05. Phật Giáo Trong Việc Giải Quyết Xung Đột Và Chiến Tranh. Ht. Thích Nhất Hạnh, Thích Nữ Tịnh Vân Dịch

08/05/201112:00 SA(Xem: 5427)
05. Phật Giáo Trong Việc Giải Quyết Xung Đột Và Chiến Tranh. Ht. Thích Nhất Hạnh, Thích Nữ Tịnh Vân Dịch

dlpdlhq2008-logo

THUYẾT TRÌNHTHAM LUẬN

VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘTNGĂN NGỪA CHIẾN TRANH

PHẬT GIÁO TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ CHIẾN TRANH
Thích Nhất Hạnh
Thích nữ Tịnh Vân dịch


Bài tóm tắt

Mầm mống chiến tranh và xung đột ở trong chúng ta. Có những đau buồn trong chúng ta trở nên dễ nhận, bao gồmbiến đổi như: giận dữ, sân hận, đối xử phân biệt, kiêu mạn, thất vọng… Thực hành là để thấy tận cội nguồn của chúng, hiểu chúng và biết làm thế nào hoá giải chúng. Chúng ta cần lắng nghe nỗi khổ riêng của chúng ta, nỗi khổ của gia đình ta, cộng đồngquốc gia ta. Chúng ta có thể giúp nhau trong mối quan hệ của chúng ta để nhận ra rằng những đau đớn này còn đó trong mỗi tự thân và chúng ta sống theo một cách như vậy để cho phép các khổ đau này lớn mạnh - mỗi chúng ta phải làm lời cam kết không được tưới những hạt giống bạo lực, hận thù, phân biệt đối xử và thất vọng trong chúng ta. Trong tình cốt nhục của chúng ta, ví như người cộng sự với nhau, cha đối với con trai, mẹ đối với con gái, anh đối với em… chúng ta có thể giúp nhau thực hiện, luôn học cách lắng nghe nhau bằng lòng từ, luôn dùng lời ái kính giúp người kia nhận ra buồn khổ đang ngự trị trong tâm vị ấy. Chúng ta cũng dùng lời ái kính ban cho người khác những hạt giống hiểu biết, từ bi, hỷ lạc và tình cốt nhục vốn sẵn ở trong. Chúng ta giúp nhau giải quyết tình huống quan hệ cá nhân chúng ta, trước khi chúng ta mong giúp giải quyết cá tính con người và trần gian. Giải quyết có thể trong mỗi hơi thở, mỗi bước chân, mỗi lúc chúng ta nói một điều, phát ra một ý tưởng và giữ lại một việc làm, ngay cả việc làm mỉm cười đối với người khác. Trần gian lắm bịnh, xã hội chúng ta lắm bịnh, lại có quá nhiều thất vọng và bạo lực. Thực hành theo lời đức Phật dạy về nghĩ đúng (suy nghĩ không phân biệt, có từ tâmhiểu biết), nói đúng, làm đúng, sống đúng là nòng cốt cho việc giải quyết cái mà tất cả chúng ta quan tâm. Người trẻ nên học cách thực hành con đường Bát Chánh trong tình huống gia đình và học đường của họ, và công dụng của từ ngữ vô tội luôn được áp dụng, nếu có thể. Đàm phán về Hoà bình dẫn đến kết quả tốt nếu số đông tham gia giải trừ xung độthiểu biết nhau và biết làm thế nào để sử dụng nhuần nhuyễn đức tính lắng nghe và dùng lời ái ngữ.

 

PHẬT GIÁO TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ CHIẾN TRANH
Thích Nhất Hạnh

(Bài giảng nhân Đại lễ Phật Đản LHQ (Vesak) 2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình - Hà Nội) Chân Giác Lưu phỏng dịch:
Âm thanh MP3 : Phần 1 - Phần 2 

Kính thưa các vị khách quí, kính thưa đại chúng,

Chúng ta có thể mô tả sự thực tập trong đạo Phật như là một nghệ thuật sống an lạcxây dựng hòa bình trong xã hội trên toàn thế giới. Là một Phật tử, là sự tiếp nối của Đức Thế Tôn, chúng ta phải học được nghệ thuật sống an lạcxây dựng hòa bình trong gia đình, trong cộng đồng, trong xã hội của chúng ta.

Làm lắng dịu những căng thẳng trong thân

Nếu nhìn sâu vào bản thân mình, chúng ta thấy rằng trong đó đã có sẵn những mầm móng của chiến tranh. Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có sự căng thẳng trong thân, ai cũng có những cảm xúc như sợ hãi, bạo động, hận thù, tuyệt vọng, ai cũng có những tư duy và những tri giác sai lầm. Đó có thể xem là những mầm móng của chiến tranh. Tu tập trong đạo Phật là để nhận diện được những yếu tố tiêu cực trong mình để có thể chăm sóc và chuyển hóa nó.

Khi trở về với hơi thở, thở vào, thở raý thức được toàn thân của mình thì chúng ta nhận ra rằng trong thân mình có rất nhiều căng thẳng và đau nhức. Chúng ta phải làm thế nào để làm lắng dịu những căng thẳng, những đau nhức đó? Trong kinh Quán Niệm Hơi Thở (Satipatthanasutta), Bụt có dạy cho chúng ta phương pháp thực tập buông thư những căng thẳng trong thân. Đó là bài tập thứ ba và thứ tư trong kinh Quán Niệm Hơi Thở:

Thở vào, tôi ý thức được toàn thân tôi với những căng thẳng trong nó. Thở ra, tôi buông thư hết những căng thẳng trong thân tôi.

Chỉ cần tập thở như vậy trong vài phút thì chúng ta có thể làm lắng dịu những căng thẳng trong thân mình. Những căng thẳng đó, nếu bị chất chứa và dồn nén trong thân, thì nó sẽ làm phát sinh ra nhiều chứng bệnh. 

Các nhà khoa học hiện đại nhận thấy rằng, nếu chúng ta có khả năng buông thư những căng thẳng trong thân thì cơ thể của chúng ta sẽ có cơ hội để tự chữa lành những chứng bệnh. Chúng ta không cần sử dụng nhiều thuốc men. Chúng ta chỉ cần buông bỏ những căng thẳng thì thân chúng ta tự nhiên có khả năng trị lành bệnh tật. Chúng ta có thể hòa giải với cơ thể của mình và khi chúng ta hòa giải được với cơ thể của mình rồi thì chúng ta cũng có thể hòa giải được với cảm thọ của mình.

Làm lắng dịu những căng thẳng trong tâm 

Chúng ta có những cảm thọ khó chịu hay những cảm xúc khổ đau mà chúng ta không biết làm thế nào để xử lý? Bụt dạy chúng ta kinh Quán Niệm Hơi Thở, chỉ cho chúng ta phương pháp nhận diện, ôm ấp, làm lắng dịu để có thể chuyển hóa những cảm thọ khó chịu hay những cảm xúc đau khổ của mình.

Bài tập thứ bảy là: Thở vào, tôi nhận diện những cảm thọcảm xúc đau khổ trong tôi. Và bài tập thứ tám là: Thở ra, tôi buông thư những căng thẳng trong cảm thọ của tôi, tôi học nhận diện, ôm ấp và chuyển hóa những cảm xúc như sợ hãi, giận hờn, hận thù, ganh tị, tuyệt vọng trong tôi.

Điều đó rất quan trọng! Đó là cách trở về hòa giải với mình, chăm sóc thân mình, chăm sóc cảm thọcảm xúc của mình. Bụt dạy chúng ta phương pháp nhận diện những tâm hành của mình trong đó có tưởng hay tri giác. Chúng ta có rất nhiều vọng tưởng tức tri giác sai lầm. Tri giác sai lầm đưa tới lời nói sai lầm và hành động sai lầm. Đó là nguyên nhân gây ra sự xung đột giữa chúng ta, giữa những người cùng một nhóm, giữa những nhóm trong cùng một quốc gia và giữa những quốc gia với nhau.

Sống an lạc trong gia đình và trong học đường

Vì vậy cho nên phương pháp thực tập đầu tiên trong đạo Bụt là trở về với chính mình, nhận diện được những căng thẳng, đau khổ, bức xúc trong mình để có thể lập lại bình an trong thân và trong tâm của mình.

Nếu cha mẹtu tập thì có thể đem lại hạnh phúc cho con cái mình và cho gia đình mình. Những người con được lớn lên trong một gia đình như vậy thì sẽ biết cách nhận diện và xử lý những căng thẳng, những khó khăn trong thân cũng như trong tâm mình. Cha mẹ phải thực tập để có thể dạy cho con cái nghệ thuật sống an lạc.

Trong học đường các thầy, các cô giáo cũng có thể giúp được cho học sinh, những em không có cơ hội thực tập trong gia đình, không được học thương yêuban tặng niềm vui cho những người thân của mình. Nếu các thầy, các cô biết phương pháp thực tập thì có thể giúp cho học sinh có một cơ hội thứ hai. Học đường sẽ trở thành gia đình thứ hai và các thầy cô giáo sẽ trở thành cha mẹ thứ hai của các em. Hiện nay chúng ta có rất nhiều khó khăn trong gia đình và trong học đường. Có rất nhiều hiểu lầm, giận hờn, bạo động trong gia đình và học đường. Vì vậy cho nên các bậc phụ huynh và các thầy giáo hay cô giáo phải học nghệ thuật sống an lạc để giúp cho con em mình và cho học trò mình cũng được sống an lạc.

Chúng tôi hy vọng các vị thuộc ngành giáo dục nên quán chiếu vấn đề và đem áp dụng phương pháp thực tập có nguồn gốc đạo Bụt nầy vào trong gia đình và học đường.

Thực tập lắng nghe và ái ngữ

Trong 30 năm giảng dạy tại các nước Tây phương, chúng tôi đã cống hiến cho các bạn Tây phương phương pháp sống an lạc nầy. Nhiều người đã thực tậpáp dụng được thành công. Họ đã về hòa giải được với cha mẹ, con cái, vợ chồng của mình và đã tìm lại được hạnh phúc.

Chúng tôi cũng chia sẻ phương pháp lắng nghe với tâm từ bi và dùng ái ngữ để lập lại truyền thông. Hiện nay chúng ta có nhiều phương tiện truyền thông rất tinh vi nhưng sự truyền thông giữa vợ chồng, giữa cha con, giữa mẹ con thì trở nên khó khăn hơn. Chúng tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp cha không nói chuyện được với con, con không lắng nghe được cha. Nếu không có sự truyền thông với nhau thì làm sao có thể tháo gỡ tri giác sai lầm để hòa giải lại với nhau?

Tại Làng Mai, Pháp quốc, trong nhiều năm qua, chúng tôibảo trợ những nhóm người Palestinean và Do Thái sang tu tập với chúng tôi. Chúng tôi cũng đã học hỏi rất nhiều nơi họ. Khi mới đến thì họ không nhìn mặt nhau được tại vì họ có quá nhiều đau khổ, quá nhiều sợ hãi, hận thùnghi kỵ.

Trước tiên, tăng thân Làng Mai giúp họ làm lắng dịu những căng thẳng trong thân. Họ tập thở, tập đi, tập ngồi trong chánh niệm. Họ tập nhận diện những nỗi khổ niềm đau và làm lắng dịu những cảm xúc của mình bằng phương pháp buông thư hoàn toàn theo lời Bụt dạy.

Sau khi cả hai nhóm đều thực tập được một tuần lễ thì họ được hướng dẫn thực tập phương pháp lắng nghe và dùng ái ngữ. Khi chúng ta đau khổ thì chúng ta có khuynh hướng làm cho người kia cũng đau khổ như mình. Nhưng nếu mình biết dùng ái ngữ tức là những lời nói không có tính cách trách móc, lên án, buộc tội thì mình có thể giải bày cho người kia biết nỗi khổ niềm đau, những khó khăn và những mong ước của mình. Và nếu mình là người lắng nghe thì mình phải trở về với hơi thở, mình thở vào thở ra, mình phải nhớ rằng lắng nghe là một pháp môn tu tập để chế tác tình thương. Chỉ cần lắng nghe một giờ đồng hồ thôi thì chúng ta đã làm cho người kia bớt khổ nhiều lắm rồi.

Trong Phật giáo đại thừa có Đức Bồ Tát Quan Thế Âm là một vị Bồ Tát có khả năng lắng nghe với tâm từ bi. Nếu chúng ta học được hạnh lắng nghe của Bồ Tát Quan Thế Âm thì chỉ trong vài ngày là chúng ta có thể lắng nghe được người kia hay nhóm kia. Chúng ta biết rằng, chúng ta chỉ cần lắng nghe trong một hay hai giờ đồng hồ thì người kia đã đỡ khổ nhiều lắm rồi. Người kia có thể khônglời nói dễ thương, không ai có thể lắng nghe người đó được. Nhưng bây giờ mình đã học được hạnh lắng nghe của Đức Quan Thế Âm, mình có thể lắng nghe họ với tâm từ bi và như thế thì mình đã giúp được họ nhiều lắm rồi. Người kia hay phía bên kia có dịp nói ra hết tất cả nỗi khổ niềm đau, tất cả những khó khăn của họ và nhóm người bên đây (Palestinean hay người Israeli) chỉ im lặng nghe thôi. Tăng thân Làng Mai ngồi kế bên để yểm trợ cho họ trong sự thực tập.

Sau khi thực tập như vậy độ chừng một giờ đồng hồ thì tình trạng thay đổi hẳn. Ai cũng nhận ra rằng: Những người phía bên kia, người lớn và cả trẻ con, họ cũng đau khổ y hệt như mình vậy! Vì vậy cho nên lần đầu tiên mình nhìn được người phía bên kia bằng con mắt thương. Người kia cũng là một con người như mình vậy! Trước đó mình tưởng rằng chỉ có mình là khổ thôi, người kia không có khổ gì hết, người kia chỉ muốn làm mình khổ thôi. Bây giờ, sau vài lần thực tập lắng nghe nhau thì mình nhận ra rằng người kia cũng khổ rất nhiều y như mình vậy. Biết được điều đó thì cả hai bên cảm thấy đỡ khổ rồi.

Cuối cùng, sau muời ngày thực tập thì hai nhóm đã có thể nắm tay nhau đi thiền hành. Họ có thể ngồi chia sẻ với nhau trong tình huynh đệ. Những nhóm người Palestinean và Do Thái thực tập luôn luôn thành công. Đến cuối khóa tu thì hai bên lên báo cáo thành quả tu tập của họ với đại chúng. Họ hứa khi trở về nhà sẽ tổ chức những tăng thân tức những nhóm tu học để những người Palestinean hay người Do Thái trong nước đến tu tập cho bớt khổ.

Cái thấy vô ngãtương tức

Chúng ta biết rằng, nếu muốn có lời nói đúng đắn (chánh ngữ) và hành động đúng đắn (chánh nghiệp) thì chúng ta phải có một cái thấy đúng đắn (chánh kiến). Cái thấy đúng đắn là cái thấy của duyên khởi, của vô ngả và tương tức. Người có tu tập phải luôn luôn nhớ đem tuệ giác đó áp dụng vào trong đời sống hằng ngày. Trong khi nhìn, trong khi nghe, chúng ta cũng phải tiếp xúc được với tuệ giác của duyên khởi, vô ngãtương tức.

Ví dụ như một cặp cha con, nếu quán chiếu cho kỹ thì mình thấy người con là sự tiếp của người cha. Nếu con tập thở có chánh niệm và nhìn sâu vào cơ thể mình thì sẽ thấy cha có mặt trong từng tế bào cơ thể mình. Cha không chỉ ở ngoài con mà cha còn có mặt ở trong con. Mẹ cũng vậy, mẹ cũng có mặt ở trong con. Nếu cha nhìn sâu vào cơ thể mình thì cha cũng sẽ thấy con mình có mặt trong mình. Nếu con đau khổ thì cha cũng đau khổ. Con không thể nào thật sự có hạnh phúc nếu cha đau khổ và cha không thể nào thật sự có hạnh phúc nếu con đau khổ. Vì vậy cho nên, đau khổ không phải là vấn đề của một cá nhân. Nếu mình khổ thì con mình khổ và cha mình cũng khổ. Nếu con mình có hạnh phúc thì mình cũng có hạnh phúc.

Trong ánh sáng của vô ngãtương tức thì đau khổ không phải là vấn đề của một cá nhân. Đau khổđau khổ chung của con và của cha. Đó là tuệ giác của vô ngãtương tức. Chúng ta biết rằng tất cả mọi thứ đều có liên quan mật thiết với nhau. Sự an lành của loài vật rất cần thiết cho sự an lành của con người. Sự an lành của các loài cỏ cây và đất đá là điều kiện để con người được sống an lành. Vì vậy cho nên bảo vệ môi trường và bảo vệ các loài trên trái đất là bảo vệ con người. Đó là tuệ giác của tương tức

Không phải chỉ có đạo Phật mới có tuệ giác đó mà các truyền thống tôn giáo không phải Phật giáo cũng có. Có những Phật tửtiếp xúc với giáo lý tương tức nhưng không áp dụng được tuệ giác đó vào đời sống của mình. Là người xuất gia mà mình quên mình là người xuất gia, mình tiếp tục chạy theo quyền hành, danh vọng, mình chỉ muốn xây chùa thật lớn. Mình không có khả năng sống an lạc và đem lại bình an trong đoàn thể xuất gia của mình. Mình không có bình an trong mình, mình không sống an lạc được với các sư anh, sư chị, sư em của mình. Mình không thật sự tu tập như một người xuất gia.

Áp dụng sự thực tập năm giới vào đời sống hằng ngày 

cư sĩ, chúng ta đã thọ năm giới, nhưng chúng ta quá bận rộn, chúng ta không áp dụng sự thực tập năm giới vào đời sống hằng ngày. Tháng 3 năm 2000 cơ quan UNESCO có công bố một bản tuyên cáo gọi là Manifesto 2000. Trong bản tuyên cáo có sáu điểm để xiển dương hòa bình. Liên Hiệp Quốc tuyên bố, trong thập niên đầu của thế kỷ 21 chúng ta sẽ cố gắng xiển dương và xây dựng một nền văn hóa hòa bình và bất bạo động. Tôi được cơ hội ngồi chung với các vị đã được giải Nobel hòa bình để thảo ra bản tuyên cáo 2000. Trong đó, có sáu điểm để thực tập và Manifesto 2000 đã thu được 75 triệu chữ ký trong đó có chữ ký của nhiều vị nguyên thủ quốc gia như thủ tướng v.v... Sáu điểm của Manifesto rất tương tự với năm giới của Phật giáo. Nếu mọi người đều thực tập theo sáu điểm của Manifesto hay theo năm giới của Phật giáo thì chúng ta sẽ có bình an trong chúng ta và hòa bình trên toàn thế giới.

Nhưng trên thực tế, sau khi ký xong bản tuyên cáo thì quí vị không có cơ hội để thực hành. Quí vị đồng ý với bản tuyên cáo, quí vị biết rất rõ đó là một bước để dẫn đến hòa bình nhưng quí vị không có dịp sống đúng theo sáu điểm của bản tuyên cáo và áp dụng sáu điểm đó vào trong đời sống hằng ngày. Đó là một sự thiếu sót của chúng ta!

Theo truyền thống Phật giáo thì sau khi thọ năm giới xong, quí vị được khuyến khích họp với nhau lại hai tuần một lần để tụng giới, dự pháp đàm về năm giới hầu học cách áp dụng tốt sự thực tập năm giới vào đời sống hằng ngày. Không phải là chúng ta không có đường đi, chúng ta có đường đi nhưng không nhận ra được mình trên con đường đó để cùng đi với nhau như một dòng sông. Vì vậy cho nên tôi đề nghị là chúng ta phải thấy mình là một thành phần của tăng thân. Gia đình mình có thể là một tăng thân, lớp học mình có thể là một tăng thân, cơ quan làm việc có thể trở thành một tăng thân, ủy ban nhân dân có thể trở thành một tăng thân, quốc hội có thể trở thành một tăng thân để chúng ta có cơ hội thực tập sáu điểm của Manifesto 2000.

Bảo vệ sự sống của mọi loài

Giới thứ nhất trong năm giới là giới bảo vệ sự sống, không những sự sống của con người mà luôn cả sự sống của các loài thú, các loài cỏ cây và đất đá. Đó là sự thực tập để bảo vệ môi trường. Muốn cho loài người được an lành thì chúng ta phải bảo vệ những loài vật, cả những loài cỏ cây và đất đá. Để có thể thực tập sâu sắc giới thứ nhất chúng ta phải học giới thứ năm tức là giới tiêu thụý thức và sản xuất có ý thức. Nếu chúng ta khai thác quá mức nguồn tài nguyên của trái đất thì chúng ta sẽ gây ra những tổn hại lớn. Vì muốn làm giàu người ta sản xuất ra những loại thực phẩm mà khi mình tiêu thụ nó thì mình đưa vào cơ thể và tâm hồn mình những chất độc như hận thù, bạo động, sợ hãi. Đó là đầu độc thân và tâm bằng con đường tiêu thụ. Chúng ta phải tiêu thụý thức, không chấp nhận tiêu thụ và sản xuất những chất độc hại có thể tạo ra sự xung đột, bệnh tật, căng thẳng, hận thù, sợ hãi trong thân và trong tâm mình. Đó là phương pháp rất hay để tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình, cộng đồngxã hội mình. Nếu không thực tập tiêu thụý thức thì chúng ta sẽ không có con đường thoát. Chúng ta phải sản xuất có ý thức, không sản xuất những sản phẩm có chất độc. Chúng ta phải tiêu thụý thức, không tiêu thụ những chất độc hại.

Thực tập giới thứ nhất có thể đem lại hòa bình. Các nhà lập pháp nên quan tâm đến điều đó. Họ phải ban hành những luật lệ cấm sản xuất những loại sản phẩm có thể đưa vào trong cơ thể và tâm hồn con người những độc tố như sợ hãi, giận dữ, hận thù hay tuyệt vọng.

Các bậc phụ huynh và các nhà giáo dục thực tập cũng chưa đủ, tôi nghĩ các doanh nhân và các nhà chính trị cũng phải cùng thực tập. Các vị phải giúp chúng ta, hoặc bằng cách ban hành những luật lệ cấm sản xuất những loại sản phẩm có độc tố hoặc bằng cách giáo dục con người trong việc tiêu thụ, chỉ nên tiêu thụ những chất lành mạnh cho thân và tâm của mình.

Không bóc lột con người và trái đất

Giới thứ hai rất là rõ ràng: Không bóc lột con người, không bóc lột hành tinh trái đất. Nếu chúng ta bóc lột, lợi dụng con người và trái đất, chúng ta không nghĩ đến tương lai của con cháu chúng ta thì chúng ta không có chánh tư duy như Bụt dạy. Chánh tư duy là gì? Chánh tư duytư duy song hành với tuệ giác của tương tứcvô ngã. Anh là tôi và tôi là anh. Chánh tư duytư duy đi đôi với hiểu và thương, với bao dungtha thứ.

Khi mà chúng ta vừa chế tác ra một tư tưởng của chánh tư duy thì tư tưởng đó đã có khả năng nuôi dưỡng thân và tâm của chúng ta, tư tưởng đó cũng có tác dụng nuôi dưỡng trên thế giới và trên hành tinh của chúng ta. Là Phật tử, chúng ta phải có khả năng chế tác ra nhiều tư tưởng như vậy, tư tưởng của chánh tư duy, tư tưởng của hiểu và thương, của bao dungtha thứ. Khi thực tập được chánh tư duy thì lời nói của chúng tachánh ngữ, là lời nói đem lại sự hiểu biết và niềm hy vọng cho anh chị em chúng ta. Hành động của chúng ta cũng sẽ là chánh nghiệp. Chánh kiếncăn bản và từ đó chúng tachánh tư duy, chánh ngữchánh nghiệp. Đó là phương pháp thực tập để xây dựng hòa bình.

Chúng ta bàn rất nhiều về hòa bình nhưng chúng ta chưa hành động đủ để xây dựng hòa bình.

Đức Thế Tôn đã ban tặng cho chúng pháp môn thực tập thì mình cũng phải dâng tặng lại cho Đức Thế Tôn sự tu tập của mình. Ba nghiệp mà mình tạo ra bằng sự thực tập chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp là phẩm vật mình cúng dường Đức Thế Tôn mỗi ngày. Đó là cách mình bày tỏ lòng biết ơn đối với Bụt, Thầy của mình.

Sống đơn giản, ít tiêu thụ mà có hạnh phúc

Tại tu viện Lộc Uyển ở tiểu bang California, chúng tôi ngưng không sử dụng điện của thành phố, chúng tôi chỉ sử dụng năng lượng mặt trời. Hàng trăm người trong tu viện chỉ sống nhờ vào năng lượng mặt trời. Chúng tôi dùng dầu thực vật để chạy xe và cùng với các cư sĩ chúng tôi thực tập một ngày không xe hơi (carfree day) trong một tuần. Một ngày không sử dụng xe hơi là một ngày không làm ô nhiểm môi trường, đó cũng là phẩm vật chúng ta cúng dường lên Đức Thế Tôn. Chúng tôi cùng các cư sĩ đã cúng dường lên Đức Thế Tôn 60.000 ngày không xe hơi. 

Ngày 22 tháng 9 là ngày không xe hơi quốc tế, chúng tôi hy vọng tới ngày đó chúng tôi có thể cúng dường lên Đức Thế Tôn 100.000 ngày không xe hơi Nếu không sử dụng xe hơi mà sử dụng xe gắn máy thì chúng ta cũng có thể cúng dường Bụt một ngày không xe gắn máy trong tuần.

Chúng ta có thể bày tỏ tình thương của chúng ta đối với hành tinh nầy bằng cách sử dụng điện ít hơn, sử dụng dầu khí ít hơn. Chúng ta biết rất rõ là dầu khí không đủ cung cấp cho tất cả mọi người. Những nước như Ấn Độ hay Trung Quốc có rất đông dân cư. Nếu mỗi người dân đều muốn có một chiếc xe hơi thì không thể nào có đủ dầu khí để cung cấp cho mọi người. Ý thức được như vậy là giác ngộ rồi, đó là chánh tư duy. Sống giản dị, ít tiêu thụcon đường thoát duy nhất của chúng ta! Chúng ta, những người Phật tử nên bắt đầu đưa sự giảng dạy và thực tập lối sống đó vào cộng đồng của mình. 

Trong những tu viện của chúng tôi ở Âu Châu và Mỹ Châu, không nguời nào có xe hơi riêng, có laptop riêng, điện thoại riêng hay trương mục ngân hàng riêng. Nhưng chúng tôi sống rất hạnh phúc! Qua sự tu tập, chúng tôi biết rằng hạnh phúc có thể có được nếu chúng ta được nuôi dưỡng bởi tình huynh đệ, được nuôi dưỡng bằng tình thương. Chúng ta không cần phải tiêu thụ nhiều mới có hạnh phúc.

Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng nếu mình không có nhiều tiền, không có quyền hành to hay danh vọng lớn thì mình sẽ không có hạnh phúc. Nhưng khi nhìn lại xung quanh thì tôi thấy có rất nhiều người có quyền hành to, có rất nhiều tiền nhưng họ cũng đau khổ cực kỳ và có một số người đã tự tử. Tôi cũng thấy có những huynh đệ đồng tu của tôi, họ không có xe hơi, không có trương mục ngân hàng, không có máy vi tính riêng nhưng họ lại rất hạnh phúc. Điều đó có nghĩa là sống đơn giản mà có hạnh phúc là cái có thể có được. Đó là điều Bụt dạy ta: Sống giản dị, ít tiêu thụ, để thì giờ chăm sóc cho mình nhiều hơn.

Sống hạnh phúc trong giây phút hiện tại

Kính thưa các anh chị em, kính thưa các vị khách quí,

Chúng ta được cùng ngồi với nhau ở đây để tán dương Đức Thế Tôn, Thầy của chúng ta. Điều đó rất là hay, rất là đẹp! Tôi đề nghị là để tỏ lòng biết ơn đối với Thầy của mình, chúng ta cố gắng sống theo đúng con đường Ngài đã chỉ cho chúng ta, để thì giờ chăm sóc thân mình, thì giờ thương yêu và chăm sóc những người xung quanh mình. Vì vậy cho nên chúng ta nên bớt lại thì giờ chạy theo cái mà ta gọi là thành công trong sự nghiệp dù đó là giàu sang, uy quyền hay danh vọng.

Hạnh phúc có thể có được nếu chúng ta trở về với giây phút hiện tại, trở về hơi thở, ý thức rằng mình đang còn sống và những mầu nhiệm của sự sống đang có mặt trong ta và xung quanh ta. Chúng ta chỉ cần ngồi yên, buông thư, thì có thể tiếp xúc được với những mầu nhiệm của sự sống. Nó có công năng trị liệunuôi dưỡng chúng tahạnh phúc có thể tới liền trong phút giây hiện tại.

Đức Thế Tôn dạy chúng ta giáo lý Hiện pháp lạc trú tức là sống hạnh phúc trong giây phút hiện tại (Drstadharma sukhavihara). Trong thời Bụt còn tại thế, có một nhà doanh thương tên là Anāthapindika. Ông đã theo học được ở Bụt rất nhiều và cố gắng áp dụng những điều đã học vào trong đời sống gia đình, vì vậy cho nên gia đình của ông rất hạnh phúc. Một hôm ông dẫn 500 doanh nhân bạn của ông đến nghe Bụt giảng. Trong bài thuyết pháp cho các doanh nhân hôm đó Bụt đã lập lại cụm từ Hiện pháp lạc trú đến năm lần. Bụt biết rất rõ là các nhà doanh thương thường hay lo lắng, suy nghĩ nhiều về tương lai, họ lo cho sự thành công của họ trong tương lai. Họ không có thì giờ cho chính họ, không có thì giờ cho con cái và gia đình họ. Bụt muốn nhắc nhở cho các doanh nhân là hạnh phúc đã có mặt bây giờ và ở đây. Chúng ta chỉ cần thở có chánh niệmtrở về với giây phút hiện tại thì chúng ta sẽ nhận diện được những điều kiện của hạnh phúc đang có mặt bây giờ và ở đây. Chăm sóc hiện tại cũng là chăm sóc tương lai vì tương lai được làm bằng những chất liệu của hiện tại. Chúng ta đầu tư 100% vào hiện tại, làm tất cả những gì cần phải làm, không làm những gì có hại cho mình trong hiện tại và trong tương lai. Chăm sóc thật tốt cho hiện tại để có một tương lai tốt đẹp vì tương lai được làm bằng chất liệu của hiện tại. Cố nhiên là chúng ta có quyền thiết kế cho tương lai, nhưng chúng ta không cần phải lo lắng quá cho tương lai, chúng ta không sợ hãi tương lai. Chúng ta không đánh mất mình trong sự sợ hãi, nỗi hoang mang cho tương lai. Đó là điều mà Đức Thế Tôn muốn nói với chúng ta: Sống hạnh phúc trong hiện tại, chúng ta đã có đầy đủ những điều kiện để có hạnh phúc trong hiện tại. Đó là thông điệpchúng ta có thể gửi đến các bạn của chúng ta, những người Phật tử cũng như những người không phải Phật tử.

Thực tập hơi thở

Tôi xin mời các vị khách quí và đại chúng hãy ngồi cho thoải mái trong một hay hai phút để nhận diện được hạnh phúc đang có mặt bây giờ và ở đây. Chúng ta không cần chạy đi tìm hạnh phúc trong tương lai. Được ngồi chung với nhau như một gia đình tâm linh là một điều rất mầu nhiệm! Chúng ta ngồi ở đây với Đức Thế Tôn! Chúng ta hãy vui hưởng sự có mặt của nhau!

Thở vào, tôi mời ba trong tôi cùng thở vào với tôi / Thở ra, tôi mời mẹ trong tôi cùng thở ra với tôi.

Thở vào, con cảm thấy nhẹ, ba có cảm thấy nhẹ như con không? / Thở ra, con cảm thấy tự do, mẹ có cảm thấy tự do như con không?

Thở vào, tôi thấy Bụt có mặt trong từng tế bào cơ thể tôi tại vì tôi là học trò, tôi là sự tiếp nối của Ngài / Thở ra, tôi mỉm cười với Bụt trong từng tế bào cơ thể tôi.

Hứa với Bụt

Con xin hứa với Đức Thế Tôn rằng con sẽ là sự tiếp nối tốt đẹp của Ngài. Trong khi đi mỗi bước chân của con đều có vững chãi, thảnh thơi, an lạc. Khi thở thì mỗi hơi thở của con đều đem lại bình an, êm dịu cho thân tâm. Khi nói thì con sẽ dùng lời ái ngữ. Trong khi lắng nghe con sẽ nuôi dưỡng tâm từ bi để giúp cho người vơi bớt nỗi khổ niềm đau. Con xin nguyện nối lại truyền thông với chính mình, với những người trong gia đình và trong cộng đồng của con. Con biết là làm như vậy là yểm trợ cho việc xây dựng hòa bình trong xã hội con.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/05/2011(Xem: 7858)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.