Tiểu Sử Dzogchen Khenchen Abu Lhagang (1879-1955)

26/10/20201:00 SA(Xem: 3566)
Tiểu Sử Dzogchen Khenchen Abu Lhagang (1879-1955)

TIỂU SỬ DZOGCHEN KHENCHEN ABU LHAGANG (1879-1955)
Khenpo Tsondru[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Khenchen Abu Lhagang (1879-1955)
Nơi sinh của Khenchen Pema Tekchok Loden, vị cũng được biết đến là Dzogchen Khen Lhagyal hay Lhagang, vinh quangtừ ái, là trong thung lũng Dzogchen Drogri. Tên của cha mẹ Ngài, năm sinh của Ngài cùng những chi tiết khác không được biết đến[2]. Cả Dzogchen Khenpo Chime Rinpoche và Khenpo Chonam Rinpoche đều là cháu trai của Ngài; một tu sĩ tên là Wangchuk Tsering, vị thông thạo các kinh văn, cũng vậy. Khi hai trong số những cháu trai nhỏ hơn của Ngài được công nhận là các hóa hiện của Do Rinpoche, Khenchen Tekchok nói rằng: “Dù có phải các hóa hiện hay không, chúng đều cần trở thành tu sĩ. Phong tục trong gia đình chúng ta là có những tu sĩ nghiêm cẩn”. Như điều này chỉ ra, Ngài chắc chắn đã sinh ra trong một dòng dõi với [danh tiếng] tự nhiên tốt đẹp.

Có một tường thuật đáng tin cậy từ hai đệ tử lớn rằng Đức Jamyang Khyentse Wangpo[3] đã có một dấu hiệu rõ ràng trong giấc mơ khi Ngài lưu lại Tu viện Dzogchen[4] rằng Pema Tekchok Loden là một trong những hóa hiện của đại học giả Vimalamitra [Vô Cấu Hữu[5]], vị xuất hiệnTây Tạng một trăm năm một lần.

Trang sức vương miện của các học giảthành tựu giả xứ Dokham, Đức Patrul Jigme Chokyi Wangpo[6], có bốn đệ tử thù thắng hơn chính Ngài[7]. Chư đạo sư phi phàm của Ngài Pema Tekchok Loden bao gồm một vị trong số đó – Đức Onpo Tenga hay Orgyen Tendzin Norbu, vị vượt qua đạo sư về [triết học] Trung Đạo, cũng như đệ tử trực tiếp của vị này, Dzogchen Khenpo Shenga hay Khenchen Shenphen Chokyi Nangwa[8]. Ngài cũng có mối liên hệ đạo sư-đệ tử lẫn nhau với vị phá hủy hư huyễn vĩ đại – Galen Lama Kunga Palden. Ngài phụng sự dưới gót sen của nhiều giáo thọ tâm linh vô cùng tôn quý, bao gồm Tổ Dzogchen thứ năm – Thubten Chokyi Dorje và Đức Jamyang Mipham Chokle Namgyal[9], cũng như lắng nghe và quán chiếu các Kinh điểnMật điển cùng với những lĩnh vực kiến thức chung. Nhờ đó, Ngài trở thành chúa tể của chư học giả. Đặc biệt, Ngài đạt được sự hiểu rõ ràng về Bảy Bộ Luận [sde bdun] [của Tổ Pháp Xứng], những bản văn gốc và văn học luận giải của các Kinh điển. Ngài trở nên nổi tiếng là một học giả phi phàm của nhận thức xác thực, có thẩm quyền về giảng giải, tranh luậnbiên soạn.

Trong tám năm, Ngài đóng vai trò là viện trưởng của Tu viện Dzogchen chính và Học viện Sri Singha. Ngài tiếp tục các hoạt động giác ngộ chủ yếu bằng cách giải thích và hoằng dương mười ba bản văn kinh điển vĩ đại của [triết học Đại thừa] Ấn Độ, cũng như các Kinh điển, Mật điển và nhiều lĩnh vực kiến thức. Sau đấy, Ngài hiến dâng phần còn lại của cuộc đời để thực hành ở nơi được biết đến là Động Thiền Định Đại Uy Đức Kim Cương [Yamantaka], một hang động gần Tu viện Dzogchen, nơi mà trường chú Phổ Ba và Đại Uy Đức cũng như chủng tự gốc của Yamaraja tự nhiên xuất hiện. Đây cũng là nơi mà Pháp chủ Patrul Rinpoche viết Lời Vàng Của Thầy Tôi – Cẩm Nang Chỉ Dẫn Cho Các Thực Hành Sơ Khởi Longchen Nyingtik và tiến hành một khóa nhập thất dài, điều khiến cho hang động thấm nhuần ân phước gia trì.

Ngài Pema Tekchok đã hai lần du hành đến Tu viện Dzogchen, khi mà những vị khác thỉnh cầu Ngài làm vậy và điều đó đóng vai trò quan trọng vì lợi lạc của giáo lý. Nhưng ngoài hai dịp này, Ngài chẳng bao giờ rời đi mà luôn duy trì ẩn dật tại thánh địa đó. Ngài có một chiếc giường vuông với một cái chăn, thứ hoàn toàn thích hợp với tư thế kiết già của Ngài. Ngài nỗ lực trong thiền định và chẳng bao giờ nới lỏng đai [để ngủ]. Ngài chỉ sở hữu một ấm trà, một túi đựng bột lúa mạch rang và vài chiếc giỏ. Ngài không chấp nhận bất kỳ nhu yếu phẩm thế gian phổ biến nào. Ngài hiến dâng hoàn toàn cho hành động mà nhờ đó, người ta buông bỏ mọi thứ và thoát khỏi các hoạt động.

Khi người ta dâng lên Ngài các món cúng dường vì người đã khuất, Ngài chẳng bao giờ chấp nhận những món lớn, chỉ món nhỏ và thậm chí chúng cũng được dùng làm các món cúng dường cho những việc như tổ chức lễ kỷ niệm đạo sư toàn tri, dâng cúng dường tiệc và v.v. Ngài không dùng chúng làm nguồn lực cho riêng mình. Ngài không ăn thịt. Vào mùa hè, Ngài thường ngồi cởi trần và dâng máu cho những con côn trùng khát máu trong rừng. Khi có ánh trăng vào buổi tối, Ngài thường đặt nệm thiền du già lên một tảng đá và thực hành các du già về thân, nhiều đến mức khiến cho tảng đá thậm chí mòn đi.

Giữa các thời khóa, Ngài ban cam lồ những chỉ dẫn sâu xa cho tín đồ từ khắp mọi nơi, tập hợp vô số đệ tử, bao gồm các viện trưởng và Tulku, những vị giữ gìn giáo lý của Đấng Chiến Thắng và các ẩn sĩ từ bỏ bận tâm của cuộc đờithoát khỏi những hoạt động. Ngay cả Khunu Lama Tenzin Gyaltsen Rinpoche gần đây cũng nói rằng Ngài là học trò của Đức Pema Tekchok và rằng chính từ vị này mà Ngài đã thọ nhận toàn bộ các pho chỉ dẫn về Dzogchen Nyingtik.

Tâm Ngài vô cùng sâu xa đến mức mức độ chứng ngộ của Ngài thật khó lĩnh hội. Dẫu vậy chúng ta vẫn có thể xem xét điều mà tôi tin là cốt lõi thực hành của Ngài: Mọi chỉ dẫnlời khuyên sâu sắc từ truyền thống kinh văn của Đấng Toàn Tri [Longchen Drimed Ozer] và vị kế thừa [Jigme Lingpa[10]], các thực hành giai đoạn phát triển của ba du già dựa trên Tam Gốc của Tâm Yếu Của Cõi Giới Bao La (Longchen Nyingtik[11]) và các thực hành giai đoạn hoàn thiện của năng lượng khí theo dòng nhĩ truyền dựa trên Trí Tuệ Tôn (Jnanasattva) nguyên sơ từ Tập Hội Trì Minh (Rigdzin Dupa), cũng như Tâm Yếu Bốn Phần (Nyingtik Yabzhi[12]), đặc biệtTinh Túy Cực Mật Của Đạo Sư (Lama Yangtik) và Tâm Yếu Không Hành Nữ (Khandro Nyingtik), cùng với Trí Tuệ Nguyên Sơ Vô Song (Yeshe Lama) và Bảy Kho Tàng, nhất là Kho Tàng Pháp Giới (Choying Dzod). Dù thế nào, Ngài đã trở thành chúa tể vĩ đại của sự chứng ngộ và khi ấy, Ngài là cội nguồn để xua tan những nhận thức sai lầm về kinh nghiệm [thiền định] và chứng ngộ cho hầu hết các học giảthành tựu giả trong vùng lân cận của Ngài, bao gồm cả Shechen Kongtrul Rinpoche.

Như một dấu hiệu rằng thân vật chất của Ngài đã được giải thoát thành thân ánh sáng, Ngài chẳng bao giờ để lại bóng. Như một dấu hiệu về sự thành tựu nội hỏa (tummo) thù thắng, những món cúng dường nước của Ngài chẳng bao giờ đóng băng ngay cả giữa mùa đông lạnh giá và những người sống trong vùng lân cận với Ngài có thể cảm thấy sức nóng tự nhiên khởi lên trong [khoảng cách] tầm xa của mũi tên từ nơi cư ngụ của Ngài. Bởi sự rèn luyện về giới luật của Ngài thanh tịnh như không gian bên trong của củ sen, hương thơm giới luật cũng bao trùm khoảng cách đó. Các dấu hiệu này hiển hiện rõ ràng. Cũng có những câu chuyện nổi tiếng về hiệu quả của sự gia trì từ Ngài, chẳng hạn cách mà những dây bảo hộ của Ngài có thể bảo vệ khỏi vũ khí và ngăn chết yểu.

Nói ngắn gọn, Ngài là một đạo sư Giáo Pháp giống như mặt trăng vĩ đại, mà trong đó, các phẩm tính của sự uyên bác, xuất sắc như một tu sĩ đáng kính, các dấu hiệu thành tựu, hoạt động từ ái và những phẩm tính linh thiêng khác đều hoàn toàn viên mãn. Ngài là trang sức vương miện giữa vô vàn học giảthành tựu giả như ý, Phật Phổ Hiền nguyên sơ hiển bày trong hình tướng một đạo sư tâm linh, bất khả phân với Tôn giả Drime Ozer (Longchenpa) toàn tri. Đã đạt đến mức độ trọn vẹn của cuộc đờithực hành, Ngài trở nên hoàn toàn giác ngộ trong hư không an bình.

 

Ryan Jacobson, Tenzin Choephel & Tom Greensmith chuyển dịch Tạng-Anh năm 2020.

Nguồn Anh ngữ: https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/khenpo-tsondru/khenpo-lhagyal-biography.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Khenchen Tupten Tsondru Phuntsok (1920-1979) đóng vai trò quan trọng trong việc tái thiết lập truyền thống học thuật Nyingma ở nước ngoài, với vai trò là vị sáng lập của nhiều Học viện Nyingma quan trọng và là đạo sư của nhiều Khenpo Nyingma cao niên nhất còn trụ thế hiện nay.

[2] Các thông tin thêm về cuộc đời Khenchen Pema Tekchok Loden, bao gồm năm sinh/mất, tên cha mẹ của Ngài đã được biết đến sau này. Theo đó, cha của Ngài là ông Khokar Lok và mẹ của Ngài là bà Getok Acho.

[4] Theo RigpawikiTu viện Dzogchen – Rudam Orgyen Samten Choling, một trong sáu Tổ đình Nyingma của Tây Tạng, được thành lập bởi Tổ Dzogchen Pema Rigdzin (1625-1697) vào năm 1675 (theo Đại Từ Điển Tây Tạng) hoặc 1684 (theo Tổ Jamyang Khyentse Wangpo). Nó trở nên đặc biệt nổi tiếng bởi [Phật học viện] Shri Singha Shedra do Gyalse Shenphen Thaye thành lập dưới thời Dzogchen Rinpoche thứ tư – Mingyur Namkhe Dorje, không lâu sau khi Tu viện gần như bị phá hủy trong một trận động đất vào năm 1842. Trong những đạo sư vĩ đại đã từng sống và giảng dạy tại Dzogchen có Khenpo Pema Vajra, Patrul Rinpoche, Mipham Rinpoche và Khenpo Shenga.

Dưới thời của Dzogchen Rinpoche thứ năm (1872-1935), Tu viện Dzogchen ở thời kỳ đỉnh cao của các hoạt động, với năm trăm tu sĩ cư ngụ, mười ba trung tâm nhập thất và ước tính hai trăm tám mươi [Tu viện] nhánh – một tập hội gồm hàng vạn Lama, Tulku, Khenpo, Tăng và Ni. Quanh năm, một chuỗi những nghi lễ phức tạp mở rộng được cử hành.

Dzogchen cũng là một trong những trung tâm nổi tiếng nhất về vũ điệu nghi lễ linh thiêng, ngày nay thường được biết đến là vũ điệu Lama.

Ngôi chùa chính đã bị phá hủy bởi hỏa hoạn vào tháng Hai năm Hỏa Tý (1936). Nó được xây dựng lại và sau đó, toàn bộ Tu viện bị phá hủy bởi người Trung Quốc vào cuối thập niên 1950.

[5] Theo Rigpawiki, Vimalamitra – Vô Cấu Hữu hay Mahavajra là một trong ba đạo sư Phật giáo Ấn Độ uyên bác nhất. Ngài đã đến Tây Tạng vào thế kỷ 9, nơi Ngài giảng dạy rộng khắp và biên soạn cũng như chuyển dịch nhiều bản văn Phạn ngữTinh túy của các giáo lý của Ngài được biết đến là Vima Nyingtik, một trong những giáo lý Tâm Yếu của Đại Viên Mãn.

Vimalamitra dành mười ba năm ở Tây Tạng và sau đó, hứa khả sẽ trở lại Tây Tạng mỗi một trăm năm để củng cố giáo lý Tịnh Quang Đại Viên Mãn, Ngài đến Ngũ Đài Sơn của Trung Quốc. Ở đó, Ngài duy trì Thân Cầu Vồng – ‘Thân Đại Chuyển Di’ và sẽ an trụ như vậy cho đến khi tất cả 1002 vị Phật của Hiền Kiếp này xuất hiện. Khi chư vị đều đã xuất hiện, Ngài sẽ đến Kim Cương Tòa ở Ấn Độ một lần nữa và hiển bày trạng thái giác ngộ viên mãn.

[7] Bên cạnh đó, Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima (1829-1901/2) được cho là vượt qua đạo sư về tri kiến; Gyalrong Tenzin Drakpa (1847/8-khoảng 1921) vượt qua đạo sư về lô-gic và nhận thức luận; Minyak Kunzang Sonam (1823-1905) vượt qua đạo sư trong việc giảng dạy Nhập Bồ Tát Hạnh.

[8] Theo Rigpawiki, Khenpo Shenga – Shenpen Chokyi Nangwa (1871-1927) – một vị quan trọng trong phong trào Rime, người chấn hưng việc nghiên cứu ở nhiều vùng của miền Đông Tây Tạng bằng cách thành lập các Phật học viện và chỉnh sửa chương trình học tập với sự nhấn mạnh vào các bộ luận mang tính kinh điển của Ấn Độ.

[12] Theo Rigpawiki, Nyingtik Yabshi nghĩa đen là Tâm Yếu Bốn Phần. Nó bao gồm: Vima Nyingtik, Lama Yangtik, Khandro Nyingtik và Khandro Yangtik.

Vima Nyingtik và Khandro Nyingtik là những bản văn Nyingtik ‘mẹ’ trong khi Lama Yangtik và Khandro Yangtik được biết đến là những bản văn ‘con’; do đó, tên gọi phổ biến khác cho tuyển tập này là Bốn Phần Mẹ – Con Của Nyingtik (Nyingtik Mabu Shi).

Tổ Longchen Rabjam cũng biên soạn Zabmo Yangtik, thứ cô đọng các chỉ dẫn cốt tủy quan trọng của cả Vima Nyingtik và Khandro Nyingtik.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/07/2020(Xem: 3100)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.