Thư Viện Hoa Sen

Lời Tựa Của Tây Sơn Đại Sư

22/12/20164:34 CH(Xem: 5125)
Lời Tựa Của Tây Sơn Đại Sư
GƯƠNG THIỀN (Thiền Gia Quy Giám) 
Tây Sơn Đại Sư ( 1520 ~ 1604 ) 
Tào Khê Thối Ẩn thuật 
Thị Giới: dịch Việt 
THIỆN TRI THỨC 2016

Lời Tựa Của
Tây Sơn Đại Sư

Người học Phật ngày xưa không nói lời nào không phải là lời Phật, không làm việc gì không phải là việc Phật. Các ngài gìn giữ giáo pháp của Đức Phật truyền qua kinh điển với trọn tấm lòng.

 

Người học Phật ngày nay tụng đọc liến thoắng, và hầu như quá tôn trọng những tác phẩm của các học giả thế tụctác phẩm cổ Trung hoa, tìm cầu và gắn bó với thơ phú của các quan chức triều đình. Họ có những bản viết trên giấy màu và trang trí bằng vải lụa hoa mỹ. Họ không bao giờ thỏa mãn với những loại văn chương nầy, và coi chúng là những của cải quý giá nhất. Của cải của người học Phật ngày xưacủa cải của người học Phật ngày nay sao mà khác nhau!

 

Mặc dù thiếu khả năng, tôi vẫn yêu mến những tác phẩm xưa và coi những lời trong kinh điểncủa cải lớn nhất của tôi. Nhưng những tác phẩm nầy thì bao la, và biển kinh điển thì mênh mông. Tôi lo rằng người đồng hành tu đạo trong tương lai phải nhọc công vô ích trong việc giẫy dọn quá nhiều cành nhánh để có thể thâu hoạch được những quả thật sự nuôi dưỡng được mình.

 

Để giúp người học không phải trải qua những khó khăn và phiền phức không cần thiết đó, tôi sưu tập ở đây thành một cuốn sách vài trăm chữ từ những tác phẩm cốt tủy và truyển cảm nhất cho sự tu tập. Những lời sơ sài, có thể nói là quá đơn giản, nhưng nghĩa lý thật hoàn hảo. Nếu coi tập sách nầy như một người chỉ đườngtheo đuổi những chân lý trong đó đến cùng với mục đích thấu đạt ý nghĩa sâu mầu của pháp, người học sẽ gặp một Đức Phật sống hiện ra từ mỗi câu. Do đó hãy chiêm nghiệm tập sách nầy bằng mọi cách.

 

Và tuy người học có thề học những lời, những câu trong cuốn sách nầy, nhưng nếu thấu đạt được một chữ vượt ngoài mọi kinh sách thì tốt hơn nhiều. Đó là kho tàng bí ẩn bên ngoài mọi hình tướng. Hãy từng phút từng giây chờ đợi một cơ hội đặc biệt để nó tự thể hiện.

 

Mùa Hè, niên hiệu Gap Ja

Triều đại Ga Jeong (1564)

Tại am Cheong Heo,

Hành giả

Baek Hwa [một trong những tên của ngài So Sahn]

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: