- Lời Cảm Ơn
- Lời Giới Thiệu
- 1 - Cậu Bé Krishna Là Ai?
- 2 - Một Quyền Năng Lạ Thường
- 3 - Tại Sao Họ Đã Chọn Con?
- 4 - Con Không Bao Giờ Có Thể Thực Hiện Được Ước Mơ Của Con
- 5 - Thẩm Thấu Thượng Đế
- 6 - Có Một Cô Đơn
- 7 - Một Mơ Tưởng Cũ Là Chết Rồi
- 8 - Sự Rối Loạn Liên Tục Bên Trong
- 9 - Tôi Từ Chối Là Cái Nạng Của Bạn
- 10 - Tôi Đang Theo Con Đường Của Tôi
- 11 - Một Ngây Ngất Thăm Thẳm
- 12 - Vào Nhà Của Chết
- 13 - Sự Kết Thúc Của Đau Khổ
- 14 - Những Lý Tưởng Là Những Điều Tàn Nhẫn
- 15 - Tương Lai Là Ngay Lúc Này
- 16 - Một Đối Thoại Với Chết
- 17 - Cái Trí Trống Không
- 18 - Kết Thúc Cái Đã Được Biết
- 19 - Em Phải Gấp Lên Để Hiểu Rõ
- 20 - Sống Của Tôi Đã Được Định Sẵn
- 21 - Thế Giới Của Sáng Tạo
- 22 - Trống Không Vô Hạn Đó
- 23 - Bộ Não Không Thể Hiểu Rõ
- Ghi Chú
SỐNG CHẾT
CỦA KRISHNAMURTI
MỘT TIỂU SỬ VIẾT BỞI MARY LUTYENS
THE LIFE AND DEATH OF KRISHNAMURTI
A BIOGRAPHY BY MARY LUTYENS
Lời dịch: Ông Không – Tháng 7-2009
13
Kết thúc đau khổ
S |
au
ba đêm ở
Ba trăm năm mươi người, vừa đủ sức chứa của Hall, thuộc mười chín quốc tịch khác nhau, đã tham dự họp mặt Saanen lần đầu tiên này. (Những họp mặt Saanen sẽ trở thành một sự kiện quốc tế hàng năm, mỗi năm đều gia tăng số người tham dự, trong hai mươi bốn năm kế tiếp.) K gần như đã có mười lăm ngày tại Chalet Tannegg trước khi họp mặt bắt đầu. Vào ngày 14 tháng bảy, ngày trước khi anh đến, anh viết trong sổ tay của anh: ‘Sự thôi thúc được lặp lại trải nghiệm, dù dễ chịu, tốt lành, sinh lợi lộc, là đất màu nuôi dưỡng sự tăng trưởng của đau khổ.’ Và hai ngày sau:
Toàn tiến trình tiếp tục hầu như suốt đêm; nó khá mãnh liệt. Thân thể có thể chịu đựng đến chừng nào nữa đây! Toàn thân thể đang run lẩy bẩy và, sáng nay, bị đánh thức do bộ đầu lắc lư.
Có, thiêng liêng kỳ lạ đó sáng nay, đang tràn đầy căn phòng. Nó có quyền năng xuyên thấu mãnh liệt, thâm nhập vào mọi ngõ ngách của thân tâm người ta, tràn đầy, tẩy rửa sạch sẽ, tự biến đổi mọi thứ của chính nó. Người khác cũng cảm thấy nó (Vanda). Nó là sự việc mà mọi con người đều khao khát và bởi vì họ khao khát nó, nó lẩn tránh họ. Người thầy tu, người giáo sĩ, người khất sĩ hành hạ những thân thể của họ và tánh cách của họ vì sự khao khát cái này nhưng nó lẩn tránh họ. Bởi vì nó không thể mua được; cũng không có sự hy sinh, đạo đức hay cầu nguyện nào có thể mang lại tình yêu này. Sống này, tình yêu này không thể hiện diện nếu chết là phương tiện. Mọi tìm kiếm, mọi xin xỏ phải hoàn toàn kết thúc.
Chân lý không thể là chính xác. Cái gì có thể đo lường được không là chân lý. Cái không đang sống có thể đo lường được và cực độ của nó có thể tìm ra được.
Chính là ngày này mà Vanda đã có kinh nghiệm đầu tiên của cô về ‘cái tiến trình’ của K, cô ghi lại:
Chúng tôi đang nói chuyện sau bữa ăn trưa. Không có ai trong phòng. Bỗng nhiên K bị ngất xỉu. Tiếp theo điều gì xảy ra không thể diễn tả được, bởi vì không có từ ngữ nào có thể tiếp cận nó được, nhưng nó cũng là cái gì đó quá nghiêm túc, quá lạ thường, quá quan trọng đến độ nó không thể được giữ trong tối tăm, được chôn vùi trong yên lặng hay không được đề cập. Có một thay đổi trong khuôn mặt của K. Hai mắt của anh trở nên to hơn và rộng hơn và sâu hơn, và có một cái nhìn lạ thường, vượt khỏi bất kỳ khoảng không gian có thể nào. Như thể có một hiện diện đầy quyền năng mà thuộc về một kích thước khác. Có một cảm thấy không thể giải thích được của trạng thái trống không và no đủ tại cùng thời gian.
Chắc chắn K đã ‘đi khỏi’, bởi vì Vanda viết mau lẹ những nhận xét được thực hiện bởi thực thể bị bỏ lại sau: ‘Đừng rời tôi cho đến khi anh ấy quay lại. Anh ấy chắc phải yêu quý bạn lắm nếu anh ấy cho phép bạn chạm vào tôi, bởi vì anh ấy rất câu nệ trong việc này. Đừng cho phép bất kỳ ai gần tôi cho đến khi anh ấy quay lại.’ Sau đó Vanda viết thêm: ‘Tôi không thể hiểu được điều gì đang xảy ra, và tôi rất kinh ngạc.’
Ngày kế tiếp, tại cùng giờ, K lại ‘đi khỏi’, và lại nữa Vanda ghi ra điều gì ‘thân thể’ nói trong khi anh đi khỏi: ‘Tôi cảm thấy rất lạ lùng. Tôi ở đâu? Đừng bỏ tôi. Bạn làm ơn ở cùng tôi cho đến khi anh ấy quay lại? Bạn có thoải mái không? Ngồi xuống ghế đi. Bạn biết anh ấy rõ không? Bạn sẽ chăm sóc anh ấy chứ?’ Vanda tiếp tục: ‘Tôi vẫn còn không thể tìm hiểu điều gì đang xảy ra. Tất cả việc đó đều quá bất ngờ, quá không thể hiểu được. Khi K lấy lại ý thức anh yêu cầu tôi kể cho anh điều gì đã xảy ra, và vì vậy tôi viết những ghi chú này trong một nỗ lực để chuyển tải ý tưởng mang máng nào đó về điều gì tôi đã thấy và đã cảm giác.’51
Cuối tháng bảy Aldoux Huxley và
người vợ thứ hai của ông có mặt ở Gstaad và nhiều lần đi nghe K nói chuyện
Rõ ràng Huxley đang viết về nói chuyện lần thứ sáu của K vào ngày 6 tháng tám, trong đó anh nói về sự đau khổ. ‘Thời gian không xóa sạch đau khổ. Chúng ta có lẽ quên một đau khổ đặc biệt, nhưng đau khổ luôn luôn ở đó, và tôi nghĩ xóa sạch trọn vẹn đau khổ là điều có thể thực hiện được. Không phải vào ngày mai, không phải theo dòng thời gian, nhưng thấy sự thật trong ngay lúc này, và vượt khỏi.’
Sau nói chuyện cuối cùng, ngày 15 tháng tám, K viết trong nhật ký của anh: ‘Khi thức dậy sáng nay, lại nữa có sức mạnh không thể xuyên thấu này mà quyền năng của nó là phước lành . . . Trong suốt nói chuyện nó ở đó, không thể tiếp xúc được và tinh khiết.’
Khi được in ra, nói chuyện này không tác động mạnh bằng nói chuyện thực sự. Điều đó thường xuyên xảy ra vì rằng, tại thời gian đó, những người đã cảm thấy một nói chuyện thực sự đang khai sáng cho họ một cách lạ thường, lại bị thất vọng khi đọc nó được in ra sau đó. Có thể vì rằng nhiều lần khi anh đang nói, K đã và đang trải nghiệm phước lành lạ thường này, và chính là do phước lành này đã truyền cảm hứng cho họ nhiều hơn những từ ngữ của anh.
Mùa hè đó một Ủy ban Saanen được
thành lập để thực hiện tất cả những sắp xếp cần thiết cho K nói chuyện hàng năm
ở đó. Rajagopal bị rối tung lên khi anh ấy biết điều này, vì sợ rằng K sẽ loại
bỏ hoàn toàn Ojai. Đây không là ý định, mặc dù vậy, như nó đã xảy ra, anh không
trở lại Ojai suốt năm năm. K giữ yên lặng với Vanda tại Chalet Tannegg sau họp
mặt. Trong suốt thời gian đó chính Vanda liên tục nhận biết được cái ‘phước
lành’, ‘trạng thái khác lạ’ mà K viết về nó hàng ngày. Vào tháng tư anh đi máy
bay một mình đến
Sau khi thực hiện xong năm nói
chuyện ở Paris và đến lại IL Leccio, K đi máy bay đến Bombay vào tháng mười và
từ đó đến Rishi Valley trong một tháng, rồi tiếp theo đến Vasanta Vihar,
Rajghat và Delhi. Từ những diễn tả trong sổ tay của anh người ta biết được
. . . bỗng nhiên cái bao la không biết được ở đó, không chỉ trong căn phòng và vượt khỏi nhưng cũng còn thăm thẳm, trong những ngõ ngách sâu kín nhất, mà lúc trước là cái trí . . . bao la đó không để lại dấu vết, nó ở đó, rõ ràng, mạnh mẽ, không thể xuyên thấu và không thể tiếp cận, sự mãnh liệt của nó là lửa mà không để lại tro bụi. Cùng nó là hạnh phúc vô cùng . . . Quá khứ và cái không biết được không thể gặp gỡ tại bất kỳ điểm nào; chúng không thể được lồng ghép vào cùng nhau bởi bất kỳ hành động nào; không có cây cầu để băng qua và cũng không có một con đường dẫn đến nó. Hai cái này đã không bao giờ gặp gỡ và sẽ không bao giờ gặp gỡ. Quá khứ phải kết thúc cho cái không thể biết được, cho cái bao la đó hiện diện.
Ấn bản, vào năm 1976, của tài liệu lạ thường này lưu
hành nhưng báo chí ở cả nước Anh lẫn Mỹ không lưu tâm ngoại trừ một đoạn văn
trong tờ Publishers’ Weekly ở Mỹ, kết
luận, ‘Lời giảng của Krishnamurti rất mộc mạc, trong một ý nghĩa hủy diệt.’ Một
hay hai người đã đọc quyển viết tay phản đối ấn bản này. Họ sợ nó sẽ làm nản
lòng những người theo K. Anh khẳng định rằng những con người có thể tự thay đổi
tại cơ bản, không trong thời gian, không bằng sự tiến hóa, nhưng bằng sự trực
nhận tức khắc, trái lại quyển Notebook Sổ
tay lại tiết lộ rằng Krishnamurti không là một người bình thường được thay
đổi nhưng một người độc nhất đang tồn tại trong một kích thước khác. Nó là một
mấu chốt giá trị, và khi điều đó được đặt ra cho anh, anh trả lời, ‘Tất cả
chúng ta không cần là Edinsons để bật ngọn đèn điện.’ Sau đó anh sẽ nói cho một
phóng viên ở
Mùa đông đó K thực hiện hai mươi ba nói chuyện trước công chúng ở Ấn độ, cũng như tổ chức vô số những bàn luận, vì vậy chẳng ngạc nhiên gì lắm khi anh bị kiệt sức lúc đến Rome vào giữa tháng ba, nơi anh được Vanda đón. Ngày hôm sau anh bị sốt nặng. Trong trạng thái đó anh ‘đi khỏi’ như anh thường làm trong suốt ‘cái tiến trình’. Vanda ghi lại điều gì đã được nói bởi thực thể bị bỏ lại để đảm trách cái thân thể. Nhưng nó không còn là một giọng nói của một đứa trẻ đang nói nữa; giọng nói nghe khá tự nhiên:
Đừng
rời tôi. Anh ấy đã đi xa rồi, rất xa. Người ta đã bảo bạn chăm sóc anh ấy. Đáng
lẽ anh ấy không ra ngoài. Đáng lẽ bạn nên bảo anh ấy. Tại bàn, anh ấy không ở
đó toàn bộ đâu. Bạn phải nói với anh ấy bằng một cái nhìn để cho những người
khác không thấy nó, và anh ấy sẽ hiểu. Khuôn mặt đẹp đẽ để nhìn ngắm. Những hàng
lông mi kia bị phí phạm cho một người đàn ông. Tại sao bạn không nhận được
chúng? Khuôn mặt đó đã được sáng tạo rất cẩn thận. Họ đã làm việc và làm việc
lâu lắm, quá nhiều thế kỷ, để sản sinh một thân thể như thế. Bạn biết anh ấy
chứ? Bạn không thể biết anh ấy. Làm thế nào bạn biết nước đang chảy? Bạn lắng
nghe. Đừng đưa ra những câu hỏi. Anh ấy phải yêu quý bạn lắm nên anh ấy mới cho
phép bạn đến rất gần anh ấy. Anh ấy rất cẩn thận không cho phép những người
khác chạm vào thân thể của anh ấy. Bạn biết anh ấy đối xử với bạn như thế nào
chứ. Anh ấy muốn rằng không có gì sẽ xảy đến cho bạn. Đừng làm bất kỳ điều gì
quá mức. Tất cả đi lại đó đã quá mệt nhọc cho anh ấy. Tất cả những người đó
trong máy bay, hút thuốc, và luôn luôn thu xếp để chuẩn bị đi đó, đến và đi, nó
đã quá mệt nhọc cho thân thể. Anh ấy đã muốn đến
Khi
K cảm thấy đủ sức khỏe họ đến IL Leccio, nhưng ở đó anh bị bệnh rất nặng, do
tái diễn nhiễm trùng thận của anh và còn bị phức tạp thêm bởi một ca lên quai
bị. Anh bị nặng đến độ nhiều đêm Vanda ngủ bên ngoài cửa phòng của anh. Mãi đến
giữa tháng năm anh mới đến được nước Anh nơi Doris Praat đã thuê một ngôi nhà
khác có đồ đạc sẵn cho anh tại
Khi tôi nghe rằng anh đang nói
chuyện tại Friends’Meeting House cũng như
Về sau tôi khám phá rằng sự yên lặng lâu tại lúc bắt đầu của một nói chuyện là thói quen. Nó gây ấn tượng vô cùng nhưng lý do cho việc đó lại không là gây ấn tượng. Hiếm khi nào anh biết được anh sẽ nói về đề tài gì trước khi bắt đầu nói và dường như dựa vào khán giả của anh để có sự hướng dẫn. Đây là lý do tại sao một nói chuyện thường bắt đầu khá khập khiễng: ‘Tôi không hiểu một họp mặt như thế này có mục đích gì?’ anh có lẽ nói, hay, ‘Bạn mong chờ điều gì từ nói chuyện này?’ hay anh có lẽ bắt đầu một loạt của những nói chuyện, ‘Tôi nghĩ sẽ rất tốt nếu chúng ta có thể thiết lập một liên hệ đúng đắn giữa người nói và người nghe.’ Tại những thời gian khác anh biết chính xác anh muốn nói điều gì: ‘Tối nay tôi muốn nói về hiểu biết, trải nghiệm và thời gian’, những nói chuyện đó không nhất thiết bị giới hạn vào những đề tài đó. Anh luôn luôn quả quyết rằng anh không đang nói theo giọng điệu dạy đời, rằng anh và người nghe đang cùng nhau trong một tìm hiểu. Anh thường nhắc lại cho khán giả về điều này hai hay ba lần trong khi nói chuyện.
Vào buổi tối đặc biệt này tại Friends’ Meeting House anh đã biết chính xác điều gì anh muốn nói:
Muốn hiểu rõ điều gì chúng ta sắp sửa suy xét tối nay và vào những buổi tối kế tiếp, cần một cái trí rõ ràng, một cái trí có khả năng trực nhận. Sự hiểu rõ không là điều gì đó huyền bí. Nó cần đến một cái trí có khả năng nhìn những sự việc sự vật một cách trực tiếp, không có thành kiến, không có những khuynh hướng cá nhân, không có những quan điểm. Tối nay điều gì tôi muốn nói liên quan đến sự cách mạng tổng thể phía bên trong, một sự hủy diệt cấu trúc tâm lý của xã hội, mà chúng ta là. Nhưng sự hủy diệt cấu trúc tâm lý của xã hội này, mà là bạn và tôi, không hiện diện qua nỗ lực, và tôi nghĩ đó là một trong những sự việc khó khăn nhất mà hầu hết mọi người chúng ta cần phải hiểu rõ.
Tôi
nghĩ, với hầu hết mọi người, ý nghĩa đằng sau những từ ngữ của K lan qua sự
hiện diện bằng thân thể của chính con người anh ấy – có một sự phát ra mà lóe
sáng trực tiếp đến sự hiểu rõ của người ta, bỏ qua cái trí, và liệu người ta
tìm được một nói chuyện có ý nghĩa đến mức độ nào phụ thuộc nhiều vào trạng
thái thâu nhận của người ta hơn là vào điều gì anh nói. Mặc dù anh thường ngồi
với tư thế hai bàn tay trên đùi vào lúc đầu khi anh lên bục giảng, anh vung một
hoặc hai tay đầy biểu cảm trong suốt nói chuyện, thường thường những ngón tay
dang rộng. Ngắm hai bàn tay của anh rất ngộ nghĩnh. Khi chấm dứt nói chuyện anh
thường lướt đi rất kín đáo giống như khi anh vào. Những khán giả của anh ở Ấn
độ luôn luôn bày tỏ sự tôn kính nhiều hơn ở phương Tây, và, khi nói chuyện
trước công chúng ở đó, anh phải rất khó khăn khi rời khỏi bục giảng. Anh bị
ngượng ngùng ghê lắm bởi sự thành tâm tôn sùng mà anh nhận được ở Ấn độ, bởi sự
sụp lạy và những nỗ lực chạm vào người của anh hay quần áo của anh. Khi người
ta lái xe đưa anh đi khỏi tại một gặp gỡ ở
Sau khi rời Tannegg, K đi cùng Vanda đến Rome nơi cô
ấy giới thiệu anh với nhiều người nổi tiếng – những đạo diễn phim ảnh, những
nhà văn, và những nhạc sĩ, gồm cả Fellini, Pontecorvo, Alberto Moravia, Carlo
Levi, Segovia và Casals mà trình diễn nhạc cho anh nghe. (Từ IL Leccio cô ấy đã
nhiều lần đưa anh đến gặp Bernard Berenson tại I Tatti).[1]
Huxley ở
Vào cuối tháng năm K quay lại
Gstaad, chồng tôi và tôi ngừng lại một đêm ở Gstaad trên đường đến
Năm đó có một người mới tại họp mặt Saanen mà sẽ có
một vai trò quan trọng trong sống bên ngoài của K trong một vài năm, đây là
Alain Naudé ba mươi lăm tuổi, một nghệ sĩ dương cầm chuyên nghiệp từ South
Africa mà đã học ở Paris và Siena và đã tổ chức những buổi hòa nhạc ở Châu âu
và vào thời gian đó là một giáo sư tại đại học Pretoria. Vì từ niên thiếu đã
quan tâm đến đời sống tôn giáo, Alain đã nghe người ta nói về K và đến Saanen
trong kỳ nghỉ để nghe anh nói chuyện. Anh ấy gặp riêng K và mùa đông đó ở Ấn độ
khi K ở đó. Khi anh ấy quay lại
Alain Naudé có mặt lại tại Saanen vào mùa hè 1964.
Cũng có mặt ở đó vào mùa hè đó là Mary Zimbalist, họ là
Những cổ phiếu được giữ ở nước Anh cho sự chi phí của K lúc này đã ngừng trả tiền lãi, và Doris Pratt đề nghị với Rajagopal rằng trong tương lai tất cả những phí tổn đi lại của K đến Ấn độ và ở Châu âu nên được trả bởi KWINC đến Ủy ban Saanen, mà cũng sẽ nhận những tiền quỹ của KWINC được gây ở Châu âu; và, bởi vì những lý do sức khỏe, trong tương lai K nên đi lại bằng vé hạng nhất. Rajagopal đồng ý đề nghị thứ nhất nhưng không trả lời đề nghị thứ hai về việc đi vé hạng nhất của K. Nếu suy nghĩ về mọi đồng xu đến KWINC, hoặc trong hình thức những tiền biếu, tiền chúc thư hay tiền nhuận bút từ những quyển sách, được kiếm từ chính K, dường như quá lạ lùng khi tiền bạc được chi phí cho tiện nghi cá nhân của K lại phải có sự cho phép của Rajagopal; và rằng khi K, đã gặp Alain Naudé lại vào mùa đông năm 1964 – 65, muốn anh ấy trở thành thư ký và người đồng hành đi lại của anh, lại nữa K phải có sự cho phép của Rajagopal để trả cho anh ấy một số tiền lương khiêm tốn. Chắc chắn rằng, ở tuổi bảy mươi, đi lại một mình đã trở thành quá cực nhọc cho K, đặc biệt sau nhiều căn bệnh của anh.
Tôi gặp Alain Naudé và K ở London
vào mùa xuân năm 1965 tại tiệm K may quần áo, Huntsman ở Savile Row. Alain đang
ở cùng K và tuy nhiên Doris ở trong một ngôi nhà có sẵn đồ đạc khác ở Wimbledon
đồng thời chịu trách nhiệm ghi lại những nói chuyện của K ở
[1] Trong nhật ký của Berenson ngày 7 tháng năm 1956, khi
ông chín mươi tuổi, đọc: ‘