: ƯNG VÔ SỞ TRỤ là giữ cái hoạt bát vạn năng của Tự tánh, NHI SANH KỲ TÂM là dụng của tự tánh xài ra. Tôi thường lấy cánh tay để thí dụ: Sự dụng của tay hoạt bát vạn năng, lấy gì cũng được, hễ có sở trụ, chấp vào một vật gì thì đánh mất tánh hoạt bát vạn năng của tay, nên chư Phật chư Tổ dạy phải quét đi, khôi phục lại tánh hoạt bát vạn năng. Chấp vào một vật là CÓ, hay chấp vào cái KHÔNG, cũng là đánh mất sự hoạt bát vạn năng, nên cái không ấy cũng phải quét. Nếu chẳng có vọng tưởng cũng chẳng chấp không thì cái “chẳng có vọng tưởng” ấy có biết không?

Hỏi: Thế nào là “Nhập lưu vong sở?”

Đáp: Kinh Lăng Nghiêm quyển sáu: “Từ văn tư tu, nhập Tam Ma Địa”. Lúc đầu ở trong cái nghe nhập lưu vong sở, hễ có cái năng nghe thì có sở nghe. Thế nào là nhập lưu? Không có sở nhập mới là nhập lưu. Nhĩ căn trong lục căn là nghe, nếu nghe ở bên ngoài là xuất lưu, chẳng nghe bên ngoài, trở vào bên trong gọi là nhập lưu. Nhập lưu thì sở nghe hết, gọi là vong sở, sở đã diệt thì tịch tịnh, chẳng còn tướng động tịnh.

Hỏi: Thế nào là “Hàn lu trục khối, sư tử giáo nhơn?”

Đáp: Tổ Sư Thiền có một thí dụ về con chó và con sư tử: Một người liệng ra cục xương, con chó thông minh của nước Hàn đuổi theo cục xương mà cắn, còn con sư tử chẳng thèm để ý cục xương mà cắn ngay người ấy. Người ấy là gì? Là Tự tánh; cục xương là gì? Là lời nói của Phật, của Tổ. Hễ đuổi theo lời nói của Phật, Tổ để hiểu là con chó, hướng vào Tự tánh để ngộ là con sư tử. Đức Phật muốn chúng ta làm con sư tử chứ chẳng muốn chúng ta làm con chó, nên Kinh Lăng Nghiêm nói “Phàm hữu ngôn thuyết giai phi thật nghĩa”, lời nói của Phật cũng là ngôn thuyết vậy, làm sao căn cứ chỗ đó chấp vào chỗ đó, nói là thật nghĩa!

Nên biết tất cả lời của Phật, của Tổ chỉ là phương tiện tạm thời để ngộ nhập Tự tánh của mình, như Kinh Pháp Hoa nói “Khai thị ngộ nhập”, chẳng phải ngộ nhập cái khai thị đó của Phật, mà là nhờ khai thị ngộ nhập Tự tánh. Nay hễ chấp lời thì nghịch ý, như tôi thường giảng về “lìa tứ cú”: Chúng sanh chấp có thì Phật nói là không; chúng sanh chấp không thì Phật nói là có. Lúc Phật nói “có”, ý của Phật chẳng phải có, lúc Phật nói “không”, ý của Phật chẳng phải không, đã rõ ràng rồi. Nếu Phật nói “Có”, mình chấp cái có là chân lý, lúc Phật nói “Không”, mình chấp cái không là chân lý , là nghịch với ý của Phật. Phải hiểu ý của Phật, theo ý của Phật mà ngộ nhập tự tánh, hễ đuổi theo lời nói của Phật để hiểu là con chó, chẳng phải con sư tử.

Hỏi: Có người giảng về câu “Phản văn văn tự tánh”, là khi lỗ tai mình chạy theo âm thanh thì liền cắt đứt đừng chạy theotrở về Tự tánh, vậy có đúng không? Không những là nhĩ căn, cho đến nhãn, tỷ, thiệt, thân, ý, lục căn chạy theo lục trần mà ngay đó trở về Tự tánh, ứng dụng như thế để trở về tự tánh, như Kinh Viên Giác dạy “Tri huyễn tức lìa, chẳng cần phương tiện. Lìa huyễn tức giác, không có thứ lớp”, vậy có đúng không?

Đáp: Như thế làm sao trở về? Làm sao không chạy theo? TRI HUYỄN TỨC LY, BẤT TÁC PHƯƠNG TIỆN: Bất tác phương tiện chẳng phải là không cần phương tiện, nhưng không tác ý; cũng như Tôi thường dạy tham Thiền là dùng phương tiện để đi, chẳng được tác ý buông bỏ vọng tưởng, chẳng được trừ vọng tưởng, chẳng được đè nén vọng tưởng. Chẳng những không được tác ý phá trừ vọng tưởng, cho đến hễ tác ý “không phá trừ vọng tưởng” cũng không được. Hễ có tác ý là sai, chứ chẳng phải không cần phương tiện. Cần phương tiện mà không cho tác ý, nên nói là “bất tác phương tiện”. Nếu có tác ý phương tiện thì tác ý ấy cũng là vọng, làm sao lìa được!

LY HUYỄN TỨC GIÁC, DIỆC VÔ TIỆM THỨ: Nay biết đó là huyễn, dùng phương tiện để lìa. Như chúng ta tham thiền dùng câu thoại làm phương tiện để lìa, nhưng không được khởi niệm là lìa, ấy mới được đến với cái Giác: Lìa huyền tức giác, nhưng không có tiệm thứ mới lìa được cái huyễn. Từ biết được cái huyễn là bắt đầu khởi lên nghi tình là không có tiệm thứ, chẳng còn lìa hay không lìa, giác hay không giác, ấy mới được giác. Bởi vì nếu còn có năng sở, năng lìa sở lìa (huyễn), năng giác sở giác là có tương đối, có tiệm thứ, ấy là sai. Pháp vốn chẳng có đốn tiệm, chẳng tiệm thứ, do chấp tâm của người nên sanh ra tiệm thứ. Kinh là nói về pháp chứ không nói về người, nhưng cũng có người một hơi thấu tam quan, chẳng có tiệm thứ, vì người ấy chấp tâm ít. Chấp nhiều chừng nào thì tiệm thứ nhiều chừng nấy.

Hỏi: Có một vị dạy người “Chú tâm vào một việc”, ví như khi mặc áo thì biết là mặc áo, ăn cơm biết là ăn cơm, trì chú biết là trì chú v.v... Theo phương pháp này có thể ứng dụng để tu hành và đi đến giáo ngộ không?

Đáp: Ấy cũng là một phương pháp của Giáo môn, nhưng không vào cửa Thiền được, chỉ có thể gieo cái nhân đến muôn ngàn kiếp sau, hoặc may có thể thành Phật, chứ chẳng thể tức thân thành Phật.

Thiền Giáo môn tiếng Ấn ĐộThiền Na, dịch là tịnh lự. Theo người thường hễ tịnh thì chẳng lự, lự thì chẳng tịnh, còn Thiền thì tịnh lự đồng thời, lúc đang tịnh cũng đang lự. Phương pháp của ông nói là cứ đuổi theo vật chất hoài, hễ uống nước thì đuổi theo cái ly, cái nước, nằm thì đuổi theo cái mình và cái giường, mặc áo thì đuổi theo cái áo, cứ đuổi theo ngoại cảnh hoài, tâm làm sao tịnh được? Làm sao nhập Thiền Na được? Hôm qua tôi có giảng đến bốn câu kệ của ngài Lục Tổ:

Thường ứng chư căn dụng, mà chẳng khởi dụng tưởng.

Phân biệt tất cả pháp, chẳng khởi phân biệt tưởng.

Nếu biết ta mặc áo là dụng tưởng, biết ta uống nước cũng là dụng tưởng rồi, làm sao nhập Thiền Na được?

Hỏi: Vậy có thể nhập Như Lai Thiền không?

Đáp: Cũng không được, ấy là nằm trong câu thứ nhất của nghĩa ba câu, còn chấp thật hiện hữu, chưa biết ấy là vọng, là huyễn, chưa thể cho là tu hành. Nhưng vì hễ niệm được một câu chú hoặc một tiếng Phật cũng gieo trồng được thiện căn, muôn ngàn kiếp sau cũng được thành Phật. Tu hành là phải phá chấp: Trước phá nhân ngã chấp, sau phá pháp ngã chấp. Nay chẳng kể căn cơ nào, chẳng kể thích hợp hay không mà dạy người tu như thế rất có hại, khiến nhiều người uổng tu một đời.

Phật với Tổ đều dạy người phải chuyên tu một pháp môn, nhất môn thâm nhập. Bất cứ trong cuốn kinh nào Đức Phật cũng nói “Kinh này đệ nhất”, ý là muốn chúng ta nhất môn thâm nhập, chứ chẳng phải có kinh nào hơn kinh nào. Hễ tham Thiền thì cứ ngày đêm đề câu thoại đầu hỏi tới hoài, ở trong câu thoại đầu đầy đủ tất cả pháp: Trì chú cũng ở trong đó, lễ Phật cũng ở trong đó, tụng kinh cũng ở trong đó. Vì nghi tình đã là thực hành theo ý Phật, Phật là muốn chúng ta giải thoát, giải thoát cần phải giác ngộ, nên nói “phát Bồ đề tâm” là cầu giác ngộ.

Trì chú là cách tu của Mật tông, muốn tu phải theo đúng tông chỉ của Mật tông, nếu không theo đúng tông chỉ của pháp môn mà đem áp dụng qua áp dụng lại là lòng tin chưa đủ, chẳng thể thành tựu được. Nếu suốt ngày mặc áo cũng trì chú, uống nước cũng trì chú, và cho rằng “phải trì chú để làm trợ duyên cho sự tu hành” ấy là sai lầm, bày đặt. Như người hay nói “Thiền Tịnh song tu”, cuối cùng Thiền cũng chẳng tin, Tịnh cũng chẳng tin, chẳng được thành tựu.

Hỏi: Đời nhà Minh có ngài Liên Trì Đại sư sưu tập những Luận tiểu: Luật Tỳ Ni, Sa Di, Oai Nghi, Sa Di Cảnh Sách, sau đó ngài Hoàng Tán có sớ giải bộ luật trên, vậy có lợi ích không? Có sai lầm không?

Đáp: Các Luật sư bên Trung Quốg có phê bình rằng ngài Liên Trì không phải Luật sư, không có nghiên cứu sâu vào Luật, nên khi ngài nói về Luật, có chỗ còn trái với ý Phật. Phật chế luật là hoạt bát, khai giá trì phạm rất linh động; vì sự phá giớitùy theo phong tục địa phương, tùy theo thời đạibiến đổi. Như theo giới Tỳ Kheo, Tỳ Kheo NiẤn Độ, hễ làm ruộng là phạm giới, nhưng ở Trung Quốc làm ruộng là trì giới; vì theo phong tục ở Ấn Độ, tu sĩ không được làm ruộng, làm ruộng thì người đời chê bai, chướng ngại sự hoàng pháp nơi thế gian, nên Phật chế giới để che ngăn không cho người đời phê bình Tăng đoàn, ảnh hưởng đến sự hoằng hóa.

Và Luật có khác: Giới là để bảo vệ cá nhân, Luật là để bảo vệ Tăng đoàn, tức có Luật mới bảo vệ được Giới. Nay chúng ta không có Tăng đoàn nên giới chẳng được Luật bảo vệ: Người tu sĩ phạm giới Ba La Di chẳng ai can thiệp, vẫn giữ chức vị Trụ trì trong chùa, vẫn được Phật tử lễ bái cúng dường, ấy là do không có Luật! Nếu có Tăng đoàn thì khác, hễ thọ giới rồi phải sống ở trong Tăng đoàn, giới được Luật Tăng đoàn bảo vệ, không ai dám phạm phải. Ví như ở Campuchia, hễ ai phạm giới Ba La Di, bị tước áo Cà sa và giao cho Chính phủ trị tội, nên chẳng ai dám phạm.

Hiện nay, ở Việt nam cũng như ở Trung Quốc ai cũng tự có ngôi chùa, tự là Trụ trì, phá giới Ba La Di cũng chẳng ai can thiệp, vẫn là Trụ trì, vẫn thọ nhận sự lễ bái cúng dường của Phật tử, chỉ là sau này đoạ địa ngục thôi! Nên chẳng có ai sợ. Do đó giới luật thời nay không có tác dụng.

Người ta thường nói “Thiền sư không chú trọng hình thức bề ngoài, trông bề ngoài thì dường như chẳng giữ gìn giới luật”, kỳ thật thiền sư rất chú trọng giới luật, theo tiểu sử ngài Bác Sơn: Ngài là vị Tổ sư về Thiền, Luật song song, làm Tổ của Tông Tào Động, đồng thời làm Tổ cho Luật tông. Thời gần đây có ngài Lai Quả và ngài Hư Vân cũng vậy. Vì người đã ngộ Phật pháp rồi hễ thuyết ra là kinh, hành vigiới luật, tâm là Thiền, Tổ sư nào cũng thế. Ví như ngài Lục Tổ vốn là người dốt nát không biết chữ, nhưng nói ra cũng thành kinh, hành vi cũng đúng theo giới luật.

Hỏi: Đắc quả A La Hán có phải kiến tánh không? Có phải đại tử đại hoạt không?

Đáp: Đắc quả A La Hán chưa phải kiến tánh, có thể nói là phá được Sơ quan. Theo Nguyệt Khê Pháp sư thì A La hánngoại đạo chưa phá căn bản vô minh, tức vô thỉ vô minh. Tồ Sư Thiền thì phá được vô thỉ vô minh mới là kiến tánh, tức là phá thức ấm. Vì phá được thức ấm tức đã lìa tâm, ý, thức, chẳng còn chấp pháp. A la Hán còn chấp pháp của mình tu là thật, chấp quả của mình chứng là thật, nên bị Phật quở. Vì A La Hán đã phá được nhơn ngã chấp, nên được ra khỏi phần đoạn sanh tử nhưng còn biến dịch sanh tử chưa hết.

Hỏi: Tham Thiền đến đầu sào trăm thước đã lìa ý thức chưa?

Đáp: Chưa, còn phải tiến thêm một bước nữa mới rời khỏi ý thức. Ở trên đã nói, ngoại đạoTiểu thừa chỉ đến được đầu sào trăm thước, còn thiếu một bước là đến được nguồn gốc của ý thức, lúc đó thanh thanh tịnh tịnh, không có vọng tưởng, như Cõi Trời Vô Tưởng, đến chỗ đó đã hết đường đi, tưởng là cứu cánh, tưởng là chứng ngộ, cứ ngồi mãi chỗ đó. Nhưng đó mới chỉ là nguồn gốc của ý thức, chưa lìa ý thức, còn dính líu với ý thức thì căn bản vô minh chưa hết, nên Thiền tông nói là “phải từ đầu sào trăm thước tiến thêm một bước mới lìa khỏi ý thức. Giây phút lìa ý thức ấy là kiến tánh. Nếu người không có tham thiền thì chẳng thể nào lìa ý thức được, nếu muốn biết đó là huyễn mà lìa thì chẳng bao giờ lìa được.

Hỏi: Có người dẫn lời của Tổ Sư nói “Một niệm mê là chúng sanh, một niệm giác tức Phật”, lại, “Chẳng sợ niệm khởi, chỉ e giác chậm”, cho rằng hễ vọng niệm khởi lên liền giác là Phật, giác liên tục là Phật, còn giác được một lúc thì làm Phật được một lúc phải không?

Đáp: Ấy cũng như Thiền Sư Minh Bổn ở Tịnh Xá Quan Âm, sau đổi tên thành Quang Tông Thiền sư. Trong tác phẩm “Giải thoát Học”, cho rằng không có vọng tưởng, cảm thấy thanh thanh tịnh tịnh, lọt vào vô ký không; hễ lọt vào năm phút là phá sơ quan, lọt vào một tiếng đồng hồ là kiến tánh triệt để! Lấy Thiền bệnh cho là kiến tánh, tự xưng là Thiền sư, tự nêu ra mười mấy chức danh, tự cho là kiến tánh. Nếu là người đã kiến tánh thì đâu phải như thế!

“Chẳng sợ niệm khởi, chỉ e giác chậm”: Thông thường thì Giác là biết, nếu khởi niệm ác mà giác chậm sẽ đi làm, tạo tội nặng. Theo giới Tiểu thừa (Thanh Văn) thì niệm khởi chưa phạm, thân đi làm mới phạm, hễ phạm là bị đoạ, nếu kịp thời khởi giác thì ngăn chặn được không phạm, nên nói “Chẳng sợ niệm khởi, chỉ e giác chậm”. Bên Giáo môn không được nghĩ ác, chứ không cấm nghĩ thiện, nhưng về Tổ Sư Thiền, chẳng những không cho suy nghĩ cái ác, thiện cũng chẳng cho. Lai Quả Thiền sư nói “Giáo môn thì sanh tử là vọng phải bỏ, Niết Bàn là chân phải lấy, Thiền môn thì sanh tử Niết bàn đều phải quét”. Lời của Phật của Tổ chỉ là phương tiện tạm thời để tuỳ cơ thuyết pháp, nên có kinh liễu nghĩabất liễu nghĩa.

Hỏi: Thế thì chẳng thể dùng cái Giác để tu đến kiến tánh?

Đáp: Không phải. Như ở trên nói, Quang Tông Thiền sư cũng là Thiền sư. Thiền sư đời xưa có người kiến tánh có người chưa kiến tánh, cũng có khi tùy trường hợp tùy căn cơ mà nói. Như Kinh Duy Ma Cắt nói: “Kinh có liễu nghĩabất liễu nghĩa”, kinh bất liễu nghĩa cũng do Phật thuyết. Nếu y theo đó mà căn cứ thì chẳng được, nên phải y kinh liễu nghĩa chứ đừng y kinh bất liễu nghĩa.

Dù có y kinh liễu nghĩa cũng chẳng thể chấp thật, phải y cái ý của Phật chứ chẳng được y theo lời Phật, vì chấp lời là nghịch ý. Cho nên, trong Kinh Kim Cang, Phật nhắc đi nhắc lại nhiều lần câu “Chẳng có Phật pháp gọi là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”, “Chẳng có thật pháp Như Lai chứng được”. “Nếu ta chứng được thật pháp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, thì Phật Nhiên Đăng không thọ ký ta thành Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni”, là vì sợ chúng sanh chấp lời của Phật, hễ chấp lời là nghịch ý, vì lời nói là phải theo ngôn ngữ của thế gian (Thế lưu bố tưởng), nếu ở nơi thế lưu bố tưởng sanh ra trước tưởng, ấy là oan cho Phật, nên gọi “Y văn giải nghĩa, tam thế Phật oan”.

Kinh Kim Cang rõ ràng là do Phật sở thuyết, nhưng trong kinh Phật lại nói “Nếu có người nói Ta có thuyết pháp ấy là phỉ báng Phật”, lời của Phật còn chấp không được, huống là lời của Kinh Kim Cang. Nay những sách Thiền lưu hành ở ngoài đều là tự lấy ý mình để giải thích thoại đầucông án, nghịch với ý của Tổ sư. Ý của Tổ là muốn chúng ta nghi, muốn chúng ta ngộ, vì khi nghe được lời của Tổ sư, hễ ngộ thì ngộ ngay lúc đó, nếu không thì phải phát nghi, nghi rồi sau đó mới được ngộ. Nên Tổ sư không cho chúng ta hiểu, hễ hiểu rồi là hết nghi. Hiện nay những vị tự xưng Thiền sư cứ giải thích công án khiến người hết nghi, lấp bít cửa ngộ của người tham Thiền. Theo kinh Phật nói là người ấy có tội.

Hỏi: Kính bạch Sư Phụ, ở trong nhà lửa thì làm sao lấy kiến giải phá kiến giải?

Đáp: Trong Kinh Pháp Hoathí dụ nhà lửa, trẻ con ham chơi dụ cho chúng sanh; nhà đang bốc cháy nhưng trẻ con chẳng hay biết, chỉ một mực ham chơi, chẳng tin lời Phật bảo: “Nhà đang cháy, rất nguy hiểm, hãy mau chạy ra, có thể bị thiêu đốt!” Nên Phật phải dùng phương tiện để dụ dỗ rằng: “Ngoài của có đủ thứ xe, xe dê, xe nai, xe trâu, hãy ra đây cho mỗi người một chiếc”. Trẻ con nghe nói được đồ cho đều mừng rỡ chạy ra, khi chạy ra rồi Phật cho mỗi người một chiếc xe lớn, ấy là Đại thừa. Lời Phật nói gạt ấy là phương tiện chứ chẳng phải vọng ngữ, nên chẳng có tam thừa nói thành tam thừa, chỉ để gạt chúng sanh ra khỏi nhà lửa thôi.

Còn Kinh Pháp Bảo Đàn là kinh của Tổ Sư Thiền, về bài kệ do Pháp Đạt làm, nhiều người hiểu sai nên dịch sai, đây là bài kệ phá cái nhà lửa đó. Pháp Đạt tụng kinh Pháp Hoa trong chín-mười năm, được ba ngàn bộ, tưởng là công đức lớn lao, thật ra bị Pháp Hoa chuyển mà chẳng chuyển được Pháp Hoa, sau khi được ngài Lục Tổ khiến khai ngộ rồi, hoan hỉ tán thán rằng:

Tụng kinh ba ngàn bộ, bị Tổ một lời tiêu

Chưa thấu đạo xuất thế, sao dứt lụy kiếp mê

Dê, nai, trâu giả thiết, Ba đoạn thiện quét sạch.

Ai ngờ trong nhà lửa, vốn là Tự tánh Phật.

Dịch: Kinh tụng ba ngàn bộ, bị Tào Khê một tiếng nói liền tiêu. Hễ chưa rõ được tông chỉ xuất thế gian thì làm sao ngưng được cuồng vọng từ ngàn kiếp! Kỳ thật, xe dê, xe nai, xe trâu đều là phương tiện tạm thời, bất đắc dĩ đặt ra.

Sơ, trung hậu thiện dương: nhiều người dịch sai cho là “Sơ, trung hậu khéo hoằng dương”, kỳ thật đây là nghĩa ba câu: Sơ thiện, trung thiện, hậu thiện đều quét sạch. Ai ngờ trong nhà lửa chẳng phải nhà lửa, vốn là pháp trung vương. Khỏi cần ra nhà lửa, trong nhà lửa là Phật, Tự tánh Phật ở trong đó!

Hỏi: Xin Sư giảng lại câu “Sơ, trung, hậu thiện dương”.

Đáp: Nguyên văn hai câu ấy là: “Dương, lộc, ngưu quyền thiết, sơ, trung, hậu thiện dương”, tức sơ thiện, trung thiện, hậu thiện đều quét sạch. Theo ngài Bá Trượng nói “Lúc đầu thì khuyên người ta làm thiện (chấp có cái thiện thật), câu thứ hai là “thiện tức phi thiện”, đừng chấp cái thiện nữa, câu thứ ba là “Thị danh thiện”. Quét câu thứ nhất, câu thứ nhì và quét luôn cả câu thứ ba, tâm không chấp thật cũng quét luôn mới là hậu thiện; luôn cả hậu thiện cũng quét sạch, đến chỗ này mới lìa được tâm ý thức, mới được kiến tánh. Hễ còn “hậu thiện” tức còn nằm trong ý thức, chưa lìa ý thức. Lìa được ý thức mới là ngộ, ngộ rồi mới biết ở trong nhà lửa vốn là Pháp vương. Tự tánh Phật vốn sẵn đủ, chẳng cần tìm kiếm bên ngoài.

Hỏi: Trong Pháp Bảo Đàn Kinh có câu “Tâm bình hà lao trì giới, hạnh trực hà dụng tham Thiền” như thế nào?

Đáp: Hai câu này nhiều người cũng lấy làm cớ để khỏi cần tu, ấy là sai. TÂM BÌNH, HẠNH TRỰC đâu phải người nào cũng làm được! Như ngài Hư Vân hỏi “Tâm ông đã bình chưa? Gặp cô gái đẹp tâm ông có bị động không? Nếu tâm ông còn động, chưa được bình thì không được nói câu này!”.

Tâm bình khỏi cần trì giới: Câu nàu là nói sau khi kiến tánh, tập khí đã dứt sạch rồi mới được. Chứ chẳng phải là “Tâm bình thường là đạo” mà người ta cho rằng cái tâm thế gian bình thường, chẳng làm ác là đạo, ấy là hiểu sai. “Bình thường tâm” là cái dụng automatic của Tự tánh Bát Nhã, không được lọt vào tương đối, hễ có dính mắc chút xíu cũng chẳng phải là bình thường tâm. Chúng ta đâu dễ đạt đến cảnh giới đó!

Theo hai câu này, chẳng những đã kiến tánh mà đã qua sự bảo nhiệm, là tập khí đã hết nên tâm mới được bình thường, còn tâm bình thường chẳng làm ác ấy là tâm bình thường của thế gian, cũng như trí huệ của thế gian, nhà Phật cho là ngu si, còn tâm bình thường của thế gian đối với nhà Phật thì có thể là thô bạo.

Đối với hai chữ HẠNH TRỰC, tâm được bình thì hạnh trực, bây giờ có gặp được một người nào là hạnh trực không? Chưa có. Chính tôi cũng hạnh chưa trực.

Hỏi: Thế nào là tông chỉ của Tịnh Độ?

Đáp: Tông chỉ của Tịnh Độ là: TÍN, NGUYỆN, HÀNH

* TÍN: Có ba thứ tin:

1- Tin lời Phật Thích Ca chẳng dối gạt người.

2- Tin Cõi Cực lạc không già không bệnh, không chết, muốn gì được nấy.

3- Tin mình kiếp này sẽ được vãng sanh, chẳng cần đợi kiếp sau.

* NGUYỆN: Có hai thứ nguyện:

1- Tiểu nguyện : Hễ phát tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, chẳng được vãng sanh. Tại sao? Vì tiểu nguyện chỉ phát nguyện cho một mình được vãng sanh, nếu không trở lại đầu thai thì làm sao có quả báo? Bây giờ chẳng nói về kiếp trước, chỉ nói kiếp này: Từ nhỏ tới lớn có sát sanh không? Có giết chết con muỗi con kiến không? Có ăn thịt chúng sanh không? Theo nhân quả là một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt trả một cục thịt, thế thì làm sao trả nợ mạng, nợ thịt? Nên phải phát đại nguyện.

2- Đại nguyện: Ví như mình hiện nay không có tiền mặt để trả nợ, ký phiếu hẹn đến kỳ sau. Sau này được sanh Cõi Cực lạc rồi, thành Phật trở về độ hết tất cả chúng sanh. Ngoài phát nguyện như thế, còn phải thực hành.

* HÀNH: Cần nhất là phải hành theo đại nguyện của mình, nếu không thực hành là nguyện giả, cũng như người tu Tịnh Độ mà không ăn chay là nguyện giả. Tại sao? Vì đã phát nguyện độ chúng sanh, còn ăn thịt chúng sanh, chẳng phải nguyện giả ư?

Như câu hồi hướng trong Kinh Di Đà: “Thập phương tam thế Phật, A Di Đà đệ nhất, phàm hữu chư phước thiện, chí tâm cùng hồi hướng”, tức làm bất cứ việc phước thiện gì đều hồi hướng cho tất cả chúng sanh, trong đó có chủ nợ của mình. Bất cứ con người hay súc sinh; gặp con chó cũng phải phát tâm độ, mặc dù con chó không biết nghe mình nhưng cũng nói, gặp con mèo thì độ con mèo ... thử hỏi hiện nay có ai làm như vậy không? Có người phát tâm tu Tịnh Độ đã hơn ba mươi năm, cũng có phát đại nguyện, nhưng hỏi về phần thực hành thì không có.

Hỏi: Ban ngày nghe giảng pháp, tối nằm chiêm bao cũng nghe giảng pháp, vậy là đồng thời ý thức biến hiện hay độc đầu ý thức biến hiện?

Đáp: Tối ngủ nghe giảng là cái bóng, trong Phật học gọi là “Độc ảnh cảnh” và “Đối chất cảnh”. Ví như chúng ta ngồi cạnh người ngủ đang chiêm bao mà không nghe được tiếng nói của người trong chiêm bao, vì ấy chỉ là cái bóng của tiếng chứ chẳng phải thật sự có tiếng, nên gọi là độc ảnh cảnh. Như nay tôi nói, mọi người đều nghe được, ấy là có cái chất của tiếng, nên gọi đới-chất-cảnh. Kỳ thật, đới chất cảnh hay độc ảnh cảnh đều là duy tâm tạo, ban ngày hay ban đêm tham thiền, lúc thức lúc ngủ tham Thiền đều là một. Lại, nếu ở trong chiêm bao tham Thiền được ấy là tiến bộ. Nhắm mắt cũng là chiêm bao, mở mắt cũng là chiêm bao, ở trong Tự tánh vốn chẳng có hai, do phương tiện diễn đạt mới nói thành có hai.

Hỏi: Tại sao mặc chiếu lại là tà thiền?

Đáp: Vì mặc chiếu là trụ tâm ở một nơi. Kinh Kim Cang nói “Vô sở trụ”, Kinh Pháp Bảo Đàn nói “lấy vô trụ làm gốc”, Thiền tông đâu cho trụ tâm ở một nơi? Ấy là nghịch với ý của Tổ, hễ trụ tâm ở một nơi thì chẳng phải tà thiền là cái gì? Tại sao Phật với Tổ dạy chúng ta vô sở trụ? Ví như bàn tay của mình vốn hoạt bát vạn năng, làm gì cũng được, hễ có trụ ở nơi nào thì tánh hoạt bát của tay bị đánh mất, nên Phật và Tổ dạy mình phải quét, khôi phục lại tánh hoạt bát của tay. Vật chất là sự có, nay không chấp có mà lại trụ ở nơi không (nắm tay), cũng đánh mất sự hoạt bát vạn năng, nên cái KHÔNG cũng phải quét. Do đó phải lấy vô trụ làm gốc vậy.

Hỏi: Chỗ ngộ của Như Lai ThiềnTổ Sư Thiền cao thấp ra sao?

Đáp: Chỗ ngộ của Như lai Thiềngiai cấp, tất cả Giáo môn đều thuộc Như Lai Thiền, phải qua giai cấp. Giáo mônTrung Quốc có bốn tông: Thiên Thai, Hiền Thủ, Duy Thức, Tam Luận. Thiền quán của Tông thiên thaiChỉ Quán Thiền, Tông Hiền ThủPháp Giới Quán Thiền, Tông Duy ThứcTứ Tầm Tư Quán Thiền, Tông Tam Luận là Tách Không Quán Thiền. Thiền quán tưởng thì có giai cấp, như trong Kinh Lăng Nghiêm kể là có năm mươi bảy cấp là: Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác, Càn huệ địaTứ gia hạnh. Còn Tổ Sư Thiền thì chẳng có giai cấp; từ địa vị phàm phu trực chứng quả Phật, không cần trải qua giai cấp.

Hỏi: ý nghĩa của Qui y Tam Bảo như thế nào?

Đáp: Khi qui y Tam Bảo, Phật bảo chúng ta phải phát Tứ hoàng thệ nguyện:

“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,

Phật Đạo vô thượng thệ nguyện thành”.

Thông thường, người thế gian chẳng biết, cứ theo thói quen gọi “Phật”, tưởng là một vị thần linh, nói Phật sẽ gia hộ cho mình, bảo vệ mình, ấy là sai lầm. Phải biết tất cả chúng sanh đều có tư cách thành Phật, chữ PHẬT là giác ngộ, người nào giác ngộ thì người ấy có tư cách thành Phật. Phật là tánh của mình, là tâm của mình, nên nói “Ngoài tâm chẳng có Phật, ngoài tâm chẳng có pháp”. Thời nay nhiều người qui y Tam Bảo mấy mươi năm, còn chưa biết Tam Bảo là gì, chỉ biết rằng nhờ Phật sẽ phù hộ cho mình, mà chẳng biết Phật chỉ dạy mình cách tu, chính mình phải tự mình đạt đến, tự mình phù hộ cho mình. Nếu như Phật đại từ đại biết phù hộ cho chúng ta thì chúng ta khỏi cần tu hành rồi, Phật còn dạy chi cách tu hành!

Xưa kia có người hỏi Phật:

“Ngài có phải Thượng đế chăng?”

Đáp: “Không phải”.

“Ngài có phải một vị thần chăng?”

“Không phải".

Ngài có phải là một đấng có oai quyền chăng?"

"Không phải”.

“Thế Ngài là ai?”

“Ta là người giác ngộ (Phật Đà)”.

Phật là tiếng Ấn Độ, dịch là “Người giác ngộ”.

Tại sao phải giác ngộ? Nếu không giác ngộ thì chẳng thể giải thoát. Tại sao? Nói “Giải thoát” là phải đạt đến tự do tự tại, muốn tự tại thì phải làm chủ cho mình, muốn làm chủ cho mình phải biết mình là cái gì? Nay tất cả chúng sanh đều chẳng biết mình là cái gì, ở trong mịt mù đen tối, do mắt thấy tai nghe nên chỉ biết ở ngoài, còn mình là cái gì thì chẳng biết; chẳng biết sanh từ đâu đến, chết đi về đâu? Hễ không được tự do thì không muốn già vẫn phải già, không muốn chết vẫn phải chết, không muốn bệnh vẫn phải bệnh, sanh tử không được tự do. Nếu ngộ được chính mình tức là Phật, tự do tự tại, vĩnh viễn dứt hết tất cả khổ. Nếu còn một chút khổ chưa dứt cũng chẳng tự tại vậy.

Cho nên, Phật pháp rất tích cực, hễ giác ngộ đến cùng tột là vĩnh viễn đạt đến tự do tự tại, khổ chẳng bao giờ trở lại, chẳng phải kiếp này chẳng phải kiếp sau, chẳng phải mười kiếp, trăm kiếp, cho dù muôn triệu ngàn kiếp cũng không màng. Tại sao? Nói tự do tự tại là không bị thời gian, không gian, số lượng hạn chế, nếu muôn triệu ngàn kiếp sau khổ còn trở lại tức chẳng tự do tự tại.

Hỏi: Có phải sau khi ngài Vĩnh Gia Huyền Giác ngộ đạo rồi, phải nhờ ngài Lục Tổ ấn chứng mới ra hoằng pháp?

Đáp: Đúng. Thời nay có nhiều người tự làm tài khôn, tưởng mình đã chứng ngộ triệt để, hoặc cho sự giải ngộchứng ngộ, thấy cảnh giới này cảnh giới kia cũng cho là ngộ, thấy thanh thanh tịnh tịnh cũng cho là ngộ, nên phải nhờ thiện tri thức ấn chứng.

Nhưng trong Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Hễ nói nhất định phải nhờ thiện tri thức ấn chứng cũng không đúng, là những người tăng thượng mạn mới cần thiện tri thức ấn chứng, còn những người không phải là tăng thượng mạn, nếu thực hành đúng pháp vô sở đắc thì không cần ai ấn chứng cũng được.

Như tôi thường thí dụ: Từ Chợ Lớn đến Sài Gòn là một trăm bước, chúng ta tham Thiền khởi nghi tình là đi, nếu đi được một bước còn chín mươi chín, đi được hai bước còn chín mươi tám, ba bước còn chín mươi bảy; có đi thì phải đến. Nên Lai Quả Thiền Sư trong Thiền Thất Khai Thị Lục nói “Nếu công phu thành khối rồi không cần ngộ cũng được”; vì khi công phu thành khối, chẳng giây phút gián đoạn thì chẳng có tướng, vô tướng thì Diêm La Vương chẳng thấy, không thể sai quỷ sứ đến bắt. Nhưng đã đến Sài gòn rồi, nói mình chưa đến cũng không được, và cũng không cẩn khoe với người khác rằng “Tôi đã đến Sài gòn rồi ...”, ấy là những người tăng thượng mạn vậy.

Hỏi: Tại sao nói “Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả?”

Đáp: Bất cứ pháp thế gian hay xuất thế gian đều có nhân quả, nhưng nhân quả là do tâm tạo; tâm khởi một niệm thiện thì có thiện quả, tâm khởi một niệm ác chiêu cảm ác quả, khởi niệm chẳng thiện chẳng ác thì tạo cái nhân vô ký, có nhân ắt có quả.

Người đời thường nói “Bồ Tát sợ nhân, phàm phu sợ quả”, Vì Bồ Tát không tạo nhân nên chẳng có quả, phàm phu tạo nhân rồi lại sợ quả nhưng cũng không tránh khỏi. Bồ Tát chẳng những không tạo ác nhân, thiện nhân cũng chẳng tạo; chẳng phải là không làm thiện, nhưng làm thiện mà chẳng khởi tâm cho đó là thiện. Bởi tâm không tạo nên chẳng có thiện nhân; hễ có thiện nhân thì được thọ hưởng phước báo, nhưng Bồ tát thì không màng. Nên Lục Tổ nói “Chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác” là vậy:

Thế thì chúng ta muốn làm như thế có được không? Không được. Vậy phải làm sao? Nên Phật dạy chúng ta tám mươi bốn ngàn pháp môn để tu, tu theo pháp môn thì lúc đầu làm không được, nhưng làm mãi cũng sẽ được. Tám mươi bốn ngàn pháp môn qui nạp lại thành bốn đại loại: Tham Thiền, niệm Phật, trì chú, quán tưởng. Tham Thiền là chỉ Tổ Sư Thiền, niệm Phật là theo pháp môn Tịnh Độ, trì chúMật tông, quán tưởng thuộc Giáo môn, như Tông Thiên thai, Hiền thủ v.v... mỗi tông đều có pháp quán tưởng riêng biệt, hễ thích hợp với tông phái nào thì tu đúng theo tông chỉ tông phái đó.

Tôi là chuyên hoằng Tổ Sư Thiền, chỉ biết dạy người tham Tổ Sư Thiền. Nếu biết ôm chặt câu thoại đầu mà tham, chẳng nghĩ đến việc khác, chỉ có nghi tình thì không tạo nhân, vì nghi tình chẳng biết gì cả, chẳng những niệm ác không khởi lên được kể cả niệm thiện cũng chẳng khởi, đã không tạo nhân thì quả từ đâu đến? Cách tu hành trên chẳng phải do tôi đặt ra mà là do Tổ sư Thiền tông đặt ra, cũng có người hỏi tôi về vấn đề truyền thừa, xưa kia là Tổ Tổ tương truyền, tức trò đã kiến tánh thì thầy chứng minh cho, gọi là truyền tâm ấn. Sau này sự kiến tánh bị gián đoạn, nói chữ “Truyền” chỉ là truyền cách tham Thoại đầu, công án đúng theo Tổ sư dạy. Hễ người nào siêng năng thì được kiến tánh, người nào lôi thôi, làm biếng thì chẳng được kiến tánh; như đi mau thì mau đến, đi chậm thì chậm đến. Nếu đề khởi nghi tình ngày đêm không dứt thì nhân chẳng thể khởi lên, tất nhiên cũng chẳng có quả, chứ khỏi cần khởi niệm muốn quét nhân quả, tự nhiên nhân quả chẳng có. Do đó, có ba cách trì giới:

Cách thứ nhất: Bình thường cứ mỗi nửa tháng Bố tát tụng giới một lần.

Cách thứ nhì: Thiền Giới, tức nghi tình hai mươi bốn giờ không gián đoạn, không kẽ hở, niệm thiện niệm ác chẳng thể khởi lên, mặc dù không để ý trì giới cũng đã trì giới rồi, nên gọi là Thiền giới.

Cách thứ ba: Cao hơn, đã chứng quả rồi dĩ nhiên không trì không phạm.

Nay muốn không lọt vào nhân quả, hãy thực hành theo cách dạy của Tổ Sư.

Hỏi: Nếu chẳng có một nhân lành nào thì làm sao Phật thọ ký?

Đáp: Ý ông muốn nói là thọ ký rồi mới tu hành, phải không? Nếu chúng sanh đòi hỏi phải thọ ký rồi mới tu hành thì làm sao còn ai tu hành? Vả lại, nói “thọ ký” chỉ là phương tiện của Phật, như ở trong Kinh Pháp Hoa, Đề Bà Đạt Đa là người luôn có ý đồ giết hại Phật mà Phật vẫn thọ ký! Thông thường thì con người sau khi chết mới xuống địa ngục, còn Đề Bà Đạt Đa là đang còn sống mà đoạ địa ngục, ấy là tội nặng biết bao! Nhưng Đức Phật vẫn thọ ký sau này sẽ thành Phật.

Thử hỏi ông có tạo tội gì nặng hơn Đề Bà Đạt Đa không? Đề Bà Đạt Đa còn được thọ ký thì sao ông lại không được chứ? Tất nhiên là được rồi! Nhưng thời nay thì không còn Phật Thích Ca để thọ ký, vậy chẳng biết tìm Phật nào thọ ký đây?!

Hỏi: Ý của con là Sự thọ ký do hành trì các pháp Ba La Mật của chư Phật từ vô lượng kiếp đến nay, công hành đầy đủ thành tựu mới được thọ ký?

Đáp: Sáu pháp Ba La Mật là hạnh Bồ Tát, bậc Thanh Văn không hành theo pháp đó mà Phật vẫn thọ ký như trong Kinh Pháp Hoa nói “Những bậc Thanh văn đều được thọ ký”, chứ chẳng phải hành theo sáu Ba La Mật mới được thọ ký như ông vừa nói.

Sự hiểu biết của ông còn cạn cợt, nhưng lại chấp vào sự hiểu biết đó.

Hỏi: Ấy là bởi căn lành của mọi người mỗi khác, nếu không thì làm sao tất cả căn lành đều đi đến chỗ Phật đã dạy? Nếu chẳng phải do căn lành vô lượng vô biên thì làm sao chỉ nhờ một công ánthành Phật được?

Đáp: Nay chỉ nói về kiếp trước: Kiếp trước ông có căn lành gì nay ông có biết không? Tự mình còn chưa biết! Đừng nói kiếp trước, hãy nói đến kiếp này: Khi ông lên năm tuổi, ông có nhớ những gì từ một đến bốn tuổi không ? Hãy nghe tôi kể qua một câu chuyện:

- Vào thời Phật, có một ông tên Tô Đạt rất nghèo, đi xin ăn cũng có bữa được bữa không, nghe nói Đức Phật đến thành phố thuyết pháp, tự nghĩ: “Chắc là kiếp trước không có tu hành nên kiếp này mới phải chịu khổ như thế”, bèn đến nơi Phật cầu xin xuất gia. Khi đến Tịnh xá thì Phật đã đi khỏi, hàng đệ tử của Phật là bậc A La hán, thần thông của A la Hán có thể biết được tám muôn kiếp trước và tám muôn kiếp sau, thấy ông Tô Đạt này từ tám muôn kiếp đến nay chưa hề gieo trồng thiện căn, Phật chẳng thể độ người không duyên, nên đuổi ông ấy ra về.

Dọc đường, Tô Đạt cảm thấy rất buồn, tự nghĩ “Hẳn là mình trong quá khứ kiếp không gieo trồng thiện căn, nên xin xuất gia cũng không được”, đi đến bức tường bèn nảy ý đâm đầu vào tường tự tử. Trong lúc sắp đập đầu vào tường, gặp Phật Thích Ca đi qua cản lại, hỏi rõ nguyên do rồi dẫn về tịnh xá cho xuống tóc xuất gia, tu chẳng bao lâu chứng quả A la Hán. Những đệ tử của Phật như ngài Xá Lợi PhấtMục Kiến Liên rất thắc mắc “Sao ông ấy tám muôn kiếp chưa hề gieo trồng thiện căn vẫn được chứng quả? Thế thì Phật thường dạy rằng “không thể độ người chẳng có nhân duyên” ấy là vọng ngữ ư?”

Một hôm hỏi Phật, Phật bảo: “Các ngươi chỉ biết được nhân duyên của tám muôn kiếp mà chẳng biết được những gì ngoài tám muôn kiếp. Người này đã gieo trồng thiện căn từ vô lượng kiếp trước; khi ấy gia đình cũng rất nghèo, làm nghề đốn củi. Một hôm lên núi đốn củi gặp cọp, hoảng sợ trèo lên cây, con cọp bèn dùng răng cạp cắn gốc cây, trong lúc kinh sợ, sực nhớ rằng người ta thường bảo hễ gặp nguy thì niệm câu “Nam Mô Phật”, có thể tránh được tai nạn. Y bèn niệm theo, được một hồi lâu, ngó xuống đất con cọp biến mất lúc nào chẳng hay, mừng rỡ trèo xuống về nhà.

Mặc dù trong lúc đó chỉ niệm Phật được một vài tiếng, thiện căn ít ỏi, nhưng trải qua nhiều kiếp, nay nhân duyên chín mùi rồi mới có thể gặp Phật xuất gia chứng quả.

Bậc A La Hán đã chứng quả, đã xuất luân hồi còn chưa thể biết hết được, ông làm sao mà biết được ư? Vả lại thời gian niệm Phật của ông chắc là nhiều hơn ông Tô Đạt rồi, thiện căn chắc sẽ sâu hơn, tại sao còn chẳng chịu tin mà đi hỏi người khác?

Hỏi: Thế nào là ngũ căn, ngũ thức và bát thức?

Đáp: Ở trong Duy thức gồm có bát thức: Năm căn trước gọi là tiền ngũ thức, thức thứ sáu là ý thức, thức thứ bảy là Mai na thức, thức thứ tám là A Lại Da thức, cũng gọi là Tạng thức. Nhưng tám cái thức chẳng phải có tám người, chỉ là tác dụng có tám. Lục thức trước người ta hiểu nhiều hơn, còn thức thứ bảy và tám thì ít người biết: Thức thứ bảy là cái thức ngày đêm chấp ngã, ngoài ra còn có tác dụng truyền tống, tức thức thứ sáu lãnh đạo năm thức được làm mọi việc, tạo đủ thứ nghiệp nhân, rồi thức thứ bảy truyền vào tạng thức (thức thứ tám), khi chủng tử trong thức thứ tám đủ nhân duyên vận hành rồi, cũng sẽ do thức thứ bảy truyền cho thức thứ sáu để lãnh đạo năm thức kia thi hành.

Khi con người ngủ nghỉ rồi, năm thức trước ngưng hoạt động, còn thức thứ sáu từ vô thỉ đến nay ngày đêm hoạt động chẳng ngừng. Bởi năm thức trước là dưới sự lãnh đạo của thức thứ sáu, tạo thiện tạo ác đều do thức thứ sáu, nên Lai Quả Thiền sư nói “Khi cây đèn dẹp bỏ rồi thì chẳng ai lãnh đạo hoạt động, không ngưng cũng tự ngưng”.

Trước kia tôi đã giảng về Tâm Kinh “Vô lão tử diệc vô lão tử tận”, không có già không có chết; có già có chết tức có sanh tử, có luân hồi. Nếu thật có sanh tử luân hồi thì sanh tử luân hồi hết là tận; tức lão tử tận, trong Kinh nói chẳng thật có sanh tử luân hồi thì làm sao có sanh tử luân hồi để hết? Thế thì tại sao nay chúng ta thấy có sanh tử luân hồi, thấy có già có chết? Như nay tôi cũng già rồi, sau này cũng phải chết vậy! Tại sao nói không có sanh tử? - Sở dĩ thấy có sanh tử là do cảm giác sai lầm, do bệnh chấp thật của mình một sanh ra. Cảm giác sai lầm này do thức thứ sáu ngày đêm hoạt động, tự nhiên phải thấy sanh tử luân hồi mãi.

Theo Giáo môn, khi ban đêm thức thứ sáu hoạt động một mình, Phật học gọi là “Độc đầu ý thức biến hiện cảnh chiêm bao”. Trong cảnh giới chiêm bao có người quen cũng có người lạ, tất cả thế giới chiêm bao, sơn hà đại địa, nhà lầu xe hơi, luôn cả cái thân đều do thức thứ sáu biến hiện, đều do vọng tâm này biến hiện, trong kinh gọi là “Nhất thiết duy tâm tạo”. Nay chúng ta không có ngủ, tiền ngũ thức hoạt động như thường, Phật học gọi là “Đồng thời ý thức biến hiện, tức tiền ngũ thức và thức thứ sáu đồng thời biến hiện hiện tượng thế giới này”.

Theo Thiền tông thì độc đầu ý thức biến hiện nhắm mắt chiêm bao, với đồng thời ý thức biến hiện mở mắt chiêm bao đều là chiêm bao, Kinh Hoa Nghiêm nói “Nhất thiết duy tâm tạo”, nhắm mắt chiêm baoduy tâm tạo, mở mắt chiêm bao cũng là duy tâm tạo, chẳng có khác nhau, chỉ khác ở chỗ là do độc đầu ý thức hay do đồng thời ý thức biến hiện mà thôi.

Thiền tôngGiáo môn khác nhau ở chỗ: “Thiến tông không cần nghĩa giải mà cần sự kiến tánh, còn Giáo môn thì cần có nghĩa giải, về phần kiến tánh thì từ từ cũng được, ấy là sự khác biệt vậy.

Hỏi: Qui củ của Thiền đường như thế nào?

Đáp: Trong “Thiền Thất Khai Thị Lục” của Lai Quả Thiền sư có kể về qui củ của Thiền đường: Bình thường thì gõ bảng hai lần cho đi tiêu tiểu, ngoài ra đóng cửa suốt; khi muốn ra ngoài thì phải xin phép Duy Na, Duy Na đánh sáu hương bảng rồi cho mở cửa đi ra. Lúc đả thất thì không cho xin phép, kể cả bệnh và tiểu tiện cũng không được, chẳng thà đi trong quần, đi trong chiếu nệm thì được chứ mở cửa thì không được. Bình thường đả thất có người tuần hương, gặp người nói chuyện, cười giỡn hoặc quay đầu một cái là hương bảng đánh xuống liền, ấy là đối với người xuất gia. Vì người xuất gia thọ nhận sự cúng dường của thí chủ mười phương, có bổn phận tu thành Phật để độ chúng sanh, nên qui củ rất nghiêm khắc.

Nay Thiền đường ở đây không phải chính quy, người tham dự đa sốcư sĩ tại gia, nên qui củ có phần nới rộng, ra vào tự do. Qui củ của Lai Quả Thiền sư nói là không thể áp dụngthực hành ở đây rồi, nhưng ít nhiều cũng không được nói chuyện trong Thiền đường, không được nói chuyện, cười giỡn khi ra ngoài vệ sinh. Thiền thất kỳ này, Hòa Thượng Trụ trì chính thức cho ra qui củ bằng hai thứ tiếng Việt và Hoa, hễ ai phạm phải, dù không đánh hương bảng, nhưng sẽ không cho tham dự Thiền thất nữa.

Lai Quả Thiền Sư ví dụ Thiền đường như một bệnh viện lớn, mục đích của mọi người đến đây đều muốn giải thoát bệnh lớn sanh tử, mà bệnh sanh tử không trị thì không bao giờ khỏi được. Nếu ai nói mình không có bệnh đâu cần đến bệnh viện? cho nên hễ ai không có ý tu hành thì sẽ không đến.

Hỏi: Kinh nói Vạn pháp do nhân duyên sanh”, tất nhiên vũ trụ cũng do nhân duyên sanh, ắt có chỗ bắt đầu và đoạn diệt, có thỉ có chung. Nhưng tại sao Kinh lại nói “Vô thỉ vô chung?”

Đáp: Phật pháp nói “Tất cả duy tâm tạo”, hễ duy tâm tạo là có đối đãinhân duyên. Phải biết phàm là nhân duyên, duy tâm tạo thì chẳng phải thật, nên trong Kinh Lăng nghiêm nói “Phi nhân duyên, phi tự nhiên”. Theo lẽ thường tình của người thế gian, nếu chẳng phải nhân duyên thì phải là tự nhiên, chẳng phải tự nhiên thì phải là nhân duyên, nhưng sụ thật thì hai cái đều không đúng, đều không đủ lý do. Cũng như tôi thường lấy “con gà và trứng gà” làm thí dụ: Con gà và trứng gà đều là nhân duyên; con gà phải nhờ có trứng gà mới sanh ra, ấy là nhân duyên; trứng gà phải nhờ con gà mới được ấp ra, ấy cũng là nhân duyên, thế thì cái nào là nhân duyên ban đầu? Con gà hay trứng gà? - Nếu không được thì phải là tự nhiên, tức tự nhiên có trứng gà, vậy có được không? Mọi người đều biết con gà phải do trứng gà ấp ra, trứng gà phải do con gà sanh ra. Nên Phật nói “Phi nhân duyên, phi tự nhiên”, cả hai đều do chấp tâm của mình mà có, tức con gà cũng là duy tâm tạo, trứng gà cũng là duy tâm tạo. Tất cả vũ trụ vạn vật đều là duy tâm tạo, nếu có một pháp nào chẳng phải duy tâm tạo thì lời Phật là vọng ngữ!

Tâm tạo thì chẳng thật, nên tất cả Đại thừa liễu nghĩa đều phá chấp thật. Nếu nói là nhân duyên thì phải có sự bắt đầu, vì nhân duyên chẳng phải thật nên không có sự bắt đầu, gọi là “Vô thỉ”. Phải biết vũ trụ vạn vật kiến lập từ chỗ nào? Ví như muốn cất một căn nhà, trước tiên phải có sườn nhà, thế thì vũ trụ vạn vật lấy gì làm cái sườn? Là lấy “Không gian, thời gian, số lượng” ba thứ để làm khung sườn, hễ rút ra ba thứ trên thì vũ trụ vạn vật liền tiêu. Nhưng ba thứ này là gì? Không gian, thời gian, số lượng chỉ là ba khái niệm ở trong vọng tâm của mình, đều không có bản thể. Do ba khái niệm này kiến lập vũ trụ vạn vật, cũng chính ba khái niệm này là hư vô, không bản thể. Như tôi thường thí dụ, chúng ta đang ở trong mở mắt chiêm bao, hiện thực thế giới này vốn là hư vô, như ở trong thế giới của nhắm mắt chiêm bao. Vốn là hư vọng nên nói là nhân duyên cũng không đúng, nói là tự nhiên cũng không đúng, cho nên Phật nói “Vô thỉ”, bởi thời gian không có bắt đầu thì tất cả đều không có bắt đầu. Nếu nói thời gian có bắt đầu thì trước khi sự bắt đầu của thời gianthời gian không? Lý lẽ này chính các nhà khoa học cũng chẳng thể giải thích vậy.

Hỏi: Trồng bí được bí, trồng đậu được đậu, đã gieo trồng thiện nhân thì sau này ắt được phước quả; nhưng người tham Thiền chẳng gieo trồng phước nhân gì thì làm sao gặt được phước quả?

Đáp: Tại bệnh chấp thật của ông còn nặng nên có câu hỏi này. Như Kinh Pháp Hoa nói “Như thị nhân như thị quả”, nhân hữu vi được quả hữu vi, phước báo thế gian thuộc về nhân quả hữu vi, còn tham Thiền không biết gì cả thuộc nhân vô vi, nhân vô vi ắt được quả vô vi; quả vô vithành Phật, thần thông biến hóa, tự do tự tại, không bao giờ hưởng hết, chớ có sợ là không có phước báo!

Về phước báo của thế gian, sự giàu sang phú quí hưởng rồi sẽ hết, biết đâu trong khi hưởng phước báo giàu sang ấy có thể tạo ác nghiệp nặng hơn, kiếp sau sẽ thọ nhận ác báo nhiều hơn. Nên có được phước quả đồng thời cũng tạo lên khổ quả, do đó phải biết tạo nhân vô vi mới là vững chắc.

Hỏi: “Thị pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ” có đồng nghĩa với câu “Chư pháp tùng bổn lai, thường tự tịch diệt tướng” không?

Đáp: Cũng chẳng có khác, nghĩa là bất nhị. Lục Tổ nói “Thuyết pháp không lìa Tự tánh", tự tánh vốn bất nhị thì tất cả pháp đều bất nhị. Như ở trên nói “Tất cả duy tâm tạo”, pháp vị nào cũng là duy tâm tạo,do tâm tạo nên sanh ra đủ thứ cảnh huyễn, nếu tâm không tạo thì tất cả vốn tịch diệt.

Hỏi: Câu “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học” trong tứ hoằng thệ nguyệnáp dụng trong Thiền môn không?

Đáp: Nay tôi áp dụng Tứ hoằng thệ nguyện trong Thiền với ông:

VÔ BIÊN CHÚNG SANH THỆ NGUYỆN ĐỘ; trong kinh Pháp Bảo Đàn nói “chúng sanh” là chúng sanh của Tự tánh, chúng sanh của tâm: Tâm tham sân si, tâm độc ác, tâm này tâm kia ... ấy là chúng sanh. Nay tham Thiền khởi nghi tình là cây chổi automatic quét sạch tất cả những thứ tâm tham sân si, độc ác v.v... ấy là vô biên chúng sanh đã được độ rồi!

VÔ BIÊN PHIỀN NÃO THỆ NGUYỆN ĐOẠN:

Khi khởi lên nghi tình, tất cả phiền não đều tự động quét sạch, ấy chẳng phải là vô biên phiền não đã được đoạn?

VÔ LƯỢNG PHÁP MÔN THỆ NGUYỆN HỌC:

Người đời hay lầm tưởng là phải học hết từng môn một, đã nói là “Vô lượng” thì làm sao học hết được! Phật với Tổ là muốn chúng ta nhất môn thâm nhập, ví như từ Chợ Lớn đi Sài Gòn có biết bao con đường, đường Trần Hưng Đạo, Đường Nguyễn Trãi, đường Hùng Vương v.v...nếu muốn đi hết tất cả các con đường thì đi đến chừng nào mới tới? Nên ý của Phật là muốn chúng ta lựa chọn một trong vô số pháp môn, như nay đã chọn pháp môn tham Thiền này là bao gồm tất cả rồi, ngày đêm tham thiền tức là ngày đêm niệm Phật, ngày đêm trì chú ... chẳng còn sót một pháp môn nào, tham đến thành Phật thì là VÔ THƯỢNG PHẬT ĐẠO THỆ NGUYỆN THÀNH vậy. Cho nên, trong một pháp môn tham Thiền bao gồm cả Tứ hoằng thệ nguyện. Ở trong Giáo môn nói đến “Văn, tư, tu”, trong Thiền môn cũng bao gồm cả; Nay quý vị nghe tôi dạy tham Thiền ấy là Văn, tự mình bắt đầu tham là dùng ý thức để tham câu thoại đầu, ấy là Tư, có văn có tư tức là Tu.

Hỏi: Vọng từ đâu sanh khởi?

Đáp: Câu hỏi này có trong Kinh Lăng Nghiêm, Phú Lâu Na hỏi Phật:”Vọng từ đâu sanh? Tại sao có vọng?” Phật bảo: “Đã gọi là vọng thì chẳng có nguyên do, nếu có nguyên do thì chẳng gọi là vọng”; vấn đề này dùng lời nói chẳng bao giờ thấu hiểu được, bởi hễ có lời nói thì không lọt vào nhị biên cũng lọt vào trung đạo hoặc tứ cú, phải đợi cho đến kiến tánh thì mọi việc tất hiểu.

Hỏi: Làm thế nào phân biệt tham thoại đầu và niệm Phật?

Đáp: Niệm Phật thuộc Tịnh Độ tông, Tham thoại đầu thuộc Thiền tông. Pháp Tịnh Độ là chấp thật, tham Thiền thì phá chấp thật, hai pháp trái ngược nhau. Tham Thiền cần có nghi tình, còn Tịnh Độ là Tín, nguyện, hành, cần có tòng tin. Phật là tùy thuận căn cơ của từng chúng sanh, muốn cứu giúp tất cả chúng sanh. Do tánh của chúng sanh quá chấp thật, nếu bảo bỏ chấp thì lại chẳng chịu, cho nên chấp vào Thập pháp giới thì chi bằng cho chấp Phật, đến khi được vãng sanh Cõi Tịnh Độ rồi, mới dần dần bỏ được sự chấp ấy, bởi hoàn cảnh tự nhiên khiến buông bỏ sự chấp thật và chuyển qua tham Thiền, sẽ được kiến tánh. Hễ còn chấp thật thì chẳng bao giờ kiến tánh được. Như Lai Quả Thiền sư nói “Quá khứ chư Phật, hiện tại Phật, vị lai Phật, chẳng vị nào không do tham Thiền mà kiến tánh”.

Hỏi: Khi đề khởi câu thoại đầu, vẫn khởi niệm nhưng không phát khởi được nghi tình thì phải làm sao?

Đáp: Tôi nói là HỎI chứ không nói là niệm, đừng có niệm. Có hỏi phải có đáp, hỏi rồi đáp không ra, thắc mắc ấy chính là nghi tình. Nếu còn đề khởi nghi tình không được thì cứ hỏi tới hoài, mười ngày, hai mươi ngày, ba mươi ngày ... có người hỏi đến hai tháng mới phát khởi được nghi tình. Một khi đã phát khởi nghi tình thì trong thời gian ngắn cũng phát được trí huệ, từ hạ căn chuyển thành thượng căn. Câu thoại đầu là câu hỏi, chính câu hỏi đó là nghi tình.

Hỏi: Có một bài kệ của Tuệ Trung Thượng sĩ, có người dịch rằng “Trì giới kiêm nhẫn nhục, được tội chẳng được phước, muốn biết chẳng tội phước, đừng trì giới nhẫn nhục”, Sư thấy thế nào?

Đáp: Nguyên văn bài kệ là: “Trì giới kiêm nhẫn nhục, chiêu tội bất chiêu phúc. Dục tritội phúc, phi trì giới nhẫn nhục”. Câu thứ hai “Chiêu tội bất chiêu phúc” không thể dịch là “được tội chẳng được phước”, vì chữ CHIÊU là chiêu cảm, như thiện nhân chiêu cảm thiện quả, tức vui; ác nhân chiêu cảm ác quả, tức khổ. Nhưng ở trong Phật pháp thì thường là thiện nhân chiêu ác quả, ác nhân lại chiêu thiện quả. Tại sao? Ví như bậc tu sĩ chúng ta, chịu sự cúng dường của mười phương, nếu làm những việc bố thí từ thiện, không lấy Phải giáo làm trung tâm mà lấy tự kỷ làm trung tâm, thì những việc từ thiện ấy chỉ làm cho địa vị danh dự của mình được nổi bật, để cho mình được cúng dường nhiều thêm, thì việc ấy là thiện nhân chiêu ác quả. Kinh Lăng Nghiêm nói là “hư tiêu tín thí”, thuộc tội địa ngục. Còn “Ác nhân chiêu thiện quả” thì chỉ ở trong Thiền tông các Tổ Sư mới thấu, người thế gian chẳng thể hiểu được, hễ bắt chước làm theo thì tội rất nặng. Ví như Thiền sư đã kiến tánh muốn độ chúng sanh, dùng sát sanh để làm Phật sự, như ngài Nam Tuyền chém mèo, Quy Tông chém rắn ... nếu người không có cảnh giới đó mà học theo thì tạo tội rất nặng.

- Còn câu thứ tư “Phi trì giới nhẫn nhục” nếu dịch thành “Đừng trì giới nhẫn nhục” thì hại người biết bao! chữ PHI là không phải, tội với phước là đối đãi là nhị. Ý nói muốn biết không tội phước, đạt đến chỗ không tội phước, đạt đến chỗ bất nhị ấy chẳng phải do trì giới nhẫn nhục mà được. Nhưng hễ người nào có ý không trì giới nhẫn nhục thì người ấy không thể đạt được. Phật giáo là lấy sự trì giới làm căn bản, lúc Phật tại thế là y Phật làm bổn sư, sau khi Phật nhập Niết bàn thì phải y theo Giới luật làm bổn sư, Giới là thay thế cho Phật vậy.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: