14 - Những Lý Tưởng Là Những Điều Tàn Nhẫn

21/06/201012:00 SA(Xem: 8064)
14 - Những Lý Tưởng Là Những Điều Tàn Nhẫn

SỐNG CHẾT CỦA KRISHNAMURTI
MỘT TIỂU SỬ VIẾT BỞI MARY LUTYENS
THE LIFE AND DEATH OF KRISHNAMURTI

A BIOGRAPHY BY MARY LUTYENS
Lời dịch: Ông Không – Tháng 7-2009

 

14

 

Những lý tưởng là những điều tàn nhẫn

 

M

ary Zimbalist và Alain Naudé đến Ấn độ cùng K mùa đông đó và theo anh cùng những người bạn Ấn độ của anh đến tất cả những nơi thường xuyên anh có những nói chuyện và tổ chức những bàn luận. Vào tháng mười hai năm 1965, vẫn còn ở Ấn độ, K nhận được một lời mời bất ngờ từ Rajagopal, mà anh chấp nhận, để nói chuyện tại Ojai vào tháng mười năm 1966. Thủ tướng Ấn độ, Lal Bahadur Shastri chết ngày 11 tháng giêng năm 1966 và Indra Gandhi, bạn thân của Pupul Jayakar, trở thành Thủ tướng.

 Mùa xuân năm 1966, ở nước Anh, tôi gặp Mary Zimbalist. Một buổi chiều chị bất ngờ lái xe cùng K và Alain đến cửa ngôi nhà vùng quê của chúng tôi. Họ đã có một bữa ăn trưa dã ngoại và K hướng dẫn họ đến thăm chúng tôi. Khi cuối cùng ba người của họ lái xe đi khỏi, tôi nhớ lại đã suy nghĩ họ có vẻ là bộ ba đồng hànhhạnh phúc tuyệt vời và tình bằng hữu của họ đã giúp ích cho sức khỏe lẫn tinh thần của K tốt lên biết chừng nào. Nó đã là một chuyến viếng thăm tràn đầy tiếng cười. Tình bạn của tôi với những người bạn mới của K này cũng nảy nở rất mau lẹ. Sau đó, K muốn ở cùng họ bất kỳ nơi nào anh đi. Mùa hè đó họ có mặt tại Gstaad, mặc dù ở tại một căn nhà gỗ khác; tại New York K ở cùng họ trong căn hộ của người anh Mary và sau đó, ở California, tại ngôi nhà đẹp của Mary trên một vách núi nhô ra biển tại Malibu. Vào ngày 28 tháng mười, ba người họ di chuyển đến Ojai và ngày hôm sau K có nói chuyện lần thứ nhất trong sáu nói chuyện ở Oak Grove, nơi anh đã không nói chuyện từ năm 1960. Trước nói chuyện lần thứ ba một đoàn quay phim truyền hình đến, và lần đầu tiên một nói chuyện của K được quay phim. Tại cơ bản, nói chuyện này liên quan đến điều gì mà tất cả những nói chuyện của anh tập trung vào – tạo ra một thay đổi cơ bản trong cái trí con người. Nếu không có một thay đổi như thế, không thể có sự thay đổi thực sự trong xã hội, không hân hoan thực sự, không hòa bình trong thế giới. Anh đã lặp lại điều gì anh đã nói nhiều lần trước kia – những từ ngữ của anh là một cái gương trong đó người ta có thể thấy điều gì đang thực sự xảy ra trong chính người ta.

 Buồn thay, sự hòa giải đã được hy vọng giữa K và Rajagopal không thực hiện được mặc dù họ đã gặp riêng nhau nhiều lần. K vẫn còn quả quyết về việc được đưa lại vào ban quản trị của KWINC; Rajagopal từ chối việc K có bất kỳ trách nhiệm nào cho tổ chức. K cũng nói chuyện với Phó Chủ tịch của KWINC và một trong những ủy viên, cả hai người này anh đều biết rất rõ trong nhiều năm, nhưng họ không thể hay không sẵn lòng giúp đỡ. Sự ghen tuông về hai người bạn mới của K đã không thay đổi được tình thế.

 K đi máy bay một mình đến Delhi tháng mười hai đó. (Alain Naudé đã quay lại Pretoria để thăm cha mẹ của anh.) Những nói chuyện của anh ở Ấn độ năm đó là nói chuyện lần cuối được xuất bản bởi KWINC. Mary và Alain quay trở lại với anh ở Rome vào tháng ba 1967 và đi cùng anh đến Paris để ở tại một ngôi nhà mà Mary đã thuê trước. Anh không bao giờ lại ở tại nhà của gia đình Suarès nữa; họ đã ra khỏi sống của anh sau một loại cãi cọ nào đó với León de Vidas về những sắp xếp cho những nói chuyện ở Paris của anh. Sau Paris, K, cùng Mary và Alain, đến Hà lan nơi K nói chuyện ở Amsterdam lần đầu tiên trong suốt mười một năm. Họ ở một ngôi nhà nông trại tại Huizen, thị trấn nơi Wedgwood đã có cộng đồng của anh, nhưng K không nhớ gì về điều này. Chồng tôi và tôi, tình cờ ở Hà lan vào thời gian đó, đến thăm họ. Ngay khi chúng tôi sắp sửa rời đi, hoàn toàn bất ngờ K hỏi liệu tôi sẽ viết một quyển sách cho anh. Tôi lặng người đi khi tôi nghe chính mình đang nói, ‘Được. Loại sách gì?’ Anh trả lời, ‘Cái gì đó được đặt nền tảng trên những nói chuyện. Anh dành riêng nó cho em.’ Tôi tin rằng chính Alain đã gợi ý việc đó. Tôi chưa bao giờ kể cho K về công việc viết lách của tôi và tôi không nghĩ anh đã biết được, cho đến khi Alain nói cho anh, rằng tôi là một nhà văn chuyên nghiệp. Nhưng không ai trong họ có thể biết rằng tôi đã không đọc một chữ nào trong những quyển sách của K từ năm 1928. Phần còn lại của mùa hè là sự bất hạnh cho tôi bởi tầm quan trọng mà tôi đã hứa hẹn đảm nhận, tuy nhiên tôi không bao giờ suy nghĩ đến việc viết nó. Tôi biết nó là một thách thức khủng khiếp. Khi tôi trở về London tôi hỏi Doris Pratt, người tôi đã biết từ những ngày ở Ommen, điều gì cô nghĩ là những nói chuyện hay nhất của hai năm cuối. Cô giới thiệu những nói chuyện của 1963 – 64 và gửi cho tôi bốn tập giấy những ghi lại trung thực của những nói chuyện ở Ấn độ và Châu âu suốt những năm đó.

 Tôi đã đọc những tập này bằng sự hưng phấn mãnh liệt. Nó như thể là tôi đã và đang sống trong một căn phòng có nhiều cửa sổ, tất cả chúng đều bị che kín mít bởi những bức màn sẫm màu dành cho mùa xuân, và khi tôi đọc mỗi hàng tiếp theo mỗi hàng tôi lại càng mù tịt thêm nữa. Những câu phát biểu như ‘những lý tưởng là những điều tàn nhẫn’ và ‘tôi sẽ cố gắng là câu nói gây kinh hãi nhất mà người ta có thể thốt lên’ đã cách mạng sự suy nghĩ của tôi. K nói về cùng những chủ đề cơ bản trong mỗi nói chuyện và vì vậy có nhiều sự lặp lại, mặc dù không bao giờ chính xác cùng những từ ngữ, vì vậy tôi lập nên những chủ đề này trong khoảng một trăm những tiêu đềTỉnh thức, Tình trạng bị quy định, Ý thức, Chết, Sợ hãi, Tự do, Thượng đế, Tình yêu, Thiền định – và đã chọn lựa từ chúng những đoạn văn đó mà tôi nghĩ anh đã tự diễn tả rõ rànghay ho nhất đồng thời đan kết chúng thành một quyển sách có 124 trang. Tôi không thay đổi một từ nào của K, cũng không thêm vào một từ nào, tuy nhiên quyển sách này không là một hợp tuyển. Trái lại nó là một cơ bản. Tôi chưa bao giờ có một nhiệm vụ hứng thú hơn, tập trung hơn, nhọc nhằn hơn quyển sách này. Một câu mà tôi thuộc lòng là: ‘Được tự do khỏi uy quyền, khỏi cái riêng của bạn và khỏi cái riêng của một người khác, là chết đi mọi thứ của ngày hôm qua, để cho cái trí của bạn luôn luôn trong sáng, luôn luôn tươi trẻ, hồn nhiên, đầy sinh lựcđam mê.’ Quyển sách này, có đầu đề, được chọn bởi chính K, Freedom from the Known Tự do khỏi Cái đã được biết, được xuất bản năm 1969.

 Đối với tôi chương hay nhất và xúc động nhất là chương nói về tình yêu. Nhiều người nhận xét lời giảng của K là tiêu cực bởi vì thỉnh thoảng anh chỉ có thể khám phá cái gì đó là gì bằng cách nói nó không là gì. Tình yêu là một ví dụ cơ bản của việc này. Tình yêu không là sự ghen tuông, tình yêu không là sự sở hữu, tình yêu không đòi hỏi được thương yêu lại, tình yêu không là sự sợ hãi, tình yêu không là vui thú xác thịt; sự lệ thuộc vào một người khác không là tình yêu, tư tưởng không thể vun quén tình yêu, tình yêu không là sắc đẹp, tình yêu không là tự-thương xót (Điều này khiến người ta hiểu rõ một trong những tuyên bố sau của K: ‘Không có sự việc như là tình yêu không-hạnh phúc’) ‘Bạn không biết thương yêu thực sự có nghĩa gì hay sao,’ anh hỏi ‘ – thương yêu mà không hận thù, mà không ghen tuông, mà không giận hờn, mà không cần can thiệp anh ấy đang suy nghĩ hay đang làm gì, mà không chỉ trích, mà không so sánh – bạn không biết nó có nghĩa gì hay sao? Khi bạn thương yêu người nào đó bằng tất cả quả tim của bạn, bằng tất cả cái trí của bạn, bằng tất cả thân thể của bạn, bằng toàn thân tâm của bạn, có sự so sánh hay sao?’

 Ý tưởng mà tôi nhận thấy khó khăn nhất để hiểu rõý tưởng ‘Người quan sát là vật được quan sát’. Cuối cùng tôi đến được một giải thích về điều này: cái ngã nhìn tất cả những trạng thái bên trong của thân tâm nó bằng cái trí bị quy định riêng của nó, và vì vậy điều gì nó thấy là một bản sao của chính nó; điều gì chúng ta là điều gì chúng ta thấy. Ý tưởng của một cái ngã cao cấp hơn mà có thể sai khiến những cái ngã khác là một ảo tưởng, bởi vì chỉ có một cái ngã. Khi K nói trong những nói chuyện khác ‘Trải nghiệm là người trải nghiệm’ và ‘Người suy nghĩ là suy nghĩ’, anh chỉ đang sử dụng những từ ngữ khác biệt để diễn tả cùng ý tưởng.

Đầu tháng sáu 1967 Mary Zimbalist lái xe đưa K và Alain Naudé đến Gstadd, nơi họ ở cùng nhau tại một biệt thự khác trước khi Vanda đến để mở Chalet Tannegg cho K. Một ít ngày trước khi K chuyển đến Tannegg, anh nằm trên giường vì bị sốt. Mary ghi lại trong nhật ký của chị rằng chị tin anh bị mê sảng khi anh nhìn chị mà không nhận ra và nói trong giọng đứa trẻ của anh, ‘Krishna đã đi khỏi.’ Giọng trẻ con hỏi chị liệu chị đã ‘nghi ngờ Krishna’, và thêm vào, ‘Anh không thích bị nghi ngờ. Sau tất cả những năm này tôi không thân thiết với anh nữa.’ Chắc chắn Mary đã chưa nghe được về ‘cái tiến trình’. Mặc dù từ lúc này trở đi chị sẽ tiếp xúc với anh nhiều hơn bất kỳ người nào khác cho đến khi anh chết, lần này dường như đã là lần duy nhất mà ‘cái tiến trình’ tự bộc lộ nó cho chị. Tuy nhiên anh đã báo trước cho chị rằng thỉnh thoảng anh bị ngất xỉu ngay cả khi đang được lái xe đi; chị phải không lưu tâmtiếp tục chạy xe chầm chậm. Việc này đã xảy ra nhiều lần. Anh thường bị sụp đổ trên đùi chị hoặc trên vai khi bị ngất xỉu, nhưng sẽ hồi tỉnh mau và không hề hấn gì bởi nó.

 Mùa hè đó có nhiều nói chuyện tại Gstaad về một trường học mà K muốn sáng lập ở Châu âu. Một người bạn cũ đã biếu anh £50.000 để xây một ngôi nhà cho chính anh để dành khi anh không làm việc nữa. Đã dự tính không bao giờ nghỉ ngơi, anh xin phép liệu anh có thể dùng số tiền đó cho một trường học, một thỉnh cầungay lập tức được chấp thuận. Mới đây anh đã gặp một người lý tưởng để trở thành Hiệu trưởng của nó – Dorothy Simmons mà, cùng người chồng của bà Montague, vừa về hưu từ công việc điều hành một trường học của chính phủ sau mười tám năm. Chẳng mấy chốc họ đã quyết định rằng ngôi trường mới nên ở nước Anh bởi vì Mrs Simmons không thể điều hànhhiệu quả trong một ngôn ngữ khác. Cuối cùng Brockwood Park, một ngôi nhà đời Georgia to lớn ở Hampshire với ba mươi ba mẫu công viên và vườn, được mua với giá £42.000, và gia đình Simmons, Doris Pratt và một học sinh chuyển vào đó vào cuối năm1968. K đã quyết định sáng lập trường này ngược lại lời khuyên của cố vấn tài chánh lúc đó, Gérard Blitz, người thành lập Club Méditerranée mà khuyên anh không thể làm việc này được cho đến khi gây được nhiều tiền quỹ hơn để trang bị cho nó. Tuy nhiên, chủ trương của K suốt sống của anh là sẽ làm điều gì anh cảm thấyđúng đắn và tiền bạc sẽ đến bằng cách nào đó. Và thông thường đúng như thế.

 Nhưng trước đó, một tan vỡ hoàn toàn đã xảy đến với Rajagopal, và K đã thành lập một Trust mới cho công việc phổ biến những lời giảng của K, chứng thư của Trust mới bảo đảm rằng vị trí của Rajagopal không bao giờ có thể hồi sinh lại. Tại họp mặt Saanen của năm 1968 nó được tuyên bố:

 

Krishnamurti mong muốn mọi người biết rằng anh đã hoàn toàn tách khỏi Krishnamurti Writings Incorporated of Ojai, California.

Anh hy vọng rằng, vì sự công bố trước công chúng này, những người muốn hợp tác với công việc và lời giảng của anh sẽ ủng hộ tổ chức mới và quốc tế Krishnamurti Foundation of London, England, mà hoạt động của nó sẽ gồm có một trường học. Chứng thư thành lập Foundation bảo đảm rằng những ý định của Krishnamurti sẽ được tôn trọng.

 

Doris Pratt rút về Brockwood Park sau bốn mươi năm phục vụ tự nguyện tận tâm nhất, và một phụ nữ đã lập gia đình và có một cô con gái, Mary Cadogan, mà đã giúp Doris Pratt từ năm1958, trở thành Thư ký của Foundation mới. Trước khi bà lập gia đình, bà đã làm việc cho BBC, và khả năng của bà thuộc loại giỏi nhất. (Từ đó bà đã xuất bản năm quyển sách thành công trong thời gian làm Thư ký của Foundation.)

 Tiếp theo là một thời gian khó khăn cho đến lúc những tiền bạc và cống hiến cho Foundation mới bắt đầu có. Tài sản của KWINC bị đóng băng nhưng, may thay, Doris Pratt và Mary Cadogan đã tạo được một quỹ nhỏ để giúp Foundation mới có thể vận hành. Tại thời gian này K thành lập một ủy ban xuất bản sách báo dưới quyền chủ tịch của George Wingfield – Digby, sau đó Curator of Textiles tại Victoria và Albert Museum, một chuyên gia về đồ gốm phương đông và tác giả của một cuộc đời của William Blake. Trong tương lai ủy ban này sẽ chịu trách nhiệm ấn loát những nói chuyện của K và công bố chúng cho báo chí và xuất bản một Bulletin. Sau này những ghi lại trung thực của những nói chuyện được in ở Hà lan thay vì ở Ấn độ.

 Một American Krishnamurti Foundation được thành lập năm 1969, và một Indian Foundation năm 1970. Tiếp theo lại có một vụ kiện tụng không tránh khỏi giữa KWINC và American Foundation, mà kéo dài mãi đến năm 1974 khi nó được thu xếp bên ngoài tòa án. Điều khoản chính của sự thu xếp này là rằng KWINC sẽ bị giải tán và một tổ chức khác, K & R Foundation, mà Rajagopal nắm quyền kiểm soát, sẽ giữ bản quyền những tác phẩm của K trước ngày 1 tháng bảy năm 1968; 150 mẫu đất tại đầu phía tây của thung lũng Ojai, gồm cả Oak Grove, và 11 mẫu tại đầu trên cao nơi có Pine Cottage và trường Arya Vihara, sẽ được chuyển đến Krishnamurti Foundation of America (KFA); tài sản bằng tiền mặt của KWINC sẽ được chuyển đến KFA sau khi khấu trừ tổng số tiền nào đó cho những tiền hưu và những phí tổn tòa án của Rajagopal, và Rajagopal sẽ giữ lại sự sở hữu ngôi nhà của anh đến hết đời.

Trong khi vụ kiện đang xảy ra, K tiếp tục những chuyến đi quanh của anh. Những khác biệt là rằng bây giờ khi anh đến nước Anh anh ở Brockwood Park, và khi đến California anh ở với Mary Zimbalist tại Malibu thay vì tại Ojai, và nói chuyện tại Santa Monica thay vì ở Oak Grove. Vào mùa thu năm 1969 Alain Naudé không làm việc cho K nữa và đến sống ở San Francisco nơi anh ấy dạy nhạc. Thỉnh thoảng anh ấy ở Malibu và K gặp anh ấy bất kỳ khi nào anh đến San Francisco. Anh ấy đã làm nhiều cho K trong việc giúp K tiếp xúc với giới trẻ ở Mỹ bằng cách sắp xếp cho anh nói chuyện tại nhiều trường đại học, gồm cả Harvard và Berkeley. Alain viết, “Khá tự nhiên, tuy nhiên hơi ngạc nhiên một tí, Krishnamurti bỗng nhiên là anh hùng và người bạn của những sinh viên này, bởi vì đã từ lâu trước khi họ gặp anh những điều anh trình bày đã trở thành quan trọng đối với họ giống như ăn uống và hít thở. Họ trân trọng điều gì anh nói và cảm thông với anh bằng sự yêu mến rất thân thiết mà không e dèsợ hãi.’53

Mùa xuân 1970, khi K đang ở tại Brockwood anh yêu cầu tôi viết một chuyện kể về sống lúc còn nhỏ của anh. Trước tiên anh nhờ người bạn cũ của anh, Shiva Rao, viết nó nhưng sau khi tập hợp vô số tài liệu từ Theosophical Archives tại Adyar, Shiva Rao cảm thấy bị bệnh rất nặng và biết rằng anh ấy sẽ không đủ sức khỏe sau khi hồi phục để hoàn thành quyển sách. (Anh ấy chết năm sau.) Vì vậy anh ấy đề nghị giao tất cả tài liệu của anh ấy cho tôi sử dụng. Tôi đã biết anh ấy từ năm 1923, khi tôi đến Ấn độ lần đầu, và chúng tôi vẫn duy trì tình bạn kể từ đó. K nói anh sẽ mang tất cả tài liệu khi anh trở lại đây từ Ấn độ vào đầu năm sau. Dĩ nhiên tôi rất vui khi được yêu cầu viết chuyện kể này nhưng trước khi chấp thuận nó tôi đặt ra điều kiện là không người nào được quyền bắt buộc tôi đưa cho họ xem bất kỳ thứ gì có liên quan. Sau khi đồng ý điều này, K viết một giấy chấp thuận cho phép tôi trích dẫn những lá thư của anh và những truyện kể về trải nghiệm tại Ojai vào năm 1922 của anh mà đã chưa bao giờ được xuất bản. Mặc dù tôi không dự tính bắt đầu quyển sách cho đến khi tôi nhận được tài liệu của Shiva Rao, tôi đến Brockwood vào tháng sáu để thực hiện phỏng vấn đầu tiên của tôi với K về nó. Anh có vẻ rất hứng thú tên gọi ‘the boy’ cậu bé, khi anh nói về chính bản thân của anh, và thắc mắc không hiểu tại sao cậu bé đã được tuyển chọn bởi Leadbeater. Chất lượng cái trí của cậu bé như thế nào? Cái gì đã bảo bọc cậu bé trong tất cả những năm này? Tại sao cậu bé, được trao tặng tất cả những nịnh nọt đó, đã không bị hư hỏng hay bị quy định? Cậu bé có lẽ đã trở thành ‘một kinh tởm’. Sự hiếu kỳ này về cậu bé, mặc dù rất mạnh, hoàn toàn không có tính riêng tư. Như thể anh hy vọng rằng khi viết lại một câu chuyện trung thực, có lẽ tiết lộ điều gì đó để giải thích hiện tượng về một con người mà anh cũng tò mò muốn biết nhưng không hàm ý riêng tư. Đáng ra anh có thể cùng hợp tác nhiều hơn, nhưng, than ôi, anh chẳng nhớ gì về sống ban đầu của anh ngoại trừ điều gì Shiva Rao và những người khác đã kể cho anh.

Một trong những quyển sách của K được xuất bản năm 1970 có đầu đề là The Urgency of Change Sự Cấp bách của Thay đổi, bao gồm những câu hỏi thăm dò được đặt ra bởi Alain Naudé tại Malibu và những trả lời của anh. Alain sẽ ghi ra đầy đủ cả những câu hỏi lẫn những câu trả lời, đọc chúng vào một máy thâu băng và đọc chúng lại vào chiều tối cho K để thực hiện bất kỳ những sửa chữa nào. Vì vậy, quyển sách này có một giá trị vượt trội hơn những quyển sách của những nói chuyện được biên tập mà K không bao giờ đọc lại hoặc thậm chí nhìn chúng. Có một đoạn trong nó nói về một trong những chủ đề trở đi trở lại thường xuyên nhất, và là một trong những chủ đề khó nắm bắt nhất – sự kết thúc của tư tưởng:

 

Người hỏi: Tôi không hiểu ông thực sự có ý gì qua cụm từ kết thúc tư tưởng. Tôi kể cho một người bạn về nó và anh ấy trả lời đó là điều vô lý của phương Đông. Theo anh ấy tư tưởnghình thức cao nhất của thông minh và hành động, tư tưởng tuyệt đối cần thiết. Nó đã tạo ra văn minh và tất cả liên hệ được đặt nền tảng trên nó. Tất cả chúng ta chấp nhận điều này . . . Khi chúng ta không suy nghĩ chúng ta ngủ, sống như cây cối hay mơ màng; chúng ta trống rỗng, vô trivô dụng, trái lại khi chúng ta thức chúng ta đang suy nghĩ, đang làm, đang sống, đang cãi cọ: đây là hai trạng thái duy nhấtchúng ta biết. Ông nói, vượt khỏi cả hai – vượt khỏi suy nghĩ lẫn không-hoạt động trống rỗng. Ông có ý gì qua điều này?

 

Krishnamurti: Giải thích rất đơn giản, tư tưởng là sự đáp lại của ký ức, quá khứ. Khi tư tưởng hành động chính là quá khứ này đang hành động như ký ức, như trải nghiệm, như hiểu biết, như cơ hội. Khi tư tưởng đang vận hành nó là quá khứ, vì vậy không có đang sống mới mẻ gì cả; chính là quá khứ đang sống trong hiện tại, đang bổ sung chính nó và hiện tại. Vì vậy chẳng có gì mới mẻ trong sống theo cách đó, và khi cái gì đó mới mẻ sẽ được tìm ra phải có sự vắng mặt của quá khứ, cái trí phải không bị làm tắc nghẽn bởi tư tưởng, sợ hãi, vui thú, và mọi thứ khác. Chỉ khi nào cái trí không bị tắc nghẽn thì cái mới mẻ có thể hiện diện, và bởi vì lý do này chúng ta nói rằng tư tưởng phải đứng yên, vận hành chỉ khi nào nó phải – một cách khách quan, một cách hiệu quả. Tất cả sự tiếp tụctư tưởng; khi có sự tiếp tục không có gì mới mẻ. Bạn thấy được sự quan trọng của nó chứ? Thật ra nó là một vấn đề của sống, chính nó. Hoặc bạn sống trong quá khứ, hoặc bạn sống hoàn toàn khác hẳn; đó là toàn mấu chốt.

 

Trong quyển Notebook của anh, K đã viết: ‘Có một thiêng liêng không thuộc tư tưởng, cũng không thuộc một cảm thấy được làm sống lại bởi tư tưởng. Nó không thể được công nhận bởi tư tưởng và cũng không thể được sử dụng bởi tư tưởng. Tư tưởng không thể đưa nó vào một khuôn mẫu. Nhưng có một thiêng liêng, không tiếp xúc được bởi bất kỳ biểu tượng hay từ ngữ nào. Nó không thể truyền đạt được.’ Đây là toàn bộ sự khó khăn của một ý tưởng như là: sự kết thúc của tư tưởng – nó không thể truyền đạt được nếu không nhờ vào tư tưởng.

 Sau đó K sẽ nói: ‘Tư tưởng gây ô uế’ và ‘Tư tưởng là sự sai lạc’. Những câu phát biểu trơ trụi này mà không có bất kỳ giải thích nào đều không thể hiểu được. Tư tưởng bị sai lạc bởi vì nó ‘bị vỡ vụn’, ‘bị rời từng mảnh’. Dĩ nhiên, điều gì anh nói là tư tưởng thuộc tâm lý. Tư tưởng cần thiết trong những mục đích thực tế, giống như ký ức.

 K cũng phát biểu quan điểm của anh đối với tình dục trong quyển The Urgency of Change, khi trả lời câu hỏi: ‘Liệu có thể có tình dục nếu không có sự ham muốn này của tư tưởng?’

 

Bạn phải tìm ra cho chính bạn. Tình dục có một vị trí quan trọng trong đời sống của chúng ta bởi vì có lẽ nó là trải nghiệm trực tiếp, sâu sắc duy nhấtchúng ta có. Theo trí năng và theo cảm xúc chúng ta có thể bắt chước, tuân theo, vâng lời. Có đau khổxung đột trong tất cả những liên hệ của chúng ta, ngoại trừ trong hành động ái ân. Hành động này, bởi vì quá khác biệt và hay ho, chúng ta trở nên nghiện ngập, vậy là luân phiêntrở thành một trói buộc. Sự trói buộc là sự đòi hỏi có sự tiếp tục của nó – lại nữa là hành động của cái trung tâmphân chia. Người ta bị bao vây dày dặc – theo trí năng, trong gia đình, trong cộng đồng, qua đạo đức của xã hội, qua phép tắc của tôn giáo – bị bao vây dày dặc đến độ chỉ có một liên hệ này còn sót lại mà trong đó có tự do và mãnh liệt. Vì vậy chúng ta trao cho nó sự quan trọng khủng khiếp. Nhưng nếu có tự do vĩnh viễn, vậy thì tình dục sẽ không là một thèm khát như thế và một vấn đề như thế. Chúng ta biến nó thành một vấn đề bởi vì chúng ta không thể thỏa mãnhoàn toàn, hay bởi vì chúng ta cảm thấy bị tội lỗi khi đã có nó, hay bởi vì khi có được nó chúng ta phá vỡ những luật lệxã hội đã đặt ra. Chính là xã hội cũ mà gọi xã hội mới là buông thả, bởi vì đối với một xã hội mới tình dục là một phần của cuộc sống. Trong làm tự do cái trí khỏi sự trói buộc của bắt chước, uy quyền, tuân phục và những toa thuốc tôn giáo, tình dụcvị trí của nó, nhưng nó sẽ không chiếm trọn thời gian. Từ điều này người ta có thể thấy sự tự docốt lõi cho tình yêu – không phải sự tự do của cách mạng, không phải sự tự do của làm điều gì người ta ưa thích và cũng không phải buông thả một cách công khai hay lén lút những khao khát của người ta, nhưng trái lại sự tự dohiện diện trong sự hiểu rõ toàn cấu trúc và bản chất này của cái trung tâm. Lúc đó tự do là tình yêu.54

 

K quyết định không đến Ấn độ vào mùa đông năm 1971, không phải bởi vì sự đe dọa chiến tranh giữa Ấn độ và Pakistan, nhưng bởi vì, như anh kể cho Mary Zimbalist, thân thể của anh bị ‘mệt mỏi đến tận xương tủy’ và anh cần một cơ hội để bắt kịp cái trí của anh mà ‘đang bùng nổ đầy năng lượng’. Vì vậy, trong vài tuần kế tiếp, từ 20 tháng mười một, anh nghỉ ngơi hoàn toàn tại nhà của Mary tại Malibu, đi xem phim, dạo bộ trên bãi biển, xem truyền hình và đọc truyện trinh thám. Nhưng luôn luôn khi đang nghỉ ngơi yên tĩnh, bộ đầu của anh rất nặng nề; anh thường thức dậy nhiều tiếng đồng hồ vào ban đêm cùng sự mãnh liệt của thiền định của anh và nhiều lần anh thường thức dậy sau giấc ngủ cùng một ý thức của ‘hân hoan đặc biệt’, cảm thấy rằng căn phòng đầy ‘những sinh linh thiêng liêng kiệt xuất’. Chắc chắn ‘cái tiến trình’ đang xảy ra trong một hình thức dìu dịu mà không có ‘đi khỏi’ của anh. Anh cảm thấy rằng cái gì đó đang xảy ra để làm dãn nở bộ não của anh, bởi vì có ‘một ánh sáng lạ thường đang đốt cháy trong cái trí của anh’. Lúc nào anh cũng nói rằng anh đã không cảm thấy được nghỉ ngơi nhiều từ khi có chiến tranh. Tuy nhiên thân thể của anh đã trở nên rất nhạy cảm đến độ vào một chiều tối, khi máy truyền hình đang được bật lên và anh đã ‘đi xa rồi’, anh trải qua một choáng váng khi Mary nói chuyện với anh đến độ anh bắt đầu rung độngcảm thấy những ảnh hưởng của choáng váng đó suốt đêm.’[1] Những thiền định này, mãnh liệt đến độ chúng bắt buộc anh thức giấc suốt nhiều tiếng đồng hồ, được tiếp tục mãi đến khi anh đi New York vào tháng năm 1972 để thực hiện những nói chuyện.

 Năm này sự xuất bản lần đầu tiên sách Krishnamurti từ Ấn độ được khởi sự, quyển Tradition and Revolution Truyền thốngCách mạng, được biên tập bởi Pupul Jayakar và Sunanda Patwardhan, và được xuất bản bởi Orient Longman. Nó gồm có ba mươi đối thoại được thực hiện trong suốt hai năm 1970 – 71 ở New Delhi, Madras, Rishi Valley và Bombay với một nhóm ít người – những nghệ sĩ, những người chính trị, những khất sĩ và những học giả – những người K đã gặp gỡ từ khi quay lại Ấn độ vào năm 1947. Mặc dù không có gì mới mẻ được nói đến trong những bàn luận này, sự tiếp cận là mới mẻ và khác biệt một cách thú vị trong việc sử dụng một loạt những từ chuyên môn của Ấn độ. Có một đoạn văn đặc biệt không thể quên được: ‘Chỉ có một cách gặp gỡ sự đau khổ. Những tẩu thoát mà tất cả chúng ta đều quen thuộc thực ra là những phương cách để tránh xa trọng tâm của đau khổ. Cách duy nhất để tránh xa sự đau khổ là ở cùng nó mà không có bất kỳ kháng cự, ở cùng nó mà không có bất kỳ chuyển động thoát khỏi đau khổ, cả bên ngoài lẫn bên trong, ở lại trọn vẹn cùng đau khổ mà không muốn thoát khỏi nó.’

 Luôn có một khuynh hướng trong những người Ấn độ đi theo của K để coi anh như một người Ấn độ bởi vì anh được sinh ra trong một thân thể người Ấn, trái lại chính anh phản đối bằng cách nói rằng anh không phụ thuộc vào chủng tộc hay dân tộc cũng như bất kỳ tôn giáo nào. Thông hành Ấn độ của anh gây khó khăn cho anh để nhận được hộ chiếu đi nước Anh hay Mỹ vì vậy anh rất biết ơn khi, năm 1977, anh nhận được một Greeen Card giúp anh vào nước Mỹ mà không cần một hộ chiếu.

 K ghé lại Brockwood vài ngày vào tháng hai năm 1973 trên đường từ Bombay đến Los Angeles. Lúc này tôi đang mê mải viết chuyện kể về sống lúc ban đầu của anh mà sẽ là quyển thứ nhất trong một tiểu sử gồm ba quyển, nhưng tôi đã có những nghi ngại về vấn đề liệu có khôn ngoan khi xuất bản nó, cùng một lúc câu chuyện quá điên rồ và tuy nhiên trong chừng mực nào đó lại quá thiêng liêng; vì vậy tôi đi đến Brockwood trong một ngày để nói chuyện cùng anh. Một mình cùng anh sau bữa ăn trưa trong căn phòng khách rộng lớn của West Wing, khu đó của ngôi nhà đã trở thành tổ ấm của anh khi ở nước Anh (anh đang ngồi trong một cái ghế dựa cứng như anh luôn luôn ưa thích ngồi được kéo sát gần cái sofa nơi tôi ngồi), tôi trình bày những nghi ngại của tôi cho anh nghe. Anh trả lời tức khắc, ‘Em không thể cảm thấy nó trong căn phòng hay sao? Ồ, đó là câu trả lời của em.’ Tôi không đang ở trong một trạng thái tâm linh huyền bí nào cả nhưng tại khoảnh khắc đó tôi đã cảm thấy một rung động rộn ràng nhe nhẹ trong căn phòng mà có lẽ dễ dàng được hiểu là sự tưởng tượng. Chắc chắn anh đã cảm thấy nó đang đến từ phía ngoài anh và đang thể hiện sự ưng thuận của nó. Tôi hỏi gặng, cái sự vật này là gì? Quyền năng này? Cái gì đằng sau anh? Em biết anh luôn luôn cảm thấy được bảo vệ nhưng nó là cái gì hay là ai mà bảo vệ anh?’ ‘Nó ở đó, như thể nó ở phía sau một bức màn,’ anh trả lời, duỗi dài một bàn tay ra phía sau anh như thể để cảm thấy một bức màn vô hình. ‘Anh có thể nhấc nó lên nhưng anh không cảm thấy đó là công việc của anh.’

 Chiều hôm đó khi tôi ra về, K đã lên phòng của anh để nghỉ ngơi, và con gái của tôi, người đã lái xe đưa tôi đi từ London, đang chờ đợi sốt ruột trong xe hơi bên ngoài. Sau khi đã chào từ giã mọi người trong ngôi trường, tôi phải quay lại West Wing để lấy chiếc áo khoác của tôi từ phòng cất mũ áo. Khi tôi đi ngang qua cái cửa đang mở của phòng khách, không có suy nghĩ nào trong đầu của tôi ngoại trừ sự vội vã, một năng lượng khủng khiếp ùa ra ập vào tôi, gây kinh hãi trong sức mạnh của nó. Nó thù ghét tôi à? Một việc tôi có biết là rằng nó đã không là tưởng tượng hay tự-gợi ý. Tôi có được kết luận rằng nó không thù ghét cá nhân. Như tôi tưởng tượng, cảm giác của tôi giống như bị kẹt trong luồng xoáy của một cái chân vịt tàu thủy. Đây là cái nguồn, cái năng lượng mà xuyên suốt K quá thường xuyên? Tại thời gian đó tôi đã không biết rằng năm trước, tại Ojai, K đã bị vặn hỏi về cùng chủ đề của năng lượng đằng sau anh bởi một nhóm ủy viên của American Foundation, trong số những người đó có Erna Lilliefelt và chồng của bà, Theodor, mà sống tại Ojai, là những người nổi tiếng nhất; thật ra, Foundation hầu như không thể hoạt động được nếu không có Erna. K đã nói vào dịp đó, nói về chính anh trong ngôi thứ ba:

 

Trước hết chúng ta đang tìm hiểu điều gì đó mà chính K chưa bao giờ tìm hiểu. Anh ấy chưa bao giờ hỏi, ‘Tôi là ai?’ Tôi cảm thấy chúng ta đang khoét sâu vào cái gì đó mà cái trí có ý thức không bao giờ có thể hiểu rõ, mà không có nghĩa rằng tôi đang tạo ra một huyền bí về nó. Có cái gì đó. Mặc dù quá mênh mang không thể diễn tả ra từ ngữ. Có một nguồn dự trữ to lớn, như nó đã là, mà nếu cái trí con người có thể tiếp xúc được có thể bộc lộ cái gì đó mà không thần thoại, sáng chế, giáo điều thuộc trí năng nào, đã từng có thể bộc lộ. Tôi không đang tạo ra một huyền bí về nó – đó sẽ là trò ma mãnh trẻ con ngu xuẩn, một việc đê tiện nhất để làm bởi vì điều đó sẽ đang trục lợi con người. Hoặc người ta tạo ra một huyền bí khi không có một huyền bí, hoặc có một huyền bí mà người ta phải tiếp cận bằng sự ngập ngừng và tinh tế lạ thường. Và cái trí có ý thức không thể làm việc đó. Nó ở đó. Nó ở đó nhưng bạn không thể đến với nó, bạn không thể mời mọc nó. Nó không là sự thành tựu tăng dần lên. Có cái gì đó nhưng bộ não không thể hiểu nó.

 

K rất phẫn nộ khi tại gặp gỡ này người ta gợi ý rằng anh có lẽ là một trung gian. ‘Dĩ nhiên tôi không là một trung gian, điều đó chắc chắn. (Giải thích) đó là quá trẻ con, quá không chín chắn.’ Anh được hỏi, anh có ý thức được rằng anh đang bị sử dụng hay không? ‘Không. Điều đó giống như một trạm xăng đang được sử dụng bởi những người khác.’ Tiếp theo đến phiên anh hỏi lại: ‘Có cái gì đó đang xảy ra trong bộ não mà không được mời mọc bởi tôi – những trải nghiệm khác nhau giống như thế này tại Ojai và những thời gian khác? Ví dụ, tôi thức dậy lúc 3.30 và có một ý thức vô hạn của năng lượng, năng lượng nổ tung, vẻ đẹp vô cùng, mọi loại sự việc đã xảy ra. Loại trải nghiệm này lúc nào cũng đang xảy ra khi thân thể không quá mệt.55

 Tại thời gian này K diễn tả đầy đủ cho Mary Zimbalist về sự thức dậy này trong đêm. Chị ghi lại và chuyển nó cho tôi trong một lá thư: ‘Anh thức dậy lúc ba giờ sáng cùng một ý thức của năng lượng lạ thường, ánh sáng đang đốt cháy trong cái trí. Không có người quan sát. Sự kiện đó từ phía bên ngoài nhưng người quan sát không hiện hữu. Chỉ có cái đó và không còn gì khác. Năng lượng này xuyên suốt toàn thân tâm. Anh ngồi dậy và nó kéo dài ba tiếng đồng hồ.’ Anh kể cho Mary rằng anh thường thức dậy cùng cảm thấy lạ thường của năng lượng vô hạn và mới mẻ. Sau đó ít năm, anh yêu cầu Mary viết ra một trải nghiệm khác mà anh đã có, lại nữa được chuyển đến tôi trong một lá thư:

 

Trước khi bắt đầu asanas,[2] anh ấy (K) thường ngồi rất yên lặng, không suy nghĩ gì cả. Nhưng sáng nay một sự việc lạ thường đã xảy ra, không được mong đợi nhất và không cách nào mời mọc được – và vả lại bạn không thể mời mọc những sự việc này. Bỗng nhiên nó xuất hiện như thể ngay trung tâm của bộ đầu, bộ não anh, ngay bên trong, có một không gian mênh mang mà trong đó là năng lượng không thể tưởng tượng được. Nó ở đó, nhưng không có bất kỳ sự việc nào được ghi lại, bởi vì những sự việc được ghi lại là một lãng phí của năng lượng. Nếu người ta có thể gọi nó như thế, nó là năng lượng tinh khiết trong một tình trạng không giới hạn, một không gian mà không có gì cả ngoại trừ ý thức của bao la này. Người ta không biết nó đã kéo dài bao lâu nhưng toàn bộ suốt buổi sáng nó đã ở đó, và khi những sự việc này đang được viết ra nó giống như thể là nó đang mọc rễ và đang trở nên vững chắc. Thật ra, những từ ngữ này không là chính sự việc.

 

Những diễn tả của K về năng lượngđi vào anh sẽ được ghi lại cẩn thận trong hình thức thâu băng mà anh đã thực hiện ngay trước khi anh chết, lần thâu băng cuối cùng mà anh đã từng thực hiện.



[1] Những trích dẫn từ nhât ký của Mary.

[2] Những tư thế của yoga. Đầu tiên K đã được dạy những bài tập yoga bởi B. K. S. Iyengar, nhưng từ năm 1965 trong nhiều năm anh được dạy bởi người cháu trai của Iyengar tên là T. K. B. Desikachar, tại Vasanta Vihar và Chalet Tannegg. Anh thực hành yoga chỉ như một hình thức của luyện tập thân thể.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2013(Xem: 17168)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.