THUYẾT TRÌNH VÀ THAM LUẬN
VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH
HÀN GẮN KHỔ ĐAU CHIẾN TRANH, XUNG ĐỘT VÀ HOÀ GIÀI:
QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
Tiến sĩ Marie Louise Friquegnon, Đại Học William Paterson
Diệu Liên – Lý Thu Linh dịch
(Bài tóm tắt)
Phật giáo, một tôn giáo của trí tuệ và từ bi, đặt nền tảng trên sự tương quan và tương trợ giữa mọi người. Tất cả đều chia sẻ một thực tại tuyệt đối vượt lên trên mọi tư duy, và được diễn tả bằng nhiều cách. Cốt yếu của mọi tôn giáo đều cao cả. Tính cao cả đó được mọi người hiểu như là thiện căn, trí tuệ và uy lực. Nhận thức được tính chất giống nhau này trong mọi tôn giáo khiến người Phật tử có thể chấp nhận và thông hiểu dựa trên những giá trị chung này. Đó là con đường của bất bạo động.
Samuel Huntington và một số người khác đã tranh luận rằng những xung đột trong xã hội hiện đại là kết quả của những sự khác biệt không thể dung hòa giữa các nền văn hóa. Trong khi việc chấp nhận những sự khác biệt văn hóa là điều quan trọng, nhưng những giá trí nhân bản chung được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau trong những xã hội khác nhau.
Nhận thức được những giá trị chung này có thể là chìa khóa để hóa giải thành công những xung đột khi chúng phát khởi. Trước hết tôi sẽ trình bày việc kinh điển của các tôn giáo trên thế giới đã bao gồm những giá trị chung này như thế nào. Sau đó tôi sẽ thảo luận (1) giải pháp cho xung đột dựa trên những giá trị chung là một giải pháp có thể thay thế cho bạo động, (2) những manh động chính trị về việc phân chia lại của cải toàn cầu trên một bình diện rộng là điều nằm trong khả năng của các chủ quyền trên thế giới và cũng phù hợp với những giá trị mà họ đề cao, và (3) việc bỏ qua những quy luật như là quyền con người, không thể bị tra tấn, tạo nên một giải pháp thay thế tồi tệ nhất trong việc giải quyết những vấn đề như khủng bố.
Nếu chúng ta từ bỏ những giá trị đạo đức của mình vì sợ khủng bố và quay sang bạo động và tra tấn, có thể chúng ta chỉ làm tăng thêm sân hận là nguồn gốc của khủng bố. Một quan điểm đạo đức cao có thể phù hợp với nhiều nền văn hóa, và có thể tước đoạt những công cụ tuyên truyền mà các nhà lãnh đạo sử dụng để chống lại Tây phương. Hiện tại những người khủng bố có thể biện hộ một cách khá hợp lý rằng phương tiện của họ là vũ khí duy nhất mà họ có để sửa đúng lại những cái sai mà họ tin là các nước phát triển đã gây ra cho họ. Nếu cộng đồng thế giới đề cao đạo đức, lý trí, tạo ra công ăn việc làm, giáo dục, nhà ở và những giúp đỡ về y tế, thì hòa bình sẽ trở thành một giái pháp thay thế hấp dẫn hơn là việc khủng bố.
Những tranh luận này đưa ra để chống lại lập luận của Joseph Margolis cho rằng việc từ bỏ những giá trị của phương Tây là cần thiết để tái lập hòa bình với những nước đang phát triển. Đồng thời ủng hộ ý kiến của Martha Nussbaum và Amartya Sen rằng sự thông cảm, hiểu biết về những giá trị chung này được thể hiện như thế nào trong bối cảnh của những nhu cầu và nền tảng lịch sử khác nhau là cách hữu ích nhất để chống trả lại khủng bố.
Đức Phật đã can đảm đối mặt với Devadatta, người anh bà con của Ngài, không phải bằng bạo động, mà bằng tâm từ, ngay cả khi Devadatta muốn giết Ngài. Chúng ta phải có can đảm đối mặt với những ai muốn đe dọa chúng ta, thông cảm với những khổ đau chính đáng của họ, và cùng bắt tay làm tốt trong một thế giới đang càng ngày càng tùy thuộc vào những tài nguyên đang dần cạn kiệt. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói, chiến tranh đã “lỗi thời”, thật phi lý khi bạn tự thả bom ngay trong chính sân nhà mình.
Tiểu
Sử:
Marie
Louise Friquegnon
Khoa
Triết Học
277
Avenue C William Paterson University.
Apt
7E Wayne, New Jersey 07470 New York, 10009, USA
(973)
720-3031, (212) 673 0907
Email:
friquegnonm@wpunj.edu
Fax:
(973) 720 2827
Trình
Độ Học Vấn:
Tốt
nghiệp Cao học triết tại trường Đại học New York, 1967; Tiến sĩ Triết học tại Đại học New York năm 1974. Đề
tài luận văn: Religious Vision: Truth or Metaphor (Quan điểm tôn
giáo: Chân Lý hay Ảnh dụ).
Sách
đã xuất bản:
-
Ethics for Modern Life, 5th edition, with R. Abelson, 1994, St. Martin’s
Press, New York; editions of 1975, 1982, 1986, 1990, 1994, 2002
-
The Philosophical Imagination, with M. Lockwood and R. Abelson, St. Martin’s
Press, New York 1976
-
Clarity and Vision, with R. Abelson, Dubuque: Kendall Hunt, editions of
2000, 2003.
-
On Shantarakshita, Belmont CA: Wadsworth, 2000.
-
Praise to the Lotus Born: A Garland of Devotional Waves by Khentrul Tsewang
Dongyal Rinpoche translated from the Tibetan by Toy Tung and Marie Friquegnon, Dharma Samudra, June, 2003.
-
Reflections on Childhood Binghamton: Global Scholarly Publications,
December 2004.
-
The Tattvasiddhi and the Madhyamakalamkara with commentaries by Khenchen
Palden Sherab Rinpoche and Khentrul Tsewang Dongyal Rinpoche, ed. by Marie
Friquegnon, and translated by Khechen Palden Sherab Rinpoche, Khentrul
Tsewang Dongyal Rinpoche, MarieFriquegnon, and Arthur Mandelbaum, forthcoming. New York: American Institute of Buddhist studies, Columbia
Unuversity, 2007..Series editor, Robert Thurman.
Các
Bài Viết Trong Các Tạp Chí:
“Paradoxes
of Determinism,” Philosophy and Phenomenological Research, 1972.
“Metaphor
in Religion and Art,” Journal of Critical Analysis, 1971
“Pursuing
Paradox,” Philosophy and Phenomenological Research, 1974
“God
and Other Programs,” Religious Studies, Cambridge,1979
“Right
and Responsibilities of Young People,” Thinking, February 1980
“Kohlberg
at the Gap,” in Philosophy, Childhood and the Family, Plenum Press, 1982.
“Childhood’s
End: The Age of Responsibility, Thinking, February 1984
“Tibetans
Don’t Oppose Technological Change” Letter, The New York Times, September
1988.
“The
Transforming Buddha” in The Journal of Ethical Culture, Fall 1990
“Philosophical
Problems of Child Abuse” with Wilavene Ecker in Victims of Crime, Plenum
Press, 1991.
“Children’s
Responsibilities” in Thinking Children and Education, Matthew Lipman
(Ed.), Dubuque: Kendall/Hunt, 1993.
“Ethics
of the Global Village” in Questioning Matters, Daniel Kolak (Ed.), Mayfield
2000.
“Buddhism
in Kalmykia” with Maris Abelson in Pema Mandala, Spring 2000.
“What
is a Child” in Thinking, Vol. 13, No. 1.
“Witchcraft
and Rationality” in Academic Forum, Fall 2001.
“The
Sangha and 9/11” Pema Mandala Fall 2002
"The
following articles for The Encyclopedia of Holy Persons: ”,” Longchenpa”,
“Machig Lodron”, “ Mipham”, “Santaraksita”,”Yeshe Tsogyal”,
ed. Karna Huges, in print and internet.
“Personal
Identity and Reincarnation in Buddhism”in Journal of Comparative
Indian, Chinese and Islamic Philosophy New York: Global Scholarly Publications,
2007.
“Buddhist Philosophy”, Conference at Union Theological Seminary, Spring 2001
“Tibetan Buddhist Philosophy New Jersey City University, Spring 2000
“Buddhist Philosophy” Union Theological Seminary, Spring 2001
“Buddhist Philosophy and Meditation” Conference at Bard College 2002
“Genocide in Tibet” Holocaust Conference William Paterson University 2002
"Buddhism, Free Will and Liberation" at Hawaii International Conference for Art and the Humanities, January, 2003
“Santaraksita and Cognitive Science” William Patersom University Faculty Research Seminar. Spring 2003
“Tibetan Buddhism, Free Will and Liberation”,Conflict Resolution and Interfaith Dialogue, Cathedral of St. John the Divine, April 2003
“Teaching Tibet” Lecture and workshop in Teaching Asia, William Paterson University, April 2003
“Santaraksita and the Logic of the Tantra” Conference: The Heritage of Nalanda” Nalanda. India 2006.
“Santaraksita and Modern Philosophy” American Philosophical Association, Chicago, 2003””Indo-Tibetan Buddhist Ethics” Conference on Ancient and Medieval Philosophy, Fordham 10/06
“Buddhist Ethics: A system of Checks and Balances” Conference: Buddhism in the 21st Century, Bodhgaya, 2/07