Wangdu: Lời Cầu Nguyện Thâu Nhiếp Mọi Xuất HiệnTồn Tại

25/08/202012:52 CH(Xem: 6110)
Wangdu: Lời Cầu Nguyện Thâu Nhiếp Mọi Xuất Hiện – Tồn Tại

 WANGDU: LỜI CẦU NGUYỆN THÂU NHIẾP MỌI XUẤT HIỆNTỒN TẠI
Orgyen Tobgyal Rinpoche giảng tại Lerab Ling ngày 7/11/2013
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Một tối trong Pháp hội Đại Thành Tựu Drupchen[1] Liên Hoa Không Hành Nữ ở Lerab Ling, Orgyen Tobgyal Rinpoche[2] đã ban sự giải thích hiếm có và tuyệt vời này về lời cầu nguyện Wangdu, điều mà Ngài nói với chúng tôi rằng, Ngài đã thọ nhận từ Dilgo Khyentse Rinpoche[3] hơn 50 năm trước, nhưng chưa từng chia sẻ. Mặc dù cảm thấy không khỏe, Ngài nói, “… tôi đã trao sự giải thích này khi nghĩ đến việc ban nó, bởi ai mà biết ngày mai tôi sẽ cảm thấy thế nào? Lúc ấy, có khi tôi lại chẳng thích thú ý tưởng về việc chia sẻ những chỉ dẫn vô cùng đặc biệt này với bất kỳ ai”.

BẢN VĂN GỐC

WANGDU: ĐÁM MÂY GIA TRÌ LỚN LAO

LỜI CẦU NGUYỆN THÂU NHIẾP MỌI XUẤT HIỆNTỒN TẠI

 

Om Ah Hung Hrih

Trong cung điện hoạt động kính ái, đại lạc rực rỡ,

Nơi thân Diệu Quan Sát Trí, lạc-Không hợp nhất, trụ

Những bông sen, hỷ lạc mà chẳng tham đắm, chiếu tỏa …

Như những hào quang huy hoàng từ mặt trời kim cương:

Pháp thân Phật Vô Lượng Quang cùng với Kim Cương Pháp,

Quan Âm Thế Gian Tự Tại, hiện thân của lòng bi,

Liên Hoa Vương, đấng cai quản khắp luân hồiNiết Bàn,

Heruka oai hùng, điều phục xuất hiệntồn tại,

Mật Huệ Phật Mẫu cùng với Kim Cương Hợi Mẫu Tôn,

Đấng Thắng Lạc Dục Vương, kho tàng của đại lạc, và

Tác Minh Phật Mẫu, thâu nhiếp tâm chúng sinh không sót,

Chư oai hùng, những thủ ấn Thắng-Thường, múa lạc-Không,

Chư Dũng Phụ – Không Hành kim cương thu hút – hấp dẫn.

Trong trạng thái đại bình đẳng của hình tướng –tính Không …

Thân kim cương nhảy múa, làm khuấy động khắp tam giới,

Ngữ vô ngại mỉm cười dội vang, câu triệu tam giới,

Hồng quang tỏa ra, tràn khắp luân hồiNiết Bàn,

Khơi dậy và thu thập lại tinh hoa của luân – Niết –

Với tâm giác ngộ của ham muốn kim cương thù thắng,

Ban tặng thù thắng trong mọi mong cầu – hai thành tựu,

Bằng móc kim cương cùng với dây quyến sách vĩ đại,

Trói buộc thế giới xuất hiện-tồn tại trong đại lạc.

Những hóa hiện diệu kỳ trong lưới huyễn hóa vô lượng

Tràn ngập hư không như hạt trong quả mè mở ra.

Vô số chư Tam Gốc, tập hội chư Tôn kính ái,

Chí thành cầu nguyện chư vị, xin gia trì chúng con,

Ban cho chúng con các thành tựu, thông thường – thù thắng,

thành tựu thâu nhiếp mọi mong cầu, không chướng cản.

 

Điều này được biên soạn vào ngày đầu tiên của tháng Bảy năm Thổ Mão (1879) bởi vị tên Dhih. Không nghi ngờ gì, bất kỳ ai cầu nguyện theo cách này sẽ hoàn thành mọi hoạt động kính ái đúng như mong ước của họ. Lời cầu nguyện này có thể được viết trên cờ đỏ và thổi bay trong gió hoặc sử dụng trong những Kinh Luân quay bằng hơi nóng hay gió. Mangalam!

PHẦN BÌNH GIẢNG

Một lời tiên tri gần đây nói rằng Tăng đoàn Rigpa cần phải tích lũy 10 triệu biến lời cầu nguyện Wangdu – tôi chắc rằng các bạn đã bắt đầu làm điều đó.  Và thực sự, mọi người ở đây, những đệ tử Rigpa cũng như chư vị Lama và tu sĩ từ Tu viện Chokling, đều đang đóng góp cho sự tích lũy này, bởi lúc bắt đầu Pháp hội Drupchen này, tôi đã yêu cầu vị đạo sư trì tụng đảm bảo rằng chúng ta sẽ tụng lời cầu nguyện mười biến mỗi ngày.

Tuy nhiên, hôm qua tôi nhận ra nhiều người dường như không thể trì tụng lời cầu nguyện này. Tôi có ấn tượng rằng, sau khi Khenpo Jigme Phuntsok[4] bảo các bạn thực hành Wangdu vào năm 1993, lời cầu nguyện đã trở thành một phần trong cuốn sách Nghi Quỹ Nhật Tụng của Rigpa. Dẫu vậy, hầu hết các bạn lại chẳng có bản văn – các bạn phải nhìn vào màn hình khi lời cầu nguyện được trình chiếu. Người phương Tây có thị lực tốt; vì thế, có lẽ các bạn thực sự có thể đọc từ màn hình, nhưng tôi thì không. Ban đầu, tôi nghĩ các bạn đều đang đọc từ màn hình bởi, do không biết chúng ta sẽ đọc tụng bài cầu nguyện này, các bạn chẳng mang theo. Rốt cuộc thì, hôm qua là lần đầu tiên chúng ta trì tụng. Nhưng bởi chuyện này lại xảy ra vào hôm nay, chắc hẳn phải có lý do khác.

Hôm nay, một lần nữa, nhiều người các bạn, bao gồm cả những tu sĩ phương Tây, không trì tụng lời cầu nguyện và như thể bắt chước các bạn, những tu sĩ Tây Tạng cũng ngừng trì tụng. Vài vị Tulku thậm chí còn ngủ gật! Thành thật mà nói, điều đó dường như khá ngớ ngẩn với tôi! Nếu bạn muốn tuân theo lời khuyênhoàn thành Pháp tu mà lời tiên tri đề xuất, bạn ít nhất phải có một bản sao của lời cầu nguyện trước mặt, sau đó, nỗ lực trì tụng!

GIẢI THÍCH TỰA ĐỀ

“Đám Mây Gia Trì Lớn Lao: Lời Cầu Nguyện Thâu Nhiếp Mọi Xuất Hiện – Tồn Tại”

Lời cầu nguyện Wangdu là một Terma tâm[5], thứ khởi lên trong tâm trí tuệ của Jamgon Mipham Rinpoche[6].

Chỉ có một cách để những người như chúng ta có thể “thâu nhiếp mọi xuất hiện – tồn tại”: bằng cách đem thế giới bên ngoài – thứ xuất hiệnhữu tình chúng sinh – những vị tồn tại bên trong thế giới bên ngoài – vào sự kiểm soát nhờ cầu khẩn chư Bổn tôn kính ái và thọ nhận sự gia trì của chư vị.

Bằng cách đem mọi thứ xuất hiệntồn tại vào sự kiểm soát của bạn, bạn sẽ tự động có thể hướng tâm và năng lượng khí của bạn. Khi bạn đã kiểm soát tâm và năng lượng khí của mình, bạn có thể hiện thực hóa trí tuệ Đại Viên Mãn (Dzogpa Chenpo) và nhờ đó, đạt đến trạng thái giác ngộ. Một trong những tác dụng đi kèm của thực hành này là bạn sẽ cũng có thể ảnh hưởng đến nghịch cảnh thông thường và chuyển hóa chúng thành tích cực. Ví dụ, nhờ đem mọi khổ đau vào sự kiểm soát, sau đó, bạn sẽ có thể chuyển hóa chúng và tạo ra hạnh phúc.

Ý NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

“Om Ah Hung Hrih”

Bản văn bắt đầu bằng Om Ah Hung Hrih, điều lần lượt đại diện cho thân, khẩu, ý và trí tuệ giác ngộ của tất cả những Đấng Chiến Thắng, những vị mà chúng ta dâng lời tán thán. Mặc dù xuất hiện cuối cùng, Hrih là chủng tự chính và đại diện cho sự sáng ngời tự nhiên của Diệu Quan Sát Trí, thứ là chủng tự gốc cốt lõi của chư Tôn Tam Gốc kính ái.

‘Sự hỗ trợ’ về nơi cư ngụ của chư Tôn kính ái được miêu tả như một ‘cung điện’.

“Trong cung điện hoạt động kính ái, đại lạc rực rỡ,”

Ở đây, ‘đại lạc’ liên quan đến Ngũ Trí, đặc biệtDiệu Quan Sát Trí; và ‘rực rỡ’ chỉ ra rằng đại lạc không nhỏ bé và rằng nó bùng cháy với sự mãnh liệt của ngọn lửa dữ dội cuối thời kỳ[7].

Cung điện này – thứ thực sự là sự hợp nhất của đại lạctính Không và sự sáng ngời tự nhiên của Diệu Quan Sát Trí – là nhà của chư Tôn kính ái. Trong cung điện này, năng lượng sôi nổi từ sự hợp nhất của hỷ lạctính KhôngDiệu Quan Sát Trí khởi lên như là những hóa hiện khác nhau của trí tuệ – các ‘thân trí tuệ’. Vì thế, ‘Trong cung điện hoạt động kính ái, đại lạc rực rỡ’ là Pháp thân chân chính của Phật và nền tảng mà từ đó, mọi hiện tượng khởi lên.

“Nơi thân Diệu Quan Sát Trí, lạc-Không hợp nhất, trụ”

Các ‘Thân Diệu Quan Sát Trí’ là những hiển bày Báo thân của Phật – ‘lạc-Không hợp nhất’. Chư Báo thân hiển bày mà không rời khỏi Pháp thân, nhưng khởi lên là những Báo thân – ‘hiển bày sự chuyển động mà không rời’. Trong cõi giới căn bản Akanishtha, chư Báo thân hoàn toàn trải nghiệm và thích thú trong mọi ‘niềm hoan hỷ lớn lao’, thứ có thể được tìm thấy khắp mười phương và bốn thời[8] không ngoại lệ; ‘lớn lao’ cho thấy rằng số lượng niềm hoan hỷ lớn đến mức thật không thể nghĩ bàn.

Bản văn còn nhiều điều để nói về chư Báo thân:

“Những bông sen, hỷ lạc mà chẳng tham đắm, chiếu tỏa …”

Ở đây, không có ngay cả sự ám chỉ về tham đắm bình phàm. Tuy nhiên, mặc dù không có tham nhỏ bé nhất, sự sáng ngời tự nhiên của năng lượng đại lạc hiển bày thành ‘những bông sen’ – thứ mà trong trường hợp này nghĩa là chư Tôn của Liên Hoa Bộ với hoạt động chính yếukính ái.

Trong thế giới của chúng ta, mọi thứ mà xuất hiện thì được phát lộ khá tự nhiên bởi mặt trờimặt trăng. Lấy đó làm ví dụ, bản văn tiếp tục nói rằng,

“Như những hào quang huy hoàng từ mặt trời kim cương:”

Tính Không, thứ giống như một chày kim cương, được so sánh với mặt trời sáng ngời huy hoàng, thứ chiếu tỏa vô số hào quang tiêu trừ mọi dấu vết của sự tăm tối. Tương tự, chư Báo thân liên tục hiển bày nhiều hình tướng Hóa thân khắp thời giankhông gian, để đem đến sự an lành cho hữu tình chúng sinh.

“Pháp thân Phật Vô Lượng Quang cùng với Kim Cương Pháp,”

xuất hiện thành ai? [Đó là] chư Tônchúng ta đang cầu nguyện đến. Đầu tiên là Pháp thân Phật Vô Lượng Quang và vị phối ngẫu của Pháp thân, Kim Cương Pháp. Trong năm gia đình Phật, chúng ta quan tâm đến Liên Hoa Bộ kính ái và vì thế, trong trường hợp này, Pháp thân là Phật Vô Lượng Quang. Nếu thích, bạn có thể nghĩ về Pháp thân Vô Lượng Thọ – điều đấy cũng ổn.

Từ quan điểm của Ngài, Đức Phật đã dạy trong Tịnh độ Akanishtha và những giáo lý này sau đó được thu thập và kết tập bởi Kim Cương Pháp, vị xuất hiện với một mặt và hai tay, cầm chày và chuông.

“Quan Âm Thế Gian Tự Tại, hiện thân của lòng bi,”

Tiếp theo, đấng sáng tạo của thế giới. Tất cả [tín đồ] Ấn giáo tin rằng thế giới được tạo thành bởi một đấng sáng tạo. Với Phật tử, thế giới này xuất hiện là kết quả của lòng bi mẫn của Thánh Quán Thế Âm; vì vậy, với chúng ta, Quán Thế Âm được biết đến là ‘Thế Gian Tự Tại’. Thế Gian Tự Tại có thể mang nhiều hình tướng khác nhau, nhưng ở đây, chúng ta quan tâm đến hình tướng Báo thân của một Bổn tôn, vị mà sự hiển bày đã được thúc giục bởi ao ước sâu sắc vì hữu tình chúng sinh: Quán Thế Âm. Ngài có thể mang nhiều hình tướng, nhưng Ngài [có thân] màu đỏ trong bức Thangka. Do đó, khi bạn trì tụng lời cầu nguyện này, bạn cần quán tưởng hình tướng Quán Thế Âm màu đỏ.

“Liên Hoa Vương, đấng cai quản khắp luân hồiNiết Bàn,”

Thánh Quán Âm, Thế Gian Tự Tại, khởi lên từ chủng tự Hrih, thứ đã xuất hiện trong tim của Phật Vô Lượng Quang. Guru Rinpoche cũng khởi lên từ tim của Phật Vô Lượng Quang như là chủng tự Hrih, sau đó, giáng hạ xuống bông sen trên Hồ Dhanakosha[9], mang hình tướng Guru Rinpoche.

Padma Gyalpo [Liên Hoa Vương] là một trong tám hóa hiện của Guru Rinpoche. Ngài mang hình tướng của đức vua, vị có thể đem mọi thứ xuất hiện (tức vũ trụ) và tồn tại (tức hữu tình chúng sinh) vào sự kiểm soát. Ngài là vị lãnh đạo của tất cả chư Không Hành Nữ an trụ ở ba nơi của sự tồn tại – những vị phía trên sống trong hư không, những vị ở giữa sống trên mặt đất và những vị phía dưới sống dưới đất. Ngài cai quản tất cả chúng sinh trong luân hồi và tất cả chư Phật của Niết Bàn – Ngài là cố hữu với tất cả những vị giác ngộ viên mãn. Tôi có thể nói rất nhiều về Liên Hoa Vương

“Heruka oai hùng, điều phục xuất hiệntồn tại,”

‘Heruka oai hùng’ là Mã Đầu Minh Vương [Hayagriva]. Mỗi chúng sinh sống (tồn tại) trên thế giới này (xuất hiện) chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân theo mệnh lệnh của Mã Đầu Minh Vương. Ngài mạnh mẽ hơn bất kỳ chúng sinh nào khác; không ai có thể sánh với hay thậm chí đua tranh với Ngài. Mã Đầu Minh VươngChuyển Luân Vương của mọi thứ xuất hiệntồn tại. Ý định trí tuệ của Ngài được nâng cao bởi ‘ba tiếng hí’ – thứ là một chủ đề quá bao la nếu giải thích ngay bây giờ. Điều bạn cần hiểu về Mã Đầu Minh Vương khi tụng lời cầu nguyện này là không có ai vĩ đại hay mạnh mẽ hơn ‘Heruka oai hùng’.

“Mật Huệ Phật Mẫu cùng với Kim Cương Hợi Mẫu Tôn,”

Guhyajnana hay ‘Mật Huệ’ là danh hiệu của vị phối ngẫu của Mã Đầu Minh Vương – có những nghi quỹ tập trung vào Mật Huệ, ‘Không Hành Nữ kính ái’. Kim Cương Hợi Mẫu [Vajravarahi] là Kim Cương Du Già Nữ.

Trước tiên, tất cả những Đấng Chiến Thắng hội tụ lại để tạo ra Mã Đầu Minh Vương (vị Tôn nam) và Kim Cương Hợi Mẫu (vị Tôn nữ). Hai vị Tôn này sau đó chế ngự Rudra Giải Thoát Đen – vị cai quản thế gian lúc ấygiải thoát mọi Không Hành nam và nữ chính yếu của hai mươi tư thánh địa, ba mươi hai vùng đất linh thiêng và tám nghĩa địa lớn. Mã Đầu Minh VươngKim Cương Hợi Mẫu sau đó tạo ra cõi Phật nơi mà những giáo lý Kim Cương thừa Chân ngôn Bí mật được giảng dạy lần đầu tiên.

“Đấng Thắng Lạc Dục Vương, kho tàng của đại lạc, và”

Chakrasamvara nghĩa là “Thắng Lạc” và là sự hiển bày tự nhiên của trí tuệ đại lạc của tất cả những Đấng Chiến Thắng. Vị Tôn này, Thắng Lạc Kim Cương, được thực hành đến một mức độ nào đó trong truyền thống Nyingma [Cựu Dịch], nhưng chủ yếu là trong các trường phái Sarma [Tân Dịch].

“Tác Minh Phật Mẫu, thâu nhiếp tâm chúng sinh không sót”,

Chúng ta đang thực hành Bổn tôn Tác Minh Phật Mẫu trong Pháp hội Drupchen này[10].

“Chư oai hùng, những thủ ấn Thắng-Thường, múa lạc-Không,

Chư Dũng Phụ – Không Hành kim cương thu hút – hấp dẫn”.

Tất cả chư đạo sư, Bổn tôn và Không Hành Nữ được tập hợp trước bạn, xuất hiện trong hình tướng của ‘những thủ ấn [thù] Thắng-[thông] Thường’, tức là chư Tôn; và bản chất của ‘múa’ là ‘lạc-Không’. Chư vị là ‘Chư Dũng Phụ – Không Hành kim cương thu hút – hấp dẫn’.

Có điều gì đó vô cùng sâu sắc cần được hiểu ở đây. Theo những [hành giả] Nyingma, tất cả những Đấng Chiến Thắng đã tạo ra Mã Đầu Vinh Quang và Hợi Mẫu Kim Cương vinh quang. Hai vị này sau đó nương tựa phương tiện thiện xảo của sự hợp nhất thoát khỏi tham đắm, tiêu diệtgiải thoát Matam Rudra. Hai vị rải thi hài từ thân của Rudra khắp sáu mươi tư địa điểm sức mạnh của thế gian – hai mươi tư thánh địa, ba mươi hai vùng đất linh thiêng và tám nghĩa địa lớn – tất cả đều rất linh thiêng với Mã Đầu Minh Vương và Hợi Mẫu Kim Cương. Mỗi nơi được canh giữ bởi một Không Hành nam và nữ chính yếu, những vị do Mã Đầu Minh Vương và Hợi Mẫu Kim Cương hóa hiện. Khi đàn tràng (Mandala) của chư vị vẫn chưa được hóa tán, mỗi nơi tiếp tục được giữ gìnbảo vệ là những cõi linh thiêng của Giáo Pháp sâu xa. Các phẩm tính của những cõi Giáo Pháp sâu xa này là nhờ sức mạnh và ân phước gia trì của chư Dũng Phụ và Không Hành Nữ, bằng cách viếng thăm chỉ một trong số chúng, nam giới sẽ được gia trìtrở thành thành viên của gia đình Dũng Phụ trong khi nữ giới sẽ được gia trìtrở thành thành viên của gia đình Không Hành Nữ. Do đó, ‘Chư Dũng Phụ – Không Hành kim cương thu hút – hấp dẫn’ nghĩa là không chỉ tất cả những vị Dũng Phụ và Không Hành Nữ này, mà còn cả những vị được nhắc đến trong giáo lý Thắng Lạc Kim Cương.

Theo những giáo lý Thắng Lạc Kim Cương của trường phái Sarma, đại thiên Ishvara và Quán Thế Âm là một và giống nhau. ‘Ham muốn thoát khỏi ham muốn’ vĩ đại của Quán Thế Âm mang hình tướng của Thắng Lạc Kim Cương, vị có bản chấtđại lạc. Thắng Lạc Kim Cương sau đó hợp nhất với vị phối ngẫu của Ngài và hai vị hóa hiện sáu mươi tư địa điểm linh thiêng xuất hiện trên thế giới này, thứ vốn đã hiện diện trên thân của hai vị. Như tôi nói, chư Dũng Phụ và Không Hành Nữ sống trong và canh giữ sáu mươi tư địa điểm linh thiêng. Những thủ lĩnh của chúng là sáu mươi tư vị trong đoàn tùy tùng của Thắng Lạc Kim Cươngđàn tràng này vẫn còn nguyên vẹn. Đó là lý do ân phước gia trì của đàn tràng này được cho là thật nhanh chóng và mạnh mẽ.

Trong truyền thống Sarma, Phật Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni được cho là đã hóa hiện thành Thắng Lạc Kim Cương.

Tất cả những vị này sinh ra ‘một cách tự nhiên’ hay ‘tự sinh’, nghĩa là chư vị không phải là một thần thức lang thang tái sinh lặp đi lặp lại trong luân hồi, giống như các bạn và tôi. Chư vị khởi lên từ năng lượng sôi nổi của tính Không để làm lợi lạc hữu tình chúng sinh. Mặc dù ‘xuất hiện’, chư vị không tồn tại một cách khách quan theo cách mà hữu tình chúng sinh tồn tại; đấy là lý do bản văn nói rằng:

“Trong trạng thái đại bình đẳng của hình tướngtính Không …”

Tất cả những vị Tôn này làm lợi lạc hữu tình chúng sinh như thế nào?

“Thân kim cương nhảy múa, làm khuấy động khắp tam giới”,

Khi chư Tôn chuyển động thân kim cương trong mọi kiểu động tác nhảy múa, tất cả thế giới trong tam giới bị khuấy động. Trong thế giới vật lý của chúng ta, mọi chuyển động và thay đổi thực sự được tạo ra hoàn toàn bởi tâm: Tâm liên tục chuyển động và quán sát mọi kiểu khởi lên có thể nhận biết được. Khi chư vị cử hành một điệu múa đặc biệt, điệu múa đó là khởi đầu cho sự chuyển động và thay đổi trong khắp tất cả thế giới của tam giới. Đó là ý nghĩa của “thân kim cương nhảy múa”. Với người Ấn Độ, chúa tể vĩ đại và oai hùng của thế giới này được gọi là Nataraja, ‘Chúa tể của vũ điệu’, một vị thiên nhảy múa. Họ nói rằng chừng nào Shiva Nataraja còn tiếp tục nhảy múa, thế giới của chúng ta sẽ vẫn còn, nhưng nếu ông ấy ngừng nhảy múa, tam giới sẽ lập tức ngừng tồn tại. Ý tưởng tương tự xuất hiện ở đây trong lời cầu nguyện Wangdu, bằng những từ: ‘Thân kim cương nhảy múa, làm khuấy động khắp tam giới’.

“Ngữ vô ngại mỉm cười dội vang, câu triệu tam giới,”

‘Mỉm cười dội vang’ một cách tuyệt đối nghĩa là mọi âm thanh: những [âm thanh] được tạo ra bởi tự nhiên – gió trong năm đại ở cấp độ môi trường; và những [âm thanh] được tạo ra bởi hữu tình chúng sinh sống trong môi trường đó. Bản chất của mọi âm thanhâm thanh tự nhiên của khẩu giác ngộ, thứ dội vang liên tục và không ngừng nghỉ khắp tam giới và ‘câu triệu tam giới’.

“Hồng quang tỏa ra, tràn khắp luân hồiNiết Bàn,”

Hãy quán tưởng tâm giác ngộ của tất cả chư Tôn trong đàn tràng dưới dạng những tia sáng màu đỏ tràn ngập tất cả luân hồiNiết Bàn. Ánh sáng đỏ này là ánh sáng trí tuệ và thường được cho là giống như hư không – một chi tiết không xuất hiện trong bản văn này. Tất cả những gì được nói đến ở đây là ánh sáng có màu đỏ bởi vì Diệu Quan Sát Trí và rằng nó tràn ngập tất cả luân hồiNiết Bàn, thấm đượm mỗi một ngóc ngách. Hư không có khả năng chứa đựng những nội dung của toàn bộ vũ trụbao gồm tất cả Núi Tu Di và các lục địa, thứ tạo thành hàng triệu hệ thống thế giới – cũng như mọi chúng sinh sống trong vũ trụ đó. Hư không là khắp mọi nơi và giống như hư không, cõi giới của trí tuệ nguyên sơ cũng khắp nơi và cũng có thể dung chứa tất cả luân hồiNiết Bàn.

“Khơi dậy và thu thập lại tinh hoa của luân – Niết –”

Khi ân phước gia trì của thân, khẩu và ý giác ngộ được trao truyền theo cách này, kết quả là một kiểu điều diệu kỳ: Tất cả tinh hoa thanh tịnh của “tồn tại” (hữu tình chúng sinh sống trong tam giới) và “an bình” (chư Phật an trụ trong Niết Bàn) bị khuấy động và khơi dậy. Khi sữa được khuấy, bơ được tạo thành và sau đó có thể được thu thập; giống như vậy, bằng cách khuấy luân hồiNiết Bàn, tinh hoa thanh tịnh của mọi thứ xuất hiệntồn tại có thể được thu thập.

“Với tâm giác ngộ của ham muốn kim cương thù thắng,”

Tinh hoa của luân hồiNiết Bàn, thứ được thu thập lại, là tâm giác ngộ, ham muốn kim cương thù thắng cho hữu tình chúng sinh. Tâm giác ngộ khởi lên từ năng lượng sôi nổi của tính Không và thiết tha mong muốn giúp đỡ hữu tình chúng sinh.

“Ban tặng thù thắng trong mọi mong cầu – hai thành tựu,”

Tâm giác ngộ sau đó làm lợi lạc hữu tình chúng sinh bằng cách trao cho họ mọi thứ mà họ mong muốn, quan trọng hơn cả là các thành tựu (siddhi) thù thắng và thông thường.

“Bằng móc kim cương cùng với dây quyến sách vĩ đại,

Trói buộc thế giới xuất hiện-tồn tại trong đại lạc”.

Chư Tôn cầm móc kim cương và dây quyến sách – nhưng những vật cầm tay này chỉ mang tính biểu tượng. Móc được dùng để bẫy và móc mọi thứ vào trong khi quyến sách được dùng để buộc mọi thứ lại, đúng vậy không? Do đó, nhờ những móc và quyến sách mang tính biểu tượng này, toàn bộ vũ trụ – tất cả các cõi giới khác nhau – thứ xuất hiện và thứ chứa đựng vô số hữu tình chúng sinh thuộc sáu kiểu, những vị tồn tại và sống trong tam giới của luân hồi, cũng như mỗi nghiệp, cảm xúc phiền não, mê lầm và khổ đau mà họ trải qua – có thể bị móc của chư Tôn móc vào và bị dây quyến sách trói lại trong cõi giới của đại lạc.

Mọi thứ xuất hiệntồn tại phải bị trói buộc trong đại lạc. Chúng ta hoàn thành sự trói buộc đó bằng cách sử dụng móc kim cương và dây quyến sách, thứ biểu tượng cho tính Không. Chỉ sự hiển bày tự nhiên của trí tuệ Đức Phật mới có khả năng trói buộc sự xuất hiệntồn tại trong đại lạc; chẳng gì khác có thể làm vậy. Khi điều đó đã được tiến hành, vô số hóa hiện mở ra trong sự hiển bày diệu kỳ.

“Những hóa hiện diệu kỳ trong lưới huyễn hóa vô lượng”

‘Vô lượng’ nghĩa là số lượng không hề nhỏ mà là vô số – sự hiển bày vô bờ bến của sự hợp nhất bất khả phân của phương tiện thiện xảotrí tuệ. Những hóa hiện diệu kỳ vô lượng này được tạo thành bởi các chúng sinh cần được điều phục, những bậc vĩ đại điều phục chúng sinh này và vô số khía cạnh của Kyerim [giai đoạn phát triển] và Dzogrim [giai đoạn hoàn thiện], v.v. Khi mọi thứ này được tập hợp lại như vậy, chúng tạo thành một mạng lưới liên kết với nhau hay “đồ chạm lộng”. Theo nhận thức đó, ‘vô lượng’ hay vô số “hóa hiện diệu kỳ” xuất hiện như món “đồ chạm lộng”.

‘Hóa hiện’ nghĩa là vô số chư Tôn là không cố hữu và vì thế, xuất hiện ở bên ngoài. Một vài hóa hiện khởi lên để giải thoát một chúng sinh, những vị khác để giải thoát nhiều. Trong vài trường hợp, vô số hóa hiện diệu kỳ có thể khởi lên chỉ vì một chúng sinh. Vì thế, ở đây, chư Tôn không hóa hiện một hay hai một lần, có nhiều vị đến mức chư vị giống như những hạt trong quả mè.

“Tràn ngập hư không như hạt trong quả mè mở ra”.

Nếu bạn chưa từng mở một quả mè, bạn sẽ không biết điều này, nhưng điều bạn thấy là quả chứa đầy hạt[11]. Giống như hạt mè tràn đầy một quả mè, vô số chư Tôn này, những vị có khả năng trao cho chúng ta mọi điều chúng ta mong mỏi một cách không nỗ lựctự nhiên, tràn ngập khắp tam giới.

“Vô số chư Tam Gốc, tập hội chư Tôn kính ái,”

‘Vô số’ đem đến cảm giác rất nhiều, như thế, chúng ta cầu nguyện đến tất cả chư Tôn kính ái – những vị chính yếu là chư Tam Gốc (đạo sư, Bổn tôn và Không Hành).

“Chí thành cầu nguyện chư vị, xin gia trì chúng con,”

Khi chúng ta cầu khẩn nhiều vị đến vậy, chúng ta cần yêu cầu điều gì? Chúng ta cần cầu nguyện rằng chư vị ban cho chúng ta mỗi một thành tựu trong vô số thành tựu thông thường và thù thắng. Chúng ta cũng cần cầu nguyện rằng chư vị ban cho chúng ta khả năng hay thành tựu để thâu nhiếp bất cứ điều gì chúng ta mong muốn không chút khó khăn.

“Ban cho chúng con các thành tựu, thông thường – thù thắng,

thành tựu thâu nhiếp mọi mong cầu, không chướng cản”.

Để đạt được thành tựu (siddhi) thù thắng, tức là đạt Phật quả viên mãn, chúng ta cần chứng ngộ tri kiến. Khi chúng ta đã chứng ngộ tri kiến Đại Viên Mãn (Dzogpa Chenpo) hay Đại Thủ Ấn (Mahamudra), chúng ta sẽ đạt được thành tựu thù thắng.

Cùng lúc, chúng ta cũng cầu nguyện các thành tựu thông thường, bao gồm bốn hoạt động tức tai, tăng ích, kính áiđiều phục và tám thành tựu – tức các thành tựu nhỏ hơn – chẳng hạn khả năng đi qua vật cứng, nhanh chân, vô hình, bay và v.v. Vì thế, bằng những từ, “thành tựu thâu nhiếp!”, chúng ta cầu nguyện rằng chư vị ban cho chúng ta mọi thứ chúng ta cần, mong mỏiham muốn mà không có bất kỳ khó khăn nào khởi lên. Chúng ta không thể mong muốn hay cầu nguyện bất kỳ điều gì ngoài các thành tựu thù thắng và thông thường – chẳng còn gì tốt hơn.

Trong các thành tựuchúng ta cầu nguyện có mọi thành tựu nhỏ, chẳng hạn có cuộc đời trường thọ, trở nên giàu có, thân thể đẹp đẽ, giọng nói dễ nghe, tận hưởng sức khỏe tốt không bệnh tật và v.v.

Điều này kết thúc một giải thích rất ngắn gọn về những từ ngữ trong lời cầu nguyện Wangdu.

ĐIỀU CẦN LÀM KHI TRÌ TỤNG BÀI CẦU NGUYỆN WANGDU

Hãy tưởng tượng trong bầu trời phía trước bạn, cung điện của hoạt động kính ái – một đám cháy lớn với ánh sáng đỏ rực rỡ. Hãy thiền định về hình ảnh đó và quán tưởng tất cả chư Tôn mà tôi vừa đề cập đến bên trong cung điện, giống như những người trong một khu chợ. Để biết những vị Tôn này trông thế nào – khuôn mặt, các tay, trang sức, y phục và v.v. của chư vị – hãy nhìn vào bức Thangka và nỗ lực hết sức để quán tưởng chư vị dựa trên cách mà chư vị được giới thiệu ở đó.

Những khía cạnh quan trọng nhất của sự quán tưởng này là: vũ điệu của thân kim cương của chư Tôn, thứ khuấy động tam giới; khẩu giác ngộ của chư Tôn, thứ được gia trì bằng các phẩm tính du dương của giọng Phạm Thiên; và ánh sáng đỏ rực rỡ.

Khi bạn thiền định, đừng chỉ nghĩ về những vị được gọi tên trong lời cầu nguyện, hãy tưởng tượng một tập hội bao la gồm vô số vị tràn ngập cung điện giống “như hạt trong quả mè” – số lượng chư Tôn bao la không thể tính đếm, giống như những tia sáng của mặt trời, ngoài sức tưởng tượng; và ví dụ, trong mỗi lỗ chân lông trên da của từng vị là một ‘thế giới của sự chịu đựng[12]’, một ‘tam thiên đại thiên’ các cõi Phật. Chư Tôn cần hiện diện sống động, hoan hỷ hạnh phúcmỉm cười khi tùy hỷ với mọi lợi lạc mà chư vị đem đến cho hữu tình chúng sinh.

Khi trì tụng lời cầu nguyện này, chúng ta đang lặp lại những lời kim cương nguyên gốc của Mipham Rinpoche.

KẾT LUẬN

Bây giờ, bạn đã có chút hiểu biết về ý nghĩa của lời cầu nguyện này. Lúc này, chỉ dẫn thường được ban là bạn cần thực hành “ghi nhớ ý nghĩa theo sau từ ngữ”. Vì thế, bạn phải hiện thực hóa ý nghĩa của từ ngữ khi tụng chúng.

Khi cầu nguyện bằng cách sử dụng những từ ngữ như vậy, bạn cầu khẩn tâm trí tuệ và các hứa nguyện linh thiêng của tất cả những vị này. Từ vô thủy, tâm của chư vị luôn tập trung vào việc giúp đỡ hữu tình chúng sinh. Khi được cầu khẩn, chư vị bày tỏ niềm hoan hỷ bằng cách cười vang; tâm trí tuệ của chư vị ngập tràn tình yêu thương lớn lao, mà từ đó những tia sáng đỏ phóng đến mọi góc trong hư không, nơi chúng thu thập tinh hoa của sự tồn tạiđiều kiệnan bình rốt ráo. Đó là cách mà bạn đem tam giớihữu tình chúng sinh của sáu cõi vào sự kiểm soát của bạn. Và bạn cần cảm thấy sự xác quyết trọn vẹn khi nói rằng, “Giờ tôi đã đạt được những thành tựu này!”.

Đó là điều bạn cần nghĩ khi tụng lời cầu nguyện này.

Những lời cầu nguyện là dành cho người bình phàm như tôi, kẻ chẳng có phẩm tính hay chứng ngộ nào. Những người các bạn với sự chứng ngộ lớn lao sẽ có thể duy trì trong cõi giới của tri kiến.

Chúng ta cầu nguyện để thọ nhận ân phước gia trì từ lòng bi của những bậc vĩ đại. Nhưng nếu thậm chí những vị như Đức Jamyang Khyentse Wangpo[13] còn nói rằng, “Tôi, Kunga Tenpe Gyaltsen[14], đặt hy vọng của mình vào những lời cầu nguyện cho con đường giải thoát”, rõ ràng là với ai đó như tôi, chẳng còn hy vọng nào ngoài cầu nguyện bởi đó là phương pháp duy nhất mà tôi có thể thực sự thực hành. Chỉ giả bộ duy trì trong định thì chẳng giúp ích gì. Đó là lý do tôi đề cập đến lúc bắt đầu buổi nói chuyện này, nhận ra nhiều người các bạn dường như đang cố gắng an trụ trong định trong khi những người còn lại chúng tôi thì tụng Wangdu. Bạn thực sự không nên chỉ ‘ngồi’ đó trong suốt phần trì tụng lời cầu nguyện.

Khi tôi mười sáu tuổi, Dilgo Khyentse Rinpoche đến Bir. Ngày nọ, Ngài mang một bản văn ngắn – in mực đỏ trên giấy trắng – từ tuyển tập lời cầu nguyện của Ngài và trao cho tôi, bảo rằng, “Thật tốt nếu thỉnh thoảng trì tụng bài này”. Tôi thỉnh cầu Ngài ban khẩu truyền cùng với chỉ dẫn về cách thức thiền định và Ngài nói điều gì đó tương tự với điều tôi vừa nói với các bạn – có lẽ là ít từ ngữ hơn. Sau đấy, Ngài nói rằng tôi bây giờ cần trì tụng lời cầu nguyện này. Vì vậy, kể từ đó, tôi đảm bảo rằng tôi thường trì tụng lời cầu nguyện này.

Ngày nay, Wangdu khá phổ biến. Theo năm tháng, tôi đã gặp nhiều người, những vị yêu cầu tôi giải thích nó. Cho đến nay, tôi vẫn giả bộ không biết bất kỳ điều gì về nó, để tránh giải thích rõ ràng ý nghĩa thực sự của nó. Tuy nhiên, bởi các bạn sẽ tích lũy túc số lớn về lời cầu nguyện này, nếu có lúc nào đó mà giáo lý này hữu ích, thì chính là hiện tại.

Tôi đã trao sự giải thích này khi nghĩ đến việc ban nó, bởi ai mà biết ngày mai tôi sẽ cảm thấy thế nào. Lúc ấy, có khi tôi lại chẳng thích thú ý tưởng về việc chia sẻ những chỉ dẫn vô cùng đặc biệt này với bất kỳ ai.

 

Nguồn Anh ngữ: http://all-otr.org/vajrayana/42-wangdu-the-prayer-which-magnetizes-all-that-appears-and-all-that-exists.

Gyurme Avertin chuyển dịch Tạng-Anh; Janine Schulz hiệu đính.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Drupchen – nghĩa đen “đại thành tựu” là một kiểu thực hành nhóm mở rộng, thứ cô đọng chiều sâu, sức mạnh và sự chính xác của Kim Cương thừa, bao gồm toàn bộ những phương pháp thiện xảo – mang tính huyền bí, nghi lễ và nghệ thuật – và bao gồm: thiết lập đàn tràng, thực hành nghi quỹ đầy đủ với sự quán tưởng, thủ ấn, trì tụng và âm nhạc; trì tụng Chân ngôn liên tục ngày và đêm; nặn Torma và dâng các món cúng dường, với những chất liệu linh thiêngxá lợi quý báu; tiệc Tsok; vũ điệu cham linh thiêng; cũng như thiết lập Mandala cát. Tất cả hòa quyện để tạo ra môi trường siêu việt của cõi Tịnh độ của Bổn tôn và khơi dậy nhận thức thanh tịnh về thế giới này là một cõi linh thiêng trong tất cả những vị tham dự.

Vì thế, nhiều ngày tham dự Pháp hội Drupchen có thể đem lại kết quả tương tự như nhiều năm nhập thất cô tịch và những đạo sư vĩ đại đương thời như Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche luôn luôn khuyến khích và phục hồi truyền thống Drupchen bởi sức mạnh chuyển hóa của nó trong thời đại suy đồi hiện nay.

Một lễ Drubpa Chenpo – Drupchen đòi hỏi phải đầy đủ mọi chi tiết. Ví dụ, bạn phải thực hành sáu thời, bạn cần có số lượng Yogi và Yogini nhất địnhâm thanh của Chân ngôn phải được duy trì liên tục. Nếu có bất cứ Drupchen nào đang diễn ra, hãy cố gắng tham dự. Giống như chúng ta cần tham gia vào các lễ cúng dường Tsok nhiều lần, là một hành giả Kim Cương thừa, thật sự tốt lành khi tham dự Drupchen nhiều lần. Người ta tin rằng, chỉ đến một lễ Drupchen cũng chữa lành mọi sự hủy phạm Mật nguyện một cách liên tục. Ở đâu không có Drupchen, chúng ta cần cố gắng tổ chức một lễ Drupchen.

[2] Về Orgyen Tobgyal Rinpoche, tham khảo phần phụ lục trong bài Hoạt Động Kính Ái (https://thuvienhoasen.org/a34386/hoat-dong-kinh-ai).

[4] Về Khenpo Jigme Phuntsok, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a29403/trai-tim-larung-gar-tieu-su-kyabje-jigmey-phuntsok-rinpoche.

[5] Theo Rigpawiki, Terma tâm tức Gongter – một kiểu Terma được phát lộ trong dòng tâm thức của vị Terton.

[7] Theo Rigpawiki, đó là ngọn lửa thiêu sạch một hệ thống thế giới trong kiếp hoại. Nó nóng hơn rất nhiều so với lửa thông thường. Ví dụ, nó có thể thiêu sạch các hỏa ngục. Nó là kiểu lửa nóng nhất.

[8] Theo Rigpawiki, bốn thời, theo các Mật điển, là quá khứ, hiện tại, tương lai và thời gian bất định, thứ vượt khỏi quá khứ, hiện tại và tương lai.

[9] Theo Rigpawiki, Dhanakosha là tên của hồ ở Oddiyana, nơi mà đạo sư Liên Hoa Sinh vĩ đại được cho là đã sinh ra từ bông sen.

[10] Rinpoche ban giáo lý này trong một Pháp hội Đại Thành Tựu Drupchen Pema Khandro, đó là lý do Ngài không nói nhiều thêm về Pema Khandro trong giáo lý đặc biệt này. Tham khảo https://thuvienhoasen.org/a34386/hoat-dong-kinh-ai.

[11] “Hạt trong quả mè” là một ví dụ thường được dùng trong các nghi quỹ, nghĩa là chư Tôn, giống như hạt mè dầu trong quả, tràn ngập toàn bộ không gian trong khi không chạm hay cản trở nhau – chỉ có đủ không gian giữa chư vị.

[12] Tức cõi Ta Bà.

[14] Danh hiệu đầy đủ của Đức Jamyang Khyentse Wangpo là Jamyang Khyentse Wangpo Kunga Tenpe Gyaltsen Palzangpo.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.