20. Mối Quan Hệ Giữa Phật Giáo Và Sự Thiết Lập Hòa Bình Thế Giới Dr. Arvind Kumar Singh

09/05/201112:00 SA(Xem: 5124)
20. Mối Quan Hệ Giữa Phật Giáo Và Sự Thiết Lập Hòa Bình Thế Giới Dr. Arvind Kumar Singh
dlpdlhq2008-logo

THUYẾT TRÌNHTHAM LUẬN

VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘTNGĂN NGỪA CHIẾN TRANH

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẬT GIÁO
VÀ SỰ THIẾT LẬP HOÀ BÌNH THẾ GIỚI

Dr. Arvind Kumar Singh
Department of Buddhist Studies, University of Delhi


Đã đến lúc chúng ta phải bàn về vấn đề hoà bình thế giới. Lâu nay thế giới rất cần hoà bình. Chính thực trạng biến đổi đã xô đẩy hành tinh này đến bờ vực chiến tranh và thảm hoạ. Nhiều vũ khí được chế tạo để huỷ diệt hàng loạt bằng chất hoá học, sinh học, hạt nhân, v.v...

Hiện nay, các tổ chức hòa bình được hình thành và nhiều cuộc hội thảo đã diễn ra tại khắp nơi trên thế giới trong niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên, kết quả thực sự chỉ là con số không. Hoà bình sẽ không được thiết lập trừ khi chính nhân loại biết tự giác

Trong thời đại nguyên tử hạt nhân, một nền hoà bình thế giới bền vữngđiều kiện tiên quyết cho sự bảo tồn văn minh nhân loại và sự tồn tại của con người. Không có gì quan trọng và cần thiết bằng sự thiết lậpduy trì hoà bình thế giới.

Hoà bình có nghĩa là lòng yêu thương, nhân đạo, hạnh phúc, công bằng, nhân phẩmbình đẳng về kinh tế - xã hội. Vì vậy, hoà bình thế giới ngày nay bao hàm nhiều ý nghĩa chứ không phải là sự vắng bóng chiến tranh và bạo lực. Trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau hiện nay, Liên Hiệp Quốc cần trở thành tổ chức tiêu biểu cho một thế giới hiện đạithể hiện tính năng dân chủ, bởi vì tổ chức này được thiết lập nhằm cứu nguy cho các thế hệ khỏi thảm hoạ của chiến tranh. 

Giải pháp để đạt được hoà bình là một vấn đề nóng bỏng nhất trong thực trạng thế giới hiện nay. Theo khuynh hướng này, Phật giáo đóng một vai trò quyết định tạo ra điểm tựagìn giữ hoà bình thế giới. Nền tảng của hoà bình và an ninh có thể trở nên vững chắc trong khuôn khổ Phật giáo, một giáo lý từ bi, quảng đại và uyển chuyển. Nhiệm vụ của tôn giáo là hướng con người đến việc tuân giữ các giá trị đạo đức để có một đời sống an lành, và cũng nhằm duy trì phẩm hạnh. 

Đức Phật đã dẫn dắt nhân loại đi theo con đường đúng đắn sau khi tự thân Ngài nghiệm rõ những yếu mềm và mạnh mẽ của nội tâm. Đạo Phật là một giáo lý thực nghiệm, nhằm giải thoát khỏi khổ đau trước, sau đó làm sáng tỏ các vấn đề mang tính triết lý.

Nhưng Đương nhiên hai lĩnh vực thực nghiệm và triết lý không kết thành một. Pháp học (Pariyatti) và Pháp hành (Paṭipatti) phải cùng song hành, như hai bánh xe ngựa lăn trên đường đời bằng thẳng. Đó là một hệ thống gồm một vấn đề - một giải pháp, và con đường hướng dẫn nằm giữa. 

Khó khăn của nhân loại là nỗi đau khổ (dukkha) và giải pháp nhằm đạt được an lành vĩnh viễn (Nibbāna) là con đường Bát Chánh Đạo (Atthaṅgika Magga); đồng thời đó cũng chính là một phương cách tích cực đưa đến sự hoàn thiệnhòa hợp hoàn toàn trong tổng thể xã hội, không bạo động, thế giới tràn ngập an lành và bình yên. 

Trước hết chúng ta bàn về ý nghĩa của hòa bình theo triết lý nhà Phật. Trong Phật học, một số thuật ngữ tiếng Pāli được dùng cho chữ hoà bình như 'Santi' (tiếng Sanskrit là 'Shanti'), Santa, Samatha, Upasama... tất cả những từ này đều có cùng gốc 'sama' nghĩa là 'làm an ổn', 'tạo bình an'.

Những từ này sở dĩ khác nhau là vì có tiếp vị ngữ khác nhau đặt ở cuối mỗi từ. Do vậy, từ Pali Santi có gốc là 'sama' cộng tiếp vị ngữ 'ti' thành Santi, mang nghĩa là 'hoà bình, bình an'. 

Hoà bình, an tịnh được dịch từ chữ 'santi' là "bình an, xoa dịu tất cả mọi bệnh tật và đau khổ (sabbadukkhupasama)."[1] Nó cũng có nghĩa là sự chấm dứt đau khổ (dukkhanirodha) nhờ diệt sạch tham muốn, nguyên nhân tạo ra đau khổ (dukkhasamudaya). Điều này được nói đến trong Diệu đế thứ ba, một trong Tứ Diệu Đế (Catavāri Ariya Saccāni).

Hoà bình, an tịnh theo định nghĩa trên là một trong các đặc tính của Niết Bàn, cứu cánh siêu việt của Đạo Phật. Điều này được nói rõ trong Tăng Chi Bộ Kinh, tiếng Pali: "Đây là an tịnh (santi), đây là tột đỉnh, gọi là sự chấm dứt các hình thức tạo nghiệp, sự từ bỏ tất cả các dạng hiện hữu, sự mất dần tham muốn, dính mắt, sự tịch diệt (và) Niết Bàn. Trong Tương Ưng Bộ Kinh, Niết Bàn cũng được mô tả như "trạng thái thanh tịnhan toàn không gì có thể sánh bằng".3 

Mục tiêu chủ yếu của Đạo Phật là hoà bình, không chỉ là hoà bình cho nhân loại mà còn là hoà bình cho tất cả chúng sinh. Đức Phật đã dạy rằng bước khởi đầu trên con đường đạt đến hoà bình là sự hiểu rõ căn nguyên nhân của hoà bình. 

Trong số những lời dạy của Đức Phật, có thể nói rằng tâm giác ngộ là yếu tố dẫn đầu đưa đến hoà bình. Ý nghĩa phân tích của tâm giác ngộ là tâm đạt được tỉnh thức. Nếu tâm của mọi ngườitrạng thái bình an thì cả thế giới này được hoà bình, yên ổn.

Hoà bình liên quan đến tâm, tâm là mấu chốt phát sinh mọi hành động. Đức Phật đã dạy rằng: "Này các Tỳ kheo, tác ý (cetanā) được gọi là nghiệp, hành động."

Trong kinh Pháp Cú, Ngài chỉ dạy:

Không làm các việc ác,
Năng làm các việc lành,
Giữ tâm ý trong sạch,
Chính lời Chư Phật dạy.

Vì vậy, khi đạt được tâm giác thì hoà bình, an ổn được thiết lập; bạo lực và thù hận bị tiêu trừ. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến cuộc chiến Kaliṅga của vua Asoka. Theo Sắc lệnh thứ 13, vua Asoka tuân giữ "Pháp âm" (Dhammaghosha), tức âm thanh của Sự Chân Chính thay vì "Nhạc âm", tức tiếng kèn trumpet, sau khi nhà vua đã thấy được rất nhiều lời khuyên bảo ở đời và cuộc sống vật chất trong suốt thời chiến. 

Những lời dạy của Đức Phậtdi sản quan trọng nhất mà đất nước Ấn Độ cổ đại đã dâng cho thế giới. Những lời dạy này là một tập hợp các quy tắc thực hành, một cách thức thanh lọc và cách sống nhân từ. Những lời giáo huấn đầy trí tuệ của Ngài được giải thích rõ trong Bát Chánh Đạo (Atthaṅgika Magga), phần sau cùng của Tứ Diệu Đế, con đường được chia làm ba: Giới (sīla), Định (samādhi) và Tuệ (paññā). 

Theo truyền thống Phật giáo, Đức Phật đã tuyên bố rằng để sống một đời thanh tịnh, hạnh phúcbình an, con người phải tránh xa hai thái cực: tham đắm, khoái lạc (Kamesukamasukhallikanuyogo) và khổ hạnh (Attakilamathanuyogo). Điều này được mô tả trong Trung Đạo (Majjhimapatipadā), con đườngnhân loại nên đi theo.

Để duy trì hoà bình, an tịnh trên thế giới, con người phải thực hành Trung Đạo, bao gồm tám bước từ thấp lên cao (Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo).

Nhìn chung, Bát Chánh Đạo có ba bước, đó là Giới (gồm Chánh Ngữ, Pāli: Samma vāca; Chánh Nghiệp, Samma kammaṅta; Chánh Mạng, Samma-ājiva), Định (gồm Chánh Tinh Tấn, Samma-vayāma; Chánh Niệm, Samma-sati; và Chánh Định, Samma-samādhi) và Tuệ (gồm Chánh Kiến, Samma-diṭṭhi; Chánh Tư Duy, Samma-saṅkappa)

Giới là bước đầu tiên loại bỏ những hành động (nghiệp) xấu về thân và khẩu. Định là loại bỏ những nghiệp xấu của ý. Tuệ mở rạng sự hiểu biết chân chánh nhờ ánh sáng từ sự thấy biết bản chất của sự thật. Giới, Định, Tuệ là ba yếu tố cơ bản để thoát khỏi những khó khăn ,rối rắm. 

Khi nguyên tắc này được thực hành đúng, thì bốn lậu hoặc (Āsava) năm triền cái (Nivaraṇa), mười kiết sử (Samyojana) sẽ tự động bị tiêu trừ và ắt có sự xuất hiện của Tứ vô lượng tâm (Bốn phẩm hạnh cao cả, Brahmavihāra), năm Ba-la-mật (Pāramitā) chấm dứt sự điên đảo vọng tưởng. Đây là lý do tại sao Trung Đạo được coi như là liệu pháp thích hợp nhất để điều trị chứng loạn tâm của nhân loại.

Theo truyền thống Phật giáo giai đoạn đầu, hoà bình, an ổn là một trạng thái của tâm thức trong đời sống con người. Ngay giây phút đầu tiên của kiếp người đã chuyển thành một dòng tâm thức tự nhiên, sau đó do nghiệp lực nó có thể biểu hiện ra bên ngoài thành hành động hoặc tiềm ẩn.

Vậy, "hoà bình" có thể là cách diễn đạt của "tâm an tịnh" (santa citta), một tâm thanh thản, vô cùng tĩnh lặng, không bị xáo động, lại uyển chuyển, vi tế và được thể hiện qua tất cả các yếu tố thuần hậu của tâm. Trong cách giải thích này, có thể xuất hiện một trật tự xã hội dựa trên việc thực hành con đường thánh thiện - Bát Chánh Đạo, mà Đức Phật đã chỉ dạy.

Sự hận thùchướng ngại lớn nhất cho việc thiết lập hoà bình trên thế giới. Hận thù chỉ mang lại hận thù. Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật khuyên rằng hận thù không dẹp tan được gì, chỉ có không hận thù thì mới diệt được hận thù mà thôi. Đó là chân lý chung. Tâm giác phá tan được hận thù và như vậy sẽ đưa đến bình an và hoà hiệp trên toàn thế giới. Điều này cư sỹ cũng có thể thực hiện được bằng cách y theo lời dạy về Tứ Vô Lượng Tâm của Đức Phật. Lời dạy về bốn đức tính cao thượng: Từ (mettā), Bi (karuṇā), Hỷ (muditā), Xả (upekkhā). Bốn đức tính cao thượng này có thể tạo ra một bầu không khí cảm thông lẫn nhau giữa con ngườiquốc gia trên thế giới.

"Từ" diệt được ác tâmbản ngã, giúp nuôi dưỡng tình thương và hoà bình cho nhân loại, điều này được minh chứng hùng hồn trong bài kệ của Kinh Từ Bi, thuộc Kinh Tập: Như tấm lòng người mẹ, đối với đứa con duy nhất của mình, trọn đời lo che chở. Cũng vậy, đối tất cả các chúng hữu tình, hãy phát triển tâm ý rộng lớn không hạn lượng. "Bi" có nghĩa là sự trừ khổ cho người khác "-"Karuṇati dayā, anuddayā, hadayanampanaṃ vā."

Bi không chỉ là tình cảm đối với chúng sanh đang đau khổ mà còn là thái độ tích cực của một người trước đau khổ của người khác, nổ lực tinh tấn đúng đắn để giảm dần nỗi đau đó[2] 

Bi có tính chất tạo ra phương pháp giải trừ đau khổ về thân và tâm, và là sự thể hiện của lòng tốt. Bi có công dụng nhổ tận gốc ác ý làm hại người khác. Nó làm cho con người rất mẫn cảm với những nỗi đau của tha nhân và giúp họ tự mình cảm thấu những nỗi đau đó đến mức họ không còn muốn đau khổ gia tăng hơn nữa.

Từ, Bi, Hỷ, và Xả cũng giúp tạo dựng hoà bình, an tịnh khắp nơi nơi. Đức Phật dạy nhân loại nên thực hành Tứ Vô Lượng Tâm[3].

Thuyết về lòng Từ đối với từng cá nhâncộng đồng Phật tử gắn liền với tâm không hãm hại (Ahiṃsā) và là cội nguồn đạo đức tốt đẹp đưa đến quan điểm của Đức Phật về chính trị trong nước cũng như các vấn đề về chiến tranh và hoà bình.

Đạo Phật là một tôn giáo vô cùng hiền thiện, bình đẳng, công bằngan tịnh. Giáo lý nhà Phật dạy chúng ta chỉ dùng sự chân chánh để chiến thắng sức mạnh và bạo lực. Đức Phật rất quan tâm đến là việc chỉ dạy năm giới cho hàng Phật tử tại gia

Đây cũng là bước khởi đầu cho việc thiết lập hoà bình thế giới. Đức Phật đưa ra phương châm bất bạo động và hoà bình như bức thông điệp cho cả nhân loại. Ngài không chấp nhận bạo lực hay sự huỷ diệt mạng sống; Ngài tuyên bố nếu sống với thái độ như vậy sẽ không xảy ra chiến tranh. Ngài dạy rằng người chiến thắng sẽ bị hận thù, người thất bại sẽ bị khổ đau. Người từ bỏ cả chiến thắng lẫn thất bại thì sẽ có hạnh phúcan tịnh

Đức Phật không chỉ chủ trương bất bạo động và hoà bình, mà Ngài còn là bậc Đạo sư đầu tiên và duy nhất đích thân mình đến tận chiến trường để ngăn chặn sự bùng nổ chiến tranh. Ngài đã làm giảm sự căng thẳng giữa dòng họ Thích Ca (Sākyas) và dòng họ Koliya (Koliyas) khi sắp có cuộc tranh chấp về việc sử dụng nước lưu vực sông Rohini. Ngài cũng đã khuyên can Vua A xà Thế (Ajātasattu) trị vì nước Ma-kiệt-đà từ bỏ ý định tấn công nước Tỳ-xá-ly (Vajjī). Sau đó Đức Phật đưa ra bảy chính sách giúp một quốc gia hưng thịnh, điều này được đề cập trong Kinh Đại Niết Bàn thuộc Trường Bộ Kinh

Đức Phật đã không truyền bá bất cứ nguyên tắc chỉ đạo hay giáo điều nào. Toàn bộ những bài pháp của Ngài dựa vào lý tưởng thự dụng và tư duy thích hợp. Ngài dạy: "Hãy tự mình thắp đuốc mà đi." (Atta dipo viharatha). Hơn thế, trong Phẩm Tự Ngã của Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: "Tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa vào một ai khác" (Atta hi attano natho ko hi natho parasidya).

Điểm quan trọng, đáng nhớ là khi có tư duy chân chánh thì bình an sẽ tự đến. Chúng ta có thể áp dụng điều này để thiết lập hoà bình thế giới. Đức Phật để cho đệ tử Ngài tự do suy nghĩ, quyết định và hành động. Ngài không áp đặt một ý tưởng nào cho họ. Như vậy, tư duy chân chánh dựa trên tự do cá nhân mở đường tiến đến hoà bình thế giới.

Có thể nói rằng chúng ta nên tu tập tâm Từ Bi một cách có hệ thống đối với tất cả, sau đó tăng dần lòng từ cho các cộng đồng, quốc gia, và toàn thế giới. Tôi cho rằng ý tưởng này thực sự hữu hiệu. 

Lấy điển hình vua Asoka đã phát tâm hướng đến Đạo Phật sau khi bản thân nhà vua cảm thấy rất khiếp sợ trước hậu quả của cuộc chiến đổ máu chinh phạt dòng tộc Kaliṅga. Từ đó về sau, nhà vua nghiêm cấm không ai được quyền giết hại và khuyến khích mọi người đối xử tốt với tất cả chúng sanh

Cũng vậy, những sắc tộc người Mông Cổ, đặc biệt đội quân của Thành Cát Tứ Hãn (?), đã từng làm kinh sợ nhiều người, từ đất nước Trung Hoa đến những cổng thành nước Áo. Tuy nhiên, những hội tuyên truyền Phật giáo đến từ Ấn Độ đã chuyển hoá được người Mông Cổ này thành một trong những dân tộc an bình nhất Châu Á. 

Đệ tử Phật không bao giờ hiếu chiến hay ủng hộ chiến tranh tôn giáo. Ý tưởng Bồ Tát phát nguyện trở lại thế giới đau khổ từ đời này sang đời khác để dắt dẫn con người tu tập đạt đến bình an miên viễn nơi nội tâm, đây là con đường duy nhất mang lại hoà bình thật sự trên thế giới.

Đạo Phật không chỉ là một tôn giáo mà còn là một pháp tu thánh thiện đem lại sự an tịnh, giải thoát vĩnh viễn nhờ thực hành đời sống cao quý. Đạo lý chính của Đạo Phật luôn quý trọng phẩm hạnh và quyền lợi của con người, nhờ vậy có thể đưa đến hoà bình và hạnh phúc cho toàn nhân loại

Đạo Phật không hề phai mờ theo dòng thác thời gian. Đạo Phật vẫn tồn tại sau bao cuộc chiến tranh qua nhiều thời điểm trong quá khứ. Nếu một nơi nào đó trên thế giới công kích Đạo Phật thì tại những nơi khác Đạo Phật vẫn được trân quý thông qua sự hỗ trợ về mặt chính trị và sự bảo tồn về mặt văn hóa

Chính vì vậy, Đạo Phật đã tạo được một trào lưu chưa từng có, từ trào lưu này toàn thế giới có thể vận dụng Đạo Phật trong mọi lãnh vực như tôn giáo, văn hoá, chính trị, đạo đức, sinh thái và xã hội. Đạo Phật đã dạy con người biết mưu cầu hoà binh cho tất cả muôn loài chứ không chỉ cho con người nói riêng.

Giống như các tôn giáo lớn trên thế giới, bản chất Đạo Phật là một tôn giáo hoà bình, trong các kinh văn Phật giáo đầu tiên như Kinh Pháp Cú, có các bài kệ nói về sự tu tập trong đời sống hàng ngày như sau:

"Hận thù không bao giờ được diệt hận thù,
Chỉ có Từ Bi mới diệt được hận thù,
Đó Là định luật ngàn thu." 

Thuật ngữ ‘định luật ngàn thu’ ở đây là ‘pháp’ hay giáo lý nhà Phật. Bài kệ về bất bạo động này thể hiện tinh thần cốt yếu trong Đạo Phật, đó là hòa bình và không gây hiềm khích. Sau này, chúng ta sẽ thấy một nhà thơ Đại thừa nổi tiếng của thế kỷ thứ 8 pháp danh Santideva cũng dạy rất nhiều điều như thế. Đơn cử, tác phẩm vĩ đại Bodhicarayāvatāra của Santideva đã đề cập rất nhiều đến sự nguy hại của lòng sân hận

“Không có tội ác nào bằng tâm sân hận và không có tu tập nào bằng tâm tha thứ.Thế nên con người phải tu tập tâm tha thứ bằng nhiều nỗ lực, nhiều phương pháp”[4]

Lại nữa, “Tâm không bình, không sao vui được, không ngủ, thấy bất an, khi mũi tên sân hận cắm vào tim.”[5]

Cầu mong cho tất cả chúng sanh được hạnh phúc, cầu mong cho tất cả chúng sanh sống không lo sợ, cầu mong cho tất cả chúng sanh thọ hưởng niềm an lạc, hạnh phúc, và thoát khỏi tất cả khổ đau và sầu muộn.”

Đạo Phật hoàn toàn thích hợp cho xu thế hoà bình và cảm thông trên toàn thế giới. Kinh văn, triết lý Đạo Phậtgiá trị rất cao đưa đến sự đoàn kết và hòa bình cho nhân loại. Thậm chí ngày nay Đạo Phật có thể làm sống lại tình anh em, tinh thần hòa bình, đoàn kết, mối thân thiện giữa các nước. Bài viết kết luận bằng trích của Pt. Jawaharlal Nehru:

Nếu chúng ta thực hành theo giáo lý Phật dạy,
Chúng ta nhất định sẽ đạt được sự an lạc và hòa bình trên thế giới.”

 

[1] See, Edward Conze, Buddhist Thought in India, p. 74.
[2] Aṭṭhasālini (ed.) Tripathy R.C. 1989, p. 340.
[3] Dharamrakshit Bhikkhu, op.cit., p. 36 
[4] Santideva, Bodhicaryavatara, Chapter VI, verse-2
[5] Ibid. Chapter VI, verse-3
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/05/2011(Xem: 7858)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.