Lời Khuyên Dành Cho Gelong Jampa Dargye

30/09/202012:55 CH(Xem: 3315)
Lời Khuyên Dành Cho Gelong Jampa Dargye

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO GELONG JAMPA DARGYE
Shechen Gyaltsab Gyurme Pema Namgyal[1] soạn |
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Shechen Gyaltsab Rinpoche (1871-1926)
Đỉnh lễ dưới chân của đạo sư vô song.

Các tự dothuận duyên của một đời người quý báu thật khó tìm; hãy chắc chắn hoàn toàn tham gia – bằng thân, khẩu và ý – vào thực hành Giáo Pháp.

Thời gian qua đời của con lại chẳng cố định; vì thế, đừng lạc trong xao lãng.

Kết quả của nghiệp chẳng sai lầm; một cách đúng đắn, hãy tham gia vào thiện hạnhtừ bỏ ác hạnh.

Đau đớn của luân hồi thật khó chịu đựng và cần khiến con buồn.

Cội nguồn của mọi bất hạnh là thói nghiện đời này; hãy vứt bỏ.

Những kẻ thù của Giáo Pháp là tám bận tâm thế tục; hãy tiêu trừ chúng.

Để đạt thành tựu trong những sơn thất hẻo lánh, hãy hướng đến việc duy trì ở đó cho đến chết.

Bất cứ điều gì con trải qua, lạc thú hay đau đớn, hãy đưa vào con đường như một vị.

 

Hãy nương tựa Tam Bảo Thù Thắng Hiếm Có như là chốn quy y vĩnh viễn, không dối lừa.

Hãy phát tâm thù thắng của Bồ đề tâm, gốc rễ của Đại thừa.

Để tịnh hóa nghịch duyên, hãy nỗ lực thiền định về Đức Kim Cương Tát Đỏa và tụng Chân ngôn của Ngài.

Để thu thập thuận duyêntích lũy công đức, hãy cúng dường Mandala.

Và để thọ nhận gia trì, hãy thiền định về Đạo Sư Du Già.

 

Nền tảng của mọi phẩm tính là trì giới thanh tịnh; hãy bảo vệ giới luật như bảo vệ mắt.

Để có được các phẩm tính, hãy thực hành tri kiến thanh tịnh với tất cả không chút thiên vị.

Để thực sự đạt được các phẩm tính, hãy dấn thân nghiên cứu, quán chiếuthiền định.

Để hoàn thành sự phát triển các phẩm tính, hãy thúc bản thân bằng roi tinh tấn.

 

Nếu con muốn thọ nhận gia trì, hãy thực hành con đường sâu sắc của Đạo Sư Du Già.

Nếu con muốn thọ nhận thành tựu, hãy áp dụng các trì tụng tiếp cận và thành tựu về Bổn tôn.

Hãy dâng cúng dường lên chư Không Hành NữHộ Phápthỉnh cầu chư vị hoạt động.

 

Đặc biệt, truyền thống của tâm yếu tịnh quang tự nhiên

niềm tin và lòng sùng mộ thấy đạo sư là Phật thực sự,

Cầu khẩn, thọ quán đỉnhthiền định về sự bất khả phân giữa trí tuệ của Ngài với tâm con.

 

Tinh túy của giác tính là rỗng rang, bản tính thì sáng ngời,

Và sự hiển bày mãnh liệt thì vô ngại – hãy biết ba điều này là bản chất của tam thân.

Chúng vẫn luôn cùng con từ vô thủy, nhưng chẳng được biết đến.

Không nhận ra như vậy khiến căn bệnh bám chấp ám ảnh hiển bày, điều làm con đau yếu và ở trong luân hồi trong thời gian rất dài.

 

Tuy nhiên, bây giờ con có được đại dược của những chỉ dẫn cốt tủy từ đạo sư

Và nhờ đó, có thể chữa lành mọi đau đớn của tâm nhị nguyên.

 

Điều cốt yếu là nhận ra rằng giác tính không giả tạo của con, phần thứ tư vượt khỏi ba,

trí tuệ của Pháp thân Phổ Hiền,

Nắm giữ, nghỉ ngơi và tự tại trong cõi giới vô ngại này.

 

Bất kỳ ý nghĩ nào, tốt hay xấu, khởi lên như là sự hiển bày mãnh liệt của giác tính,

Đừng cố gắng thay đổi chúng, chấp nhận một số và chặn số khác, mà hãy nhìn thẳng vào bản tính của vị đang nhìn,

Và con sẽ thấy rằng không hề cần một sự đối trị, chúng sẽ tự nhiên biến mất,

Như con rắn tự duỗi ra hay như viết trên nước.

Năm cảm xúc phiền não về cốt yếu là năm trí,

Và bất kể điều gì hiển bày, nó sẽ đều khởi lên để trang hoàng hành động của Phổ Hiền.

 

Trong hậu-thiền định, hãy giữ tâm con và thức giác quan giải thoáttự nhiên

Chẳng có niềm vui nào đạt được nhờ bám chấp theo tri kiếnthiền định hoàn toàn mang tính lý thuyết suông.

 

Nếu các kinh nghiệm mãnh liệt khởi lên trong thiền định, đừng khao khát chúng mà hãy liên tục chấm dứt chúng,

Và dù tình hình thế nào, hãy nương tựa chính niệm Pháp tính không bao giờ quên.

 

Chỉ dẫn trọng yếu để xua tan chướng ngại và chướng cản là từ bỏ bất kỳ ý nghĩ nào về hy vọngsợ hãi,

Trong khi chỉ dẫn vua để tăng cường thiền định là có niềm tin và lòng sùng mộ mạnh mẽ với đạo sư.

 

Hãy thiền định về lòng bi mẫnđiều kiện dành cho những vị chưa chứng ngộ bản tính này,

Hãy nhớ và thực hành tri kiến thanh tịnh với tất cả,

duy trì tinh tấn trong sự tích lũy công đứctrí tuệ.

 

Lời khuyên này được dạy cho hành giả tinh tấn, Gelong Jampa Dargye tại địa điểm nhập thất xuất sắc của Kharchu ở Lhodrak bởi Shechen Gyaltsab từ Do Kham. Cầu mong bất kỳ thiện hạnh nào tiếp theo đều đảm bảo rằng tất cả thâm nhập thành trì toàn tri.

 

Shechen Gelong Tenzin Jamchen (Sean Price) chuyển dịch Tạng-Anh với sự hỗ trợ từ ái của Shechen Khenpo Gyurme Tsultrim. Vô cùng tri ân Shechen Lobon Jigme Dorje vì đã cung cấp bản văn và hơn thế nữa.

Nguồn Anh ngữ: https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/shechen-gyaltsab/advice-for-gelong-jampa-dargye.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Về Đức Shechen Gyaltsab Gyurme Pema Namgyal, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a32440/cuoc-doi-duc-shechen-gyaltsab-gyurme-pema-namgyal.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :