Thư Viện Hoa Sen

● Sen Xa Hồ, Sen Khô Hồ Cạn - Nhân Đọc Bài Viết “Từ Một Chuyến Đi …” Của Tác Giả Hoàng Nam

14/10/201012:00 SA(Xem: 16183)
● Sen Xa Hồ, Sen Khô Hồ Cạn - Nhân Đọc Bài Viết “Từ Một Chuyến Đi …” Của Tác Giả Hoàng Nam

TRÍ TÁNH ĐỖ HỮU TÀI
NHƯ THỊ NGÃ VĂN
TỪ XA, NGHĨ VỀ VÀI VẤN ĐỀ CỦA PHẬT GIÁO TẠI NƯỚC TA 
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - 2008,
NHÀ XUẤT BẢN TÂN VĂN - 2008
Ấn Bản Điện Tử 2009 USA

Phần Hai

SEN XA HỒ SEN KHÔ HỒ CẠN - 
Nhân đọc bài viết “Từ một chuyến đi …”
của tác giả Hoàng Nam

Tháng Ba năm 2005, bài viết “Từ Một Chuyến Đi ... Xin Đặt Vấn Đề Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất” của tác giả Hoàng Nam đã được phổ biến rộng rãi trên hệ thống thông tin toàn cầu Internet và gây ra nhiều thảo luận sôi nổi vì tính thời sự của nó. Nội dung bài viết chủ yếu tập trung vào ba câu hỏi trực tiếp đặt ra cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Hải ngoại (GHPGVNTN) về trách nhiệm của Giáo hội nầy khi dung túng hành xử bất minh và bất xứng, thậm chí còn phá Thầy và phản Đạo, của ông Võ Văn Ái thuộc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, nhân chuyến về thăm Việt Nam của Thiền sư Nhất Hạnh. Chính vì mang một nội dung nóng bỏng như vậy, nên bài viết cũng đã tạo ra được những quan tâm đặc biệt của Phật tử trong nước đang hướng về chuyến đi của thầy Nhất Hạnh với rất nhiều phấn khởi và kỳ vọng. 

Trên nền một bối cảnh như thế, những gì thấp thoáng đàng sau bài viết mà tác giả Hoàng Nam chưa muốn đề cập đến một cách rốt ráo, bỗng hoán vị và mang một vóc dáng mới, có tính căn bản hơn; cũng như tác động của chính bài viết bỗng mang một kích thước mới, sâu rộng hơn.

Thật vậy, tuy tác giả Hoàng Nam chỉ đặt ba câu hỏi giới hạn trong hành động “vội vàng”, “nóng nảy”, “vô trách nhiệm”, “mỉa mai”, “châm chọc”, “vu khống”, “gian ác”, “dối trá”, “thêm thắt”, “lươn lẹo” và “bêu xấu người một cách tiểu nhân” của ông Võ Văn Ái, Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Thế giới mà cũng là Phát ngôn viên chính thức của GHPGVNTN, nhưng qua bài viết, tác giả còn hé mở cho người đọc thấy Giáo hội nầy đã, đang và sẽ phải đối diện với nhiều vấn nạn cơ bản và trầm trọng hơn nhiều. Vấn nạn về bản chất, về chủ trương, về phương hướng và cung cách hoạt động của một tổ chức Phật giáo cởi nửa áo cà sa để làm chuyện chính trị thế sự. Vấn nạn cả về gốc rễ lẫn ngọn ngành của một Giáo hội về chính bản thân mình, về những động thái tôn giáo và chính trị khi tiếp cận với hiện thực của cuộc đời

Ta hãy đọc lại lời tâm sự mang tính cảnh báo của tác giả: “Tôi quả đã thực sự có ý, một lần nầy, đặt ra cho hết mọi vấn đề. Giáo hội thực chất là gì ? Pháp nạn là đâu ? Kế thừa truyền thốngkế thừa thế nào trong hành động và đời sống ? Đâu là ý nghĩa chân thực của việc bảo vệhộ trì Chánh pháp ? Những tuyên ngôn, tuyên cáo, quyết định đầy chữ nghĩa kia có giá trị gì khi đối chiếu với cuộc sống và thực trạng ? Ai và cái gì đang thực sự hủy hoại gia tài tinh thần mà GHPGVNTN đã gầy dựng và vun bồi bằng bao tâm huyết và hy sinh ? Những ai và cái gì đã khiến người Phật tử phải ôm lấy nỗi đau nỗi nhục ? Căn bản của Thống Nhất là gì ? Chia rẽ là bởi đâu ?” 

Và “...Tôi có thể đặt ra hàng trăm vấn đề từ trong các vấn đề căn bản trên đây. Nhưng thôi. Càng nói càng đau khi nỗi nhục ai gây nên kia cũng là nỗi nhục của mình. Vì vậy, ít ra trong lúc nầy, tôi tự giới hạn cho mình, chỉ nêu ba vấn đề liên quan trực tiếp đến cách phản ứng của ông Phát Ngôn Viên của GHPGVNTN. Tôi đặt ra là để chờ đợi sự trả lời thích đáng từ quý vị lãnh đạo của Giáo hội nầy trước khi, nếu chẳng đặng đừng, phải tiếp tục cái công việc mà tôi không bao giờ muốn làm nầy”.

Trong khi chờ đợi quý vị lãnh đạo của GHPGVNTN “trả lời thích đáng” và có hành động đáp ứng bài viết “Từ Một Chuyến Đi ...”, tôi xin góp vài ý kiến nhỏ về cái công việc mà tác giả Hoàng Nam sẽ “không bao giờ muốn làm nầy”. Những góp ý sau đây, do đó và trước hết, là để bày tỏ sự đồng cảm về những trăn trở của một người đồng đạo, và đồng thời cũng để chia sẻ với tâm sự của tác giả Hoàng Nam, người đã “càng nói càng đau khi nỗi nhục ai gây nên kia cũng là nỗi nhục của mình”. Và sau đó là, từ cương vị của một Phật tử đang ở hải ngoại và đứng gần (chỉ gần thôi !) trung tâm cơn lốc GHPGVNTN, để xin thẳng thắn đóng góp một phần suy tư rất nhỏ, trong tinh thần Kiến hòa Đồng giải, vào công cuộc vận động phục hoạt của Phật giáo Việt Nam.

Nếu một tổ chức, theo tác giả Hoàng Nam, đang mang trong mình “hàng trăm vấn đề”, mà vấn đề nào cũng mang tính căn bản sinh tử cả, thì tổ chức đó chắc chắn có điều gì ... không ổn ! Tôi chỉ xin bày tỏ ý kiến rất ngắn về ba trong nhiều vấn đề của GHPGVNTN mà tác giả Hoàng Nam có đặt ra dưới dạng câu hỏi (nhưng không/chưa muốn trả lời) trong bài viết của ông:

Vấn đề Truyền thừa
Vấn đề Danh tướng
Vấn đề Pháp nạn

1- Truyền thừa – GHPGVNTN vẫn thường, qua các văn bản chính thức cũng như không chính thức, minh nhiên hay hàm ý xác định rằng Giáo hội là kẻ thừa kế chân truyềnduy nhất của truyền thống Phật giáo Việt Nam. Theo tôi, đó chỉ là một phản ứng chính trị và là một tuyên bố vọng ngữ, mang nhiều tính thách thức, để đối phó với sự hiện diện áp đảo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) trong nước đang được chính quyền nâng đở để hành hoạt mà thôi. Và ở một mặt nào đó, để xác nhận với các trung tâm quyền lực quốc tế, đặc biệt là Mỹ và một vài thế lực chống Cọng của người Việt ở hải ngoại, tư cách đầu đàn và thống lãnh của Giáo hội khi so sánh với bảy Giáo hội Phật giáo khác cũng đang sinh hoạt ở nước ngoài.(xem cước chú 1 cuối bài) Ngoài ra, GHPGVNTN có “thống nhất” được bảy Giáo hội nói trên, và hàng ngàn Tổ đình, Tu viện, Thiền thất, Tịnh xá, Đạo tràng, Phật học viện, Niệm Phật đường, Trung tâm Phật giáo, Hội Cư sĩ ... độc lập khác cả ở trong lẫn ngoài nước (2), vốn không có liên hệ hàng ngang cũng như hàng dọc gì với Giáo hội, lại là một vấn đề khác. Sự thậm xưng và mạo nhận đó của GHPGVNTN, dù vì động cơ gì, cũng đều không phản ảnh đúng đắn ý niệm truyền thừa trong quan điểm Phật giáo sử, nhất là quan điểm vận dụng truyền thống Phật giáo vào đạo và vào đời. 

Từ thế kỷ thứ hai, Trung tâm Phật giáo Luy Lâu ở Giao Châu mở đầu cuộc trường chinh mang Chánh pháp của Đức Phật quấn quyện với nền văn hóa dân tộc để đi vào lịch sử giữ nước và dựng nước của tổ quốc. Rồi thời đại Lý Trần gần 400 năm rực rỡ với một Thiền phái Trúc Lâm độc đáo và đậm đà bản sắc dân tộc. Rồi một đêm dài suy nhược, biến dạng và hầu như mất dần sinh lực dưới hai triều đại Lê Nguyễn. Cho đến năm 1963, Phật giáo hùng tráng trở mình để bắt đầu nỗ lực tái xác định vai trò chủ đạo văn hóa quốc gia trong một đất nước đang hoang tàn vì chiến cuộc. Và từ năm 1975, vì những điều kiện khách quan và chủ quan, Phật giáo Việt Nam bước vào một cuộc khủng hoảng phân liệt, mà trong nước thì nhà cầm quyền còn đối xử dè dặt, còn ngoài nước thì nổi trôi vật vờ trong một môi sinh chính trị lừa lọc và những dòng chảy văn hóa xa lạ và khắc nghiệt. 

Trong suốt hai ngàn năm đó, Phật giáo Việt Nam cũng đã vươn vai lớn dậy và tạo cho mình một vóc dáng đặc thù là nhờ hành trạng và trước tác viết trên giấy cũng như viết trên đời trên đạo của Mâu Tử, Khương Tăng Hội, Thích Huệ Thắng, Pháp Hiền, Thanh Biện, Vân Phong, Vô Ngôn Thông, Khuông Việt Ngô Chân Lưu, La Qúy An, Đỗ Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Thuyền Lão, Viên Chiếu, Chân Nguyên, Lý Thánh Tông, Lý Đạo Thành, Ỷ Lan, Từ Đạo Hạnh, Minh Không, Huệ Quang, Trúc Lâm Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Thông Biện, Mãn Giác, Ngô Ấn, Thường Chiếu, Hiện Quang, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Pháp Loa, Huyền Quang, Ức Trai Nguyễn Trãi, Hương Hải, Phổ Tịnh, Liễu Thông, Đạo Thông, Triệu Châu, Lê Đình Thám, Thích Quãng Đức, Thích Thiện Minh ... 

Đó chủ yếu là bề dày lịch sử và những gia tài trí tuệ để từ đó khai sinh ra truyền thống của Phật giáo Việt Nam mà tất cả mọi Phật tử, xuất gia hay tại gia, chứ không riêng một Giáo hội nào, đều thừa kế trong xương tủy của mình bằng những chủng tử trong và đục, nhục và vinh, vốn đã tàng trữ và huân tập trong suốt 2000 năm của dòng sinh mệnh Phật giáo Việt Nam. Vậy thì tại sao GHPGVNTN lại có thể độc quyền dành lấy và giữ chặt riêng cho mình, lại gián tiếp dùng những tiêu chuẩn chính trị bèo bọt nhất thời để loại trừ tính thừa kế của người khác hoặc của tổ chức khác ? Và khi nói thừa kếthừa kế cái gì: Lời dạy của Đức Phật và các Tổ ? Con đường tu chứng ? Triết lý nhập thế ? Quá trình hành hoạt ? Hay hệ thống tổ chức ?

Tuy nhiên, cũng xin nói rõ rằng tôi là ai mà dám phủ nhận tính truyền thừa của GHPGVNTN, hay của bất kỳ một tổ chức Phật giáo nào. Nhưng tôi cực lực phản đối việc Giáo hội này độc chiếm sự thừa kế đó, nhất là độc chiếm chỉ vì những những nhu cầu chính trị nhất thời. Vả lại, thừa kế để làm gì nếu không phát huy được để vận dụng một cách tích cựcsinh động, bất biếntùy duyên, khế cơ và khế lý, vào việc tu và hành của Tăng đoàn, Tứ chúng, và Chúng sanh

2- Danh tướng – Trong quá khứ, khi chưa là một Phật tử, tôi đã từng hơn một lần công khai nói và viết về GHPGVNTN với tất cả lòng kính trọng và ngưỡng mộ. Xuất sinh từ cuộc vận động cách mạng xã hội mà đòi hỏi tiên quyết là quyền bình đẳng tôn giáo dưới chế độ độc tài tôn giáo trị Ngô Đình Diệm tại miền Nam vào năm 1963, Giáo hội đã bi hùng đóng trọn vai trò lương tâm quốc gia của mình bằng không biết bao nhiêu hy sinh thống khổ. Chủ trương Bất bạo động và sách lược Công tâm, dùng chính nội lực đang bị tổn thương của mình để đánh vào lòng người, đã được vận dụng và triển khai tuyệt vời, mà cao điểm là ngọn lửa Thích Quảng Đức với lời nguyện lấy nhân thân làm ngọn đuốc để tha thứthức tỉnh chính kẻ đang đày đọa mình, đã là một dấu ấn hào hùng và nhân bản, một thể hiện tròn đầy của Bồ Tát Đạo cả trong dòng sử Phật giáo lẫn dòng sử dân tộc. Rồi GHPGVNTN được thành lập năm 1964 bằng một văn kiện hành chánh của chính phủ Nguyễn Khánh trong khung pháp lý của chế độ chính trị tại miền Nam Việt Nam. Đến năm 1967, vì lý do chính trị nhưng chủ yếu vì nội bộ của Phật giáo phân hóa, chính quyền Nguyễn văn Thiệu tại miền nam chỉ thừa nhậnPhật giáo Quốc tự, còn “Phật giáo Ấn Quang”, cái nôi của các thầy Huyền Quang, Quảng Độ, Tuệ Sĩ , Nhất Hạnh hôm nay, thì đi vào đối lập dù cả hai phía đều sử dụng cùng danh xưng GHPGVNTN. Và sau năm 1975, như tất cả mọi định chế, cơ cấu, tổ chức của chính phủ và của xã hội dân sự miền Nam cũ, dù lớn hay nhỏ, GHPGVNTN cũng đã bị giải thể khi nước nhà thống nhất. Như vậy, ít nhất là trên nguyên tắc hành chánhgiá trị tại Việt Nam kể từ sau 1975, Giáo hội nầy với tên gọi của nó, cùng với giáo hội của các tôn giáo dân tộc khác, chính thức chấm dứt sự tồn tại của mình.

Nhưng trước chính sách cách mạng quá độ của chính quyền mới vào những năm đó, Phật giáo trong Nam đã có những phản ứng nổi và chìm. Nổi là các tuyên ngôn phản kháng không đi đến đâu trước khí thế và sức mạnh của lực lượng thắng trận, vừa hoàn thành được một sứ mạng lịch sử là thống nhất đất nước; và chìm là sự phục hoạt và đưa tổ chức GHPGVNTN vào bóng tối với mục tiêu mới, cơ cấu mới, và phương thức hành động mới. Tuy nhiên, quyết định sử dụng danh xưng, tức là tư cách pháp nhân, do chính quyền miền Nam cũ phê chuẩn, vô tình hay cố ý, lẽ dĩ nhiên bị xem như là “tàn dư” kéo dài của chế độ miền Nam cũ và đã đương nhiên đặt Giáo hội vào thế bất hợp pháp đối với nhà nước. 

Quyết định chiến lược sai lầm đó cũng đã làm cho Giáo hội mất đi ba cơ hội hiếm có để tồn tại và phát triển. Thứ nhất là vào năm 1981, khi Giáo hội, với tất cả uy tínsức mạnh của mình chưa sứt mẻ, có thể tiềm tàng gia nhập GHPGVN do nhà nước tác thành, để bảo toàn tiềm lựcchuyển hóa tổ chức. Thứ nhì là vào năm 1986, khi đất nước bắt đầu đổi mới, thay da đổi thịt để trở nên thông thoáng hơn hầu hình thành những sinh hoạt của một xã hội dân sự, trong đó hoạt động tôn giáotín ngưỡng là một hình thái, nhằm yểm trợ cho tiêu chí “dân giàu nước mạnh” trong tiến trình toàn cầu hóa, thì GHPGVNTN “chui” vẫn đứng ngoài bất hợp tác. Và thứ ba là vào năm 2004, khi cuộc gặp mặt của người lãnh đạo cao cấp nhất của Nhà nước với vị lãnh đạo cao cấp nhất của Giáo hội đã bị một vài phần tử đẩy vào ngõ cụt vì nhiều chướng duyên cố chấp và vọng động, mặc dầu cả hai vị nầy đều có nhiều thiện chí đối thoại để hòa giải

Cho nên GHPGVNTN, với danh xưng mang nhiều hệ lụy chính trị quá khứ đó, với quá trình hành động đối kháng chính quyền đó, đã bỏ lỡ chuyến tàu lịch sử. Bây giờ, năm 2005, trong khi sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng đang, ít nhất là trên bề mặt, nở rộ tại Việt Nam; trong khi GHPGVN đã âm thầm và kiên trì đóng góp được ít nhiều Phật sự cả bề sâu lẫn bề rộng, cả đạo lẫn đời, cho Tăng chúngtuyệt đại đa số đồng bào Phật tử trong nước; trong khi Giáo hội Công giáo Vatican tại La Mã “khôn ngoan” tiến hành sách lược đối thoại và hợp tác với nhà nước để cũng cố và phát triển công cuộc truyền giáotham vọng chính trị của họ; trong khi toàn dân đang hướng về tương lai để xây dựng một đời sống ấm no hạnh phúc; và quan trọng nhất, trong khi cả dân tộc – từ nhà nước đến người dân – có vẽ như đang chờ đợi Phật giáo đóng vai trò phên giậu quốc gia trước những đợt tiến công ác liệt vào nền văn hóa dân tộc, vào nền đạo lý cha ông, vào niềm tự hào tổ quốc, thì GHPGVNTN vẫn giậm chân tại chỗ, sống trong hào quang nay đã mờ nhạt của một thời đã qua, và mượn ngọn cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ miền Nam cũ đã tiêu vong để vận động các thế lực quốc tế quyết giải thể chế độ hiện tại, chống Cọng đến vị Trưởng tử Như Lai cuối cùng của Giáo hội

Tất cả cũng vì chấp vào danh nên lụy vào tướng, tạo ra sợi xích thằng rồi thủ chấp tự trói lấy mình. Danh tướng của Giáo hội mà bây giờ Tây Mỹ đang thổi lên vì quyền lợi của nước họ để áp lực nước ta và được các “Phát ngôn viên” của GHPGVNTN ở nước ngoài, nhiều khi nhận tiền của họ, để phù phép khuếch đại lên. Danh tướng do hệ thống truyền thông gọi là “chống Cọng” của Công giáo La Mã hải ngoại tô son điểm phấn rồi xui nguyên dục bị cho ý đồ chiến lược thế tục “lá trái lá mặt” của họ. Và quan trọng hơn cả, danh tướng vạch ra một lằn ranh phân biệt Phật giáo nầy thì truyền thừaPhật giáo kia thì thân chính, đào sâu hố chia rẽ, có khi còn hận thù, trong lòng đại khối đồng đạo cùng một niềm thao thức, cùng một niềm ước mơ về một Phật giáo Việt Nam “thống nhất Bắc Nam Trung từ nay, một lòng chúng ta tiến lên vì Đạo thiêng” ...

3- Pháp nạnBiến cố 1963 tại miền Nam, tuy được chúng ta gọi là Pháp nạn nhưng đó cũng là thời kỳPhật giáo Việt Nam cường thịnh nhất trong lịch sử cận đại. Cường thịnh nhất vì tuy bị bạo quyền Ngô Đình Diệm đàn áp và khống chế dã man nhưng Tăng chúng thì đạo hạnh vững vàng, Phật tử thì đoàn kết muôn người như một, Phật sự thì thễ hiện đúng Chánh pháp. Cho nên khi tiếng hịch của Phật giáo cất lên thì, từ vị trí nạn nhân, tức khắc chúng tachính nghĩa, tức khắc chúng ta có được sự đồng tình, đồng chí, đồng ý, đồng thuận, do đó là sự đồng hành sắt son của nhân dân miền Nam. Bị cường quyền thực dân, rồi đế quốc phương Tây và tay sai bản xứ kỳ thị, áp bức, đè nén trong hơn 150 năm, Phật giáo đã tránh trực tiếp đối đầu, xét lại chính mình để nghĩ đến đường xa, lui về ẩn náu trong căn cứ địa vững chắc nhất của mình: Văn hóa dân tộc và Lòng tin của dân tộc. Để bảo vệ Giáo hội, kiện toàn Tăng chúng và xiển dương Chánh pháp từ đáy tầng xã hội

Còn bây giờ, 30 năm đã trôi qua kể từ ngày đất nước được thống nhất, Phật giáo Việt Nam vẫn bị phân chia tách biệt ra hai vùng địa dư và hai mảng tư duy. Trong nước cũng chia hai, ngoài nước cũng chia hai, tạo ra bốn xứ trú hầu như bất khả tương thông và dứt đường đối thoại. Trong nước, các “thầy Thống Nhất”, tuy tuyệt đại thiểu số và chính vì tuyệt đại thiểu số, nên càng lúc càng cứng nhắc không khoan nhượng trong lập trường cũng như trong hành động. Chủ yếu tồn tại là nhờ áp lực của ngoại bang, bất kể áp lực gì và đến từ đâu, hơn là nhờ nội lực của chính mình, các Thầy chỉ biết chống và chống. Còn các “thầy Thân Chính” thì thu mình trong sự bao che của Nhà nước, bị động và thiếu sinh khí, biến Phật giáo đồ thành một lực lượng quần chúng bên lề và tác động không được bao nhiêu đến đời sống của quốc gia và trong đục của xã hội. Giáo pháp trong sáng, tích cực, hiện thựcnhân bản của Đức PhậtTây phương đang hân hoan tìm đến ở xứ người, thì tại Việt Nam, hoặc trở nên bi quan dị ứng với giới trí thức và thanh niên, hoặc trở thành mê tín dị đoan, ẩn hiện huyền bí sau nhang đèn của những người đi xin lộc cầu phước. 

Ngoài nước thì còn tệ hơn, dù phe nầy hay phía kia thì cũng chỉ là những ốc đảo rời rạc, năng động lắm thì biến thành công cụ múa may của các thế lực thần quyền và thế quyền phi dân tộc và phản dân tộc. Bị khống chế bởi chính tư duy hóa thạch của mình, bị điều động bởi những phù thủy chính trị chuyên nghiệp đi làm chuyện “Liên tôn chống Cọng”, bị lạc lõng trong một thế hệ người Việt mới, và quay cuồng trong đời sống duy lợi và duy danh, Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại lo xây chùa lớn, lo biểu tình đã đảo, lo vận động chính trị hành lang, lo ra tòa để chuẩn bị vào khám, lo xin tiền cúng dường để bảo đảm thu nhập, ...

Phật giáo Việt Nam ngày hôm nay mà bị suy nhược như thế, thì trước hết và trên hết là do đạo hạnh và hành hoạt của quý Thầy, một Tăng đoàn đáng lẽ phải thanh tịnh hòa hợp và là một Nhị bảo đáng lẽ phải trang nghiêm để Phật tử quay về và nương dựa, đang từ từ xa lìa Chánh Pháp. Cũng có trường hợp của một số hiếm hoi các Tăng và Ni trẻ năng động, hoặc lác đác đôi ba vị cao tăng thầm lặng, hay một vài tập hợp cư sĩ đứng đắn, nhưng đó chỉ là biệt lệ vì, trên tổng thể, rõ ràngTăng đoàn thiếu tu học, phẩm hạnh đáng nghi ngờ, lại chia rẽ kình chống nhau, nói lời ác ngữ, thích trình diễn danh tướng, buông chạy theo thế sự. Tình trạng thê thảm đó, theo tôi, mới thật sự chính là Pháp Nạn.

Thật vậy, trước giờ phút nhập Niết Bàn, Đức Phật đã căn dặn, như một “trối trăn” quan trọng, như một tiên đoán đầy ứng nghiệm trong khoa học quản lý, rằng: “Này ông A-nan ! Ví như con sư tử mệnh tuyệt thân chết, dù ở không trung, dù ở đất, dù ở trong nước, dù ở cạn, tất cả chúng sinh không dám ăn thịt con sư tử ấy. Tự thân con sư tử ấy sinh ra dòi bọ, chúng liền dám ăn con sư tử ấy. Này ông A-nan, Phật pháp của ta không có cái gì khác có thể phá hoại được, chỉ có bọn ác Tỳ-khiêu trong đạo pháp của ta giống như cái vòi độc hại, phá hoại Phật pháp của ta cần khổ tập thành suốt ba A-tăng kỳ kiếp” (3)

Một xã hội duy ý chí làm sao ăn được thịt con sư tử ấy, Tư bản duy lợi làm sao ăn được thịt con sư tử ấy, các thế lực thần quyền và thế quyền nước ngoài lắm mưu mô làm sao ăn được thịt con sư tử ấy, chỉ có bọn ác Tỳ-khiêu ẩn náu trong Tăng đoàn của Phật mới phá hoại được Phật pháp. Cho nên khi mà sư tử trùng đã tung vòi độc ra thì Phật giáo sẽ mệnh tuyệt thân chết. Đó mới thật sự chính là Pháp Nạn. 

Lời cuối, xin có vài dòng tâm sự với tác giả Hoàng Nam: 

Tôi không có được tấm lòng rộng rãi bao la như ông, “lấy cái nhục của người làm cái nhục của mình”. Tôi cũng không gắn bó thiết thân với GHPGVNTN như ông, để muốn nói hết về Giáo hội nầy nhưng vẫn còn ngần ngại không nói. Nhưng có lẽ giống ông, tôi có một niềm tin vững chắc vào giáo lý của Đức Phật và một tình yêu không bờ bến cho tổ quốc Việt Nam

Cho nên nhìn lại Phật giáo Việt Nam và nhìn về tổ quốc Việt Nam vào thời điểm nầy, chưa bao giờ tôi thấy Việt Nam cần Phật giáoPhật giáo cần Việt Nam như bây giờ để giải quyết cuộc khủng hoảng khốc liệt và sinh tử nhất cho dân tộc mà ông đã đúng đắn nêu ra trong bài viết: Tình trạng vong thân văn hóa và mất định hướng đạo lý của con ngườixã hội Việt Nam. Mà giải quyết vấn đề con người, thì tiên quyết phải giải quyết vấn đề tâm thức con người, vốn là sở trường số một của Phật giáo, tại vìsự đóng góp quan trọng của Phật giáo là đóng góp trên lãnh vực tâm linh, tinh thần, văn hóaxã hội chứ không phải là trên lãnh vực quân sự và quốc phòng.” (4) Phật giáo cường thịnh thì quốc gia hùng mạnh, Phật giáo suy nhược thì quốc gia suy vong. Vì vậy, tôi không thể không nói rằng Pháp nạn của Phật giáo Việt Nam hôm nay (như tôi hiểu) mới sẽ là Quốc nạn của Tổ quốc Việt Nam ngày mai như sen xa hồ thì sen cũng khô mà hồ cũng cạn vậy.

Lễ Bố Tát chung tại Huế trong mùa Xuân năm nay, mà thầy Nhất Hạnh đề xuất và các thầy từ những vị thế khác nhau ở Huế chấp hành, chính là mệnh lệnh của lịch sử , là nhu cầu của đất nước và là ước mơ nóng bỏng của Phật tử để mở đầu một chu kỳ tươi sáng hơn cho dân tộc và đạo pháp. Tôi thiết tha mong rằng những người đang nắm quyền quản trị đất nước hiện nay, và nhất là một số Giáo hộiPhật tử đang chếnh choáng trong cơn Pháp nạn, thấy được cả ý nghĩa tôn giáo lẫn siêu tôn giáo của hành sự này (5), để chúng ta còn được hy vọng về một quê hương Việt Nam có trời thật xanh, gió thật mát và nắng thật hiền ... 

3-2005 

Cước chú:

1 - Tống hội Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ / thầy Mãn Giác, Giáo hội Tăng già Thế giới / thầy Tâm Châu, Giáo hội Phật giáo Tăng già Khất sĩ Thế giới / thầy Giác Nhiên, Giáo hội Linh Sơn / thầy Huyền Vi, Giáo hội Phật giáo Thiền Lữ / thầy Thanh Cát, Giáo hội Phật giáo Nguyên Thủy / thầy Hộ Giác, và Dòng tu Tiếp Hiện / thầy Nhất Hạnh.

2 – Theo Tập Địa chỉ Các Chùa trên Thế giới do Giáo hội Phật giáo Tăng già Khất sĩ Thế giới phát hành, ấn bản năm 2005, thì chỉ riêng ở hải ngoại đã có 563 chùa/cơ sở Phật giáo. Đông nhất là tại Mỹ với 286 cơ sở, và ít nhất (chỉ một chùa) là tại chín nước gồm Côte d’Ivoire, Áo, Ái Nhĩ Lan, Ý, Nhật, Nepal, Hòa Lan, Phi Luật Tân, và Nga. Còn trong nước, với hơn 60 Thành phố và Tỉnh thị, con số được ước đoán là 10.000 chùa/cơ sở thì người viết chưa có tài liệu để kiểm chứng.

3 – Hoa Diện Kinh (quyển Thượng) nói về việc Đức Phật sắp sửa nhập Niết Bàn, sai ngài A-nan quan sát kỹ càng kim thân, nói cho ngài Xá Lợi Phất về những Phật sự cần làm, lại hiện rõ những việc xấu hoại Pháp trong tương lai để các ngài đó sinh lòng chán ghét xa lìa (Từ Điển Phật Học Hán ViệtGiáo hội Phật giáo Việt Nam, Phân viện Nghiên cứu Phật học, Hà Nội, 1998).

4 – Lý Khôi Việt, Hai ngàn năm Việt NamPhật giáo, Phật học viện Quốc tế, Hoa Kỳ, 1981.

5 – Mục đích chính của việc hành sự Bố Tát định kỳ nửa tháng là duy trì sinh mệnh tồn tại của Tăng Đoàn theo tinh thần hòa hợpthanh tịnh. Tuy nhiên, tinh thần Bố Tát cũng được Đức Bổnmở rộng cho các đệ tử tại gia dưới hình thức thọ trì Bát Quan Trai trong thời hạn một ngày một đêm ... Bất cứ trú xứ nào mà các Tỳ kheo không hòa hợp tụ hội định kỳ nửa tháng làm lễ Bố Tát để tụng đọc giới bổn Ba La Đề Mộc Xoa, thì nơi ấy Tăng Đoàn được xem như là bị chia rẽ, chưa có sự hòa hợp. Và nếu trú xứ nào mà Tăng Chúng định kỳ nửa tháng hòa hợp tụ hội để Bố Tát thì Tăng Đoàn trú xứ ấy xem như Phật giáo hưng thịnh và được coi như có sự hiện diện của Đức Bổn sư Thích Ca Mâu ni Phật. Do đó, Bố Tát là mạng mạch của Tăng Đoàn nên không có chúng Tỳ kheo nào được gọi là Tăng mà không thực hành Bố Tát, ngoại trừ những kẻ lạm dụng Tăng để phá hoại Chánh Pháp. Chỉ có ngoại đạo và kẻ tà kiến mới làm như vậy. (Luật TạngThượng Tọa Thích Minh Chuyển).

 

Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11332)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: