01. Bình An Nội Tại Là Nền Tảng Vững Chắc Nhất Cho Hòa Bình Thế Giới Bài Phát Biểu Của T.y.s. Lama Gangchen Giác Kiến Dịch

08/05/201112:00 SA(Xem: 4704)
01. Bình An Nội Tại Là Nền Tảng Vững Chắc Nhất Cho Hòa Bình Thế Giới Bài Phát Biểu Của T.y.s. Lama Gangchen Giác Kiến Dịch
dlpdlhq2008-logo

THUYẾT TRÌNHTHAM LUẬN

VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘTNGĂN NGỪA CHIẾN TRANH



BÌNH AN NỘI TẠI LÀ NỀN TẢNG VỮNG CHẮC NHẤT
CHO HOÀ BÌNH THẾ GIỚI

Bài phát biểu của T.Y.S. Lama Gangchen (*)
nhân Ngày Đại Lễ Vesak Quốc tế - Hà Nội, Việt Nam - Giác Kiến dịch

Kính thưa chư vị Hòa thượng, chư Thượng tọa, cùng quý vị Tăng Ni

Kính thưa quý Đại biểu và Quan khách trên toàn thế giới 

Kính thưa Ban tổ chức cùng tất cả quý liệt vị,

Tôi chân thành cảm ơn lời mời tham dự Ngày Đại Lễ Vesak Quốc tế tại Hà Nội. Tôi rất vui mừng về việc Việt Nam đăng cai tổ chức Đại Lễ Vesak năm nay và tôi vô cùng hạnh phúc được hiện diện ở đây hôm nay.

Đây là lần thứ hai tôi đến Việt Nam. Lần viếng thăm thứ nhất đến Hà Nội vào tháng 3 năm 2005 và chuyến viếng thăm đó lại trùng với Lễ tang của Đức Pháp chủ Thích Tâm Tịch. Lúc đó, Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã mời tôi lưu lại Hà Nội để tiễn đưa Đức Pháp chủ vào ngày cuối. Tôi rất cảm ơn lời mời của Hòa thượng vì ngài đã cho tôi cơ hội để gặp gỡ chư tôn đức trên khắp đất nước và chứng kiến sự thể hiện lòng tôn kính cao cả của hàng ngàn người dành cho Đức Pháp chủ.

Trong một tuần viếng thăm Việt Nam đó, tôi rất cảm độngấn tượng khi nhận ra truyền thống Phật giáo sinh động ở đất nước này.

Lần này, thật vô cùng ý nghĩa khi Việt Nam đang nỗ lực phát huy văn hóa truyền thống lâu đời của mình thì Đại Lễ Vesak Quốc tế được đăng cai tổ chức ở đây. Chắc chắn sự kiện này sẽ làm giàu thêm giá trị tâm linh và mang lại bình an trong tâm thức của mọi người, làm nền tảng cho hòa bình trên đất nước và thế giới. Diễn Đàn Phật giáo Thế giới lần thứ Nhất tổ chức tại Trung Quốc vào tháng 4 năm 2006 đã chọn câu khẩu hiệu rất ý nghĩa: “Thế giới hòa hợp bắt đầu từ Tâm.” Có cơ hội tham dự vào sự kiện hoành tráng này, tôi thấy rằng Trung Quốc thực sự là một điển hình trong việc phổ biến các giá trị văn hóa mang lại ánh sáng và hy vọng cho thế giới

Đặc biệt nhân cơ hội này, tôi chân thành cảm ơn tổ chức Liên Hiệp Quốc đã hiểu được ý nghĩa quan trọng trong thông điệp hòa bình của Đức Phật thông qua việc công nhận ngày Đại lễ Vesak vào năm 1999. Từ năm 2004, đại lễ quốc tế hằng năm được tổ chức liên tục tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc – Châu Á Thái Bình Dương ở Bangkok với sự hỗ trợ hết mình của Vương Quốc Thái Lan và trường Đại Học Mahachulalongkornrajavidyalaya đã giúp đỡ về mặt tổ chức. 

Trong đại lễ năm nay, chúng ta tập trung thảo luận về sự đóng góp to lớn của Phật giáo vào quá trình phát triển một nền văn hóa an bình trong thời kỳ hiện đại đầy thách thức này.

Về bản chất, nền tảng của bình anhòa hợp thế giới bắt nguồn từ mỗi một chúng ta. Và khi chúng ta nhìn sâu vào tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển và chuyển hóa nội tâm của mình, chúng ta thấy cần phải tìm ra phương pháp có thể giúp mình đạt được sự bình an nội tại. Trong quá trình này, Phật giáo đóng góp rất nhiều cho thế giới hiện đại như Phật giáo đã từng đóng góp hai ngàn năm trăm năm trước đây.

PHẬT GIÁO LÀ KHOA HỌC NỘI TÂM

Phật giáo không phải là một tôn giáo hữu thần. Phật giáo là một khoa học nội tâm mà ai cũng có thể áp dụng. Bất kể chúng tatu sĩ hay cư sĩ, là nội trợ hay chính khách, là công an hay nhân viên ngân hàng, chúng ta cùng chung số phận của con người. Siddharta Gotama ban đầu cũng mê lầmđau khổ như chúng ta: làm mà không biết mình đang làm gì. Tuy nhiên, Ngài có thái độ rất khoa học về nội tâm nên đã cất công tìm ra phương pháp để vượt qua khổ đau cho mình cũng như cho nhân loại. Ngài lần lượt thanh lọc các hành động gây khổ, có hại và mê mờ, rồi dần dần thắp sáng đèn tâm và trau dồi nội lực cho đến khi đạt được giác ngộ hoàn toàn, là đỉnh cao của ý thứchoàn toàn thanh tịnh. Khi đó Ngài mới quyết định chia sẻ kinh nghiệm của mình cho mọi người vì lợi ích cho tất cả chúng sanh.

Lời dạy của Đức Phật rất phổ quát vì những lời dạy đó tập trung vào nỗi khổ căn bản sinh, già, bệnh, chết của loài ngườiphương pháp để vượt qua những khổ đau; do đó, thiết thực với con người thuộc tất cả các truyền thốngvăn hóa. Ngài hiến tặng thành quả ‘nghiên cứu’ của mình cho tất cả chúng sanh. Vì vậy, chúng ta không cần thiết phải e ngại có sự mâu thuẫn nào khi ứng dụng lời dạy của Đức Phật vào cuộc sống hằng ngày, văn hóa hay tôn giáo của chúng ta. Ước nguyện của Đức Phật là làm sao mang lại sự an bình cho mỗi người và cho toàn thế giới. Nghiên cứu khoa học nội tâm của Đức Phật đã giải đáp thỏa đáng vấn đề khổ đau và mang lại hạnh phúc đời đời cho con người

Ngay nay, chúng ta sống trong thế giới phát triển hiện đại và khoa học công nghệ tân tiến làm cho con ngườithái độ chỉ biết tin vào những gì mình có thể thấy và sử dụng trực tiếp. Vì vậy chúng ta có nguy cơ quên lãng và đánh mất các giá trị tâm linh. Trong khi đó, để phát triển một đất nước giàu mạnh, chúng ta không phải chỉ cần tăng trưởng vật chất mà còn cần có sự giàu mạnh tâm linh nữa. Chúng ta ai cũng biết, không có đồng tiền nào trên thế giới hay tài sản vật chất nào có thể mua đổi được hạnh phúc, bình anhòa hợp của con người

Với mục đích mang thông điệp của Phật giáo vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hiện đại, tôi đã thành lập Hội Hòa Bình Thế Giới Lama Gangchen, một Tổ chức phi Chính phủ (NGO) thuộc Hội Đồng Kinh tế Xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC). Xin hãy cầu nguyện cho thông điệp bình an của Đức Phật đến với mọi người để ai ai cũng có thể nuôi dưỡng được sự bình an nội tại, trí tuệlòng từ bi vì lợi ích cho nhân loại, vì công cuộc xây dựng một xã hội toàn cầu hòa hợp. 

Có thể nói rằng, chúng ta cần xây dựng một Ngân hàng Tâm linh Thế giới trong tâm mỗi người; ngân hàng ấy chứa đầy châu báunăng lượng tâm linh. Việc làm này sẽ dần dần được thể hiện trong xã hội qua việc sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý hơn và bảo vệ môi trường của hành tinh chúng ta tốt hơn, và do đó sẽ đưa đến an bìnhhòa hợp

PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC HIỆN ĐẠI

Tất nhiên, theo quan điểm của Phật giáo, tâm tạo ra tất cả. Chúng tôi tin rằng các cuộc nghiên cứu rất khoa học về nội tâm vi tếnăng lượng tâm linh của thế hệ đạo sĩ, thiền sư sâu sắc và có ảnh hưởng lớn hơn các nghiên cứu khoa học hiện thực của thế hệ chúng ta rất nhiều. Tuy nhiên, cả hai giới dường như cùng nỗ lực tìm hiểu một thực tại như nhau nhưng từ các khía cạnh khác nhau và ở các mức độ khác nhau. Các phương pháp nghiên cứu khoa học về nội tâm vi tế chủ quan của các đạo sĩ ngày xưa bằng thiền định và quá trình nghiên cứu khoa học về thế giới hiện thực bên ngoài một cách khách quan hiện nay đều nhằm khám phá cùng một vấn đề - đó là bản chất của thực tại

Các nhà khoa học đang tìm hiểu bản chất của thực tại - trống không và tương duyên - một cách khách quan trên bề mặt hiển hiện của sự vật, trên cơ sở những gì có thể ghi nhận được bằng máy móc và được xử lý qua các khái niệm thuật toán. Các nhà thực hành tâm linh thì trực nhận được tánh không một cách chủ quan rất vi tế vượt ngoài khái niệm trên cơ sở kinh nghiệm phân tích tâm thứcnăng lượng nội tâm của cá nhân. Cả hai đều hiểu được tánh khôngduyên khởi dựa trên các phương pháp khoa học của mình. Đây chính là lý do tại sao ngày càng nhiều nhà khoa quan tâmtham gia đối thoại về bản chất của thực tại với các nhà tâm linh, đặc biệt trong truyền thống Phật giáoTây Tạng / Trung Hoa. Có lẽ xã hội hiện đại nên bắt đầu tiếp nhận quan điểm của các nhà tâm linh cũng như các nhà khoa học để tìm ra giải pháp mới cho các khủng hoảng toàn cầu về môi trường và sức khỏe hiện nay. 

Nhà khoa học trứ danh Albert Einstein đã nói: Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu. Tôn giáo đó phải vượt lên trên mọi thần linh và tránh được các giáo điềuthần học. Tôn giáo đó bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn tâm linh, và đứng trên nền tảng của ý thức đạo lý xuất phát từ kinh nghiệm về sự vật hiện tượng trong một tổng thể toàn diện đầy đủ ý nghĩa tự nhiêntâm linh. Phật giáo đáp ứng được điều này. Nếu có một tôn giáo nào giải quyết được các nhu cầu của khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo.

Chúng ta cần tạo nên một thế cân bằng mới giữa khoa học và tâm linh - tôn giáo, giữa thế giới nội tâmthế giới bên ngoài, xem chúng như là những mặt khác nhau của một viên ngọc pha lê hơn là những mặt đối lập nhau. Khoa học, tất nhiên đem lại nhiều phát triển đáng kể, điều này không có gì sai; có điều nó phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng như thế nào. Tôn giáo hay tâm linh cũng không có gì sai; có điều nó cũng tùy thuộc vào cách chúng ta tiếp cận, và cũng vậy, nó lại tùy thuộc vào thái độ nội tâm của chúng ta.

Hơn 2500 năm trước đây, Đức Phật đã sẵn sàng nghiên cứu các mặt lợi ích trong các truyền thống triết họctâm linh. Phương pháp của Ngài là thận trọng sàng lọc ý tưởng và kiểm chứng thông tin như người thử vàng trước khi mua; điều này rất phù hợp với tư duy hiện đại. Ngày nay, chúng ta có thể tiếp cận quá nhiều thông tin nhờ vào các phương tiện như có thể đi đây đó trên thế giới bằng máy bay, có thể phóng tên lửa lên mặt trăng, chúng ta lại có vệ tinh nhân tạo, mạng liên kết điện tử, truyền thông quốc tế, v.v….

Như vậy, một mặt chúng ta đối đầu với thách thức mới để đạt được bình anhòa hợp trong một thế giới đa chiều, nơi ấy có những khác biệt đáng kể về bản sắc văn hóa, về hệ thống chính trị và tôn giáo, cũng như về hệ giá trịniềm tin. Nơi ấy, mỗi một con người, mỗi một cộng đồng, mỗi một đất nước đều có nhịp sống riêng. Và mặt khác, chúng ta có cơ hội mới mở ra trên toàn cầu, đó là sự kết hợp ngày càng nhiều giữa các nền văn hóa Đông và Tây, những ý tưởng giữa tôn giáo và khoa học. Chúng ta hy vọng rằng tất cả những hiểu biết văn hóa xuyên quốc gia này có thể giúp chúng ta giải quyết những vấn đềtính chất đa chiều hiện nay. Một khủng hoảng phức tạp, đa chiều và có tính toàn cầu cần một vầng cầu vồng gồm nhiều phương pháp khác nhau mới có thể chữa lành trái đất của chúng ta ở nhiều cấp độ thô, tế, và vi tế hơn nữa. Mỗi một xã hội, mỗi một truyền thống văn hóa tâm linh có một cách cống hiến riêng để xây dựng thế giới này. Tôi cảm nhận rằng sự cống hiến của văn hóa Tây tạngbản thân tôi là giúp cho thế hệ mới khôi phục lại những gì đã mất mát và tìm ra giá trị của sự sống. Nếu chúng ta có thể hòa nhập tinh thần này vào xã hội hiện đại với tất cả những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, đời sống chúng ta sẽ trở nên rất tươi đẹp và có thể tươi đẹp hơn trước rất nhiều. 

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

Trên thế giới có hơn 6 tỷ người đang cư trú này, khi thông tin và kỹ thuật giúp chúng ta liên kết với nhau trong cùng một thời điểm, khi mà môi trường sống bị tổn thương ở một nơi sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi nơi khác, như hiện tượng quả đất đang nóng lên và tầng ô-zôn bị phá hủy, ngôi nhà của chúng ta là ngôi nhà thế giới, hàng xóm của chúng ta cũng là hàng xóm thế giới. Chúng ta chung sống trong một thế giới, do đó, chúng ta phải điều chỉnh hệ giá trị của mình để hòa hợp với hệ giá trị cộng đồng. Điều này giúp chúng ta hoàn thành những trách nhiệm xã hội về công lý, hòa nhập, bảo vệ môi trường, và công bằng xã hội

Phật giáo đặt nền tảng trên triết lý căn bản nghiệp và luân hồi. Dù tin hay không, điều này không quan trọng. Vấn đềchúng ta cần quan tâm đến những việc mình làm hằng ngày; liệu chúng ta đang tạo nên an bìnhhòa hợp hay hủy hoại và gây đau khổ xung quanh ta. Vấn đề vô cùng quan trọng là chúng ta cần phải hiểu rằng tất cả những hành động chúng ta gây tạo, hoặc tích cực hoặc tiêu cực, đều được chất chứa trong tâm thức vi tế của mình. Chúng ta cần phải lưu tâm đến những gì chúng ta chất chứa trong tâm thức và cần biết rằng những gì có thể hủy hoại bản thân mình và người khác cũng như những gì có thể giúp được mình và người khác, vì chính chúng ta sẽ nhận lãnh hậu quả của những hành động mà mình đã gây tạo. Tất cả những khó khăn về môi trường, xã hội và của cá nhân mình trong hiện tại có thể được nhìn dưới góc độ này. Cách chúng ta nhìn mọi người, nói chuyện với mọi người, lắng nghe mọi người ảnh hưởng đến chính bản thân mình và thế giới mà mình đang sống. 

Chẳng hạn, thông thường chúng ta có thể nói rằng “tôi không làm gì để gây nên ô nhiễm môi trường.” Thế nhưng, thử nhìn lại những chi tiết nho nhỏ trong đời sống hằng ngày của mình, ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần nọ, kiểm tra xem, ta dùng xe cộ như thế nào, sử dụng nhà cửa ra sao, đốt loại nhiên liệu nào, thải ra những chất độc nào, pin, sơn, đồ nhựa, thuốc tẩy, v.v… Chúng ta tạo ra và thải chúng vào môi trường. Chúng ta phải chịu trách nhiệm cá nhân về những việc làm ấy. Chúng ta cần hiểu đúng quan hệ nhân quả để biết cách gieo tạo những điều tích cực cho thế giới chúng ta đang sống và con cái chúng ta. Nếu chúng ta biết chăm sóc đời sống nội tâm bên cạnh sự phát triển của vật chất và khoa học, xã hội hiện đại sẽ tiến bộtốt hơn rất nhiều so với văn hóa hay văn minh cổ xưa. Chúng ta cần biết hòa nhập và liên kết những khổ đau với an lạc bên trong cũng như bên ngoài của mình và thế giới

Trong thế kỷ 19 và 20, trên khắp thế giới, sự phát triển của khoa học và kỹ thuật tiên tiến đã mang lại nhiều lợi ích kỳ diệu cho xã hội hiện đại, nhờ vào đó mà bao người được cứu sống trên hành tinh này. Trong khi đó, chúng ta cũng đã nhúng tay vào sự hủy hoại trong bảy mươi lăm triệu năm qua. Do vậy, chúng ta cần phải giữ cho môi trường được an hòa bởi vì chúng ta đang hủy hoại và giết chết dần dần thân mình, tâm mình và toàn bộ hệ sinh thái mà mình đang sống. 

Những năm gần đây, chúng ta lo lắng quá nhiều về khủng bố, đồng thời chúng ta cũng đang đối đầu với sự khủng hoảng về khí hậu có nguy cơ hủy diệt cả hành tinh này. Những nguy hiểm đe dọa cuộc sống do thiên tai gây nên và để lại hậu quả nghiêm trọng đến hành tinh chúng ta đang sống sẽ trở thành nỗi lo ngày càng lớn nếu chúng ta không kịp thời thay đổi. Chúng ta cần dùng nguồn năng lượng ổn định như năng lượng mặt trời và phát triển kỹ thuật bền vững như điện và xe sử dụng năng lượng mặt trời và máy biến điện xúc tác. Kỹ thuật này nên phục vụ cho tất cả mọi người, ở các nước đã phát triển cũng như các nước đang phát triển. Trong thứ kỷ 21 này, chúng ta cần phải đặt vấn đề giữ gìn hành tinh lành mạnh lên trên vấn đề kinh doanh.

SỬ DỤNG TRÍ TUỆ XƯA ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NAY

Ngày nay, đối mặt với những khủng hoảng phức tạp về xã hội, môi trường và trái đất, chúng ta cần tìm lại những phương pháp bí mật hữu hiệu nhất của thời xưa từ trong các truyền thống tôn giáo của mình và áp dụng để chữa lành thân và tâm mình, môi trường của hành tinh này và vô số sinh linh sống trên đó. Tất cả những nhà lãnh đạo tôn giáo cần thể hiện sức mạnh, lòng từ ái và thương yêu, đồng thời tìm ra những giải pháp hiệu quả của khoa học nội tâm để nuôi dưỡng an bìnhhòa hợp cho gia đình nhỏ bé của mình cũng như cho gia đình toàn cầu. Với lý do này, tôi đã thành lập một diễn dàn về tâm linh tại Liên Hiệp Quốc, nơi các nhà lãnh đạo tâm linh có thể ngồi lại với nhau để đề xuất nhiều biện pháp khả thi theo quan điểm riêng của mỗi người nhằm giải quyết vô số những vấn đềtính chất đa chiều mà chúng ta đang gặp phải. Tất nhiên một diễn đàn như thế sẽ hoạt động theo nguyên tắc và chỉ đạo của Liên Hiệp Quốc, chẳng hạn giữ gìn những giá trị căn bản hay tôn trọng tôn giáotự do tôn giáo. Hơn nữa, một diễn đàn như vậy phải là một hoạt động điển hình tuân thủ các nguyên tắc trên. Chúng tôi đã cùng nhau xúc tiến chương trình này trong tinh thần hòa hợp với các tổ chức quốc tế khác trên toàn cầu từ năm 1995.

Tóm lại, thế hệ trẻ thực sự phụ thuộc vào chúng ta và cách chúng ta xây dựng một thế giới mà nơi đó chúng có nhiều chọn lựa: Một thế giới mà trong đó chúng không phải trả giá quá đắt để có thể kiếm được một ít lợi ích cỏn con về vật chất; Một thế giới mà trong đó lành mạnh về môi trường và tâm linh ít ra cũng quan trọng như giàu có về vật chất hiện nay. Do đó, chúng có thể trở nên giàu có về vật chất, lành mạnh về tâm linhdồi dào về sức khỏe. Như vậy, vì nhiều lý do, trong thiên niên kỷ mới này, chúng ta hãy nỗ lực bảo vệ hành tinh của mình và dành những gì tốt đẹp nhất cho những thế hệ tương lai. Chúng ta cần tập sống với thái độ bất bạo động không chỉ giữa các quốc gia, giữa các chủng tộc mà còn phải bất bạo động đối với môi trường của mình. Chúng ta cần sống hòa hợp với môi trường. 

Hãy sống hòa hợp với môi trường
Hãy sống hòa hợp với ngũ hành
Hãy sống hòa hợp với mẹ đất
Hãy sống hòa hợp với mẹ nước
Hãy sống hòa hợp với mẹ lửa
Hãy sống hòa hợp với mẹ gió
Hãy sống hòa hợp với Ecuador
Hãy sống hòa hợp với thế giới này.

Xin chân thành cám ơn!

(*) Giáo sư T.Y.S. Lama Gangchen - Người Sáng Lập Diễn đàn Tâm Linh Liên Hiệp Quốc vì Hòa bình Thế giới
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/05/2011(Xem: 7858)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.