- Lời Cảm Ơn
- Lời Giới Thiệu
- 1 - Cậu Bé Krishna Là Ai?
- 2 - Một Quyền Năng Lạ Thường
- 3 - Tại Sao Họ Đã Chọn Con?
- 4 - Con Không Bao Giờ Có Thể Thực Hiện Được Ước Mơ Của Con
- 5 - Thẩm Thấu Thượng Đế
- 6 - Có Một Cô Đơn
- 7 - Một Mơ Tưởng Cũ Là Chết Rồi
- 8 - Sự Rối Loạn Liên Tục Bên Trong
- 9 - Tôi Từ Chối Là Cái Nạng Của Bạn
- 10 - Tôi Đang Theo Con Đường Của Tôi
- 11 - Một Ngây Ngất Thăm Thẳm
- 12 - Vào Nhà Của Chết
- 13 - Sự Kết Thúc Của Đau Khổ
- 14 - Những Lý Tưởng Là Những Điều Tàn Nhẫn
- 15 - Tương Lai Là Ngay Lúc Này
- 16 - Một Đối Thoại Với Chết
- 17 - Cái Trí Trống Không
- 18 - Kết Thúc Cái Đã Được Biết
- 19 - Em Phải Gấp Lên Để Hiểu Rõ
- 20 - Sống Của Tôi Đã Được Định Sẵn
- 21 - Thế Giới Của Sáng Tạo
- 22 - Trống Không Vô Hạn Đó
- 23 - Bộ Não Không Thể Hiểu Rõ
- Ghi Chú
SỐNG CHẾT
CỦA KRISHNAMURTI
MỘT TIỂU SỬ VIẾT BỞI MARY LUTYENS
THE LIFE AND DEATH OF KRISHNAMURTI
A BIOGRAPHY BY MARY LUTYENS
Lời dịch: Ông Không – Tháng 7-2009
15
Tương lai là ngay lúc này
H |
ai quyển sách nữa được viết bởi K được xuất bản vào năm 1973, trước thời gian đó trên thực tế những quyển sách của anh đã không còn được phê bình trong báo chí, dẫu vậy chúng tiếp tục được bán rất chạy. Người ta có thể hiểu rõ sự khó khăn khi phê bình chúng, tuy nhiên, John Stewart Collis, người không biết K, chấp nhận sự thách thức khi ông phê bình quyển sách mỏng đầu tiên, Beyond Violence Vượt khỏi Bạo Lực, cho tờ Sunday Telegraph tháng ba năm 1973:
Muốn trong sáng lại rất cần thiết phải trong sáng. Điều này vô cùng hiếm hoi trong những nghệ thuật. Trong lãnh vực của tư tưởng thuộc đạo đức-triết học-tôn giáo, nó không bao giờ được tìm thấy. J. Krishnamurti luôn luôn trong sáng, ông luôn luôn gây sửng sốt. Tôi nghi ngờ liệu một câu nói rập khuôn nào đã có lần thốt qua miệng ông.
Ông cũng rất khó hiểu. Không phải bởi vì ông luôn luôn sử dụng một từ ngữ dài nhưng bởi vì ông không tin tưởng ‘niềm tin’. Điều này phải gây kinh hoàng cho những người phụ thuộc vào những chủ nghĩa và những học thuyết. Ông tin tưởng Tôn giáo, trong ý nghĩa cơ bản của từ ngữ đó, nhưng không trong những tôn giáo hay trong bất kỳ những hệ thống của tư tưởng nào.
Tiêu đề phụ của quyển Beyond Violence là ‘Những ghi lại Trung thực của những nói chuyện và những Bàn luận ở Santa Monica, San Diego, London, Brockwood Park, Rome’. Đầu tiên Krishnamurti thực hiện một nói chuyện và tiếp theo trả lời những câu hỏi. Những câu hỏi đều thông thường, nhưng câu trả lời không bao giờ thông thường. ‘Niềm tin trong sự hợp nhất của tất cả những sự vật, không giống như con người có niềm tin trong sự phân chia của tất cả những sự vật hay sao?’
‘Tại sao bạn muốn tin tưởng sự hợp nhất của những con người? – chúng ta không hợp nhất, đó là một sự kiện. Tại sao bạn muốn tin tưởng điều gì đó mà là không-sự kiện? Có toàn vấn đề của niềm tin này, chỉ cần suy nghĩ, bạn có những niềm tin của bạn và một người khác có những niềm tin của anh ấy; và chúng ta chiến đấu và giết chết lẫn nhau vì một niềm tin.’
Lại nữa:
‘Khi nào chúng ta nên có những trải nghiệm tâm linh?’
‘Không bao giờ! Bạn biết có những trải nghiệm tâm linh là gì không? Muốn có trải nghiệm tâm linh, bạn phải chín chắn lạ thường, nhạy cảm lạ thường, và thông minh lạ thường; và nếu bạn thông minh lạ thường, bạn không cần trải nghiệm tâm linh.’
Trọng tâm của quyển sách này đề cập đến sự thay đổi chính chúng ta, để vượt khỏi bạo lực đang lan tràn khắp mọi nơi:
‘Được tự do khỏi bạo lực hàm ý sự tự do khỏi mọi thứ mà con người đã áp đặt vào một người khác, niềm tin, tín điều, nghi lễ, quốc gia của tôi, quốc gia của bạn, thượng đế của tôi, thượng đế của bạn, quan điểm của tôi, quan điểm của bạn.’
Làm thế nào đạt được sự tự do này? Tôi vô cùng xin lỗi, nhưng tôi không thể đưa ra thông điệp của Krishnamurti trong một câu ngắn gọn. Bạn phải đọc sách của K. Hành động một mình đọc sách của ông tạo ra một thay đổi trong người đọc. Một đầu mối: thay thế cho suy nghĩ là hành động của chú ý – năng lượng để nhìn.
Quyển thứ hai, The Awakening of Intelligence Sự Thức dậy của Thông minh, là một quyển rất dài, được biên tập bởi George và Cornelia Wingfield – Digby với mười bảy hình ảnh của K được chụp bởi Mark Edwards. Từ đầu những năm 1930 qua trên ba mươi năm, K đã khước từ sự chụp ảnh. Khi anh bớt nghiêm khắc vào năm 1968 một người chụp ảnh tự do, Mark Edwards, vừa tốt nghiệp trường nghệ thuật, tình cờ xin phép chụp ảnh anh. Từ đó trở đi Mark đã tạo được một tên tuổi cho chính anh ấy bởi những bức ảnh của Thế giới Thứ ba và đã làm nhiều công việc nhiếp ảnh cho Krishnamurti Foundation. (Sau này K được chụp bởi Cecil Beaton và bởi Karsh of Ottawa.)
The
Awakening of Intelligence chứa đựng những phỏng vấn bởi nhiều người khác
nhau, gồm cả ‘Những đối thoại giữa Krishnamurti và Jacob Needleman’, Giáo sư
Triết học tại San Francisco State College, ‘Những đối thoại giữa Krishnamurti
và Swami Ventakesananda’, ‘Những đối thoại với Alain Naudé’ và một đối thoại
với Giáo sư David Bohm, người tại thời gian đó là Prof Vật lý lý thuyết tại
Birkbeck College, London University. David Bohm đã là một người bạn của
Einstein tại
Trong đối thoại đầu tiên của anh với Prof Needleman, K nhấn mạnh sự quan trọng phải loại bỏ tất cả những quy định thuộc tôn giáo: ‘Người ta phải loại bỏ tất cả những hứa hẹn, tất cả những trải nghiệm, tất cả những khẳng định huyền bí. Tôi nghĩ người ta phải bắt đầu như thể người ta tuyệt đối không biết gì cả.’ Needleman ngắt lời, ‘Việc đó khó quá.’ ‘Không, thưa bạn, tôi không nghĩ việc đó khó khăn. Tôi nghĩ nó chỉ khó khăn cho những người đã nhét đầy vào họ hiểu biết của những người khác.’ Và tiếp theo trong bàn luận, K nói, ‘Tôi không đọc bất kỳ những quyển sách tâm lý, triết học, tôn giáo nào; người ta có thể tự thâm nhập vào chính người ta tại chiều sâu thăm thẳm và phát giác mọi thứ.’ Đó là điều cơ bản cho lời dạy của K – rằng sự hiểu rõ tổng thể về sống có thể được khám phá trong chính người ta, bởi vì, như anh đã nói tại một trong những đối thoại của anh với Alain Naudé: ‘Thế giới là tôi và tôi là thế giới, ý thức của tôi là ý thức của thế giới, và ý thức của thế giới là tôi. Vì vậy khi có trật tự trong con người có trật tự trong thế giới.’
Trong những đối thoại của anh với Swami, K xác định quan điểm của anh về những đạo sư. Trong trả lời của anh cho câu hỏi của Swami, ‘Bây giờ theo ông, vai trò của đạo sư là gì, một người thầy hay một người đánh thức?’, K trả lời, ‘Thưa bạn, nếu bạn đang sử dụng từ ngữ guru đạo sư trong ý nghĩa cổ điển của nó mà là người xua đuổi sự tối tăm, sự dốt nát, liệu một người khác, dù anh ấy là bất kỳ ai, được khai sáng hay ngu dốt, có thể thực sự giúp đỡ xua đuổi sự tối tăm trong chính người ta?’ Tiếp theo Swami hỏi, ‘Nhưng Krishnaji, ông không chấp nhận rằng sự vạch ra là cần thiết hay sao?’ Điều này K trả lời, ‘Vâng dĩ nhiên, tôi vạch ra. Tôi làm điều đó. Tất cả chúng ta đều làm điều đó. Tôi hỏi một người đàn ông trên đường, “Ông làm ơn chỉ cho tôi đường đến Saanen”, và ông ấy chỉ cho tôi; nhưng tôi không phí thời gian và đòi hỏi sự tận tình và nói, “Thượng đế của tôi ơi, ông là người vĩ đại nhất.” Điều đó quá trẻ con.’
Do bởi những bàn luận với David Bohm của K, mà tiếp tục đều đặn trong nhiều năm, anh nói chuyện mỗi lúc một nhiều hơn về sự kết thúc của thời gian cũng như sự kết thúc của tư tưởng. Anh quá hưng phấn và bị kích thích bởi những bàn luận này, cảm thấy rằng một cây cầu đã được bắc qua giữa những cái trí tôn giáo và những cái trí khoa học. Nó có lẽ được gọi là sự tiếp cận thuộc trí thức hơn là sự tiếp cận thuộc trực giác đến lời giảng của anh. David Bohm ưa thích bắt đầu một bàn luận bằng cách cho một ý nghĩa gốc của một từ ngữ như một trợ giúp để hiểu rõ, và thỉnh thoảng K thông qua thói quen này cho chính anh trong những nói chuyện về sau của anh, không thêm vào sự rõ ràng của nó và trong một trường hợp gây ra sự hoang mang nào đó. Bohm đã vạch rõ cho K rằng từ ngữ ‘reality’ được rút ra từ ‘res’, một sự vật, một sự kiện, và sau đó thỉnh thoảng K sẽ dùng từ ngữ đó cho ý nghĩa tối thượng hay chân lý. Như anh đã dùng trong nhiều năm, hay, sau khi nói chuyện với Bohm, để có ý nói một sự kiện, như cái ghế chúng ta ngồi trên nó, cây bút chúng ta cầm, quần áo chúng ta mặc, cơn đau răng chúng ta cảm thấy. Khi biết rằng từ ngữ ‘communicate’ truyền đạt được rút ra từ Latin cho nghĩa ‘make common’ chuyển thành chung đã không giúp K truyền đạt cái không thể truyền đạt mà anh luôn luôn cố gắng thực hiện. Tuy nhiên nhiều người hưởng ứng đến sự tiếp cận thuộc trí năng mới mẻ của K hơn là đến sự huyền bí thuộc thi ca của anh hay những diễn tả về thiên nhiên của anh như: ‘Mặt trời hoàng hôn trên cỏ non và rực sáng trên mỗi lá cỏ. Những chiếc lá mùa xuân vừa ở trên đầu, quá mềm mại đến độ khi bạn chạm vào chúng bạn có thể cảm nhận chúng.’
Nhiều hội nghị của những người khoa học và những người tâm lý học được tổ chức tại Brockwood và Ojai, theo yêu cầu của K, và những hội thảo được sắp xếp bởi Dr David Shainberg mà K tham dự. Nói chung, những gặp gỡ này gây thất vọng. K thực sự không hứng thú những kết luận và những ý tưởng thuộc tâm lý đạt được bởi những người khoa học và triết lý; điều gì anh ưa thích là sự kích thích những cái trí khác với mục đích đào sâu thêm nữa vào chính anh ấy, trái lại những người tham dự những hội nghị theo tự nhiên lại muốn đọc lớn tiếng những tờ giấy ý kiến riêng của họ. Nhưng K háo hức nắm bắt bất kỳ thông tin mới thực tế nào về những phát triển thông tin khoa học mới đang xảy ra trong thế giới. Tuy vậy anh học hết mức về ngành di truyền học từ Prof. Maurice Wilkins, một người đoạt giải Nobel về y khoa, mà đã tham dự trong những hội nghị Brockwood, và sau đó anh mê say học về máy vi tính từ Asit Chandmal, cháu trai của Pupul Jayakar, người đã làm việc về máy vi tính với nhóm India Tata. Trong quá khứ cũng thế, K đã muốn học tất cả về động cơ cháy bên trong và những dụng cụ cơ khí khác như đồng hồ và máy ảnh. Vào một ngày nào đó tại Brockwood khi K có mặt, một người hỏi Mark Edwards một câu hỏi kỹ thuật về nhiếp ảnh, Mark bị kinh ngạc khi K ngay lập tức tự đưa ra câu trả lời, rõ ràng và chính xác.
Một trong những việc lạ thường về K là sự thoải mái bình đẳng khi anh nói chuyện nghiêm túc với một người giảng đạo, một thầy tu Phật giáo, một người khoa học phương Tây, một tỷ phú công nghiệp, một thủ tướng hay một nữ hoàng. Mặc dù nhút nhát và khiêm tốn, và chẳng đọc sách báo bao nhiêu và không có sự tự phụ về trí thức, anh không sợ hãi khi thảo luận trước công chúng về những vấn đề tâm lý sâu sắc nhất với những người tâm lý học, những người khoa học và những người thầy tôn giáo vĩ đại nhất của thế giới. Tôi nghĩ, sự giải thích về điều này là rằng trong khi những người khác thuyết trình và tranh luận về những lý thuyết của x, K thấy x rõ ràng như thể nó nằm trong bàn tay riêng của anh.
Vào tháng sáu năm 1973 có một gặp gỡ quốc tế ở Brockwood của những đại diện tất cả ba Foundation, đây là gặp gỡ lần đầu tiên. K quan tâm đến những vấn đề nảy sinh sau khi anh chết và những ủy viên đang làm việc chết. Anh không thể biết được những Foundation sẽ được tiếp tục như thế nào. Quan điểm của anh với tương lai đã thay đổi hoàn toàn từ điều gì nó đã xảy ra vào tháng tám năm 1968 khi, trong một dạo bộ ở Epping Forest, chồng của tôi đã hỏi anh điều gì sẽ xảy ra cho English Foundation mới của anh và tất cả công việc của anh sau khi anh chết, và anh trả lời bằng một cử chỉ bao quát, ‘Tất cả nó sẽ biến mất.’ Những lời giảng của anh sẽ vẫn còn và những quyển sách và những cuộn băng của anh; mọi thứ khác có thể không còn.
Khi bây giờ nó được gợi ý, tại gặp gỡ quốc tế này, rằng anh nên chọn vài người trẻ để tiếp tục, anh trả lời: ‘Hầu hết những người trẻ dựng lên một rào chắn giữa chính họ và tôi. Chính những Foundation có trách nhiệm tìm ra những người trẻ. Các bạn có lẽ tìm ra dễ dàng hơn tôi, bởi vì người ta yêu quý tôi, khuôn mặt của tôi, họ say mê hình dáng cá nhân của tôi, hay họ muốn tiến bộ phần tinh thần . . . nhưng trường học phải tiếp tục vô hạn bởi vì chúng có lẽ sản sinh một loại con người khác biệt.’
Sản sinh một loại con người khác biệt là mục đích của lời giảng của K. Năm đó chủ đề chính tại họp mặt Saanen là làm thế nào để tạo ra ‘một thay đổi tâm lý, cách mạng, cơ bản trong cái trí’. Thêm nữa, lúc này anh bắt đầu nói rằng sự thay đổi phải là tức khắc. Thật là vô ích khi nói, ‘Tôi sẽ cố gắng thay đổi’, hay, ‘Tôi sẽ khác hẳn vào ngày mai’, bởi vì điều gì bạn đã là hôm nay bạn sẽ là vào ngày mai. ‘Tương lai là ngay lúc này’ là một cụm từ anh sẽ dùng.
Sau Saanen, K quay lại Brockwood cho họp mặt hàng năm đã xảy ra ở đó suốt bốn năm qua, và ở lại đó cho đến khi anh đi Ấn độ vào tháng mười. Lúc này bất kỳ khi nào anh ở tại Brockwood, anh sẽ đến London một lần mỗi tuần cùng Mary Zimbalist, thỉnh thoảng đến nha sĩ hay tiệm hớt tóc, Truefitt & Hill ở Bond Street – nhưng luôn luôn đến tiệm may quần áo cho anh, Huntsman, thường chỉ đưa cho họ một cái quần dài để sửa lại hay chỉnh lại không biết bao nhiêu lần một bộ com-lê mà chưa bao giờ đạt được tiêu chuẩn về hoàn hảo của anh. Hiếm khi nào anh đặt một bộ com-lê mới. Có vẻ anh ưa thích bầu không khí của cửa hàng, nấn ná ở lại để tìm hiểu bằng sự chú ý hoàn toàn những cây vải đang nằm trên quầy hàng. Tôi sẽ dùng bữa trưa cùng họ bất kỳ khi nào họ đến London, trong nhà hàng tầng thứ tư tại Fortnum & Mason, một chuyến dạo bộ ngắn thanh thản từ Savile Row qua khu Burlington Arcade và kế tiếp đến tiệm sách Hatchards nơi K sẽ bổ sung cho kho sách truyện về tội hình sự bìa mềm của anh. Thực đơn trong nhà hàng này rất ít món ăn chay nhưng phòng ăn lại yên tĩnh và rộng, bàn ghế xếp vừa xa để có thể nói chuyện riêng tư. K thường háo hức quan sát những người chung quanh, họ mặc gì, họ ăn gì, họ ăn uống và cư xử như thế nào. Một lần có một cô gái người mẫu đang đi quanh những cái bàn. K thúc khủy tay vào Mary và tôi: ‘Nhìn cô ấy kìa, nhìn cô ấy kìa. Cô ấy muốn được người ta nhìn,’ nhưng chính anh lại quan tâm đến những gì cô gái ấy đang mặc hơn chúng tôi. Anh thích quần áo nhiều lắm, không chỉ quần áo riêng của anh. Thỉnh thoảng tại bữa ăn trưa tôi thường bảo anh đeo chiếc nhẫn của tôi, một cái nhẫn ngọc lam có những đường viền bằng kim cương, mà anh biết rất rõ vì lúc trước mẹ tôi luôn luôn đeo nó. Anh sẽ đeo nó trong ngón út của anh. Khi anh trả lại nó lúc chúng tôi sắp sửa rời nhà hàng những viên kim cương đang lấp lánh như thể chúng vừa được lau chùi bởi một người thợ nữ trang. Đây không là sự tưởng tượng. Có một ngày, khi tôi gặp một trong những cháu gái của tôi sau bữa trưa, cháu nói với tôi, ‘Nhẫn của bà trông đẹp quá. Bà vừa nhờ người ta lau chùi nó phải không?’
Vào những năm 1970, một trong những người bạn của anh mô tả anh như thế này:
Khi người ta gặp anh người ta trông thấy cái gì? Thực sự, một mức độ siêu hạng, có sự cao quý, quyền năng, phong nhã và thanh lịch. Có một lịch sự tinh tế, một ý thức thẩm mỹ cao độ, một nhạy cảm vô hạn và sự thấu hiểu xuyên suốt vào bất kỳ vấn đề nào mà người ta có lẽ đem đến cho anh. Không nơi nào trong Krishnamurti lại có dấu vết nhỏ nhiệm nhất của bất kỳ thứ gì thô tục, bần tiện hay tầm thường. Người ta có lẽ hiểu rõ lời giảng của anh hay không hiểu rõ nó, người ta có lẽ phê bình như thế này thế kia trong giọng nhấn của anh hay những từ ngữ của anh. Nhưng không thể tưởng tượng rằng có bất kỳ người nào có thể phủ nhận sự cao cả và thanh nhã vô hạn mà tuôn chảy từ con người của anh. Người ta có thể nói rằng anh có một phong thái hay một tầng lớp hoàn toàn ở trên cao, hoàn toàn vượt khỏi, sự vận hành thông thường của con người.
Không nghi ngờ gì cả khi những từ ngữ này thường gây ngượng ngùng cho anh. Nhưng chú ý kìa. Y phục, tác phong, cử chỉ, chuyển động, cách nói của anh đều bộc lộ, trong ý nghĩa tột đỉnh của từ ngữ, như vị chúa. Khi anh đi vào một căn phòng, người nào đó quá lạ thường hiện diện ở đó.
Sự thích thú quần áo và xe hơi đẹp của K, và sở thích xem những cuốn phim và đọc những quyển sách xa rời thực tế của anh, có vẻ bất thường đối với người nào đó: nhưng anh không nảy ra những ý tưởng hoặc thay đổi những khuynh hướng của anh theo những vấn đề tầm thường như thế hoặc giả vờ rằng chúng hay ho hơn thực tế.
Vào một ngày, khi K đang ở
Anh ấy đang đứng một mình trên bờ thấp của con sông . . . anh ấy đang đứng ở đó và không có ai chung quanh, một mình, không bị ràng buộc và xa thật xa. Anh ấy khoảng mười bốn tuổi hay kém hơn. Họ mới tìm được người em và anh ấy và tất cả những nhặng xị lẫn sự quan trọng đột ngột về anh ấy đang lao xao quanh anh ấy. Anh ấy là trung tâm của sự kính trọng và hiến dâng và trong vài năm sắp tới anh ấy sẽ là người đứng đầu của những tổ chức và những tài sản to lớn. Tất cả điều đó và sự giải tán chúng vẫn còn ở phía trước. Đứng đó một mình, mất hút và hoàn toàn tách biệt, là sự nhớ lại đầu tiên và kéo dài của anh ấy về những ngày và những biến cố đó. Anh ấy không nhớ thời niên thiếu của anh ấy, những trường học và roi vọt. Sau này anh ấy được kể lại bởi chính người thầy giáo đã đánh anh ấy rằng người thầy giáo đó thường đánh anh ấy thực tế mỗi ngày; anh ấy sẽ không khóc và bị đuổi ra đứng ngoài hàng hiên đến khi trường đóng cửa và người thầy giáo sẽ đi ra và bảo anh ấy đi về, nếu không anh ấy sẽ vẫn còn đứng đó hoài. Người thầy giáo này nói, anh ấy bị đánh bằng roi bởi vì anh ấy không thể học thuộc hay nhớ bất kỳ điều gì anh ấy đã đọc hay đã được dạy. Về sau người thầy giáo không thể tin được rằng cậu trai đó lại là cái con người thực hiện nói chuyện mà ông đã nghe. Người thầy giáo rất sửng sốt và bày tỏ sự kính trọng không cần thiết. Tất cả những năm đó trôi qua mà không để lại những dấu vết, những kỷ niệm, trên cái trí của anh ấy; những tình bạn của anh ấy, những yêu mến của anh ấy, ngay cả những năm ở cùng những người đối xử tồi tệ với anh ấy – trong chừng mực nào đó không điều nào trong những sự kiện này, thân thiện hay hung dữ đã để lại những dấu vết trên anh ấy. Trong những năm gần đây một tác giả đã hỏi liệu anh ấy có thể nhớ lại tất cả những biến cố và những xảy ra khá kỳ lạ đó, và khi anh ấy trả lời rằng anh ấy không thể nhớ chúng và chỉ có thể lặp lại điều gì những người khác đã kể cho anh ấy biết, người đàn ông, mỉm cười châm chọc, phát biểu cởi mở rằng anh đang làm bộ và giả vờ. Anh ấy không bao giờ ngăn cản cố ý bất kỳ điều gì đang xảy đến, vui vẻ hay bực dọc, đi vào cái trí của anh ấy. Chúng đến, không để lại dấu vết, và trôi qua.