11 - Một Ngây Ngất Thăm Thẳm

21/06/201012:00 SA(Xem: 8230)
11 - Một Ngây Ngất Thăm Thẳm

SỐNG CHẾT CỦA KRISHNAMURTI
MỘT TIỂU SỬ VIẾT BỞI MARY LUTYENS
THE LIFE AND DEATH OF KRISHNAMURTI

A BIOGRAPHY BY MARY LUTYENS
Lời dịch: Ông Không – Tháng 7-2009

 

11

 

Một ngây ngất vô cùng

K và Rajagopal ở Rome vào mùa xuân năm 1937. Mussolini đã cấm tất cả những cuộc nói chuyện với công chúng ở Ý, vì vậy một họp mặt đã được sắp xếp cho K trong nhà của một Contessa Rafoni. Ở đây anh gặp Vanda Passigli mà sau đó có một vai trò nổi bật trong sống của anh. Cô là con gái của Alberto Passigli, một chủ đất quý tộc, nổi tiếng trong xã hội Florentine và người sáng lập của hai tổ chức âm nhạc quan trọng ở Florentine và là bạn bè với tất cả những nhạc sĩ vĩ đại của thời gian đó. Chính Vanda là một nhạc sĩ dương cầm chuyên nghiệp. Năm 1940 cô kết hôn với Marchese Luigi Scaravelli, cũng là một nhạc sĩ giỏi, mà trở thành Giáo sư Triết học tại The University of Rome. Sau họp mặt, gia đình Passigli mời K viếng thăm họ tại nhà trên Fiesole, II Leccio. K thường ở đó trong tương lai, sau khi Vanda và người em của cô thừa kế nó từ cha mẹ của họ.
Tại Ommen mùa hè năm đó, lần đầu tiên K bị một cơn sốt mùa hè mà sẽ thường xuyên gây bệnh cho anh suốt phần còn lại thuộc sống của anh. Và, như thường lệ anh bị một lần viêm cuống phổi. Anh rất mừng khi quay lại Ojai nơi, mùa đông 1937 – 38, anh nghỉ ngơi và không gặp ai cả ngoại trừ những người trong gia đình Rajagopal. ‘Con bị cảm xúc rất mạnh bởi sự khám phá bên trong chính con,’ anh viết cho Lady Emily, ‘có nhiều ý tưởng và từ từ con đang cố gắng tìm ra những từ ngữ và những câu diễn tả cho chúng. Có một ngây ngất vô cùng. Có một chín chắn mà không bị ép buộc, không bị kích thích giả tạo. Chính nó, một mình, có thể mang lại sự trọn vẹn phong phúsự thật cho sống. Con thực sự rất sung sướng vì sự tĩnh lặng và thiền định rành rành là không mục đích này.’
Đây có thể là sự đề cập đầu tiên của K về điều gì đối với anh là thiền định ‘thực sự’ – ‘tạo ra những khám phá kinh ngạc và bất ngờ bên trong chính người ta’ mà không có bất kỳ sự điều khiển hay mục đích nào. Tại những thời điểm như thế cái trí của anh ở trong mức độ tinh tế nhất, tìm kiếm kỹ lưỡng nhất và sinh động nhất. Ý tưởng thông thường được hiểu về thiền định, tạo tác sự yên lặng của cái trí bằng cách cố định nó vào một từ ngữ hay một vật, hay luyện tập một phương pháp kỹ thuật nào đó là, đối với anh, gây mê muộivô dụng.
Mùa xuân năm 1938 một tình bạn mới tươi sáng nhất bắt đầu cho K khi anh gặp Aldoux Huxley. Tháng hai năm đó bạn của Huxley, Gerald Heard, đang sống ở California, đã rủ Huxley đến gặp K. Lúc đó Huxley đang ở bệnh viện vì vậy mãi đến tháng tư Heard mới đưa Huxley và người vợ Bỉ của anh ấy, Maria, đến Ojai. (Gia đình Huxley và người con trai của họ đã đến California năm 1937.) Có một hòa hợp tức khắc giữa K và Huxley. Vào tháng mười một Huxley bắt đầu điều trị mắt của anh ấy bằng một phương pháp luyện tập mắt được giới thiệu bởi một người Mỹ, Dr W. H. Bates. Sau đó K sẽ luyện tập hàng ngày phương pháp này cho chính anh, không phải bởi vì có bất kỳ hư hỏng gì đối với hai mắt của anh nhưng như một phòng ngừa. Dù sao chăng nữa, nhờ vào những luyện tập này, anh không bao giờ phải mang kính trong suốt sống dài của anh.
Thoạt đầu K rất kính trọng Huxley bởi sự nổi bật về trí thức của ông nhưng, một lần K phát hiện rằng Huxley sẽ từ bỏ tất cả hiểu biết trí thức của anh ấy để có được một trải nghiệm huyền bí mà không bị kích thích bởi thuốc men, anh nhận thấy rằng anh có thể nói chuyện với anh ấy về điều gì anh gọi là ‘những mấu chốt’ mà anh đang thực hiện. K, nói về Huxley trong ngôi thứ ba, đã diễn tả khi dạo bộ cùng anh ấy:

Anh ấy (Huxley) là một người phi thường. Anh có thể nói về âm nhạc, nhạc cổ điển và nhạc hiện đại, anh có thể giải thích kỹ càng về khoa học và ảnh hưởng của nó vào nền văn minh hiện đạidĩ nhiên anh rất quen thuộc với những triết lý, Zen, Vedanta và Phật giáo. Dạo bộ cùng anh là một thú vị. Anh sẽ thuyết trình về những bông hoa trên lề đường và, mặc dù anh không thể thấy chính xác, bất kỳ khi nào chúng tôi đi qua những quả đồi ở California và có một con thú gần bên, anh sẽ gọi tên nó, và nói thêm về bản chất hủy diệt của nền văn minh hiện đại. K sẽ giúp anh băng qua một con suối hay một cái hố. Hai người có một liên hệ lẫn nhau lạ thường, thương yêu, tế nhị và, dường như, sự hiệp thông không từ ngữ. Họ thường ngồi cùng nhau mà không nói một lời.43

Trại cuối cùng được tổ chức tại Ommen, lần thứ mười lăm, diễn ra vào tháng tư năm đó. (Sau sự xâm lăng Hà lan bởi người Đức năm 1940, trại trở thành một trại tập trung.) 1938 là năm của cuộc khủng hoảng Munich. Dĩ nhiên. K là một người hòa bình. Năm đó Rajagopal không theo anh đến Ấn độ. Thay vì vậy K đi cùng một người bạn cũ lúc trước ở tại Pergine, V. Patwardhan (được gọi là Pat). Ở Bombay, nơi họ đến vào ngày 6 tháng mười, K nhận thấy những người bạn Ấn độ của anh mải mê vào ‘những ganh tị nhỏ nhen’ của chính trị. Nhiều người trong số họ, những người theo Gandhi, đã vào tù. K gặp Gandhi nhiều lần nhưng không khâm phục ông; K không bao giờ dính vào chính trị. Anh không thấy có sự khác biệt gì giữa sự hiếu chiến của Đức và chủ nghĩa thực dân của Anh. ‘Vì đã chiếm được một nửa quả đất,’ anh viết cho Lady Emily, ‘Người Anh có thừa điều kiện để ít hung hăng hơn’, mặc dù trong thâm tâm họ cũng ‘tàn nhẫn và tham lam’ như bất kỳ quốc gia nào khác. Và vào tháng mười một, vẫn còn ở Ấn độ, anh viết lại:

 

Con hoàn toàn đồng ý với mẹ rằng những người Do thái đang trải qua một giai đoạn bị đầy đọa và mất phẩm giá vô cùng. Toàn sự việc quá điên khùng. Thật là quá kinh tởm khi những con người đã hành động theo thú tính như thế; những người Kaffirs bị đối xử tàn nhẫn và vô nhân đạo; những người Brahmin ở miền nam trong những vùng đất nào đó đã không còn ý thức của bản tính con người khi tách ra một loại người riêng và coi họ là những người hạ cấp; những người cai trị da trắng quan liêu của mảnh đất này hầu hết đều là những cái máy đang vận hành một cơ cấu man rợ và ngu xuẩn; những người nô lệ da đen ở miền nam nước Mỹ đã phải cực nhọc vô cùng; một chủng tộc thống trị đang bóc lột một chủng tộc khác, như có thể nhìn thấy được khắp thế giới. Không có lý do nào, thông minh, đằng sau tất cả những tham lam về quyền lực, của cảivị trí này. Cá thể rất khó khăn để không bị nuốt trọn trong bão tố của hận thùhỗn loạn. Người ta phải là một cá thể, thông minh và cân bằng, không phụ thuộc vào bất kỳ chủng tộc, quốc gia hay bất kỳ học thuyết đặc biệt nào. Vậy thì có lẽ thông minh và hòa bình sẽ trở lại thế giới.

 

tiếp theo anh viết: ‘Quá dễ dàng khi nguyền rủa Hitler hay Mussolini và những quốc gia thuộc phe của họ, nhưng ý tưởng thống trịthèm khát quyền lực này lại ở tận đáy lòng của hầu như tất cả mọi người; vì vậy chúng ta có những chiến tranh và sự thù địch giai cấp. Nếu cái nguồn này không được khai thông luôn luôn sẽ phải có hỗn loạncăm thù.’

Ngoài việc đi đến nhiều vùng của Ấn độ, tổ chức những nói chuyện, cuối năm, K viếng thăm ngôi trường thứ hai mà anh đã sáng lập, Rajghat, gần Benares, đã chính thức được mở cửa năm 1934, và từ đó anh đến trường Rishi Valley vào đầu năm 1939 – một trường cạnh con sông và một trường giữa những quả đồi, mỗi trường đều đẹp cực kỳ trong cách riêng của nó và là hai nơi ở Ấn độ anh ưa thích nhất. Ngày 1 tháng tư anh lên tàu cùng Pat từ Colombo để đi đến AustraliaNew Zealand. Cuối cùng khi anh quay lại Ojai, Pat quay lại Ấn độ nơi anh chết đột ngột vì bị xuất huyết não. Một người bạn khác đã ra đi. Nitya, Jadu, Pat: số mạng cũ đang thưa thớt dần. K không rời nước Mỹ năm 1939 vì sự đe dọa của chiến tranh, và anh sẽ trải qua chín năm kế tiếp ở California cùng gia đình Rajagopal, hầu hết thời gian tại Ojai. Sau khi Hitler tàn phá Hà lan và Bỉ vào tháng năm năm 1940. K không có tin tức gì về nhiều người bạn Hà lan của anh, và hiếm khi có bất kỳ tin tức gì từ Ấn độ. Nước Pháp đầu hàng vào ngày 22 tháng sáu. Gia đình de Manziarly xoay sở trốn thoát đến nước Mỹ và gia đình Suares đến Ai cập. K bắt đầu tổ chức những bàn luận nhóm hai lần một tuần tại cả Ojai lẫn Holywood. Anh cũng gặp gia đình Huxley nhiều. (Tình yêu hòa bình của K làm khuây khỏa tội lỗi của Huxley khi vẫn còn ở lại California suốt chiến tranh). Mùa xuân năm 1940 K tổ chức tám nói chuyện ở Oak Grove nhưng khi anh giảng về tình yêu hòa bình, nói rằng, ‘Chiến tranh bên trong bạn là chiến tranh bạn phải quan tâm, không phải chiến tranh bên ngoài,’ nhiều khán giả đã bỏ ra ngoài đầy phẩn nộ. Cuối tháng tám anh đi Sarobia và đến gặp gia đình Logan mà đã sắp xếp một họp mặt cho anh; đây là lần cuối cùng anh nói chuyện trước công chúng cho đến năm 1944.

K thực hiện hai chuyến đi cùng gia đình Rajagopal vào năm 1941 – 42 đến Sequoia National Park, cách Ojai 250 dặm về phía bắc tại cao độ 6.000 feet, nơi vài cây sequoia được người ta nói đã sống trên 3.000 năm. Sau nửa thời gian của chuyến đi lần thứ hai này, gia đình Rajagopal phải quay lại Ojai để bắt đầu học kỳ của Radha, bỏ lại K ở đó một mình trong một cabin bằng gỗ trong ba tuần lễ khác, tự nấu nướng riêng cho anh, dạo bộ mười dặm một ngày, thiền định hai hay ba tiếng đồng hồ một ngày và gặp nhiều thú hoang. Thời gianmột mình này, mà anh thích ghê lắm, bởi vì anh luôn luôn thích ở một mình, mang lại một ấn tượng mãnh liệt trong anh đến độ anh diễn tả nó trong nhiều quyển sách của anh, kể đi kể lại tình bằng hữu của anh với một con sóc và một lần đụng đầu nguy hiểm với một gấu mẹ và những con con của nó. Nó là một trong rất ít những kỷ niệm không thể tẩy sạch của anh.

 Khi nước Mỹ tham gia chiến tranh (người Nhật đã thả bom Pearl Harbour ngày 7 tháng mười hai năm 1941), K gặp khó khăn trong việc gia hạn hộ chiếu của anh. Do bởi sự truyền bá chống chiến tranh của anh, phải là một phép lạ khi nó được gia hạn. Có sự thiếu hụt lương thực ở Mỹ, phí tổn sinh hoạt đã leo thang và chẳng mấy chốc xăng dầu đã bị hạn chế. K và gia đình Rajagopal trồng rau riêng cho họ và nuôi ong, gà và một con bò. K thực hiện những chuyến dạo bộ lâu hàng ngày tại Ojai. Anh kể cho Lady Emily rằng anh đang sống một sống lạ thường bên trong, rất sáng tạo và hân hoan’. Nhưng Lady Emily, người đã trải qua The Blitz (trận tấn công bằng máy bay của Đức vào nước Anh năm 1942) và đã mất hai cháu trai trong chiến tranh, viết cho anh đầy cay đắng, buộc tội anh trốn chạy mọi kinh hoàng. Anh trả lời lại vào ngày 14 tháng tư năm 1942:

 

Con không nghĩ bất kỳ xấu xa nào lại có thể được khắc phục bởi sự tàn bạo, sự hành hạ hay sự nô dịch hóa; xấu xa chỉ có thể được khắc phục bởi cái gì đó mà không là kết quả của xấu xa. Chiến tranh là kết quả của tình trạng tạm gọi là hòa bình của chúng ta mà là một chuỗi của những tàn bạo, những bóc lột, những nhỏ nhen hàng ngày và vân vân. Nếu không thay đổi sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta không thể có hòa bình, và chiến tranh là một diễn tả hoành tráng của cách cư xử hàng ngày của chúng ta. Con không nghĩ con đã tẩu thoát khỏi tất cả kinh hoàng này, nhưng chỉ là không có câu trả lời, không có đáp án cuối cùng, trong bạo lực, cho bất kỳ người nào sử dụng nó. Con đã tìm được đáp án cho tất cả điều này, không phải trong thế giới nhưng vượt khỏi nó. Trong tách rời, sự tách rời đúng đắn mà có từ đang là, hay đang gắng sức để là, nhiều hơn (từ bị xóa đi) để thương yêuhiểu rõ. Việc này rất gian nan và không dễ dàng vun quén được. Aldous Huxley và vợ của ông hiện đang nghỉ cuối tuần ở đây. Chúng con có những nói chuyện lâu về tất cả điều này và thiền địnhmới đây con đã và vẫn đang trải qua nhiều.

 

Suốt chiến tranh những năm yên tĩnh không làm gì cả đó thật vô giá cho K như một Người Thầy. Huxley cũng giúp đỡ anh bằng cách khuyến khích anh viết. K viết giỏi hơn nói. Bất kể nhiều năm thực hành, anh không bao giờ trở thành người giảng thuyết giỏi, mặc dù sức hút cá nhân của anh hiện diện qua những nói chuyện của anh tạo ra sự mê hoặc cho khán giả. K ghi lại điều gì Huxley nói với anh vào một ngày: “‘Tại sao anh không viết cái gì đó?” Vì vậy tôi viết và đưa nó cho anh ấy xem. Anh ấy nói, “Hay lắm. Tiếp tục viết đi.” Thế là tôi tiếp tục viết.’ Sau đó, K tiếp tục viết mỗi ngày trong một quyển sổ tay. Có vẻ rằng những gì anh đã đưa cho Huxley xem chắc chắn là những trang đầu của quyển Commentaries on Living Bình phẩm về Sống, mặc dù mãi đến năm 1926 quyển này mới được xuất bản, sau hai quyển khác đã được xuất bản bởi những nhà xuất bản nổi tiếng ở Anh và Mỹ.

 Commentaries on Living là một tuyển tập những bài ngắn được rút ra từ những phỏng vấn riêng của K trong những vùng đất khác nhau của thế giới. Mỗi bài bắt đầu bằng một diễn tả về người hay nhóm người đến gặp anh, hay về một nơi. Nhằm mục đích làm cho những phỏng vấn thành ẩn danh, anh ‘xáo trộn’ chúng. Vì vậy, chúng tasanyasis khất sĩ ở Thụy sĩ và rõ ràng những người phương Tây ngồi kiết giàẤn độ. Quyển sách bắt đầu bằng một hàng rất hay: ‘Vào một ngày ba người ích kỷ ngoan đạo đến gặp tôi.’ Trong một bài anh viết về chủ đề tình yêu: ‘Tư tưởng luôn luôn phủ nhận tình yêu. Tư tưởng được hình thành dựa trên ký ức và ký ức không là tình yêu . . . Chắc chắn tư tưởng nuôi dưỡng cảm giác của quyền sở hữu, trạng thái sở hữu đó mà nuôi dưỡng, có ý thức hay không ý thức, sự ghen tuông. Nơi nào ghen tuông hiện diện, chắc chắn tình yêu không hiện diện; và tuy nhiên với hầu hết mọi người, ghen tuông được chấp nhận như sự thể hiện của tình yêu . . . Tư tưởngcản trở lớn nhất cho tình yêu.’

 Trong một bài khác anh có nhiều thời gian hơn nữa để nói về tình yêu và tư tưởng trong một liên hệ:

Chúng ta đổ đầy những tâm hồn của chúng ta bằng những sự việc của cái trí và vì vậy khiến cho những tâm hồn của chúng ta luôn luôn trống rỗng lẫn mong đợi. Chính cái trí mà bám vào, mà ganh tị, mà giữ chặt và hủy diệt . . . Chúng ta không thương yêu và thả nó trôi nổi một mình, nhưng thèm khát được thương yêu; chúng ta cho với mục đích nhận, mà là sự rộng lượng của cái trí chứ không phải của tâm hồn. Cái trí luôn luôn đang tìm kiếm sự chắc chắn, sự an toàn; và liệu Tình yêu có thể được làm vững chắc bởi cái trí? Liệu cái trí, mà chính bản thể của nó thuộc thời gian có thể bắt gặp tình yêu, mà là vĩnh hằng riêng của nó?44

 

Không chắc chắn thời gian nào K đã viết quyển sách đầu tiên của anh, Education and the Significant of Life Giáo dụcÝ nghĩa của sống, được xuất bản năm 1953. Trên trang 17 của quyển sách này anh viết: ‘Người dốt nát không phải là người không có học thức nhưng là người không biết về chính mình, và người có học thức là dốt nát khi anh ấy lệ thuộc vào những quyển sách và hiểu biết và vào uy quyền cho anh ấy sự hiểu rõ. Sự hiểu rõ hiện diện chỉ qua biết về chính mình, mà là nhận biết được toàn tiến hành thuộc tâm lý của người ta. Vì vậy giáo dục, trong ý nghĩa đúng đắn, là sự hiểu rõ về chính mình, bởi vì toàn sự tồn tại được tập hợp trong mỗi người chúng ta.’

 Quyển thứ hai, The First and Last Freedom Tự do đầu tiên và cuối cùng, được xuất bản năm 1954, kèm theo một lời tựa dài của Aldoux Huxley, có thể đã cuốn hút nhiều người vào lời giảng của K hơn bất kỳ những sách xuất bản nào của K. Nó trình bày toàn bộ lời giảng của K đến ngày tháng không chắc chắn nào đó khi nó được viết ra. Sự phủ nhận kiên quyết của anh khi không trao tặng sự thanh thản cho mọi người là một trong những mấu chốt chính mà chỉ ra sự khác biệt độc đáo với những người thầy tôn giáo khác. Anh khước từ là đạo sư của chúng ta; anh sẽ không chỉ bảo cho chúng ta phải làm gì; anh chỉ giơ lên một cái gương cho chúng ta soi và vạch ra những nguyên nhân của bạo lực, cô độc, ganh ghét và tất cả những đau khổ khác mà gây phiền não cho con người, và nói, ‘Hãy nhận nó hay bỏ nó. Và hầu hết các bạn sẽ bỏ nó, bởi vì lý do rất rõ ràng rằng các bạn sẽ không tìm được sự thỏa mãn trong nó.’ Những vấn đề của chúng ta chỉ có thể được giải quyết không phải bởi bất kỳ ai khác nhưng bởi chính chúng ta.

K bắt đầu tổ chức lại những nói chuyện ở Oak Grove tại Ojai trong mười ngày chủ nhật liên tục vào mùa hè năm 1944. Bất kể sự phân phối xăng dầu có giới hạn, mọi người từ khắp nơi trong nước Mỹ đến tham dự những nói chuyện và tìm kiếm những phỏng vấn riêng với K. Trả lời một câu hỏi được đặt ra: ‘Điều gì nên được làm cho những người đã phạm những tội ác kinh hoàng trong những trại tập trung?’, K đáp lại: ‘Ai sẽ trừng phạt họ? Người buộc tội thường không có tội bằng người bị buộc tội hay sao? Mỗi người chúng ta đã dựng lên nền văn minh này, mỗi người chúng ta đã đóng góp vào sự đau khổ của nó . . . Bằng cách gào thét những tàn ác của một quốc gia khác, bạn nghĩ bạn có thể lờ đi những bạo ngược của riêng bạn.’

 Người ta có thể thông cảm với một người trong số khán giả khi nói: ‘Ông gây thất vọng nhiều lắm. Tôi tìm kiếm sự cảm hứng để tiếp tục. Ông không cổ vũ chúng tôi bằng sự khuyến khích và hy vọng. Liệu có sai lầm khi tìm kiếm sự cảm hứng?’ Trả lời nghiêm khắc của K không thể khích lệ anh ấy: ‘Tại sao bạn muốn được cảm hứng? Đó không phải bởi vì trong chính bạn bị trống rỗng, hoang mang, cô độc? Bạn muốn lấp đầy cô độc này, sự trống rỗng đau khổ này; chắc bạn đã thử nhiều cách khác để lấp đầy nó và bạn hy vọng lại tẩu thoát khỏi nó bằng cách đến đây. Qui trình che đậy sự cô độc vô vị này được gọi là cảm hứng. Vậy thì sự cảm hứng chỉ trở thành một kích thích và với tất cả kích thích chẳng mấy chốc nó sẽ mang lại sự nhàm chán và vô cảm riêng của nó.’

 Một tường thuật trung thực của những nói chuyện 1944, được in ở Ấn độ, được xuất bản năm sau bởi Krishnamurti Writings Inc (KWINC), như bây giờ Star Publishing Trust trở thành. Sau việc này, K không còn xem lại những nói chuyện riêng của anh. KWINC là một ban quản trị từ thiện, giống như SPT, được thành lập cho mục đích duy nhấtphổ biến lời giảng của K ra khắp thế giới. K và Rajagopal, cùng ba người khác, là những ủy viên quản trị. Sau đó, đáng tiếc rằng K đã từ chức ủy viên của anh bởi vì anh không thể bị quấy rầy bởi những gặp gỡ về tài chánh, và Rajagopal trở thành Chủ tịch của KWINC. Tất cả những trao tặng để ủng hộ công việc của K được gửi đến tổ chức này.

Cuối cùng, sau hai mươi năm, vào tháng chín năm 1946, một trường học được khánh thành tại Ojai trên mảnh đất tại phía cao của thung lũng Ojai, được mua cho mục đích đó bởi Mrs Besant vào năm 1926 – 27. Một trường trung học nhỏ, đồng giáo dục nam nữ, được gọi là Happy Valley School, được tài trợ bởi Happy Assciation trong đó K, Aldous Huxley và Rosalind Rajagopal là ba người trong ủy ban quản trị đầu tiên, và được điều hành bởi Rosalind. K đã lên kế hoạch rời Ojai ngay sau khi khánh thành để thực hiện chuyến đi quanh New Zealand, Úc và Ấn độ, nhưng một ít ngày trước khi đúng ngày khởi hành anh bị nhiễm trùng thận rất nặng. Anh nằm trên giường suốt hai tháng. Trong tháng đầu tiên anh bị đau đớn ghê lắm, và phải mất hơn sáu tháng sau anh mới hồi phục. K chỉ còn nhớ một chút ít về kỷ niệm của căn bệnh này nhưng không chính xác lắm. ‘Tôi bị bệnh một năm rưỡi,’ anh sẽ nói vào năm 1979, ‘nặng khủng khiếp. Có một bác sĩ nhưng họ không cho tôi bất kỳ sự điều trị nào.’ Vì anh không muốn đến bệnh viện, Rosalind làm y tá cho anh: có thể vì rằng anh không muốn dùng bất kỳ loại thuốc nào, vì sợ rằng chúng có thể tác dụng không tốt cho thân thể nhạy cảm của anh, mặc dù anh không cảm thấy sự chịu đựng đau đớn này là cần thiết như sự đau đớn của ‘cái tiến trình’ lúc trước.

Lúc này những kế hoạch của K phụ thuộc vào liệu anh có thể gia hạn được hộ chiếu của anh. Sau khi Ấn độ được trao trả độc lập vào ngày 15 tháng tám năm 1947, anh, giống như tất cả những người Ấn độ giáoHồi giáo, được trao sự chọn lựa để giữ thông hành nước Anh của anh hay chuyển qua một thông hành quốc gia. Mặc dù anh đánh giá quốc tịch là một trong những điều xấu xa nhất, dĩ nhiên anh phải có một thông hành cho mục đích đi lại, và anh chọn quốc tịch Ấn độ. Hầu như anh không thể làm ngược lại khi có quá nhiều bạn bè người Ấn độ của anh đã phải đau khổ gánh chịu cho sự đấu tranh vì tự do. Một gia hạn thêm nữa cho hộ chiếu của anh được thi hành và giúp anh có thể tiếp tục ở lại Ojai để hồi phục sức khỏe cho đến tháng chín năm 1947. Sau đó anh rời Ấn độ quá cảnh tại nước Anh, hủy bỏ kế hoạch đến New Zealand và Úc.

K ở lại ba tuần tại nhà Lady Emily ở London (chồng của bà đã chết vì ung thư phổi năm 1944). Họ đã không gặp nhau được chín năm và mọi căm phẫn của bà đều tan biến khi thấy anh. Lúc này anh đã năm mươi hai và bà bảy mươi ba, và mặc dù họ viết thư thưa dần cho nhau, bà tiếp tục thương yêu anh bằng tất cả tâm hồn của bà cho đến khi bà chết năm 1964. Anh đến cùng mẹ để trải qua một kỳ nghỉ cuối tuần với tôi và người chồng thứ hai của tôi trong ngôi nhà của chúng tôiSussex. Tôi cũng mời Mar de Manziarly mà đã đến nước Anh để thăm anh vì anh sẽ không ghé Paris. Dĩ nhiên, anh trông già đi nhiều, có một ít tóc bạc trong mái tóc của anh, nhưng anh vẫn còn không kém lúc trẻ và cá tính của anh hoàn toàn không thay đổi. Lúc nào anh cũng bộc lộ thương yêu và đầy nhiệt thành đam mê vì sống, với cùng cách xử sự tế nhị và sự nhã nhặn tự nhiên. Chúng tôi mặc áo khoác ngoài ngồi ăn sáng, nói chuyện và cười đùa, và anh nói rằng nó giống hệt như thời gian xa xưa khi chúng tôi đang đi nghỉ cùng nhau và có cả Nitya. Anh không thể nhớ Ehrwald hay Pergine hay ‘cái tiến trình’ của anh ở đó, nhưng anh có sự hồi tưởng nào đó về hạnh phúcvui đùachúng tôi đã trải qua. Anh hỏi tôi Nitya trông giống như thế nào và rất ngạc nhiên khi tôi trả lời anh rằng anh ấy có tật hơi hơi lác mắt.

 K đã giam mình quá lâu tại Ojai cùng gia đình Rajagopal, những người có khuynh hướng dọa nạt anh, đến độ anh có vẻ vơi đi mọi buồn phiền khi lại được tự do và có thể tiếp tục đi khắp nơi. Anh đi máy bay một mình đến Bombay vào tháng mười – chuyến bay đầu tiên của anh đến Ấn độ, nơi anh sẽ ở lại đó mười tám tháng. Chuyến viếng thăm này rất quan trọng bởi vì ở đó anh gặp một nhóm người mới theo sau mà, trong suốt sống còn lại của anh, không chỉ là những người bạn đồng hành được chọn lựa của anh mà còn vô giá cho công việc của anh ở Ấn độ.

 Nổi bật trong nhóm này, đã gặp anh lần đầu tiên, là hai chị em, cả hai đều đã lập gia đình – Pupul Jayakar và Nandini Mehta, hai cô con gái của V. N. Mehta (không có họ hàng với chồng của Nandini), một người Bà la môn Gujarati mà đã là một hội viên nổi tiếng của Indian Civil Service và một học giả về ngôn ngữ Phạn và Ba tư. Ông đã chết vào năm 1940. Người vợ góa của ông, người đã có một lịch sử về phục vụ xã hội rất lâu, sống ở Bombay nơi những người con gái của bà cũng sống. Người con gái nhỏ, Nandini, có một hôn nhân không hạnh phúc, có ba người con, với Bhagwan Mehta, một người con trai của Sir Chunilal Mehta, một trong những người hâm mộ K từ trước chiến tranh. Sir Chunilal đưa Nandini đến gặp K khi anh đến Bombay, cô cảm thấy bị bùa mê và sau đó theo cùng cha chồng đi nghe những nói chuyện của anh. Một vài tháng sau cô bảo với chồng rằng cô muốn sống độc thân. Sau khi K rời Ấn độ, cô sẽ làm một lá đơn thỉnh cầu chống lại chồng cô tại tòa Đại hình Bombay yêu cầu được ly thân và quyền nuôi con cái của cô, có tuổi chín, bảy và ba, vì bị đối xử hung bạo. Người chồng của cô bào chữa vụ kiện, khẳng định rằng cô đã bị ảnh hưởng quá mức bởi lời giảng của Krishnamurti. Luật sư của ông ấy đọc to trong phiên tòa những trích dẫn dài từ những nói chuyện của K trong đó anh đã nói về vị trí thấp hèn của phụ nữ Ấn độ và sự nô lệ của họ vào những người chồng. Nhưng không có gì phù hợp được đề nghị trong phiên tòa. Nandini thua vụ kiện và con cái của cô phải giao lại cho người chồng. Cô đã rời nhà chồng từ trước và nương náu tại nhà mẹ. Một điện tín được gửi cho K thông báo kết quả, mà anh trả lời, ‘Bất kỳ điều gì sẽ là đúng đắn’45 Một đồn đại dối trá được loan truyền ở nước Anh rằng anh đã bị gọi ra hầu tòa vì đồng bị cáo trong một vụ kiện ly dị. Trong phần còn lại thuộc sống của anh, K cảm thấy một giữ gìn thận trọng rất đặc biệt với Nandini. Năm 1954 một trường ban ngày nhỏ của Krishnamurti dành cho trẻ em thiếu thốn, Bal Anand, được thành lậpBombay, mà Nandini trở thành Hiệu trưởng.

 K không gặp người chị lớn, Pupul Jayakar, cho đến đầu năm 1948. Cô đã là một người làm việc xã hội từ đầu những năm 1940 và có vai trò quan trọng cho sự phát triển và xuất khẩu hàng dệt và thủ công nghệ làm bằng tay của Ấn độ; sau đó cô trở thành Chủ tịch của Ủy ban Lễ hội Ấn độ. Là một người bạn cũ của Indira Gandhi, cô có được nhiều ảnh hưởngẤn độ sau khi Mrs Gandhi trở thành Thủ tướng vào năm 1966. Cô có một tánh cách mạnh mẽ hơn Nandini, mặc dù Nandini chắc phải có nhiều sức mạnh nội tâm để rời khỏi người chồng của cô.

 Trong số những người khác thuộc nhóm mà K tập hợp quanh anh tại thời gian này là Sunanda Patwardhan và chồng của cô Pama, một người hùn vốn trong nhà xuất bản Orient Longman (không họ hàng với Pat), và người anh của ông, Achyut, một trong những người bạn cũ của K mà đã là một người hết mình đấu tranh cho tự do và hai năm kế tiếp sẽ tham gia chính trị. Sunanda có một bằng tiến sĩ từ Madras University và bây giờ đang học luật. Trong tương lai bà sẽ là thư ký của K khi anh ở Ấn độ, đi quanh cùng anh, ghi tốc ký những thảo luận nhóm do anh tổ chức. Về sau, bà và chồng đến sống tại Vansata Vihar. Hai thành viên khác của nhóm là Dr V. Balasundaram, một giáo viên trẻ tại Institute of Science tại Bangalore, mà sẽ trở thành Hiệu trưởng của trường Rishi Valley, và R. Madhavachari, thư ký của KWINC ở Ấn độ sống tại Vasanta Vihar. Madhavachari là người được ủy quyền của Rajagopal và thực hiện tất cả những sắp xếp cho những đi lại và những nói chuyện của K ở Ấn độ, biên tập những nói chuyện ở Ấn độ của anh và tìm hiểu quan điểm của báo chí.

 K đã đến Ấn độ chỉ hai tháng sau sự Chia cắt Ấn độ năm 1947, và những người Ấn độ giáo và những người Hồi giáo đang tàn sát lẫn nhau ở miền bắc. Dẫu vậy anh đi thẳng đến KarachiDelhi nhưng đã phải rời Delhi trước vụ ám sát Gandhi vào ngày 30 tháng giêng năm 1948. (Người ta đã viết rằng khi ánh sáng đã tắt đi sau vụ ám sát Gandhi, chính do bởi Krishnamurti mà Jawaharlal Nehru khám phá được, trong bí mật, sự đau khổ cô độc của ông.46 K khẳng định rằng điều này trong chừng mực nào đó là đúng thực; anh đã rất yêu quý Nehru.)

 K nói chuyện nhiều lần ở miền bắc, sau đó tổ chức mười hai nói chuyện trước công chúng ở Bombay, giữa những ngày 1 tháng giêng và 28 tháng ba 1948, được tham dự bởi hơn 3.000 người, được tiếp theo bởi những bàn luận riêng tại Vasanta Vihar ở Madras hầu hết tháng tư. (Anh kể cho Lady Emily rằng anh chưa bao giờ làm việc mệt như thế trong sống của anh.) Trong mỗi nói chuyện anh cố gắng tiếp cận mỗi vấn đề khác nhau của sự tồn tại từ một quan điểm khác biệt nhưng, bởi vì anh đang nói chuyện với một số khán giả mới, chắc chắn có nhiều sự lặp lại. Theo căn bản, không có sự khác biệt nào trong những nói chuyện của anh ở Ấn độ với bất kỳ những nơi nào khác. Bất kỳ những gì mới mẻ đã có từ những năm chiến tranh yên lặng tại Ojai đó đã nở hoa trong những quyển sách của anh, đặc biệt trong quyển The First and Last Freedom Tự do Đầu tiên và Cuối cùng Commentaries on Living Bình phẩm về Sống. Khán giả Ấn độ của anh tỏ vẻ tôn kính nhiều; anh được đối xử như một đạo sư siêu phàm.

 Vào tháng năm K đi thẳng đến Ootacamund, nhà ga trên đồi đi Madras, để nghỉ ngơi hoàn toàn. Anh ở cùng vài người bạn tại một ngôi nhà được gọi là Sedgemoor, và, theo sự thỉnh cầu của anh, Pupul Jayakar và Nandini Mehta tham gia cùng anh, ở tại một khách sạn gần bên. Mrs Jayakar đã ghi lại vài xảy ra tại Sedgemoor mà chỉ rằng ‘cái tiến trình’ đã bắt đầu lại mạnh mẽ như nó đã xảy ra tại Ojai, Ehrwald và Pergine. Nó chắc chắn gây kinh hãi lắm cho hai chị em này mà vẫn chưa biết rõ về anh, và có lẽ, không biết gì về những điều xảy ra trước kia.

 K đang dạo bộ bên ngoài cùng hai chị em thì bỗng nhiên nói anh cảm thấy bị bệnh và phải quay về nhà. Anh yêu cầu họ ở lại với anh, đừng sợ hãi bởi bất kỳ điều gì xảy ra, và đừng gọi bác sĩ. Anh nói anh bị đau trong bộ đầu của anh. Sau một chốc lát anh bảo với họ rằng anh đang ‘đi khỏi’. Mặt anh ‘áo não và đầy đau đớn’. Anh hỏi họ rằng họ là ai và liệu họ có biết Nitya hay không. Tiếp theo anh kể về Nitya, bảo cho họ rằng em ấy đã chết rồi, rằng anh yêu quý em ấy lắm và khóc lóc thương tiếc em ấy hoài.[1] Anh hỏi họ có lo lắng không nhưng có vẻ không quan tâm đến câu trả lời của họ. Anh tự mình ngừng không yêu cầu Krishna quay lại nữa: ‘Anh bảo tôi không kêu anh ấy lại.’ Tiếp theo anh nói về chết. Anh nói nó thật gần – ‘Chỉ như một sợi chỉ’ – chết đối với anh là quá dễ dàng, nhưng anh không muốn bởi vì anh có nhiều công việc phải làm. Gần gần chấm dứt anh nói: ‘Anh ấy đang quay lại. Các bạn không trông thấy tất cả họ cùng anh ấy à – không vấy bẩn, không tiếp xúc được, tinh khiết – lúc này vì họ ở đây anh ấy sẽ đến. Tôi mệt lắm nhưng anh ấy giống như một con chim – luôn luôn trong sáng.’ Rồi thì bỗng nhiên chính là Krishna lại.

Sự ghi chép của tình tiết này không đề ngày tháng. Lần kế tiếp có ghi ngày tháng là vào ngày 30 tháng năm 1948:

 

Krishna đang sẵn sàng để đi dạo, khi bỗng nhiên anh nói rằng anh cảm thấy quá yếu và tất cả không ở đó. Anh nói, ‘Tôi bị đau đớn quá’ và ôm sau đầu rồi nằm xuống. Trong một ít phút anh K mà chúng ta biết không còn hiện diện ở đó. Suốt hai tiếng đồng hồ chúng tôi thấy anh trải qua đau đớn cực kỳ. Anh chịu đựng sự đau đớn đó hơn tất cả sự chịu đựng mà từ trước đến nay tôi đã từng gặp. Anh nói anh bị đau ở phía sau cổ. Răng của anh đang gây nhức nhối cho anh, bụng của anh căng phồng lên và cứng ngắc và anh rên rỉ và ấn xuống. Thỉnh thoảng anh thường hét lớn lên. Anh bị ngất xỉu nhiều lần. Khi anh bị ngất xỉu lần đầu anh nói: ‘Khép chặt miệng tôi lại khi tôi bị ngất xỉu.’ Anh liên tục nói: “Amma, ôi, Thượng đế cho con sự an bình. Tôi biết họ phụ thuộc vào cái gì. Gọi anh ấy trở lại, tôi biết khi nào sự giới hạn của đau đớn được đạt đến – lúc đó họ sẽ quay lại. Họ biết thân thể có thể chịu đựng đến mức độ nào. Nếu tôi trở thành một người mất trí hãy chăm sóc tôi. Không phải rằng tôi sẽ trở thành người mất trí. Họ rất cẩn thận với thân thể này – tôi cảm thấy rất già cỗi – chỉ một phần của tôi đang vận hành. Tôi giống như một miếng cao su chưa chế biến, mà một cậu bé vân vê nó. Chính là cậu bé mà cho nó sự sống. Khắp bộ mặt của anh bị xác xơ, bị vắt kiệt và bị nhăn nhó bởi đau đớn. Anh liên tục nắm chặt bàn tay lại và những giọt lệ rỉ ra từ hai mắt của anh. ‘Tôi cảm thấy giống như một động cơ xe hơi đang bò lên đồi.’ Sau hai tiếng đồng hồ anh bị ngất xỉu lại. Khi anh tỉnh lại anh nói: ‘Cơn đau đã tan biến rồi. Sâu thẳm bên trong tôi, tôi biết điều gì đã xảy ra. Tôi đã được cung cấp xăng. Bình xăng đầy rồi.’

 

Sau đó anh bắt đầu nói chuyện và diễn tả một số sự việc mà anh đã trông thấy trong những chuyến đi của anh; anh nói về tình yêu: ‘Bạn biết thương yêu có nghĩa gì hay không? Bạn không thể nhốt một đám mây trong một cái chuồng mạ vàng. Cơn đau đớn đó làm thân thể của tôi cứng như thép và ô kìa, lại quá mềm mại, quá mong manh, không có tư tưởng. Nó giống như một đánh bóng, một kiểm tra.’ Pupul Jayakar hỏi liệu anh có thể ngừng trải qua cơn đau đớn, anh trả lời, ‘Bạn đã có một em bé. Liệu bạn có thể chặn nó không đang sinh ra ngay lúc nó bắt đầu?’ Lúc này anh ngồi kiết già ngay thẳng, thân thể anh dựng đứng. Cơn đau đớn đã không còn nơi bộ mặt, Mrs Jayakar ghi lại, ‘Không thời gian. Hai mắt của anh nhắm lại. Hai môi của anh rung rung. Có vẻ anh lớn lên. Chúng tôi cảm thấy cái gì đó lạ thường đang trút vào anh. Có một rung động rộn ràng trong bầu không khí. Nó tràn đầy căn phòng. Tiếp theo anh mở hai mắt của anh ra và nói, “Cái gì đó đã xảy ra – các bạn có thấy cái gì không?” Chúng tôi nói với anh rằng chúng tôi đã cảm thấy. Anh nói, “Mặt của tôi sẽ khác hẳn vào ngày mai.” Anh nằm xuống và bàn tay của anh mở ra trong một cử chỉ của no đủ. Anh nói, “Tôi sẽ giống như một giọt mưa – tinh khiết.” Sau một vài phút anh bảo với chúng tôi rằng anh khỏe rồi và chúng tôi có thể về nhà.’

 Hai sự kiện khác của cùng bản chất đã xảy ra vào tháng bảy. Vào ngày 17 tháng sáu, K dạo bộ một mìnhyêu cầu Pupul và Nandini chờ anh trong căn phòng của anh. Khi anh trở về anh là một người lạ. ‘K đã đi rồi. Anh bắt đầu nói rằng anh đã bị đau đớn bên trong; rằng anh đã bị đốt cháy; rằng có một đau đớn xuyên thẳng đầu của anh. Anh nói: “Các bạn biết không, ngày mai các bạn sẽ không thấy anh. Gần như anh đã không trở về.” Anh liên tục cảm giác thân thể của anh để xem thử liệu tất cả nó có còn ở đó. Anh nói, “Tôi phải quay lại và xem thử điều gì đã xảy ra trong chuyến dạo bộ. Cái gì đó đã xảy ra và họ đổ xô trở lại nhưng tôi không biết liệu tôi đã trở lại hay không. Có lẽ có những mảnh của tôi đang nằm trên con đường.”’

 Chiều tối hôm sau Pupul và Nandini lại chờ anh trong căn phòng của anh trong khi anh dạo bộ một mình. Khi anh quay về khoảng bảy giờ anh lại là ‘một người lạ’ lần nữa. Anh đi đến giường và nằm xuống. ‘Anh nói anh cảm thấy bị đốt cháy, hoàn toàn bị đốt cháy. Anh đang khóc. Anh nói: “Các bạn biết tôi tìm được gì trong chuyến dạo bộ đó. Anh ấy đến lại toàn bộhoàn toàn chịu trách nhiệm thân thể. Đó là lý do tại sao tôi đã không biết liệu tôi đã quay lại. Tôi không biết gì cả. Họ đã đốt cháy tôi để cho có thể có nhiều trống không thêm nữa. Họ muốn thấy bao nhiêu của anh ấy có thể đến.”’ Lại nữa Pupul và Nandini cảm thấy cùng rung động rộn ràng đó đang tràn ngập căn phòng giống như vào chiều tối ngày 30 tháng năm.47

 Sự kiện rằng hai chị em này không biết gì cả về những chuyện đã xảy ra trong quá khứ cho câu chuyện kể này một giá trị đặc biệt vì trong đó có quá nhiều điểm tương đồng giữa nó và những chuyện kể khác về những điều đã xảy ra tại Ojai, Ehrwald và Pergine – sự ngất xỉu thường xuyên bởi cơn đau đớn, sự sợ hãi Krishna của thân thểsợ hãi gọi anh trở lại, sự nhận biết của anh rằng cơn đau đớn sẽ ngừng nếu Krishna không trở lại và ‘cái tiến trình’ cũng thế. Rồi thì nói bóng gió về trạng thái gần sát cái chết. (Tại Ehrwald, khi những tiếng chuông nhà thờ bỗng nhiên vang rền trong khi K ‘đi khỏi’, chúng gây cho thân thể một cú choáng váng của đau đớn đến nỗi Krishna phải quay lại. Sau đó anh nói, theo Lady Emily, ‘Đó là một ca suýt bị chết. Những hồi chuông đó gần như reng lên để báo đám tang của con.’) Những ghi lại của Pupul Jayakar bảo cho chúng ta rằng, ngoại trừ K, có những sự hiện diện khác, giống như đã có trong những sự kiện được ghi lại khác –  ‘họ’ những người mà rất cẩn thận cho thân thể, có lẽ cùng là ‘họ’ mà đã quay trở lại với K trong biến cố đầu tiên được đề cập bởi Pupul – ‘không vấy bẩn, còn nguyên vẹn, tinh khiết’. Sau đó lại có ‘anh’ mà đã quay trở lại ‘toàn bộ’ trong suốt chuyến dạo bộ và ‘hoàn toàn đảm đương trách nhiệm’. Sinh vật đang nằm đau đớn trên giường đã được ‘đốt cháy’ để tạo ra trống không nhiều hơn nữa để cho nhiều của ‘anh ấy’ này có thể vào K hay thân thể.

 Vậy là lúc này dường như có ba thực thể ngoại trừ số thực thể không được đặt tên được nhắc đến như là ‘họ’: sinh vật được bỏ lại đằng sau để chịu đựng sự đau đớn của thân thể; K, mà đi khỏi và quay trở lại; và ‘anh ấy’ bí mật. Liệu tất cả những thực thể này là những khía cạnh khác nhau thuộc ý thức của K hay liệu chúng là những sinh vật tách rời? Chao ôi, một người duy nhất mà có lẽ có thể khai sáng cho chúng ta, K chính anh, đã chẳng nhớ gì cả về những chuyện xảy ra này tại Ooty giống như anh đã chẳng nhớ gì cả về ‘cái tiến trình’ tại những lần trước. Điều đó không gây ngạc nhiên lắm bởi vì anh đã đi khỏi thân thể. Anh đã luôn luôn nhận biết về ‘đang được bảo vệ’ bởi cái gì đó hay người nào đó bên ngoài chính anh, và anh tin tưởng rằng bất kỳ ai đang đi cùng anh đều được chia sẻ cùng sự bảo vệ này. Nhưng anh không thể nói được sự bảo vệ này bắt nguồn từ đâu. Còn quan trọng hơn nữa, điều gì chúng ta học được từ chuyện kể này là rằng vẫn còn có sự chuẩn bị đang được thực hiện trên thân thể của K.

 Sau thời gian này tại Ooty, K tiếp tục những nói chuyện của anh ở nhiều nơi trong Ấn độ và viếng thăm những trường học của anh tại Rajghat và Rishi Valley. Anh đã không trở lại Ojai mãi đến tháng tư năm 1949, tính ra đã đi khỏi đó được mười chín tháng.

 



[1] Chính là tại Ooty, vào đầu năm 1925, nơi anh đang đi cùng Madame de Manziarly, Nitya bắt đầu bị bệnh lại. Khi K quay lại đó, sau khi Nitya đã chết, anh đã viết cho Lady Emily: ‘Con đang ở trong cùng phòng như Nitya. Con cảm thấy em, thấy em và nói chuyện với em nhưng con nhớ em lắm.’ Ở đó lại, mặc dù trong một ngôi nhà khác, có lẽ đã gợi nhớ lại rõ ràng cái gì đó cho K.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2013(Xem: 17168)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.