Thư Viện Hoa Sen

Lễ Phật Đản Mùa Dịch

06/05/20212:45 CH(Xem: 4544)
Lễ Phật Đản Mùa Dịch

LỄ PHẬT ĐẢN MÙA DỊCH
Đồng Thiện

 

Lễ Phật Đản Mùa Dịch
Thế là cơn dịch Coronavirus hoành hành sang năm thứ hai, tình hình dịch bệnh ở Âu-Mỹ đã lắng xuống và nhịp đời dần trở lại bình thường. Tuy nhiên ở Lào, Thái lan, Campuchia thì lại trở nặng, đặc biệt Ấn Độ – quê hương của đức Phật thì rơi vào tồi tệ kinh khủng. Người nhiễm bệnh và người chết đều tăng đột biến, bệnh viện không còn khả năng chữa trị, Oxy hết, những lò thiêu và bãi thiêu xác đỏ lửa suốt ngày đêm. Cơn dịch này quả thật đáng sợ, cái đáng sợ hơn là những chủng biến thể mới nguy hiểm hơn và không ai có thể biết khi nào sẽ hết dịch. Các bác sĩ, nhà dịch tể học, nhà khoa học… không một ai biết và dám nói dịch sẽ chấm dứt lúc nào.

 Mùa Phật đản năm trước, hầy như tất cả các chùa viện trong nước cũng như hải ngoại đều đóng cửa. Mùa Phật đản năm nay có lẽ sẽ làm lễ được, nhưng vẫn phải hạn chế số lượng và quy mô buổi lễ, đồng thời vẫn phải tuân thủ những biện pháp phòng tránh dịch bệnh của chính quyền địa phương.

 Việc tổ chức lễ Phật đản với quy mô lớn hay nhỏ, đông hay ít quả thậtảnh hưởng tích cực đến số đông dân chúng và xã hội. Riêng với những Phật tử thuần thành, chân chánh và hiểu biết chánh pháp thì việc tổ chức lễ lớn hay nhỏ không thành vấn đề. Tổ chức lễ mừng Phật đản sanh để tỏ lòng biết ơn, tôn kính và mến yêu đức Phật. Tổ chức lễ Phật đản để tưởng nhớ công hạnh vô biên của ngài, để cúng dường và cũng có ý nghĩa “ biểu diễn” làm gương cho những người chưa có niềm tin vững chắc, chưa có sự hiểu biết nhiều về Phật đạo. Tổ chức lễ Phật đản cũng là một cách đem đạo vào đời, đem Phật pháp đến với mọi người trong xã hội. Với những Phật tử hiểu biết chánh pháp thì việc biết ơn Phật, cúng dường Phật một cách thiết thực và đúng bản hoài của Thế Tôn cũng như chư Phật ba đời mười phương là học và hành theo đúng chánh pháp.

 Hơn hai mươi lăm thế kỷ trước, khi đức Phật thị hiện ở vườn Lâm tỳ Ni ( Lumbini), có thể nói đây là một sự kiện vĩ đại của loài ngườichư thiên. Một vị chánh đẳng chánh giác đến với thế gian này để khai mở con đường giải thoát cho loài người, để đem ánh sáng giác ngộ phá tan tăm tối vô minh từ lịch kiếp. Thích Ca Mâu Ni là một vị Phật hiện tại, một vị Phật có nhân thân được lịch sử loài người ghi nhận. Ngoài yếu tố lịch sử ra, còn có những yếu tố tâm linhtruyền thuyết, những yếu tố ấy mang nhiều ý nghĩa rất sâu sắc. Khi ngài được sanh ra và đi bảy bước trên hoa sen, chúng ta có thể hiểu cái ý nghĩa tượng  trưng: Bảy hoa sen như là thất chúng, cũng có thể hiểu cách khác là tượng trưng cho ba thời và bốn phương. Phật có ở ba đời và khắp bốn phương hay mười phương cũng đồng một ý nghĩa. Thất chúng hay nói khác đi, rộng hơn là tất cả chúng sanh ai cũng có Phật tánh và ai cũng có thể thành Phật. Phật giống như hoa sen, hoa sen mọc trong bùn dơ nhưng vươn lên trên không để tỏa hương. Đức Phật cũng từ vũng bùn ngũ dục nhưng rồi ngài vượt qua, thoát ra, buông xuống để trở thành một người tỉnh thức, một bậc giác ngộ, một vị Phật chánh đẳng chánh giác. Đức Phật sơ sinh chỉ trời chỉ đất nói:” Trên trời dưới đất chỉ có mình ta”, Lời này, bài kệ này có nhiều dị bản nhưng chúng ta có thể hiểu căn bản là: Đức Phật là bậc tôn quý ở thế gianxuất thế gian, chỉ có giáo pháp của đức Phậtcon đường duy nhất để thoát khổ, là phương pháp đúng duy nhất để ra khỏi luân hồi, chấm dứt sanh tử. Đức Phật “ biểu diễn” cho loài người xem: Thị hiện đản sanh, xuất gia tu tập, giác ngộ khai minh, thành đẳng chánh giác, tam chuyển pháp luân, độ sanh giáo hóa, vô dư niết bàn...Sở dĩ đức Phật thị hiện như một con người, sống như một con người để rồi buông bỏtu tập thành đẳng chánh giác, rồi ra đi như một con người… là để chứng minh cho mọi người thấy, ai  cũng có thể thành Phật, nếu y cứ theo lời dạy của ngài. Đức Phật từng nói:” Ta là Phật đã thành, các ngươi là phật sẽ thành”.

 Vì sao đức Phật thị hiệnthế gian này mà không phải ở cõi nào khác? Bởi vì chỉ có con người mới có khả năng tu hành để trở thành bậc giác ngộ. Cõi trời vốn nhiểu phước báo, còn đắm say sự hưởng thụ dục lạc, dù là dục sắc giới hay vô sắc giới. Cõi địa ngục thì trường cửu thống khổ. Cõi ngạ quỷ triền miên đói kháttối tăm. Cõi súc sanh thì mê mờ trong tham ăn, ngủ và giao phối. Cõi Atula (có thể kể riêng một cảnh giới, có thể là tính cách của những chúng sanh trong một số cõi khác) thì hung hăng loạn động...Tóm lại chỉ có cõi người, loài người mới có thể dễ dàng thọ nhận và tu học Phật pháp. Con người dễ dàng tiếp nhận Phật pháp nhưng cũng cần phải có các căn đầy đủ, tinh thần không bệnh, có tín tâm… Làm người mà mắc vào tám nạn thì cũng khó tiếp cận được Phật pháp. Làm người nhưng cũng đừng quá nghèo, vì quá nghèo “Chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi” thì tâm tư đâu nữa mà học Phật. Làm người cũng đừng quá giàu, quá giàu thì ngày tháng sống trong hoan lạc cũng chẳng có tâm tư để học Phật. Bởi thế mà nhà Phật thường nói :” Bần cùng bố thí nan, giàu sang học đạo khó” là vậy!

 Có được thân người đã khó, nghe được pháp còn khó hơn, “ Nhơn thân nan đắc Phật pháp nan văn”, nghe mà hành theo thì “ nan trung chi nan”, học và hành theo đúng chánh pháp thì lại “ Nan quá thử nan”! Thế gian này có không ít người có biết đến Phật pháp nhưng lại hành sai lệch, hiểu phiến diện, thậm chí cố tình bày vẽ hay diễn dịch theo ý riêng.

 Khi Bà Ma Gia phu nhơn hạ sanh thái tử, nhân loại thăng lên một tầm vóc mới. Thế gian này có một thánh nhân ra đời, một bậc giác ngộ khai phá con đường sáng. Giáo pháp của ngài sẽ độ thoát vô số người. Đức Phật sanh ra với thân phận thái tử, có thừa danh thơm tiếng tốt, sắc đẹp dục lạc, ăn uống ẩm thực, chơi bời nghỉ ngơi… nghĩa là có tất cả những thứ mà người thế gian dồn cả thân tâm để mưu cầu tranh đoạt, vậy mà ngài vứt bỏ như dép rách, như gạch bể ngói vụn. Ngài trải qua sáu năm khổ hạnhtuyết sơn. Ngài ngồi bốn chín ngày miên mật dưới cội cây bồ đề. Ngài đã hàng phục bao thứ ma quân sân hận, dục lạc… để rồi khi sao mai xuất hiện trên bầu trời thì thế gian chính thức có một vị Phật chánh đẳng chánh giác. Con đường trung đạo do ngài khai phá ra:” … Có hai cực đoan mà bậc xuất gia phải tránh: một là lợi dưỡng vốn hạ liệt, tục lụy, phàm phu, không thánh thiện, không lợi lạc; hai là khổ hạnh cũng không thánh thiện, không lợi lạc lại khổ đau” - kinh Chuyển Pháp Luân. Tuy lời kinh dạy các vị xuất gia nhưng hàng Phật tử tại gia vẫn có thể học và hành theo, vẫn có thể áp dụng vào trong đời sống. Phàm cái gì căng quá hay chùng quá đều chẳng thể tốt cả!

 Đức Phật thị hiện và đem giáo pháp chỉ dạy loài người, chư thiên. Từ đó nhiều người thoát sanh tử luân hồi, lớp lớp người vượt qua khổ đau, ràng buộc mà sống đời an lạc

 Đạo Phật ngày nay đã có mặt khắp năm châu. Người con Phật giờ đây đủ các sắc tộc màu da khác nhau, đủ các sắc thái văn hóa truyền thống khác nhau. Cái thân tứ đại tuy khác, cái tập quán văn hóa khác nhưng tánh giác thì hoàn toàn như nhau. Dù màu da nào, dù chủng tộc nào cũng đều có thể tu tập và có thể giác ngộ cả, nếu y cứ theo chánh pháp !

 Ngày Phật đản sanh là ngày vui, ngày thiêng liêngtrọng đại của nhân loại. Dù là với truyền thống nào, tông môn pháp phái nào, dù ở quốc độ nào… Người con Phật cũng đều hoan hỷthanh tịnh thân tâm để tưởng niệm đức Phật. Xu thế chung hôm nay và cũng được liên hiệp quốc công nhận, lễ Vesak là ngày lễ chung của toàn thể Phật giáo đồ nói riêng, của liên hiệp quốc nói chung. Lễ Vesak bao gồm cả ngày đản sanh, ngày thành đạo và ngày nhập niết bàn của đức Phật. Đây là ba dấu mốc quan trọng tiêu biểu trong cuộc đời thị hiện của đức Phật cũng như của đạo Phật. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như chư Phật ba đời mười phương. Các ngài thị hiện là vì một đại sự nhân duyên:” Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” như kinh Pháp Hoa đã dẫn

  Hoan hỷcung kính ngày đản sanh của đức từ phụ lưỡng túc tôn

 Phật đã về đây sáng ánh dương

 Vô biên trí huệ với tình thương

 Bổn sư chỉ dạy con đường đạo

 Trời người ba cõi cả mười phương

 

 Thị hiện nơi này một sớm mai

 Dưới cội ưu đàm nhụy mãn khai

 Khắp xứ chim ca hoa ngát hương

 Chúng con kính lễ tưởng Như Lai

 

 Bên cội bồ đề chánh biến tri

 Lên đường giáo hóa kể từ khi

 Vườn Nai xe pháp ba lần chuyển

 Mở đường liễu thoát khuyến tấn đi

 

 Những việc cần làm nay đã xong

 Cát tường ngài ngọa dáng thong dong

 Hàng cây song thọ an lành nhập

 Bản hoài đức Phật thật mênh mông

 

 Trăng sáng nhân gian giữa tháng tư

 Tưởng nhớ Thế Tôn đấng đại từ

 Trời, người kính ngưỡng ơn sư phụ

 Đến đi giáo hóa thị chơn như

 

ĐỒNG THIỆN

Ất Lăng thành, 05/2021

Tạo bài viết
10/05/2018(Xem: 12555)
Kính thưa chư Tôn thiền đức, quý Phật tử và quý độc giả, Như chúng tôi đã bố cáo trên Facebook vào thời điểm một nhà sư Việt Nam sửa soạn bộ hành khất thực từ Gia Lai đi Ấn Độ, website Thư Viện Hoa Sen đã bị một thế lực đen tối dấu mặt đánh sập liên tiếp nhiều lần. Tất cả các cuộc tấn công đều theo mô thức DDoS (Distributed Denial of Service) nhắm vào cơ sở hạ tầng mạng làm quá tải và hư hại máy chủ. Sau mỗi lần tấn công, chúng lại dùng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các cách tấn công mới hơn và thông minh hơn, vượt qua tất cả những biện pháp phòng ngừa truyền thống. Về nguyên nhân chúng tôi đã thưa trong những lần bố cáo trước. Hiện nay hệ thống máy chủ của Thư Viện Hoa Sen đã được sửa chữa và tăng cường thêm nhiều trang thiết bị mới nhằm ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai. Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!