Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Barompa Darma Wangchuk (1127-1199)

29/10/20211:54 SA(Xem: 3075)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Barompa Darma Wangchuk (1127-1199)
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC BAROMPA DARMA WANGCHUK (1127-1199)
Dan Martin[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Khi cặp vợ chồng từ tộc Drenka ở Penyul trở thành cha mẹ tự hào của một người con trai vào năm 1127, họ đặt tên cậu bé theo một Kinh điển: Bumkyab, nghĩa là “Được Trăm Nghìn Đoạn Kệ Bát Nhã Bảo Vệ” – ấn bản dài nhất của Kinh Bát Nhã Ba La Mật. Khi hai em trai của cậu bé sinh ra, chúng được đặt tên tương tự theo hai phiên bản ngắn gọn hơn của Kinh: Trikyab – Được Mười Nghìn Bảo VệGyetong Kyab – Được Tám Nghìn Bảo Vệ. Người cha tên là Tonpa Jungne Lodro và người mẹ là Jomo Lochungma.

Cậu bé xuất gia vào năm bảy hay tám tuổi theo những vị thầy tên là Khenpo Pokawa Darma Senge và Wangchuk Zhonnu và nhận danh hiệu Darma Wangchuk; từ đó về sau, cậu được biết đến với danh hiệu này. Thuở thiếu niên, cậu nghiên cứu với những đạo sư từ truyền thừa Kadam, nổi tiếng nhất là Chayulwa Chenpo Zhonnu O, tập trung vào các giáo lý của Tổ Atisha, Đức Di Lặc và Tôn giả Thánh Thiên. Cậu bé cũng nghiên cứu với Ngài Drolungpa Lodro Jungne và Potowa Rinchen Sal (1027-1105).

Ngay từ những năm nhỏ tuổi hơn, cậu bé đã nghe về tiếng tăm của Đức Gampopa Sonam Rinchen (1079-1153) và trong lúc nghiên cứu, cậu ấp ủ mong mỏi mạnh mẽ được trở thành đệ tử của Ngài. Đi cùng một người bạn trong Tu viện, họ mang theo các món cúng dường là trà và vàng đến Dakla Gampo, nơi mà Đức Gampopa cư ngụ.

Đức Gampopa ngay lập tức chấp nhận họ vào cộng đồng, nhưng sau một tháng, Ngài Darma Wangchuk bị bệnh nặng. Da Ngài đầy những mụn ngọt và cơn đau thật chẳng thể chịu đựng. Ngài nằm mơ thấy một hồ đen với đầy cá và nòng nọc, nghĩ rằng Ngài sẽ nhảy vào đó. Theo truyền thuyết, Đức Gampopa xuất hiện trong một giấc mơ và dùng ngón út của tay trái tóm lấy Ngài, ngăn Ngài lại khi nói rằng, “Lòng tôn kính mãnh liệt là nền tảng cho các kết nối phụ thuộc lẫn nhau. Hãy giữ lấy móc câu bi mẫn. Hãy đạt đến cấp độ của hỷ lạc bất biến”. Giấc mơ kết thúc khi hai vị bay liệng vào hư không – giấc mơ như một ám chỉ về mối quan hệ thầy – trò – và khi Ngài thức giấc, căn bệnh hoàn toàn biến mất.

Ngài Darma Wangchuk phụng sự thân cận Tổ Gampopa và có cơ hội cứu mạng Tổ nhiều lần, một lần khi Tổ có nguy cơ bị đè bẹp bởi đám đông hăm hở nhận đồ gia trì và lần thứ hai khi Tổ bị ngã từ con chiến mã giận dữ với tên gọi không chắc đúng – Lugu, điều nghĩa là ‘cừu non’.

Năm 1153, Đức Gampopa trao cho Ngài Darma Wangchuk một miếng vàng và khuyên Ngài đi thiền định tại ẩn thất ở Barom. Không muốn rời xa đạo sư lớn tuổi, Ngài từ chối chấp nhận vàng và xin phép được phục vụ Tổ chừng nào Tổ còn trụ thế. Không lâu sau khi Đức Gampopa viên tịch và Ngài Darma Wangchuk đã ở lại đủ lâu để làm một trăm nghìn bức Tsatsa chứa tro cốt của đạo sư. Chỉ khi ấy, Ngài mới tuân theo lời khuyên của đạo sưthiền định ở Barom thuộc Nakchu.

Trong khóa nhập thất bảy năm, điều bắt đầu vào năm 1154, Ngài không gặp người nào, ngoại trừ người thỉnh thoảng mang cho Ngài các nhu yếu phẩm. Ngài được cho là được nhiều phi nhân viếng thăm, bao gồm các tinh linh bảo vệ địa phương, đặc biệt là vị được gọi là Bạch Cư Sĩ. Trong thời gian này, Ngài biên soạn nhiều bài ca theo truyền thống của Tổ Milarepa (1040-1123) và cộng đồng đã phát triển thành điều được biết đến là Tu viện Barom.

Sau khóa nhập thất, Ngài đến Kham ba lần, nơi Ngài nhận được sự bảo trợ từ những vị cai quản địa phương và thu hút nhiều đệ tử. Ngài cũng thiết lập nhiều Tu viện, bao gồm Kotso và Lode. Tại nơi gọi là Chiwar Lhakhang, Ngài gặp và gia trì một cậu bé, người sau này đến gặp Ngài và trở thành đệ tử chính yếu của Ngài, Tishri Repa Sherab Senge (1164-1236).

Ngài Darma Wangchuk trở về U và trở thành người đứng đầu của cộng đồng tu sĩ ở Barom. Trong lúc phụng sự là vị trụ trì đầu tiên của Tu viện, Ngài gặp hai trưởng lão Kagyu quan trọng khác, cả hai đều là đệ tử của Tổ Phakmodrupa Dorje Gyalpo (1110-1170)[2]: Taklung Thangpa Tashi Pal (1142-khoảng 1209), vị sáng lập Tu viện Taklung và Jigten Gonpo Rinchen Pal (1143-1217), vị sáng lập Tu viện Drikung. Theo truyền thống, các đệ tử thấy nhiều bằng chứng về các khả năng phi phàm của Ngài, điều bao gồm vô hình, tiên trithần thông như đi qua tường như thể qua không khí.

Các đệ tử khác của Ngài bao gồm Tsetrom Wangchuk Senge và Draka Lhadron.

Ngài viên tịch, vào khoảng năm 1194, ở tuổi bảy mươi hai với vô số dấu hiệu và hình ảnh.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Barompa-Darma-Wangchuk/3181.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Dan Martin là một học giả ở Israel. Ông ấy nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Indiana năm 1991.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/07/2020(Xem: 3105)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.