09. Chính Sách Xã HộiPhật Giáo Nhìn Từ Góc Độ Xây Dựng Hệ Thống Pháp Luật Về Quản Lý Xã Hội

09/05/201112:00 SA(Xem: 5929)
09. Chính Sách Xã Hội Và Phật Giáo Nhìn Từ Góc Độ Xây Dựng Hệ Thống Pháp Luật Về Quản Lý Xã Hội
dlpdlhq2008-logo

THUYẾT TRÌNHTHAM LUẬN

SỰ ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI

CHÍNH SÁCH XÃ HỘIPHẬT GIÁO
nhìn từ góc độ xây dựng hệ thống pháp luật về quản lý xã hội
Lương Phan Cừ
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội


Dưới góc độ quản lý xã hội, chính sách xã hộitôn giáo có những điểm tương đồng với nhau. Mọi chính sách xã hội đều nhằm mang lại sự phát triển cho con người, cho các nhóm xã hội yếu thế có thể hòa nhập xã hội. Trong số các chức năng của tôn giáo, ngoài việc đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người, tôn giáo còn tham gia giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh trong cuộc sống. Điều này có ở mọi tôn giáo chân chính. Bởi vì, trong hệ thống giáo lý của tôn giáo đều có một bộ phận quan trọng cấu thành là đạo đức tôn giáo. Hệ thống đạo đức tôn giáo này hướng dẫn hành vinhận thức của con người theo hướng khuyến thiện. Chẳng hạn, trong giáo lý của Phật giáo, tinh thần "từ bi" của tôn giáo này không chỉ hướng tình thương yêu đến con người, mà còn đến cả muôn vật, cỏ cây. Phật giáo kêu gọi lòng nhân đạo, yêu thươngbảo vệ sự sống. Đặc biệt, trong quan hệ giữa con người với con người, Phật giáo muốn tình yêu thương ấy phải biến thành hành động "bố thí", cứu giúp những người đau khổ hoặc "nhẫn nhục” để giữ gìn đoàn kết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức về giá trị này của các tôn giáo trong mối tương đồng với các học thuyết chính trị - xã hội lớn. Vào năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: 

"Học thuyết của Khổng Tử có một ưu điểm đó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giê su có ưu điểmlòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiênưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giê su, Mác và Tôn Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao? Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy"[1]. 

Dưới đây, chúng tôi bước đầu phân tích mối quan hệ giữa chính sách xã hộitôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, dưới góc độ quản lý xã hội, xây dựng hệ thống pháp luật về quản lý xã hội.

I. Chính sách xã hộitôn giáo - nhìn từ góc độ quản lý xã hội

Trên bình diện quản lý xã hội, chính sách xã hội được hiểu là một bộ phận cấu thành chính sách chung của một chính đảng hay chính quyền nhà nước trong việc giải quyếtquản lý các vấn đề xã hội. Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người, điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp và quan hệ xã hội. Một trong những đặc điểm cơ bản của chính sách xã hội là sự thống nhất biện chứng của nó với chính sách kinh tế. Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội và ngược lại, sự hợp lý, công bằngtiến bộ được thực hiện qua chính sách xã hội lại tạo ra những động lực mạnh mẽ để thực hiện các mục tiêu kinh tế nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh. 

Dưới góc độ chức năng, chính sách xã hội phải đạt mục đích đem lại đời sống tốt đẹp cho con người, mang lại sự công bằng, dân chủ cho mỗi con người, không theo chủ nghĩa bình quân. Trong những điều kiện kinh tế cơ cấu nhiều thành phần, chính sách xã hội phải hướng tới sự công bằng xã hội, bảo đảm sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành phần kinh tế trước pháp luật. Cụ thể, đảm bảo quyền lợi con người, nhất là những con người nằm dưới đáy xã hội như người già, phụ nữ, trẻ em mồ côi, người bị nhiễm HIV/AIDS, người nghèo, người dân tộc thiểu số,v.v… 

Chính sách xã hội phải vừa củng cố và phát triển những giai cấpbản như công nhân, nông dân, vừa quan tâm thích đáng đến lợi ích và phát huy tiềm năng tất cả tầng lớp xã hội. Đại loại, ta nên có chính sách ưu đãi, trợ cấp an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, chăm lo phúc lợi xã hội cả cộng đồng..

Tôn giáo là một hiện tượng mang tính lịch sử, văn hóa, tâm linh. Dưới góc độ chức năng, tôn giáo có một số chức năngbản như: đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người, liên kết xã hội, một hệ thống giá trị, chuẩn mực để định hướng nhận thứchành vi con người. Cùng với quá trình phát triển của xã hội hiện đại, tôn giáo đang chuyển dần phạm vi hoạt động từ tập trung vào chức năng tâm linh, sang tham gia ngày càng tích cực hơn vào giải quyết các vấn đề xã hội như: phòng chống bạo lực, chiến tranh, tệ nạn xã hội, chăm sóc người bệnh hiểm nghèo,v.v…

Các hoạt động này đã hình thành một quan điểm tương đối mới gọi là "Tôn giáo xã hội". Biểu hiện của "tôn giáo xã hội" là "các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục của các tôn giáo". Nói cách khác, đó là "các hoạt động xã hội của tôn giáo". 

Việc tham gia của tôn giáo vào trong các hoạt động xã hộitừ thiện thực ra hoàn toàn không phải là một xu thế mới mà tồn tại như một truyền thống. Từ khi các tôn giáo mới ra đời, sinh họat tôn giáo được duyên lành trở thành một phong trào xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Với cách tiếp cận trên, giữa tôn giáo và chính sách xã hội đều có mục đích chung là hướng tới việc đem lại một đời sống tốt đẹp, sự công bằng xã hội cho con người, đặc biệt là những nhóm xã hội thiệt thòi hòa nhập xã hội. Tất nhiên, cơ sở để hình thành chức năng xã hội của tôn giáodựa trên niềm tin vào đấng Giáo chủhệ thống Giáo pháp thiêng liêng. Còn cơ sở để hình thành chính sách xã hội, bắt nguồn từ bản chất chế độ xã hội của một nhà nước, một quốc gia. Bộ phận cầm quyền khác nhau, các nhà nước có thể chế chính trị khác nhau có chính sách xã hội khác nhau, đưa đến các chính sách xã hộitôn giáo khác nhau. Ở Việt Nam ta, con người được chọn làm mục đích để phục vụ. Mục đích ấy xuất phát từ mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản là: “Đảm bảo phúc lợi đầy đủ và sự phát triển tự dotoàn diện của tất cả các thành viên trong xã hội”[2].

Trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện về kinh tế xã hội, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt là về kết quả thực hiện các chính sách xã hội. Đầu tư của Nhà nước cho các lĩnh vực xã hội ngày càng tăng, hiện chiếm trên 25% ngân sách Nhà nước, trong đó đặc biệt ưu tiên đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, giáo dục - đào tạo, dạy nghề cũng như các dịch vụ xã hội cơ bản khác. Nhà nước khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống giữa các vùng, các tộc người và các tầng lớp dân cư. Các chính sách xã hội được giải quyết theo tinh thần xã hội hóa, trong đó, Nhà nước đóng vai trò nòng cốt. Nhà nước cũng khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức tư nhân cá thể hay liên doanh cùng cộng đồng quốc tế tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Điều này đã được thể chế hóa một cách đồng bộ trong các văn bản luật pháp về các lĩnh vực xã hội để có những cơ chế mới tạo động lực cho mỗi người dân, các tổ chức - những thành phần của xã hội dân sự, có thể phát huy vai trò của mình trong việc tham gia vào giải quyết các vấn đề xã hội của địa phương và quốc gia.

Là một thực thể của đời sống xã hội, liên quan đến niềm tin thiêng liêng của một cộng đồng, thậm chí con số tham gia lên đến hàng triệu triệu người, tôn giáo luôn là một vấn đề lớn được tất cả các nhà nước quan tâm. Mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi nhà nước đều có một cách thức ứng xử khác nhau với tôn giáo.

Bước vào thời kỳ Đổi mới kể từ năm 1986, vấn đề tôn giáoViệt Nam đã có những thay đổi mới trong nhận thức và nội dung chính sách. 

Thật vậy, tôn giáovấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc nên ta cần phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo, động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo.. 

Trong thực tiễn, các tôn giáo đang tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động trong lĩnh vực từ thiện, nhân đạo. Họ chân thành thực hiện các hoạt động này dựa trên cơ sở đức tin, đạo đức tôn giáo được quy định trong giáo lý của tôn giáo mà mình là tín đồ. Do đó, người nghèo, trẻ em mồ côi, người tàn tật, người bị bệnh hiểm nghèo,v.v... được các tôn giáo giúp đỡ đã có đời sống vật chấttinh thần tốt hơn. Điều này có lợi cho Nhà nước và xã hội vì các tôn giáo đã tham gia chia sẻ một phần gánh nặng cho Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề xã hội

Từ Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 về các hoạt động tôn giáo đến Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004) đã có một bước phát triển lớn trong việc cho phép các tôn giáo được tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo. Nếu trong Nghị định 26 chưa có quy định cụ thể nào về vấn đề này thì trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Nhà nước đã khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo tham gia nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người nghèo, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân phong, tâm thần; hỗ trợ phát triển các cơ sở giáo dục mầm non và tham gia các hoạt động khác vì mục đích từ thiện, nhân đạo phù hợp với Hiến chương, Điều lệ của tổ chức tôn giáoquy định của pháp luật. Gần đây, Luật phòng chống HIV/AIDS cũng cho phép các tổ chức tôn giáo tham gia chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. Các quy định này đều xuất phát từ thực tiễn hoạt động từ thiện, xã hội của các tôn giáo trong thời gian qua, đặc biệt là các tổ chức từ thiện do Phật giáo lập ra nhằm chăm sóc, hỗ trợ người bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em mồ côi do bố, mẹ bị chết vì bệnh AIDS,v.v... 

Việc Nhà nước tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động từ thiện, nhân đạo của các tôn giáo đã cho phép các tôn giáo tham gia ngày càng tích cực hơn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, chia sẻ gánh nặng xã hội cho Nhà nước, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội.

II. Sự tham gia của Phật giáo trong việc giải quyết các vấn đề xã hội

Phật giáo từ khi du nhập vào Việt Nam luôn là một tôn giáo hoà bình và quan trọng hơn, Phật giáo luôn luôn gần gũi và gắn bó chặt chẽ với con người, với xã hội. Tinh thần này đã được Lục tổ của Thiền tông Trung Hoa là Huệ Năng khẳng định: “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thế mích bồ đề, thí như cầu thố giác” (Phật pháp tại thế gian, nếu bỏ thế gian này mà đi tìm chân lý giác ngộ thì chẳng khác nào như đi tìm lông rùa, sừng thỏ). Thực hiện lời dạy ấy, trong suốt tiến trình lịch sử, tăng ni Phật giáo Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chung vai, góp sức cho công cuộc đấu tranh giành độc lậpkiến thiết đất nước.

Đặc biệt, từ sau Cách mạng Tháng Tám thành công, tăng ni Phật giáo Việt Nam hơn lúc nào hết, càng ý thức được sự cần thiếtquyết tâm thực hiện lợi dạy của Lục tổ Huệ Năng, thực hiện chính sách đoàn kết giữa các tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi. Tăng ni Phật giáo Việt Nam đã dốc lòng cùng nhân dân cả nước tham gia, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựngbảo vệ Tổ quốc. Ngay từ thời kỳ lập quốc năm 1946, Tăng Ni, Phật tử đã hăng hái tham gia các phong trào tăng gia sản xuất để góp phần diệt giặc đói, phong trào bình dân học vụ, diệt giặc dốt, tham gia xây dựng chính quyền nhân dân các cấp. Từ sau khi thống nhất về tổ chức, năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra chủ trương phát triển trong giai đoạn mới là “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” cho phù hợp với sự phát triển của đất nước. 

Các phong trào, cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đều được Tăng Ni, tín đồ, Phật tử tham gia hưởng hứng mạnh mẽ. Trên thực tế có hàng trăm bà mẹ Việt Nam anh hùng, hàng chục nghìn trẻ mồ côi được nuôi dưỡng và giúp đỡ, hàng trăm ngôi nhà tình nghĩa được xây dựng từ sự quyên góp của hơn 14.000 cơ sở thờ tự Phật giáo trong cả nước. Những hành động ấy không chỉ chia sẻ và làm dịu bớt những thiệt hại, nhọc nhằn của người dân khi gặp khó khăn, hoạn nạn mà còn thể hiện đạo lý nghìn đời của người Việt Nam, thấm đẫm tinh thần từ bi, cứu khổ của đạo Phậtđạo lý dân tộc “lá lành đùm lá rách”. 

Cho đến nay, tính trên cả nước có 2.083 cơ sở hoạt động từ thiện, trong đó: Phật giáo có 1.076 cơ sở (126 Tuệ Tĩnh đường, nổi bật nhất là Tuệ Tĩnh đường ở TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận, Cà Mau, Vĩnh Long, với 115 phòng thuốc chẩn trị y học dân tộc hoạt độnghiệu quả, 950 lớp học tình thương với gần 20.000 người theo học). Tăng Ni, Phật tử cả nước cũng đã hăng hái tham gia các phong trào quyên góp cứu trợ đồng bào các tỉnh bị lũ lụt hàng chục tỷ đồng; hưởng ứng các phong trào đền ơn đáp nghĩa như mở trường học, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ các chiến sĩ biên phòng, hải đảo, thăm hỏi và động viên hỗ trợ các thương binh, bệnh binh, bệnh nhân nghèo khó tại các bệnh viện, trại phong, trại tâm thần, nhà dưỡng lão, ủng hộ quỹ bảo thọ, trợ cấp học bổng cho các học sinh, sinh viên nghèo hiếu học; đã xây dựng 12 trường tiểu học, mẫu giáo; ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa: 5,4 tỉ đồng; ủng hộnuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng: 2 tỉ 250 triệu đồng; trợ cấp học bổng: 2 tỉ 430 triệu đồng; nuôi dạy trẻ em và các cụ già cô đơn 5 tỉ 500 triệu đồng; xây dựng đường sá, cầu cống: 5 tỉ 850 triệu đồng; cứu trợ cho đồng bào nghèo và bị thiên tai: 52 tỉ 554 triệu đồng; đóng góp quỹ xoá đói, giảm nghèo: 6 tỉ 351 triệu đồng. Có thể nói, thành quả tốt đẹp của những hoạt động này đã góp một phần không nhỏ vào việc ổn định xã hội, xây dựng kinh tế, đồng thời khẳng định niềm tin của Phật giáo Việt Nam vào chế độ mới. 

Nhìn chung, trong hơn 2.000 năm qua, Phật giáo đã du nhập, bén rễ và phát triển trong xã hội Việt và trở thành một bộ phận của văn hoá tinh thần, góp phần tạo nên bản sắc dân tộc Việt Nam
 
 

[1] Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1998, tr.27.
[2] Lênin toàn tập, Tập 16. Nxb Tiến bộ, 1978, tr.293.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/05/2011(Xem: 7858)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.