- Lời Cảm Ơn
- Lời Giới Thiệu
- 1 - Cậu Bé Krishna Là Ai?
- 2 - Một Quyền Năng Lạ Thường
- 3 - Tại Sao Họ Đã Chọn Con?
- 4 - Con Không Bao Giờ Có Thể Thực Hiện Được Ước Mơ Của Con
- 5 - Thẩm Thấu Thượng Đế
- 6 - Có Một Cô Đơn
- 7 - Một Mơ Tưởng Cũ Là Chết Rồi
- 8 - Sự Rối Loạn Liên Tục Bên Trong
- 9 - Tôi Từ Chối Là Cái Nạng Của Bạn
- 10 - Tôi Đang Theo Con Đường Của Tôi
- 11 - Một Ngây Ngất Thăm Thẳm
- 12 - Vào Nhà Của Chết
- 13 - Sự Kết Thúc Của Đau Khổ
- 14 - Những Lý Tưởng Là Những Điều Tàn Nhẫn
- 15 - Tương Lai Là Ngay Lúc Này
- 16 - Một Đối Thoại Với Chết
- 17 - Cái Trí Trống Không
- 18 - Kết Thúc Cái Đã Được Biết
- 19 - Em Phải Gấp Lên Để Hiểu Rõ
- 20 - Sống Của Tôi Đã Được Định Sẵn
- 21 - Thế Giới Của Sáng Tạo
- 22 - Trống Không Vô Hạn Đó
- 23 - Bộ Não Không Thể Hiểu Rõ
- Ghi Chú
SỐNG CHẾT
CỦA KRISHNAMURTI
MỘT TIỂU SỬ VIẾT BỞI MARY LUTYENS
THE LIFE AND DEATH OF KRISHNAMURTI
A BIOGRAPHY BY MARY LUTYENS
Lời dịch: Ông Không – Tháng 7-2009
20
Sống của tôi đã được định trước
K không nói chuyện ở New York năm 1985 bởi vì Milton Friedman, nhà văn và đồng thời, người viết diễn văn ở White House, đã sắp xếp cho anh thực hiện hai nói chuyện vào tháng tư tại Kennedy Center ở Washington, DC. Tuy nhiên, trước thời gian đó anh nói chuyện lần nữa cho Pacern in Terris Society tại Liên hiệp quốc nhân dịp kỷ niệm lần thứ bốn mươi của họ. Lần này khán giả kém lắm và anh bị chờ đợi khoảng nửa tiếng đồng hồ vì có sự lầm lẫn về cái sảnh nơi anh sẽ nói chuyện. Lúc anh rời đi khi kết thúc nói chuyện, anh nói với Mary, ‘Không còn nữa cho Liên hiệp quốc.’
Đây là lần đầu tiên và duy nhất K
nói chuyện ở
Khi có đau khổ không có tình yêu. Khi bạn đang đau khổ, quan tâm đến đau khổ riêng của bạn, làm thế nào có thể có được tình yêu? . . . Đau khổ là gì? Đau khổ là tự-thương xót phải không? Làm ơn hãy tìm hiểu? Chúng ta không đang nói rằng chúng đúng hay sai . . . Đau khổ bị tạo ra bởi trạng thái cô độc – cảm thấy một mình, bị cô lập ghê gớm? . . . Chúng ta có thể nhìn ngắm đau khổ như nó thực sự là trong chúng ta và vẫn ở cùng nó, ôm chặt nó, và không chuyển động khỏi nó? Đau khổ không khác biệt người bị đau khổ. Người bị đau khổ muốn chạy trốn, tẩu thoát, làm đủ mọi sự việc. Nhưng nhìn ngắm nó như bạn nhìn ngắm một em bé, một em bé đẹp, ôm chặt nó, không bao giờ rời khỏi nó – vậy thì bạn sẽ thấy cho chính bạn, nếu bạn thực sự nhìn thật sâu thẳm, rằng có một kết thúc cho đau khổ. Và khi có một kết thúc cho đau khổ có đam mê; không phải dục vọng, không phải sự kích thích của giác quan, nhưng đam mê.71
Hai ngày trước khi thực hiện nói chuyện đầu tiên, K có một phỏng vấn lâu bởi Michael Kernan và đã xuất hiện nổi bật trong tờ Washington Post. Kernan, kèm theo một chuyện kể vắn tắt về sống lúc trước của K, đã trích dẫn một số trong những nhận xét của anh như ‘Khi bạn hoàn toàn chấm dứt sự quyến luyến, vậy thì tình yêu hiện diện,’ và, ‘Muốn học hỏi, muốn hiểu rõ, về chính người ta, tất cả uy quyền phải bị xóa sạch . . . Không có gì để học hỏi từ bất kỳ ai, kể cả người nói . . . Người nói không có gì để dạy bạn. Người nói chỉ hành động như một cái gương mà trong đó bạn có thể thấy về chính bạn. Sau đó khi bạn có thể thấy rõ ràng về chính bạn, bạn có thể vứt bỏ cái gương.’
Trong một phỏng vấn khác K được hỏi: ‘Nếu một người nghe thực hiện những đề nghị của ông và thực sự có thay đổi, một con người có thể làm gì?’ K trả lời: ‘Đó là một câu hỏi sai. Thay đổi . . . và thấy điều gì xảy ra.’ Và trong một chương trình phát thanh cho ‘Đài tiếng nói Hoa kỳ”, vào ngày 18 tháng tư, khi được hỏi ông nghĩ gì về sự hồi sinh tôn giáo ở Mỹ, anh trả lời: ‘Nó không là hồi sinh gì cả. Hồi sinh là gì? Làm sống lại cái gì đó đã qua rồi, đã chết, phải không? Tôi có ý, bạn có thể làm sống lại một thân thể gần gần chết, bơm nhiều liều thuốc tôn giáo vào nó, nhưng thân thể sau khi hồi sinh sẽ giống hệt như thân thể cũ. Đó không là tôn giáo.’ Tiếp theo trong cuộc phỏng vấn anh nói:
Nếu con người không thay đổi triệt để, từ cơ bản tạo ra một chuyển đổi trong chính anh ấy, không nhờ vào Thượng đế, không nhờ vào những lời cầu nguyện – tất cả những thứ đó đều quá ngây ngô, quá không chín chắn – chúng ta sẽ tự hủy diệt chính chúng ta. Một cách mạng tâm lý chỉ có thể được ngay lúc này, không phải một ngàn năm sau. Chúng ta đã sống hàng ngàn năm và chúng ta vẫn còn man rợ. Vì vậy nếu chúng ta không thay đổi ngay lúc này, ngày mai hay một ngàn ngày mai sau chúng ta vẫn sẽ còn man rợ . . . Nếu tôi không kết thúc chiến tranh hôm nay, ngày mai tôi sẽ có chiến tranh. Vậy là tương lai là ngay lúc này, rất đơn giản khi được giải thích.
Thật
đáng tiếc khi K phải tiếp tục những nói chuyện thường lệ hàng năm sau khi đạt
đến tột đỉnh ở
K không khỏe lắm trong suốt họp mặt, mà diễn ra trong điều kiện thời tiết hoàn hảo. Một chiều tối anh cảm thấy bệnh nặng đến nỗi anh phải nói với Mary, ‘Anh tự hỏi không hiểu giờ của anh đã đến chưa.’ Với mục đích giảm bớt sự đi lại của anh, tại gặp gỡ của những ủy viên quốc tế, được tổ chức trong suốt những nói chuyện, anh đề nghị rằng sau một mùa hè nữa tại Saanen những họp mặt nên được tổ chức tại Brockwood. Nhưng trước khi chấm dứt những nói chuyện, vài ủy viên đi đến Rougemont và nài nỉ anh đừng tổ chức thậm chí một họp mặt nào nữa tại Saanen. K suy xét đề nghị này cẩn thận và sau đó đồng ý. Dr Liechti, người lại có mặt ở đó, và Dr Parchure hài lòng rất nhiều về đề nghị này trên nền tảng y khoa và nó được công bố trong lều họp mặt ngày hôm sau.
Ngày 25 tháng bảy, tại nói chuyện cuối cùng K nói bằng cảm xúc vô cùng: ‘Chúng ta đã trải qua những ngày tuyệt vời nhất, những buổi sáng dễ thương, những chiều tối kỳ diệu, những cái bóng dài và những thung lũng xanh sẫm và bầu trời trong xanh và tuyết. Nguyên mùa hè chưa bao giờ như thế này. Vậy là những hòn núi, những thung lũng, những cây cối và con sông, nói với chúng ta lời chào tạm biệt.’
Hoàn toàn bất ngờ Mark Edwards được yêu cầu đến Saanen mùa hè đó, để chụp những bức ảnh của họp mặt, từ lúc dựng lều đến ngày cuối cùng của những nói chuyện, vì vậy đó là một trùng hợp đầy may mắn nên anh mới hiện diện ở đó để ghi lại họp mặt cuối cùng này sau hai mươi bốn năm.72 Khi Mark đi đến chalet tại Rougemont để chụp một bức ảnh, ngay lập tức K nhận thấy rằng anh ấy có một máy ảnh mới, một máy Nikon SA thay vì Leica. Vì không có phim trong máy ảnh mới nên Mark mở phía sau và chỉ cho K nắp đóng được thiết kế mới. K cầm máy ảnh và hỏi liệu anh có thể đem nó đến cửa sổ. Ở đó anh chăm chăm chú ý rất lâu vào hệ thống máy móc đặc biệt trước khi trao trả nó.
Suốt phần còn lại của mùa hè K bị đối diện với một tình thế khó xử khi anh nán lại Rougemont sau họp mặt. Đi lại đang trở nên quá mệt nhọc cho anh, tuy nhiên anh không thể ở lâu tại một nơi. Anh đã trở nên quá nhạy cảm đến độ anh cảm thấy người ta đang tập trung vào anh nếu anh ở lại quá lâu, một áp lực anh không thể chịu đựng nổi. Và anh phải tiếp tục nói chuyện. Nói chuyện là lý do tồn tại của anh. Anh quá cần đến người nào đó thách thức anh để cho anh có thể tìm được nguồn cảm hứng mới để thậm chí đào sâu thêm nữa vào chính anh. Anh nói, không ai có thể làm việc đó nữa. Anh không thể thâm nhập sâu thêm nữa cùng David Bohm hay cùng học giả Jagannath Upadhyaya ở Ấn độ. Những hội thảo cùng những người tâm lý học, được sắp xếp cho anh bởi Dr Shainberg mỗi lần anh đến New York, đã bắt đầu trở thành vô vị giống như những hội nghị cùng những người khoa học tại Brockwood. Trong vài năm cuối anh đã có những bàn luận cùng Dr Jonas Salk, người khám phá vắc xin bại liệt, Prof. Maurice Wilkins, nhà văn Iris Murdoch và những người khác, và đã được phỏng vấn bởi vô số người, kể cả Bernard Levin, trên truyền hình, nhưng không ai trong số họ đã tạo được nguồn cảm hứng mới mẻ. Một người càng có học thức nhiều bao nhiêu, người ấy càng đọc nhiều bao nhiêu, ký ức của người ấy càng lưu trữ nhiều bao nhiêu, đầu của người ấy càng nhồi nhét sự hiểu biết nhai lại đầy nghẹt bao nhiêu, K càng thấy quá khó khăn để thông thoáng cùng người ấy bấy nhiêu. Những phỏng vấn của những người ấy đều tìm kiếm để so sánh anh với những người thầy tôn giáo khác, những triết gia khác, để phân loại anh trong một cách nào đó. Họ dường như không thể lắng nghe điều gì anh phải nói mà không rà soát nó qua những hiểu biết hào nhoáng và những thành kiến riêng của họ.
K dự tính giảm bớt chương trình của anh ở Ấn độ mùa
đông đó và chỉ thực hiện một loạt những nói chuyện ở Mỹ vào năm 1986. Anh suy
nghĩ đến việc thực hiện những nói chuyện ở
Vào một ngày anh nói với Mary khi họ vẫn còn ở tại Rougemont, ‘Nó đang theo dõi.’ Mary ghi lại: ‘Anh nói như thể là cái gì đó đang quyết định điều gì xảy đến cho anh. “Nó” sẽ quyết định khi nào công việc của anh hoàn toàn kết thúc và thế là qua đó hàm ý sống của anh.’ Vào một ngày khác chị viết ra một trao đổi chị có cùng anh khi đang bàn luận những kế hoạch đi lại:
K: Không phải là sự ảnh hưởng vật lý trên bộ não. Nó là cái gì khác nữa. Sống của anh đã được định sẵn. Nó sẽ nói cho anh khi nào anh chết, ví dụ như nó chấm dứt. Cái đó sẽ bố trí sống của anh. Nhưng anh phải cẩn thận rằng ‘cái đó’ không can thiệp bằng cách nói: ‘Tôi sẽ chỉ cho hai nói chuyện nữa.’
M: Anh cảm thấy nó cho bao nhiêu thời gian nữa?
K: Anh nghĩ mười năm nữa
M: Anh có ý mười năm nói chuyện?
K: Khi anh không nói, nó sẽ kết thúc. Nhưng anh không muốn làm căng thẳng thân thể. Anh cần một lượng nghỉ ngơi nào đó nhưng không còn nữa. Một nơi yên tĩnh mà không người nào biết anh. Nhưng rủi thay mọi người biết anh hết rồi.
Tại thời điểm này, một lần nữa anh nói với Mary rằng chị nên viết một quyển sách – sống cùng anh như thế nào, anh đã nói điều gì. Anh cũng yêu cầu chị ghi lại: ‘Nếu bất kỳ người nào bị tổn thương bởi điều gì tôi sẽ nói, họ đã không lắng nghe lời giảng.’
Trước khi Erna Lilliefelt, người đã hiện diện tại gặp gỡ quốc tế, rời đây để quay lại California, K nói với bà ấy và Mary rằng họ phải thấy rằng anh có những việc phải làm trong khi anh ở tại Ojai. Anh không chỉ đang ngồi ở đó, nhưng họ không được xếp đặt mọi thứ với mục đích làm vừa lòng anh: ‘Nó phải là việc gì đó mà các em nghĩ là cần thiết.’ Chiều hôm sau đang dạo bộ trong cánh rừng anh đã nói, ‘Cái tinh thần đã rời Saanen, có thể đó là lý do tại sao anh không cảm thấy thoải mái như thế. Nó đã chuyển đến Brockwood.’
Khi Vanda Scaravelli, người theo thường lệ đã về
K rất mệt sau khi anh đến Brockwood, một ngày bị mệt đến độ thậm chí anh không thể tập thể dục, một việc hiếm khi nào xảy ra. Anh bảo với Mary rằng từ họp mặt Saanen điều gì đó đã và đang xảy ra trong anh và rằng, ‘Nếu cái gì đó quyết định mọi thứ xảy đến cho K, nó phải lạ thường lắm.’ Mary hỏi anh rằng liệu anh có nhận biết được những thay đổi nào đó trong chính anh – trong thái độ của anh – ‘hơi hơi cộc cằn không giống như anh’. Anh hỏi chị, ‘Anh cộc cằn với những người khác à?’ ‘Không.’ ‘Chỉ với em thôi?’ ‘Vâng.’ Anh nói anh đã không bao giờ làm bất kỳ việc gì mà không có ý thức, rằng chị phải gấp lên để thay đổi, đó là lý do tại sao anh đã cộc cằn. Anh nói, ‘Anh muốn trao cho em một bộ não mới mẻ.’ Nhưng mười lăm ngày sau anh bảo với chị rằng anh đã tìm hiểu sự cáu kỉnh của anh. ‘Hoặc anh đang già nua hoặc anh đã rơi vào một thói quen (của chọn lựa em) và đó là lỗi lầm của anh nên anh phải chấm dứt. Thân thể của anh đã trở nên quá nhạy cảm. Trong hầu hết mọi thời gian anh đều muốn tẩu thoát và anh không được quyền làm điều đó. Anh sẽ giải quyết việc này. Không thể tha thứ được.’ Một ngày khác anh nói với chị, ‘Anh không được bệnh nặng. Thân thể còn tồn tại để nói chuyện.’ Không nghi ngờ gì cả, sức khỏe thân thể của anh đang suy giảm. Những dạo bộ của anh đang rút ngắn lại. Nhưng anh đang trải qua ‘những thiền định lạ thường’ mà luôn luôn có nghĩa rằng ‘cái khác lạ’, dù ‘cái khác lạ’ là gì chăng nữa, đều ở cùng anh.
Họp mặt tại Brockwood bắt đầu vào ngày 24 tháng tám
trong thời tiết tuyệt vời. Một đoàn quay phim chuyên nghiệp có mặt ở đó cho nói
chuyện lần thứ ba để quay một cuốn phim. Họ có một cần cẩu vì vậy họ có thể
quay toàn cảnh. Cuốn phim, được gọi là The
Role of a Flower Vai trò của một Bông hoa, được chiếu trên truyền hình
Lúc này K cảm thấy rằng anh ‘đã xếp đặt ngôi nhà trong
trật tự’ tại Brockwood, nhưng rằng một ‘xếp đặt trong trật tự’ tương tự chờ đợi
anh ở Ấn độ, và anh một nửa sợ hãi nó và một nửa ‘nóng lòng đến đó’. Một buổi
sáng khi đang chờ đợi trên sân ga để đến
K: Anh nghĩ là anh biết. Anh có những điều báo cho biết.
M: Anh có sẵn lòng kể cho em không?
K: Không, điều đó sẽ không đúng. Anh không thể kể cho bất kỳ ai.
M: Ít ra người ta có thể có vài ý tưởng mang máng về thời gian chứ?
K: Scott hỏi liệu anh sẽ vẫn còn ở đây khi Trung tâm được xây dựng tại Brockwood. Anh nói anh sẽ. (Trung tâm không thể hoàn tất trước tháng chín năm 1987.)
M: Người ta sẽ sống và luôn suy nghĩ rằng tại bất kỳ giây phút nào K có lẽ rời đi?
K: Không, nó không giống thế đâu; nó sẽ không xảy đến trong một khoảng thời gian.
M: Anh biết bao lâu không?
K: Khoảng hai năm nữa.
Vào bữa ăn trưa ngày hôm đó, tại nhà hàng Fortnum, K cũng bảo với tôi rằng anh biết khi nào anh sẽ chết nhưng không thể nói cho bất kỳ ai. Tôi suy diễn nó có lẽ trong hai hay ba năm nữa, mặc dù ngày hôm đó anh vẫn còn trông rất trẻ và nhanh nhẹn hoạt bát và đẹp mãi mãi đến độ mười năm tiếp dường như có thể được. Anh trông không có vẻ như một cụ già gì cả nhưng như một bậc tiên bất tử. Anh vẫn tinh ý như trước đây, nhìn ngắm mọi người quanh nhà hàng với cùng sự hứng thú háo hức như lúc trước.
Mùa thu đó, tại Brockwood. K bắt đầu dạy Scott Forbes một số trong những bài tập yoga của anh. Anh là một người thầy nghiêm khắc. Scott phát giác rằng sự mềm dẻo của anh rất lạ thường thậm chí không có trong một người trẻ tuổi. Tuy nhiên anh không còn đứng chổng ngược đầu nữa, như anh thường thực hiện trong nhiều năm. K cũng có một nói chuyện thâu băng cùng Scott mà bộc lộ điều gì anh chờ đợi về một người thầy tại một trong những ngôi trường của anh. Anh bắt đầu bằng cách hỏi Scott liệu một nhóm giáo viên chịu trách nhiệm chính cho ngôi trường hiểu rõ, thậm chí theo trí năng, điều gì anh đang nói? Scott trả lời rằng họ đáp lại ‘cái khác lạ’ mà hiện diện ở đó. Tiếp theo K muốn biết điều gì đang xảy ra cho chính Scott, cảm giác của anh ấy về K là gì? Quan điểm của anh ấy đối với lời giảng của K và đối với tất cả công việc đang xảy ra ở Mỹ, Ấn độ và tại Brockwood là gì? Tại sao anh ấy, Scott, lại có mặt tại Brockwood? Sự tiếp xúc của anh ấy với lời giảng chỉ bởi vì chính K? Anh ấy phụ thuộc vào K? Giả sử ngày mai K chết, bởi vì đã tiếp xúc với K, ‘với luồng đó, hơi thở đó, và cảm giác đó, liệu điều đó sẽ chết đi sau khi K chết hay liệu bông hoa đó sẽ phát triển, sinh sôi gấp bội? . . . Liệu nó sẽ tự nở hoa? Không phụ thuộc vào bất kỳ những hoàn cảnh nào? Không gì có thể làm hư hỏng nó ngay khi nó hiện diện ở đó. Nó có thể trải qua những hoàn cảnh khác nhau nhưng luôn luôn ở đó.’ Scott trả lời rằng nó vẫn chưa ‘vững chắc lắm’.
K nhắc nhở anh ấy, ‘Đừng sử dụng từ ngữ “vẫn chưa”. Vẫn chưa có ý thời gian. Liệu em sẽ cho phép nó trở nên vững chắc, mạnh mẽ và bám rễ, và nở hoa? Hay liệu nó sẽ phụ thuộc vào những hoàn cảnh?’ Họ tiếp tục nói chuyện:
S: Không, thưa ông. Người ta sẽ làm mọi thứ . . .
K: Không, không, không, thưa em. Không phải em làm mọi thứ. Chính cái khác lạ đó, chính hạt giống đó – giống như trong một tử cung, em chẳng phải làm việc gì cả. Nó tăng trưởng. Nó ở đó. Nó chắc chắn tăng trưởng. Nó chắc chắn hưng thịnh – đó là một từ ngữ hay hơn . . . Scott có nhận biết rằng hạt giống ở đó? Scott đang ngăn cản sự nở hoa của nó bằng quá nhiều hoạt động, quá nhiều tổ chức, không cho nó đủ không khí để nở hoa? Điều gì thông thường xảy ra là những tổ chức làm chết ngạt cái đó . . . Em phải hoàn toàn bảo đảm rằng hạt giống ở đó, không bị sáng chế bởi tư tưởng. Nếu hạt giống vững chắc em thực sự không phải làm gì với nó . . . Trong em không có xung đột gì cả. Họ (những học sinh) có thể có xung đột nhưng em không thể . . . Họ có lẽ đưa ra những ý kiến. Em không thể có những ý kiến . . . Em phải lắng nghe họ, thấy điều gì họ đang nói, lắng nghe mỗi người, không phản ứng đến nó như Scott hay từ nền tảng quá khứ của em, nhưng lắng nghe họ rất, rất cẩn thận . . . Liệu em có thể được tự do khỏi quá khứ? Việc đó rất khó khăn . . . Việc đó thực sự đòi hỏi tất cả năng lượng của em . . . Nền tảng quá khứ là tất cả sự đào tạo theo kiểu Mỹ của em, giáo dục và tạm gọi là văn hóa theo kiểu Mỹ của em . . . Bàn luận nó, cân nhắc nó, chỉ bảo lẫn nhau. Không nói, “Ồ, tôi phải xóa sạch nền tảng quá khứ của tôi” – em không bao giờ có thể làm điều đó . . . Em có thể ý thức được nền tảng quá khứ của em và không cho phép nó phát tác, không cho phép nó can thiệp. Anh nghĩ ở đó một hành động cố ý là cần thiết bởi vì em đang điều hành nơi này. Em phải có năng lượng, em phải có nỗ lực. Giữ nó. Đừng cho phép nó tàn tạ từ từ bởi vì gánh nặng này.73
Vào thời gian này K rất lo ngại rằng sự tổ chức và sự bận rộn của những trường học có lẽ làm mất tác dụng lời giảng. Không phải những tổ chức sẽ gắn kết những Foundation lại cùng nhau. ‘Yếu tố hợp nhất phải là thông minh,’ anh nói với Mary và Scott. ‘Được tự do trong ý nghĩa thực sự và sự tự do đó là thông minh. Thông minh là chung cho tất cả chúng ta và điều đó sẽ mang chúng ta lại cùng nhau, không phải tổ chức. Nếu bạn thấy điều quan trọng rằng mỗi người chúng ta phải được tự do và tự do đó hàm ý tình yêu, ân cần, chú ý, cộng tác, từ bi – thông minh đó là yếu tố gắn kết chúng ta lại cùng nhau.’ Anh cũng yêu cầu Mary ghi ra: ‘Độc lập mà không có tự do là vô nghĩa. Nếu bạn có tự do, bạn không cần độc lập.’
Vào ngày 21 tháng chín K hỏi tại một gặp gỡ giáo viên:
‘Làm thế nào ngay tức khắc, không thời gian bạn giảng cho những em học sinh
thấy rằng tánh tư lợi là gốc rễ của xung đột? Không chỉ thấy nó nhưng tức khắc
được thay đổi?’ Anh tiếp tục nói rằng trong số hàng trăm học sinh đã qua
Trường Brockwood tiếp tục hưng thịnh từ khi K chết. Nó nhỏ hơn những trường ở Ấn độ với phòng lớp chỉ dành cho sáu mươi học sinh, một số lượng nam nữ bằng nhau, thuộc hai mươi quốc tịch khác nhau, có tuổi từ mười bốn đến hai mươi, và có một quỹ học bổng đặc biệt. Một vài sinh viên học những khóa Đại học Mở rộng trong khi đang sống và đang làm việc tại Brockwood.
Keith Critchlow lại có mặt tại Brockwood vào tháng mười kèm theo những kế hoạch chi tiết của Trung tâm và những mẫu của hai loại gạch làm bằng tay có màu sắc khác nhau mà anh muốn dùng để lợp mái. Những loại này được mọi người ưng ý. Vừa mới đây K phát biểu trên video về điều gì anh mong muốn Trung tâm thực hiện:
Nó phải là một trung tâm tôn giáo, một trung tâm nơi người ta cảm thấy có cái gì đó không bị bày đặt ra, không tưởng tượng, không phải loại bầu không khí ‘thiêng liêng’ nào đó. Một trung tâm tôn giáo, không trong ý nghĩa chính thống của từ ngữ, một trung tâm nơi ngọn lửa đang cháy, không phải tro bụi của nó. Một ngọn lửa đang cháy, và nếu bạn đến ngôi nhà đó bạn có lẽ nhận được ánh sáng, ngọn lửa, cùng bạn, hoặc bạn có thể thắp sáng cây nến của bạn hoặc là con người lạ thường nhất, không bị vỡ vụn, một con người mà thực sự là tổng thể, không có cái bóng của phiền muộn, đau khổ, mọi loại sự việc đó. Vậy là, đó là một trung tâm tôn giáo.74
K cũng nói về căn phòng yên lặng: ‘Đó là cái nguồn của K. Xin lỗi, tôi tuyệt đối đang không bị ảnh hưởng bởi tình cảm con người về điều này. Đó là cái nguồn của chân lý, nó chiếu sáng, đang sống ở đó.’75 K bảo với Critchlow rằng anh không muốn tòa nhà trông như ‘người mới giàu có’ hay giống như ‘một khách sạn vùng quê’. Anh hỏi, ‘Liệu nó sẽ bắt buộc tôi phải trang phục thích hợp – giữ gìn sạch sẽ?’ Critchlow trả lời rằng nếu tòa nhà tôn trọng mọi người, mọi người sẽ tôn trọng tòa nhà. Ý thức tôn trọng lẫn nhau này đã thành công trong Trung tâm, được khánh thành vào tháng mười hai năm 1987. Nó thể hiện điều gì vẫn có thể được thành tựu bởi những nghệ nhân đầy nhiệt tâm khi được cảm hứng bởi đề án họ được khuyến khích tham gia. Khi vào tòa nhà ngay lập tức người ta thâm nhập vào bầu không khí độc nhất của Krishnamurti.