10 - Tôi Đang Theo Con Đường Của Tôi

21/06/201012:00 SA(Xem: 8094)
10 - Tôi Đang Theo Con Đường Của Tôi

SỐNG CHẾT CỦA KRISHNAMURTI
MỘT TIỂU SỬ VIẾT BỞI MARY LUTYENS
THE LIFE AND DEATH OF KRISHNAMURTI
A BIOGRAPHY BY MARY LUTYENS
Lời dịch: Ông Không – Tháng 7-2009

 

10

 

Tôi đang theo con đường của tôi

 

S

au khi giải tán Order, Castle Eerde và tất cả đất đai của nó, ngoại trừ 400 mẫu mà trại được xây dựng, được trả lại Baron van Pallandt, trong khi tất cả đất đai ở Australia, và giảng đường trên bờ cảng Sydney, được trao trả cho những người trao tặng. Mặc dù mùa đông năm đó K đi đến Adyar cùng Mrs Besant, và để cho bà vui vẻ K duy trì một hòa hợp giả vờ với Theosophical Society, anh rút lui khỏi Society khi Mrs Besant hoạt động trở lại Esoteric Section khắp thế giới trước cuối năm. Dẫu vậy, tình thương yêu riêng lẫn nhau của họ không bao giờ bị dao động. Viết cho bà khi rời Ấn độ vào tháng hai năm 1930, anh nói: ‘Mẹ thương yêu riêng của con, con biết, và điều đó không đặt thành vấn đề với con, rằng C.W.L (Leadbeaters) chống đối cả con lẫn điều gì con đang nói, nhưng làm ơn đừng lo lắng về nó. Tất cả việc này đều không tránh khỏi và trong một cách nào đó lại cần thiết. Con không thể thay đổi và con nghĩ rằng họ sẽ không thay đổi và thế là xung đột. Không đặt thành vấn đề điều gì một triệu người nói hay không nói, con chắc chắn con là gì và con đang theo con đường của con.’

 Lúc này Leadbeater ở Sydney đang nói rằng, ‘Sắp đến đã sai lầm’; Arundale nói rằng ông sẽ chấp nhận K như ‘một tưởng nhớ trong các danh nhân của Theosophy nhưng không thêm nữa’; Raja nói rằng lời giảng của K là ‘một màu sắc khác trong quang phổ’; và Wedgwood nói rằng Mrs Besant ‘không ở trong tình trạng tinh thần bình thường’ khi bà nói ý thức của K được hòa hợp cùng ý thức của Chúa Maitreya và bà không đáng được tin cậy.37

Hàng trăm người bị đau khổ bởi sự giải tán Order. Một người trong số họ là Lady De La Warr, mà sẽ chết vào năm 1930. Miss Lodge vẫn trung thành với K cho đến khi cô chết năm năm sau. Người bị đau khổ nhất có thể là Lady Emily, không nhiều lắm bởi vì sự giải tán Order nhưng bởi vì sự tuyên bố của K rằng anh không muốn những người theo sau. Suốt mười tám năm Lady đã chờ đợi anh nói: ‘Hãy theo ta’, và bà sẽ vui mừng bỏ lại nhà cửa, chồng và gia đình; lúc này sự tồn tại của bà đã trở thànhmục đích. Bà đã viết trong tự truyện của bà, Candles in The Sun Những cây nến trong mặt trời: Krishna đã có thể thăng hoa tình yêu cá nhân nhưng tôi không thể. Không phải rằng anh không thương yêu, nhưng không một người nào cần thiết cho anh nữa. Anh đã đến được tình yêu vũ trụ. Như anh đã nói: “Tình yêu tinh khiết giống như hương thơm của đóa hoa hồng, trao tặng tất cả. Mặt trời không thèm quan tâm nó chiếu sáng trên người nào . . . Chất lượng của tình yêu trung thực, của tình yêu tinh khiết, không biết sự khác biệt nào như người chồng và người vợ, người con trai, người cha, người mẹ”.’ Lady Emily cảm thấy rằng điều này quá trừu tượng nên không thể giúp đỡ cho những con người đang phải sống trong thế giới cùng những trách nhiệm của gia đình – rằng thật ra, K đang trốn chạy khỏi cuộc sống. Bằng sự nhẫn nại vô biên anh cố gắng dẫn dắt Lady theo cùng, viết cho bà từ Ojai:

 

Con rất buồn khi mẹ cảm thấy theo cách đó về điều gì con nói. Trạng thái ngây ngất mà con cảm thấy là kết quả của thế giới. Con muốn hiểu rõ, con muốn chinh phục sự đau khổ, sự phiền muộn của phân ly và quyến luyến, chết, tiếp tục của sống, mọi thứ mà con người trải qua mỗi ngày. Con muốn hiểu rõchinh phục nó. Và con đã làm được. Vì vậy, trạng thái ngây ngất của con là trung thực và vô hạn, không phải một tẩu thoát. Con biết cách vượt khỏi sự đau khổ triền miên này và con muốn giúp đỡ con người ra khỏi bãi lầy của sự đau khổ này. Không, đây không là một tẩu thoát.

 

Bây giờ bà kể cho anh là bà cảm thấy đau khổ biết chừng nào khi làm cho anh thất vọng, từ điều đó anh trả lời: ‘Mẹ kính mến của con, con không ‘bị thất vọng’ về mẹ đâu – tại sao mẹ lại nói như vậy và chuyện gì khiến mẹ lại nói như vậy. Con biết mẹ đang trải qua những phiền muộn như thế nào, nhưng đừng lo lắng về nó . . . chỉ cần mẹ phải chuyển hướng sự tập trung của mẹ. Hãy nghĩ kỹ lại, người ta phải không có những niềm tin hay thậm chí những ý tưởng bởi vì họ là tất cả những loại hành động và phản ứng . . . nếu mẹ tỉnh táo, tự do khỏi những ý tưởng, những niềm tin vân vân trong ngay lúc này, vậy là mẹ có thể thấy vô hạn và sự trực nhận này là hân hoan.’ Nhưng bà còn bị hỗn loạn nhiều hơn bao giờ hết khi được bảo rằng bà phải không được có những niềm tin hay những ý tưởng.

Bây giờ những trại hàng năm tại Ommen và Ojai được mở cửa cho công chúng và cũng chẳng giảm đi số người tham dự, bởi vì những trại như thế lại đang thu hút một loại khán giả khác – người ta quan tâm điều gì K phải nói chứ không phải anh là gì. Đây là điều anh mong muốn nó. Lúc này anh ở tại Ommen, trong một cái chòi nhỏ bằng gỗ được dựng lên cho anh. (Nhiều người đã dựng lên những cái chòi như thế giữa rừng thông.) Những quà tặng và tiền bạc cho công việc của anh tiếp tục được tuôn vào. Rajagopal chăm sóc tất cả công việc tài chánh của anh, sắp xếp những chuyến đi cho anh và theo dõi sự ấn loát những nói chuyện của anh bởi Star Publishing Trust; Rajagopal cũng chủ biên tờ International Star Bulletin.

 Sau trại Ommen năm 1930, K đi cùng Rajagopal đến Athens, Constantinople và Bucharest, nơi anh được mời thực hiện những nói chuyện trước công chúng. Từ Athens anh viết cho Lady Emily: ‘Con chưa bao giờ trông thấy bất kỳ thứ gì đẹp đẽ, đơn giản, mạnh mẽ hơn The Partheon. Tổng thể của The Acropolis rất kinh ngạc, ngoạn mụcmọi thứ khác thuộc sự diễn tả của con người đều thô tục, tầm thường và hỗn loạn. Một ít người Hy lạp đó là những con người tuyệt vời làm sao.’ Từ trước đến nay chỉ những tác phẩm nghệ thuật đã gây xúc động cho anh là Winged Victory tại Louvre và một tượng bán thân bằng đá của Phật ở Boston Museum. (Anh đã viết một bài báo về tượng bán thân của Phật này trong tờ Herald tháng ba 1924.)

 Ở Bucharest anh có hai phỏng vấn riêng với Queen Mary của Roumania, một cháu gái của Queen Victoria, mà yêu cầu gặp anh tại cung điện. Anh cũng phải có cảnh sát hộ tống ở đó, ngày và đêm, bởi vì vài sinh viên Thiên chúa giáo theo chủ nghĩa quốc gia đã đe dọa giết anh. Anh coi những đề phòng của cảnh sát như một trò đùa lố bịch. Vào tháng giêng và tháng hai năm 1931, anh nói chuyện ở YugoslaviaBudapest; bất kỳ nơi nào anh đi, anh đều thực hiện những phỏng vấn riêng cũng như những nói chuyện trước công chúng.

 Tại một nói chuyện trước công chúngLondon vào tháng ba, người ta có thể nhận thấy một phát triển tinh tế trong lời giảng của K và một thay đổi trong phong cách nói của anh:

Trong mọi sự vật, trong tất cả những con người, có tổng thể, sự trọn vẹn của sống . . . Qua từ ngữ trọn vẹn tôi có ý nói sự tự do của ý thức, sự tự do khỏi tánh cá thể. Sự trọn vẹn đó mà hiện diện trong mọi thứ không thể phát triển: nó là tuyệt đối. Nỗ lực để đạt đượcvô ích, nhưng nếu bạn có thể nhận ra rằng Chân lý, hạnh phúc, hiện diện trong tất cả mọi thứ và rằng sự nhận ra Chân lý đó chỉ xảy ra qua sự loại bỏ, vậy thì có một hiểu rõ không-thời gian. Đây không là một tiêu cực.

 

Hầu hết mọi người đều sợ hãi không là gì cả. Họ gọi nó là tích cực khi họ đang tạo ra nỗ lực, và gọi nỗ lực đó là đạo đức. Nơi nào có nỗ lực, nó không là đạo đức. Đạo đức là không-nỗ lực. Khi bạn là không là gì cả, bạn là tất cả mọi thứ, không phải bằng cách phóng đại, không phải bằng cách củng cố ‘cái tôi’, cá tính, nhưng bằng cách làm tiêu tan liên tục của ý thức đó mà tạo ra quyền hành, tham lam, ganh ghét, quan tâm sở hữu, tự phụ, sợ hãiđam mê. Bằng cách liên tục tỉnh táo nhìn lại về chính mình bạn trở nên hoàn toàn tỉnh thức, và vậy là bạn giải thoát cái trí và quả tim và biết sự hòa hợp, mà là sự trọn vẹn.38

 

Như anh đã viết cho Raja, khi một phóng viên hỏi anh liệu anh là đấng Christ, anh trả lời: ‘Đúng, trong ý nghĩa thuần túy nhưng không trong ý nghĩa đã được chấp nhận, theo truyền thống của từ ngữ đó.’ Sau đó anh kể cho Lady Emily: ‘Mẹ biết, thưa mẹ, con không bao giờ phủ nhận nó (là Thầy Thế giới), con chỉ nói rằng không đặt thành vấn đề con là gì hay là ai nhưng họ nên tìm hiểu con nói gì mà không có nghĩa rằng con phủ nhận là Th. T.G.’ Anh sẽ không bao giờ phủ nhận nó.

Vào tháng tám tin tức báo rằng, Jadu, người vẫn còn ở nước Mỹ năm đó, đã chết vì một đột quy. Cái chết của anh gây xúc động mạnh cho K mà cảm thấy rất gần gũi anh. Sau nhiều chuyến đi lại, và trại Ommen, K quay lại, kiệt sức, đến Ojai vào tháng mười, quyết định nghỉ ngơi hoàn toàn thay vì đi Ấn độ. Bây giờ gia đình Rajagopal có một bé gái, Radha mà K dành hết thời gian cho cháu. Khi gia đình đi đến Hollywood, nơi Rajagopal sẽ giải phẫu amidan, lần đầu tiên trong sống của anh K được hoàn toàn một mình. Anh viết cho Lady Emily vào ngày 11 tháng mười hai từ Pine Cottage, nơi anh đang sống trong khi gia đình Rajagopal vắng mặt: ‘Một mình như thế này của con đã cho con cái gì đó kỳ diệu, và nó chính xác là cái gì con cần. Mọi thứ đã xảy ra, từ trước đến nay trong sống của con, tại ngay thời điểm đúng đắn. Cái trí của con thật tĩnh lặng nhưng được tập trung và con đang nhìn ngắm nó giống như một con mèo rình một con chuột. Con đang tận hưởng sự cô đơn này và con không thể diễn tả nó thành những từ ngữ điều gì con đang cảm thấy. Nhưng con cũng không đang lừa dối mình nữa. Trong ba tháng kế tiếp, hay lâu đến chừng nào con muốn, con sẽ thực hiện điều này. Có thể con không bao giờ hoàn thành được nó nhưng con muốn kết thúc tất cả những giả tạo mà con có.’ Anh viết thêm rằng khi gia đình Rajagopal trở về anh sẽ dùng những bữa ăn trong ngôi nhà nhỏ trên một cái khay. Dường như đã từ thời gian sống một mình này nên K hầu như mất hết ký ức về quá khứ của anh. Điều này phù hợp với lời giảng sau của anh rằng ký ức, ngoại trừ những mục đích thực tế, là một gánh nặng không nên được mang theo từ ngày này sang ngày sau.

Chỉ từ những lá thư viết cho Lady Emily của K chúng ta mới biết điều gì đó về trạng thái cái trí của anh vào đầu những năm 1930. Vào tháng ba năm sau anh viết cho bà: ‘Con đang cố gắng xây một cái cầu cho những người khác đi qua, không phải tách khỏi sống nhưng để có phong phú nhiều hơn của sống . . . Con càng suy nghĩ về điều gì con đã ‘nhận ra’ nhiều bao nhiêu, con càng sắp xếp nó và giúp đỡ xây một cái cầu rõ ràng hơn nhưng việc đó phải mất thời gian và sự thay đổi liên tục của những cụm từ, để cho ý nghĩa trung thực. Mẹ không biết được khó khăn đến chừng nào khi diễn tả cái không thể diễn tả được và điều gì được diễn tả không là sự thật.’ Suốt sống của anh, anh tiếp tục cố gắng diễn tả cái không thể diễn tả được trong những từ ngữ và những cụm từ khác nhau.

Thay vì ủng hộ K, Lady Emily chỉ trích anh rất nhiều, viết cho anh điều gì nhiều người không ngần ngại suy nghĩ và nói sau lưng anh mà không đủ can đảm để nói trước mặt. Ví dụ vào tháng chín năm này, bà viết:

 

Dường như con bị ngạc nhiên khi người ta không hiểu rõ con nhưng mẹ phải bị ngạc nhiên nhiều hơn nếu họ hiểu rõ! Rốt cuộc, con đang đảo lộn mọi thứ mà họ luôn luôn tin tưởng – lật đổ những nền tảng của họ và đặt trong vị trí của nó một trừu tượng mơ hồ. Con nói về điều gì mà chính con nói là không thể diễn tả được – và không thể hiểu rõ được cho đến khi được khám phá cho chính người ta. Vậy thì làm thế nào con chờ đợi người khác hiểu rõ? Con đang nói từ một kích thước khác và đã hoàn toàn quên bẵng sống trong một thế giới ba kích thước là như thế nào . . . Con đang cổ vũ một hủy diệt toàn bộ của cái tôi cho mục đích đạt được cái gì đó mà con không thể biết cho đến khi con đạt được nó! Theo tự nhiên người ta thích những cái tôi của họ mà họ có biết chút ít nào đó . . . Không có vấn đề nào của con ngườiý nghĩa bất kỳ điều gì đối với con bởi vì con không còn cái tôi, và sự trừu tượng của con về hạnh phúc không có ý nghĩa gì đối với con người vẫn còn ham muốn sống trong thế giới như họ biết nó.39

 

Vào cùng ngày khi bà đang viết lá thư này, anh cũng đang viết cho bà, trong một chuyến đi quanh nước Mỹ: ‘Con được ngập tràn cái gì đó lạ thường. Con không thể kể cho mẹ bằng những từ ngữ nó giống như cái gì, một hân hoan đang sôi sùng sục, một tĩnh lặng sinh động, một tỉnh táo mãnh liệt giống một ngọn lửa đang cháy . . . Con đang dùng bàn tay để chữa bệnh, hai hay ba trường hợp, và yêu cầu họ đừng nói cho ai bất kỳ điều gì về nó và công việc chữa bệnh đã tiến triển khá tốt. Một phụ nữ đang bị mù và con nghĩ sẽ sáng mắt lại.’

Không nghi ngờ gì cả, K đã có quyền năng chữa bệnh nào đó nhưng anh luôn luôn rất kín đáo về điều đó bởi vì anh không muốn mọi người đến cùng anh như một người chữa bệnh thuộc thân thể. Khi trả lời một câu hỏi tại một gặp gỡ, anh đã trả lời:

 

Mẹ muốn có ai hơn: một Người Thầy mà sẽ chỉ cho mẹ cách giữ gìn vĩnh cửu tổng thể hay một người mà sẽ trong nhất thời chữa trị những vết thương của mẹ? Những phép lạ là trò chơi lôi cuốn trẻ con. Những phép lạ đang xảy ra hàng ngày. Những bác sĩ đang thực hiện những phép lạ. Nhiều người bạn của con là những người chữa trị tâm linh. Nhưng mặc dù họ có lẽ chữa trị được thân thể, nếu họ không biến cái trí và quả tim thành tổng thể, bệnh tật sẽ quay lại. Con quan tâm đến sự chữa trị tâm hồn và cái trí, không phải với thân thể. Con khẳng định rằng không Người Thầy Vĩ đại nào sẽ thực hiện một phép lạ, bởi vì việc đó sẽ là một phản bội Chân lý.40

 

Trong thời thanh niên của anh, K chắc chắn đã có những quyền năng siêu nhiên mà anh có thể phát triển; thay vì vậy, anh cố ý kiềm chế chúng. Khi mọi người đến nhờ anh giúp đỡ anh không muốn biết nhiều về họ ngoại trừ những điều họ sẵn lòng bộc lộ cho anh. Anh nói, hầu hết mọi người đến gặp anh đều mang một cái mặt nạ; anh hy vọng họ sẽ cởi bỏ nó; nếu không, anh sẽ phải cố gắng nhìn phía sau nó giống như đọc những lá thư riêng tư của họ.41

Từ trước cho đến khi xảy ra chiến tranh, sống của K là đi, đi, đi, thực hiện những nói chuyện và những phỏng vấn riêng bất kỳ nơi nào anh đến, với những lần nghỉ ngơi giữa những chuyến đi tại Ojai. Anh nhờ Lady Emily gửi cho anh tên của bất kỳ quyển sách nào nói về những vấn đề đương thời và cũng cả The New Statesman and Nation Quốc gia và Chính khách Mới. Bà đã thực hiện việc này nhưng anh thực sự không có thời gian để đọc bất kỳ quyển sách nào cả ngoại trừ những quyển truyện trinh thám, anh còn có một đống thư từ và sửa chữa những nói chuyện của anh trước khi xuất bản mà anh đang làm vào thời gian đó. Mọi nơi anh đi anh có được những kết giao mới, những bạn bè mới, nói chuyện với mọi thành phần, có được những hiểu biết quý báu về điều gì đang xảy ra trong thế giới hơn bất kỳ quyển sách nào.

 Vào tháng mười một năm 1932 anh đi cùng Rajagopal đến Ấn độ. Mrs Besant bị bệnh và giảm trí nhớ rất mau lẹ, nhưng bà thu xếp để có mặt tại Hội nghị Theosophy ở Adyar, mà Leadbeater cùng K đều tham dự. K đã có một nói chuyện lâu với Raja như anh kể cho Lady Emily: ‘Tất cả họ đều thuộc lòng một cụm từ – anh theo con đường của anh và chúng tôi theo con đường của chúng tôi nhưng chúng ta sẽ gặp nhau . . . Con tin rằng họ đã không muốn con có mặt ở đây. Có một phản kháng rõ rệt . . . Adyar đẹp lắm nhưng con người ở đó lại chết rồi.’

 Sau Hội nghị anh đi quanh Ấn độ, quay lại Adyar vào tháng năm 1933, nơi anh gặp Mrs Besant lần cuối cùng trên đường quay lại Châu âu của anh. Bà có nhận ra anh và rất thương yêu. (Bà chết vào ngày 20 tháng chín.)[1] K sẽ không quay lại Bộ Chỉ huy Theosophy suốt bốn mươi bảy năm.

 Lần kế tiếp K và Rajagopal đến Adyar, ba tháng sau cái chết của Mrs Besant, lần đầu tiên họ ở tại Vasanta Vibar, 64 Greenways Road, một ngôi nhà vừa được xây dựng như Bộ Chỉ huy Ấn độ của K, với sáu mẫu đất. Nó ở trên phía bắc của sông Adyar, trái lại khu đất của Theosophical Society (260 mẫu) ở trên phía nam, trải dài đến biển. Vasanta Vibar là một ngôi nhà còn lớn hơn K đã mong muốn, và Lady Emly khiển trách K vì đã xây dựng nó quá gần khu của Theosophy. Anh trả lời rằng anh và Rajagopal đã cân nhắc Madras là nơi tốt nhất cho ‘ấn loát, con người, công nhân vân vân’, và đây là mảnh đất duy nhất mà họ có thể tìm được. ‘Chúng con không có chống đối gì với The T.S. và những giáo lý của nó,’ anh thêm vào, ‘Con không đang chống lại họ nhưng chống lại những ý tưởng, những lý tưởng của thế giới.’ Anh nài nỉ Lady Emily, trong cùng lá thư này, phê bình anh càng nhiều càng tốt: ‘người ta càng phê bình nhiều bao nhiêu chúng ta càng hiểu rõ lẫn nhau nhiều bấy nhiêu.’ Bà lợi dụng câu này nên không bao giờ ngừng phê bình anh, mặc dù những lá thư của bà cũng luôn luôn đầy thương yêu anh.

 Trong chuyến thăm Ấn độ này, K lái xe đến Rishi Valley, cách Madras 170 dặm về hướng tây, nơi, ta có thể nhớ lại, là đất đã được mua cho công việc của K năm 1928. J. V. Subba Rao là Hiệu trưởng đầu tiên của trường giáo dục nam nữ chung đã mở ở đó, và sẽ duy trì như thế được ba mươi năm trong khi trường phát triển và hưng thịnh. Suốt chuyến thăm của K, anh nói chuyện với những giáo viên năm tiếng đồng hồ mỗi ngày.

 Giáo dục là một trong những quan tâm đam mê nhất của K suốt sống của anh. Anh luôn thương yêu trẻ em và cảm thấy rằng nếu các em có thể được nuôi dưỡng để nở hoa trọn vẹn mà không có những thành kiến, những tôn giáo, những học thuyết thuộc truyền thống, chủ nghĩa quốc gia và sự ganh đua, có lẽ có hòa bình trong thế giới. Nhưng tìm những giáo viên ở đâu? Để một người trưởng thành cởi bỏ sự quy định của anh ấy chắc chắn còn khó khăn hơn để một đứa trẻ duy trì không bị quy định. Nó sẽ có nghĩa một tự-thay đổi hoàn toàn. Từ bỏ những thành kiến của người ta là hoàn toàn từ bỏ cá tính của người ta, luôn luôn nhớ rằng đối với K những lý tưởng như là chủ nghĩa ái quốc, chủ nghĩa anh hùng và sự trung thành trong tôn giáo đều là những thành kiến. Trong lãnh vực giáo dục này, có một bất bình thường trong K. Anh mong đợi những trường học mà anh sáng lập đạt được ‘sự xuất sắc về học vấn’ mà không có sự ganh đua. Điều này có lẽ có thể được nếu phụ huynh không đòi hỏi con cái của họ có những bằng cấp đại học; đặc biệtẤn độ, một bằng cấp rất cần thiết khi muốn có một việc làm tốt.

Những nói chuyện ở AustraliaNew Zealand xảy đến vào đầu năm 1934. Báo chí Australia rất thân thiện; không phải những hội viên Theosophy. Leadbeater vừa chết ở Perth, trên đường từ Adyar trở về nơi ông tham dự lễ tang của Mrs Besant. K tình cờ có mặt ở Sydney khi thân thể của ông được gửi đến để hỏa thiêu và anh viết cho Lady Emily rằng anh đến lễ tang nhưng ở bên ngoài nhà nguyện. ‘Những người ở Manor bị bối rối bởi cái chết của ông, và đang thắc mắc ai sẽ bảo cho họ khi họ nhận những bậc (trên Con đường) vì ông đã chết rồi.’ Ở New Zealand thậm chí báo chí còn thân thiện hơn. Tuy nhiên, anh không được phép nói trên đài phát thanh bởi vì anh là ‘chống-tôn giáo’. ‘Bernard Shaw, đang viếng thăm nơi đó, nói với mọi người rằng đó là một tai tiếng vì con là một Người Thầy tôn giáo vĩ đại. Ông viết cho con về nó. Bất hạnh thay con không gặp ông. Con có những gặp gỡ tuyệt vời và nhiều lý thú. Con nghĩ bạn bè ở đó sẽ theo đuổi nó.’

 Trở lại Ojai vào năm đó, K bắt đầu học tiếng Tây ban nha tại một khóa Liguaphone để chuẩn bị cho một chuyến đi quanh Nam Mỹ đã được sắp xếp sẵn cho anh. Anh đã không mất đi sự hăng hái ngây ngất của anh; anh viết cho Lady Emily vào tháng mười một: ‘Con đang tràn đầy tình yêu bao la, bất kỳ từ ngữ nào người ta muốn đặt cho nó. Con được thẩm thấu đầy sáng suốt, đầy thông minh. Trạng thái đó rất kinh ngạc và thật xuẩn ngốc khi diễn tả nó bằng những từ ngữ, vì khi đó nó sẽ trở thành sáo rỗng. Mẹ hãy tưởng tượng trạng thái cái trí của cái người đã viết Bài hát của những Bài hát, trạng thái đó của Đức Phật và Chúa Jesus, và mẹ sẽ hiểu rõ trạng thái của con là gì, Nghe ra có vẻ khoa trương nhưng không phải vậy – thật đơn giản và thật hủy diệt.’

 Khi viết lá thư này chắc chắn anh có phản ứng lại lá thư Lady Emily đã gửi cho anh vào tháng tám:

 

Làm sao mẹ biết rằng điều mẹ không tìm được chỉ là một tẩu thoát? Mẹ không thể đối diện sống như nó là – trong tất cả xấu xa của nó – mẹ luôn luôn được bao bọc trong lớp len bằng bông – nói bóng gió – mẹ luôn luôn chạy trốn những xấu xa bằng cách bay đến những nơi đẹp nhất. Mẹ luôn luôn ‘đang lẩn trốn’. Mẹ đã tìm được nơi tẩu thoát mà cho mẹ sự ngây ngất – nhưng tất cả mọi huyền bí của tôn giáo đều như vậy . . . Làm thế nào con, như một người ngoài cuộc, lại có thể biết rằng mẹ đúng đắn hơn bất kỳ người nào khác mà nói rằng họ đã đạt được ngây ngất – Thượng đếChân lý vân vân? (Không có trả lời cho lá thư này.)

 

Sau ba nói chuyện ở New York vào đầu năm 1935, và ở lại một khoảng thời gian cùng vài người bạn cũ, Robert Logan và người vợ của ông Sarah, mà có một ngôi nhà và một bất động sản lớn, Sarobia, gần Philadelphia, vào ngày 3 tháng ba K cùng Rajagopal khởi hành đi Rio de Janeiro. Đây là nơi đầu tiên của chuyến đi tám tháng quanh Nam Mỹ, trong đó anh tổ chức những nói chuyện ở Brazil, Uruguay, Argentina, Chile và, trên đường về, Mexico City.42

 Hàng trăm người tham dự những nói chuyện này không thể hiểu anh bởi vì anh chỉ nói bằng tiếng Anh, tuy nhiên rõ ràng họ ngồi nghe như ‘bị mê hoặc’. Anh bắt đầu mỗi nói chuyện bằng cách tuyên bố rằng anh không phụ thuộc vào bất kỳ giáo phái tôn giáo hay đảng phái chính trị nào: ‘Niềm tin có tổ chức là một cản trở to lớn,’ anh nói, ‘đang phân chia con người chống lại con người . . . điều gì tôi muốn làm là giúp đỡ các bạn, cá thể, để vượt qua con suối của đau khổ, hỗn loạnxung đột và đến được hạnh phúc trọn vẹnvô cùng.’

 Công chúng biết đến anh rất nhiều ở Montevideo (nơi anh được yêu cầu nói chuyện bởi Bộ trưởng Giáo dục) và Buenos Aires, với những hình ảnh của anh và những chương trình phát thanh, đến độ anh không khi nào có thể ra ngoài mà không thu hút một số đông người theo sau. Cùng lúc, nhiều bài báo chống đối được xuất bản trong những tờ báo Thiên chúa giáo và những nỗ lực được thực hiện bởi những người Thiên chúa giáo để yêu cầu trục xuất anh. K rất ngạc nhiên khi có quá nhiều sự quan tâm và nhiệt thành như thế. Nhưng đối với anh thời gian hứng thú nhất của chuyến đi là chuyến bay một tiếng hai mươi phút qua dãy núi Andes trong chiếc máy bay hai động cơ Douglas (chuyến đi máy bay đầu tiên của anh) mà anh vô cùng thích thú, mặc dù anh đã được báo trước rằng nó là ‘chuyến bay nguy hiểm nhất trong thế giới’.

 Tại một trong những nói chuyện của anh, anh đưa ra lời tuyên bố trước công chúng lần đầu tiên về tình dục khi trả lời câu hỏi: ‘Thái độ của anh đối với vấn đề tình dục, mà có một vai trò quan trọng như thế trong đời sống hàng ngày của chúng ta là gì?’ Anh trả lời:

 

Nó đã trở thành một vấn đề bởi vì không có tình yêu. Khi chúng ta thực sự thương yêu không có vấn đề, có một thích nghi, một hiểu rõ. Chỉ khi nào chúng ta mất đi ý thức của thương yêu thực sự, tình yêu thăm thẳm đó mà trong nó không có ý thức của chiếm hữu, vậy thì lúc đó mới nảy sinh vấn đề của tình dục. Chỉ khi nào chúng ta hoàn toàn nhượng bộ cho thuần túy cảm giác, vậy thì lúc đó mới có nhiều vấn đề liên quan đến tình dục. Bởi vì đa số con người đã mất đi niềm hân hoan của suy nghĩ sáng tạo, tự nhiên họ sẽ hướng về cảm giác của tình dụctrở thành một vấn đề, gặm mòn những quả tim và những cái trí của họ. 

 

K phải mất nhiều thời gian để hồi phục sức khỏe của anh, nghỉ ngơi tại Ojai và tại Villars ở Switzerland, sau khi bị mệt nhoài bởi chuyến đi này (anh chỉ còn cân nặng ít hơn 112 lbs tại cuối chuyến đi). Tuy nhiên, anh cũng vừa đủ sức khỏe để đi đến Ấn độ cùng Rajagopal vào mùa đông năm 1936 nơi anh có những nói chuyện trong vườn của Vasanta Vihar. Raja, người vẫn còn thân thiện với K cho đến khi anh ấy chết năm 1953, bất kể những khác biệt của họ, đến gặp anh nhiều lần. ‘Người tuyệt vời trong những người bạn cũ này,’ K viết cho Lady Emily vào đầu năm 1937, ‘Vật kết tinh không là tiến trình của một ngày. Cần có một tỉnh thức không chọn lựa, kiên định. Con xúc độngthẩm thấu trọn vẹn cùng nó.’

‘Tỉnh thức không chọn lựa’ là những từ ngữ mà K sẽ sử dụng thường xuyên sau này. Lady Emily không hiểu chúng và chúng thực sự cần đến sự giải thích rõ ràng nào đó. Chọn lựa hàm ý điều khiển, một hành động của ý chí. Như K đã giải thích nó, K đang nói về trạng thái tỉnh thức từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc của tất cả mọi sự việc đang xảy ra bên trong người ta mà không có bất kỳ nỗ lực nào để thay đổi hay điều khiển nó. Nó là một vấn đề của sự quan sát thuần túy, của nhìn ngắm, mà sẽ dẫn đến tự-thay đổi không nỗ lực.

K bị kinh hoàng bởi những điều kiện tồi tệẤn độ thời gian đó, tình trạng nghèo đói, đau khổhận thù khủng khiếp đang tồn tại mà những người Ấn độ tin tưởng rằng nó có thể được giải quyết bởi chủ nghĩa quốc gia. ‘Chúng ta phải tìm ra những con người mới mẻ (cho công việc của anh) và điều này khó khăn cực kỳ. Chúng ta phải bắt đầu ở đây như thể không việc gì đã xảy ra ở đây suốt mười năm vừa qua.’ K khẳng định rằng không có sự đổi mới xã hội nào sẽ chấm dứt được sự đau khổ của con người, con người sẽ luôn luôn thay đổi bất kỳ hệ thống mới nào vào điều gì chính họ đã là; xuyên suốt lịch sử mỗi phong trào cách mạng không tưởng đã trở lại nguyên thể sự trật tự cũ của mọi sự việc sự vật, bởi vì những con người trong chính họ đã không thay đổi gì cả; xã hội thuộc bất kỳ loại nào là kết quả của cá thểcá thể là kết quả của xã hội; cá thể là bạn và tôi; xã hội không thể thay đổi được từ phía bên ngoài; nó có thể thay đổi được chỉ bằng cách thay đổi toàn diện con người, bởi mỗi người chúng ta, bên trong chính chúng ta.

 



[1] George Arundale trở thành Chủ tịch kế tiếp của của Theosophical Society và, khi ông chết năm 1945, ông được kế tục bởi Raja, mà giữ chức vụ đó cho đến một vài tháng trước khi ông chết năm 1953.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2013(Xem: 17168)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.