Kinh Phật - Nguồn Gốc và Phát Triển (Sách Ebook PDF)

24/06/20226:02 SA(Xem: 6760)
Kinh Phật - Nguồn Gốc và Phát Triển (Sách Ebook PDF)

VŨ THẾ NGỌC
KINH PHẬT
NGUỒN GỐC và PHÁT TRIỂN
Buddhist Sutras: Origin and Development
Kinh Phật Nguồn Gốc và Phát Triển - bìa

PDF icon (4)Kinh Phật - Nguồn Gốc và Phát Triển - Vũ Thế Ngọc 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Phật Giáo sau hai mươi sáu thế kỷ truyền bá và phát triển đã trở thành một tôn giáo lớn và quan trọng có nhiều trăm triệu tín đồ có mặt trên khắp địa cầu. Kinh luận Phật giáo xưa nay vẫn được lưu hành khắp nơi. Tuy nhiên thắc mắc về nguồn gốc và phát triển kinh Phật vẫn là một vấn nạn của nhiều người. Đó là những câu hỏi cụ thể như Đức Phật giảng Pháp bằng tiếng gì? Kinh Phật đầu tiên được viết bằng văn tự nào? Các kinh luận nguyên thủy gồm các kinh nào?  Các kinh xuất hiện về sau như kinh Phật giáo Đại thừaMật tông xuất xứ từ đâu? Có chăng những kinh gọi là kinh giả do người đời sau viết và làm giả với mục đích gì? Những câu hỏi tương tự vẫn tiếp tục là những thắc mắc của nhiều thế hệ tu sĩ cũng như trí thức trong và ngoài Phật giáo.

Trước đây nhiều thế hệ học giả từng thảo luận và nhiều giải thích đã được đưa ra nhưng vẫn chưa trả lời trọn vẹn hay chưa được tất cả mọi người đồng thuận. Chúng ta nên hiểu, việc trả lời các loại câu hỏi tương tự về kinh điển tôn giáo chỉ là một phần nhỏ của các câu hỏi về lịch sử - kể cả lịch sử cận đại có các người liên quan còn sống vẫn thường không bao giờ có thể hoàn toànthỏa mãn tất cả mọi người. Cho nên chúng ta nên biết rằng những giải thích trong quá khứ dù chưa hoàn bị nhưng chắc chắn đó là những gì khả tín nhất mà con người đương thời có thể biết được. Hoạt động khách quan và đúng nhất là chúng ta cần tiếp tục truy cứubổ khuyết các nghiên cứu này hơn là chỉ trú đóng vào thành trì đức tin hay thoái thác theo chủ thuyết ‘bất khả tri’. Cho nên trong thế kỷ vừa qua, chúng ta còn thấy sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu khoa học từ khảo cổ học đến ngôn ngữ học đã cung cấp thêm nhiều chứng liệu và ánh sáng khiến chúng ta càng ngày càng tiếp cận với sự thực lịch sử về nguồn gốc và phát triển của kinh luận Phật giáo rõ hơn ngày trước.

Tuy nhiên các thành tựu của các nghiên cứu về lịch sử văn bản kinh điển tôn giáo nói chung, cũng thường không phổ biến sâu rộng trong quần chúngphạm vi của chúng khá chuyên sâu và nhiều khi còn có thể mâu thuẫn với sinh hoạt truyền thống chỉ dựa trên sự vâng lờiđức tin. Chúng ta nên hiểu tuyệt đại đa số tín đồ mọi tôn giáo trên thế giới, nói chung, thường chỉ đến và sinh hoạt tôn giáo trong phạm vi đức tin hơn là vì tư tưởng tri thức học thuật. Cụ thểPhật giáo ở Việt Nam mặc dù giáo lý luôn luôn nói đến trí tuệ trong chánh tín nhưng thực tế hành trì vẫn hướng về hình tướngnghi lễ của truyền thống lấy đức tin làm căn bản. Cho nên việc tìm hiểu về nguồn gốc và phát triển của kinh luận Phật giáo thường không phải là đề tài tu học quan trọng của giới học Phật. Đây chính là nguyên nhân chính trong những năm vừa qua vì vừa không quan tâm và vừa thiếu kiến thức chuyên sâu, trong không khí dĩ nghi truyền nghi chúng ta lại thấy đây đó đã phát sinh ra một số quan điểm gây hoang mang về nguồn gốc kinh điển Phật giáo. Những quan điểm loại này thường chỉ khởi phát ở các vùng đất thiếu thông tin và không được cập nhật với những nghiên cứu khoa học, và cũng là nơi thường có những loan truyền từ một số người có ý đồ không trong sáng và cả từ những người thiện chí nhưng thiếu chuyên sâu về Phật học và khoa học, nên chỉ làm không khí nghi hoặc phát triển thêm hơn.

Rải rác trong nhiều luận xuất bản trong năm thập niên vừa qua, tôi đã có dịp thảo luận về đề tài này và hôm nay sẽ được thu nhặt lại và khai triển rộng hơn về một chủ đề cần thiết cho những người muốn biết về nguồn gốc và lịch sử phát triển kinh luận cùng với các mâu thuẫn và nhiều dị bản của nguồn kinh luận phong phú nhưng cũng rất phức tạpkinh luận Phật giáo. Như đã thưa, đây là một đề tài luôn luôn được các bậc trí giả nhiều thời đại tìm hiểuthảo luận. Nhưng tại nhiều vùng đất xa xôi, sinh hoạt Phật học vẫn tiếp tục đặt trọng tâm vào truyền thống hành trì phục vụ cho nhu cầu đức tintín ngưỡng quần chúng hơn là học thuật, cho nên từ xưa chúng ta hầu như ít quan tâm về việc tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa vi tế của sự phát triển kinh điển Phật giáo mà ngày nay đang là một đề tài nghiên cứu của trí thức thế giới. Trong giảng luận này tôi chỉ giới thiệu phần sơ thảo về một nghiên cứu chuyên sâu về nguồn gốc và lịch sử phát triển kinh Phật qua các thời đại. Mục đích cụ thểcung cấp tài liệu và thông tin cần thiết giúp người học Phật có tâm đức và thiện chí hơn là nhắm vào mục đích phổ biến đại trà trong quần chúng. Luận văn này chỉ là phác họa của một đề án lớn đã hoàn thành gồm cả thủ thư về các cổ ngữ Phật giáo. Rất mong khi phương tiện cho phépnhân duyên thích hợp tôi sẽ cho giới thiệu đầy đủ phần nghiên cứu chi tiết.

Trân trọng.

Bát Bất Đường, Hè 2019

Vũ Thế Ngọc


MỤC LỤC
 
PHẦN THỨ NHẤT
KINH PHẬT
I. Tổng Quan
II. Nguồn Gốc Kinh Phật
1- Lịch Sử Kinh Luận
2- Nguồn Gốc Nguyên Thủy
3- Kinh Phật Căn Bản: Nikāya và A-hàm
III. Ngôn Ngữ của Kinh Phật
1- Đức Phật Nói Tiếng Gì
2- Ngôn Ngữ Pháp Thoại
3- Sanskrit và Pāli
IV. Các Loại Văn Tự Cổ
1- Kharoṣṭī
3- Siddhaṃ
5- IAST
V. Kinh Tạng của Tam Thừa
1- Nội Dung Kinh Phật
2- Kinh Tạng Phật giáo Tiểu Thừa
3- Kinh Tạng Phật giáo Đại Thừa
4- Kinh Tạng Phật giáo Kim Cương Thừa
*
PHẦN THỨ HAI
KINH ĐIỂN HÁN TẠNG
VI: Kinh Điển Đại Thừa
1- Phân Loại Kinh Diển
2- Phương Pháp Cách Nghĩa
VII: Dịch Kinh
1- Lý Luận Dịch Kinh
2- Tổ Chức Dịch Trường
VIII: Viết Kinh và In Kinh
1- Viết Kinh và Khắc kinh
2- In Mộc Bản
IX: Quá Trình Hình Thành Đại Tạng Kinh
1- Kinh Lục
2- Từ Kinh Lục đến Đại Tạng Kinh
X: Đại Tạng Kinh
1- Hình Thành Đại Tạng
2- Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh
3- Đại Chính Tạng Bản Việt Văn
XI: Kinh Đại Thừa và Ngụy Kinh
1- Nguồn Gốc Kinh Đại Thừa
2- Kinh Giả: Dị Kinh và Nguỵ Kinh
Phụ Lục
1- Di Liệu Văn Tự Kharosthi
2- Năm Chương Đầu Sách Tự Học Sanskrit
3- Cưu Ma La Thập
4- Huyền Trang




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/04/2024(Xem: 200)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.