Hiện Thành Công Án

21/01/20178:59 SA(Xem: 7675)
Hiện Thành Công Án

HIỆN THÀNH CÔNG ÁN
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền
Bình giả: Shohaku Okumura và các tác giả khác
Biên dịch: Thuần Bạch và Huệ Thiện
Nhà xuất bản Hồng Đức

 

MỤC LỤC

Hien Thanh Cong An coverI - Tiểu Sử Đạo Nguyên và Tầm Quan Trọng Của Hiện Thành Công Án 19

Lời Bình Của Hakuun Yasutani Chánh Pháp Nhãn Tạng Là Gì?   22

II- Ý Nghĩa Của Hiện Thành Công Án 27
1/ Lời Bình Của Hakuun Yasutani   33
2/ Lời Bình Của K. Uchiyama   38
3/ Lời Bình Của Leighton   40

III- Phật Pháp Từ Ba Nguồn Là, Không Là, Là Khi Muốn Vô PhápVô Ngã 41
Phật Đạo: Giáo Lý Của Đạo Nguyên Đại Bát-Nhã Ba-La-Mật    43

IV- Hoa Tàn Cỏ Mọc     57
Lời Bình Của Hakuun Yasutani   57
Tự Ngã Và Vạn Pháp    59
Luận Giải Của Đạo Nguyên  60
1/ Lời Bình Của Hakuun Yasutani   65
2/ Lời Bình Của Leighton   66
Hiện Thành Công Án Hoạt Dụng Trong Mê Lẫn Ngộ 67
Giác Ngộ Vượt Qua Giác Ngộ Chư Phật Và Chúng Sanh    68
3/ Lời Bình Của Leighton   73
4/ Lời Bình Của Hakuun Yasutani   77

V- Phật Hiện Phật Mà Không Nghĩ Đến 79
Lời Bình Của Hakuun Yasutani   85
Mặt Trăng Trong Nước   85
Lời Bình Của Hakuun Yasutani   90

VI- Buông Bỏ Thân Tâm Học Phật Là Học Về Tự Ngã 93
Buông Bỏ Thân Tâm   102
1/ Lời Bình Của Leighton   115
2/ Lời Bình Của Hakuun Yasutani   116

VII- Tìm Cầu Sẽ Cách Xa    119

VIII- Quá Khứ Và Tương Lai Bị Cắt Đứt 127
Lời Dạy Của Đức Phật Về Vô Ngã 128
Đạo NguyênVô Ngã   129
Sanh, Tử Và “Thời Gian”   131
Lời Bình Của Hakuun Yasutani   139
IX- Trăng Trong Nước    145
Mặt Trăng Trong Nước Giống Như Thân Đều Không   146
Mặt Trăng Trong Nước Như Trung Đạo  148
Mặt Trăng Như Tự Ngã   151
Thỏ Trên Mặt Trăng   154
Lời Bình Của Hakuun Yasutani   159
X- Có Điều Gì Còn Thiếu   163
Thấy Đại Dương Như Một Vòng Tròn  164
Là Thấy Viên Tướng   165
1/ Lời Bình Của Leighton   168
Có Phải Là Thấy Viên Tướng Giác Ngộ?  169
Cung Điện Với Cá, Nước Đối Với Người  171
Không Ngừng Tham Cứu  174
Viên Tướng Như Biểu Tượng Của Thiền  178
2/ Lời Bình Của Hakuun Yasutani   178
XI- Cá Bơi Chim Bay,    183
Cá Và Chim Trong Thiền Tập  184
Nước Là Gì?     184
Bầu Trời Là Gì?    187
Bài Thơ Tọa Thiền Châm Của Đạo Nguyên  190
Phạm Vi Đời Sống    192
Nguồn Gốc Hình Tượng Cá và Chim  193
Sự Sống Là Chim, Sự Sống Là Cá 195
Lời Bình Của Hakuun Yasutani   196
XII- Cần Tìm Ra Con ĐườngVị Trí Riêng Mình 201
Mỗi Lần Một Việc     203
Con Đường Thì Vô Tận   205
Lời Bình Của Hakuun Yasutani   208
XIII- Chúng Ta Có Quạt Vì Tánh Gió Ở Khắp Nơi 213
Thiền Sư Ma Cốc Bảo Triệt  214
Gió Và Quạt     219
Phật Tánh Và Thiền   222
Đạo NguyênBản Giác  225
Diễn Tả Chức Năng Quan Yếu 231
Gió Của Phật Gia    232
Lời Bình Của Hakuun Yasutani   234

TIỂU SỬ ĐẠO NGUYÊN
TẦM QUAN TRỌNG CỦA HIỆN THÀNH CÔNG ÁN


blankThiền sư Đạo Nguyên sinh năm 1200 tại Kyoto, thân phụthư ký cho hoàng đếĐạo Nguyên là cháu nội của thủ tướng. Thân phụ mất khi ngài được hai tuổi và mẹ mất khi lên tám. Thân mẫu qua đời đã thúc hối Đạo Nguyên tự quyết định theo Phật làm tăng. Năm mười ba tuổi ngài thọ giới xuất gia tại chùa Viên Giác, núi Tỷ Duệ, gần Kyoto, thuộc Thiên Thai tông. Tuy vậy ngài không hài lòng với cách tu tập Tỷ Duệ và rời chùa vào năm mười bảy tuổi. Trong tự truyện, câu hỏi của Đạo Nguyên liên quan đến giáo lý Đại thừa nguyên thủy về Phật tánh, rất quan trọng trong tông Thiên Thai thời đó. Giáo lý Bản giác pháp môn của Thiên Thai tông xác định tất cả chúng sinh hữu tình và vô tình đều là Phật đã thành, vì tất cả đều có Phật tánh. Nhưng Đạo Nguyên đặt vấn đề tại sao tất cả chư Phật cần khai mở đường Đạo - tìm tâm và tu tập nếu là Phật đã thành? Đạo Nguyên đã tham kiến nhiều bậc thầy, nhưng không ai trả lời làm ngài hài lòng.

Đại sư Kòin bảo ngài có thể tìm được câu trả lời qua tu Thiền. Đại sư Kòin cũng khuyên ngài qua Trung Hoa, nơi được xem là chiếc nôi tu Thiền chính thống. Vâng lời, năm mười bảy tuổi ngài rời tu viện Thiên Thai núi Tỷ Duệ và gia nhập tăng đoàn ở chùa Kiến Nhân, thành lập năm 1202, thiền viện đầu tiên ở Nhật, và tổ khai sơnthiền sư Minh Am Vinh Tây (1141-1215), người đầu tiên mang thiền Lâm Tế từ Trung Hoa về Nhật. Đạo Nguyên tu ở Kiến Nhân sau khi Vinh Tây tịch, với đệ tử của Minh Tây là Minh Toàn (1184-1225) đến năm 23 tuổi. Sau đó ngài đến Trung Hoa, tu tập tại chùa Thiên Đồng dưới sự chỉ dạy của sư trụ trì, Wuji Liaopai (1149-1224) theo tông Lâm Tế. Năm sau khi Liaopai tịch Đạo Nguyên rời Thiên Đồng đi tham kiến các thiền viện. Qua mười năm đầu tiên tu thiền Lâm Tế, không vị thầy nào gặp trong giai đoạn này là chân sư của ngài. Đúng lúc bỏ ý định tìm đạo và trở lại Nhật, ngài được tin một vị cao tăng vừa tấn phong trụ trì chùa Thiên Đồng. Mùa hè năm 1225 ngài trở lại Thiên Đồng và gặp Như Tịnh (1163-1228), ngay lần diện kiến đầu tiên, ngài biết đây là vị chân sư ngài đã mất nhiều năm tìm kiếm. Cũng trong tháng gặp gỡ may mắn đó vị thầy đầu tiên Minh Toàn viên tịch. Đạo Nguyên tiếp tục tu tập với Như Tịnh trong hai năm, trở về Nhật năm 1227, sau khi được Như Tịnh ấn chứng theo tông Tào Động.

Sau khi trở về Nhật Ngài tiếp tục tu tập ở chùa Kiến Nhân, nhưng rời tu viện năm 1230 vì thấy lối tu theo Lâm Tế không cho phép ngài dụng công theo cách riêng của mình, và nhận thấy người tu ở Kiến Nhân đã đánh mất tinh thần tu tập thiền tông chân chánh do Vinh Tây sáng lập. Sau khi rời chùa Kiến Nhân, ngài tu tập độc cư vài năm trong ngôi thất nhỏ ở Fukakusa, một ngôi làng thuở đó là ngoại ô thành phố Kyoto. Tuân giữ lời nguyện giúp người tu thiền, ngài viết Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi năm 1227, ngay sau khi từ Trung Hoa trở về. Ba năm sau khi ẩn tu, lúc ba mươi mốt tuổi ngài viết Biện Đạo Thoại, đưa ra mười tám câu hỏi và đáp về thiền tập theo lời dạy của đức Phật. Học nhân bắt đầu đến với ngài, và năm 1233 ngài thành lập chùa Hưng Thánh. Năm 1233 ngài bắt đầu viết lại Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi, bản thảo gốc còn tàng trữ tại chùa Vĩnh Bình như quốc bảo. Mùa an cư đầu tiên ở Hưng Thánh Tự ngài trước tác bộ luận ngắn Ma-ha Bát-nhã Tâm Kinh. Sau đó vào mùa thu năm 1233 ngài viết Hiện Thành Công Án dành cho cư sĩ. Ngài tu ở chùa Hưng Thánh trong mười năm cho đến khi chuyển đại chúng tới Echizen và khai sơn Đại Phật tự (sau này đổi tên là Vĩnh Bình tự) năm 1243. Ngài làm việc mười năm nữa để lập tự viện trong núi xa vắng Echizen, và trước tác nhiều tác phẩm đến cuối đời vào năm 1253. Có thể là vào năm 1253 ngài viết lại Hiện Thành Công Án, lần đầu đã sáng tác khi còn trẻ, trước khi đưa vào chương đầu Chánh Pháp Nhãn Tạng. Ngày nay, một số học giả cho là ngài không hài lòng bảy mươi lăm chương Chánh Pháp Nhãn Tạng và định viết lại thành một trăm chương. Họ cho là ngài chỉ viết lại có mười hai chương và không thể hoàn thành trước khi viên tịch.

LỜI BÌNH CỦA HAKUUN YASUTANI
CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG LÀ GÌ?


Chánh Pháp Nhãn TạngPhật đạo. Nhiều người biết đức Phật Thích Cahội Linh Thứu đã nói: “Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Niết Bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, bất lập văn tựgiáo ngoại biệt truyền, Ta nay trao cho Ma Ha Ca Diếp.” Như vậy Phật pháp chánh truyền được gọi là Chánh pháp nhãn tạng. “Chánh pháp” không phải điều gì tương đối ngược lại với “tà pháp.” Toàn vũ trụ chỉ là chánh pháp, mảy may không một tì vết của ngã. Chánh là thế giới bình đẳng tuyệt đối. Pháp là thế giới sai biệt tuyệt đối. Ý nghĩa của từ “tuyệt đối” không chỉ là một cách nhấn mạnh. Tuyệt đối nghĩa là toàn pháp giớibình đẳng, toàn pháp giớisai biệt. Vì vậy bình đẳngsai biệt luôn luôn đồng giá trị, hoặc đúng hơn là một. Ngay cả gọi là hai mặt của một việc cũng không được. Khi ta nói “bình đẳng” thì bình đẳng hoàn toàn dung nạp những sai biệt (mà không loại trừ), và những sai biệt không còn chỗ xuất đầu. Đó là bình đẳng tuyệt đối. Cũng vậy, khi nói “sai biệt,” những sai biệt hoàn toàn phủ lấp tính bình đẳng (mà không bác bỏ) và bình đẳng không còn chỗ lộ diện. Đó là sai biệt tuyệt đối. Tuy vẫn là từ ngữ nhưng bình đẳngsai biệt dùng trong Phật pháp hoàn toàn khác với nghĩa thông thường. Nói hết yếu chỉ Phật pháp trong một câu là “Phật tính / bình đẳng, nhân quả / sai biệt.” Nói gọn hơn là “không, nhân và duyên.” “Không” là bình đẳng; “Nhân và duyên” là sai biệt. Trong Phật pháp từ bình đẳngtánh Không; và từ sai biệthình tướng có những đặc tính cụ thể. Thuật ngữ Tào Động là chánh vị (tuyệt đối) và thiên vị (tương đối). Chánh vị như con trâu sắt không xương, không da. Thiên vị như con trâu đất có đầu, có sừng. Chánh vị như có trâu làm bằng sắt và xem toàn thể đều là sắt, không thấy khác giữa da và xương. Thiên vị như có trâu làm bằng đất và xem là con trâu, tức có sừng, có đầu. 

Đọc Chánh Pháp Nhãn Tạng phải bằng cả thân tâm. Nhưng trước hết phải thấy bằng mắt giác ngộ. Mở mắt giác ngộ là mở chánh pháp nhãn, chẻ đôi ra thành Chánh nhãn (tức huệ nhãn) và Pháp nhãn. Mở chánh nhãn là mở mắt bình đẳng tuyệt đối. Nhận ra không một pháp để thấy trong toàn thể vũ trụ thì con mắt vô minh sẽ diệt, tức chứng nghiệm tánh không: “Núi không là núi, sông không là sông” thực sự hiển bày33. Đó chính là bình đẳng trí của Bồ-tát Văn-thù, tức căn bản trí. Dù sở ngộ mỗi người có cạn có sâu, thậm chí mới thoáng thấy chân tánh cũng là khai mở mắt bình đẳng. Mở Pháp nhãnmở mắt sai biệt tuyệt đối. Đó là nhảy từ “Không một vật34” qua cảnh giới kho tàng vô tận. Đó là đến nơi nhất cử nhất động của hiện hữu duyên khởi trùng trùng hiển lộ. Đây chính là diệu quan sát trí, tức sai biệt trí của Phổ Hiền, trí tuệ kế tiếp. Về Chánh nhãn và Pháp nhãn, “một mắt là cả hai mắt” và “cả hai mắt chỉ là một mắt.” Đây chính là chánh pháp nhãn, tức là Phật nhãn, nhãn kiến của Đức Thích-ca Mâu-ni.

Phật nhãn sáng rồi thì ta không thiếu thứ gì, đời đời dùng không hết. “Kho tàng tự mở và ta tự do xử dụng.35” Đó là kho tàng của chánh pháp nhãn. Nói cách khác mỗi người là một kho tàng từ xưa nay chứa đầy châu báu tột cùng. Không những dùng không bao giờ hết mà kỳ diệu thay càng dùng càng tăng thêm, càng sáng chói, càng hữu dụng. Chìa khóa mở kho tàng là 95 phẩm trong Chánh Pháp Nhãn Tạng; là phẩm tên Hiện Thành Công Án, và mỗi chữ mỗi câu là toàn bộ chìa khóa. Vì vậy ta không thể xem thường dù là một chữ hay một câu.
32  Thuộc về Ngũ Vị Quân Thần, tông chỉ tông Tào Động Trung Hoa của tổ Động Sơn Lương Giới (807-869)
33  Câu của thiền sư Thanh Nguyên Duy Tín: “Trước đây 30 năm chưa ngộ, ta thấy núi sông là núi sông. Về sau gặp thiện hữu tri thức chỉ dạy, có chỗ thâm nhập ta thấy núi sông không phải là núi sông. Bây giờ ta lại thấy núi sông là núi sông.”
34  Dẫn xuất từ bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng: “Bồ-đề vốn không cây/ Gương sángchẳng phải đài/ Xưa nay không một vật/ Chỗ nào dính bụi bặm.”
35  Trích câu cuối trong Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi của Đạo Nguyên.



pdf_download_2
Hiện Thành Công Án



Bài đọc thêm về tác giả:
Đạo Nguyên Hy Huyền


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.