Nghe, lắng nghe và không nghe

05/09/20183:41 CH(Xem: 4732)
Nghe, lắng nghe và không nghe
NGHE, LẮNG NGHE VÀ KHÔNG NGHE
Tâm Không Vĩnh Hữu

Lang ngheNghe, lắng nghe, và không nghe khác nhau ở điểm nào?

Nghe. Dĩ nhiên là bằng đôi tai rồi. Nhĩ căn tiếp nhận, giao lưu với Thanh trần.

Nhưng có kiểu nghe mà không nghe. Âm thanh vẫn chảy vào, chui vào, tấn công vào hai bên màng nhĩ, mình cảm nhận được là mình đang có nghe, nhưng mình chỉ biết là có nghe vậy thôi, chứ không rõ là mình đang nghe cái chi chi, cái gì gì.

Nhà thiền có một công phu, thôi, gọi là phương pháp cho dễ hiểu, là phương pháp mở rộng hết, mở toang ra cả lục căn (nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý) để đón nhận lục trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) trong cùng một lúc. 

Mới nghe nói vậy, quý vị tưởng là khó khăn, là cao siêu, là ghê gớm lắm, nhưng thiệt ra quý vị có thể thực hành được. Nếu quý vị chưa tin, hãy mạnh dạn thử công phu này, thử nhiều lần, qua nhiều nơi, nhiều thời khắc khác nhau, thế nào quý vị cũng sẽ cảm nhận được sự vi diệu của Thiền. Sẽ có một sát-na, giây phút, khoảnh khắc nào đó quý vị sẽ không thấy-nghe-nếm-ngửi-độngđậy-nghĩ ngợi gì hết trơn, tuyệt nhiên không.Thật vi diệu!

Trở lại chuyện nghe. Nếu muốn nghe thì quý vị phải tập trung tâm ý, vận dụng đôi tai, và mở lòng ra để đón nhận âm thanh, gọi là lắng nghe. Còn nếu không muốn nghe, khi đang bị bắt nghe, bị cưỡng bức phải nghe, thì quý vị còn một phương pháp này nữa là nhất tâm chuyên chú… niệm danh hiệu Phật, Bồ Tát hoặc chơn ngôn. Ai nói gì cứ nói, ai hát chi cứ tha hồ hát, ai nạt nộ chửi bới cứ thoải mái cho đến khi… mỏi miệng tắt tiếng.

Tôi có được phước duyên dự “Lễ đặt đá khởi công tái thiết Chùa” ở một vùng ngoại thành còn nghèo khó, thuộc tỉnh lân cận của Xứ Trầm Hương Khánh Hòa. Chư tôn đức Tăng Ni, quan chức các cấp chính quyền địa phương, cùng Phật tử thiện tín trong vùng về dự rất đông trong không khí hân hoan rộn rịp rộn ràng, mà cũng rất trang nghiêm long trọng. Có chư tôn giáo phẩm Ban Trị Sự Tỉnh Giáo Hội, chư tăng trú trì các tự viện đến chứng minh buổi lễ cùng an tọa ở hai dãy bàn ghế được thiết trên lễ đài (tựa như sân khấu).


Vào lễ, tất cả mọi người đều đứng trang nghiêm để chào cờ. Im lặng. Nhạc trổi lên, âm lượng hùng mạnh phát ra từ những cái loa cực đại:

Chư tôn đức tăng ni, cùng Phật tử có đang lắng nghe những ca từ “in máu”, “xây xác quân thù”… hay không? Tôi đang làm nhiệm vụ ghi hình, nên có thời gian tranh thủ quan sát chư tăng trên lễ đài chứng minh, thấy quý ngài đều đang nhắm mắt. Tôi tin rằng, cho dù nhạc có mở hết âm lượng, lời có rõ từng chữ từng câu, chư tôn đức tăng ni trong giây phút ngắn ngủi ấy đều đã không-nghe-được-gì ở những ngôn từ đang vang vọng bên tai, bằng cách nhiếp tâm mật niệm. 

Còn cả ngàn Phật tử, cư sĩ tại gia phàm phu như tôi đang lúc đó thì sao, có đang lắng nghe, hay đang nghe mà không nghe, nghe mà không vướng? Tôi thì nói thiệt là đang nghe rất rõ từng từ ngữ, khổ vậy!

Cho dù nghe hay không nghe, bỏ qua hay vướng, lắng nghe hay để trôi vụt qua tai ngay tức thời, thì tôi vẫn muốn đề nghị khi cử hành nghi thức chào cờ trong một buổi lễ của Phật giáo, chỉ nên mở Quốc Thiều (nhạc của Quốc Ca, không lời), để không làm khó, làm tội làm tình, trở thành một “chướng duyên” (do làm chướng tai) cho những người xuất gia, cũng như bao người con của Phật, vốn đã phát tâm nguyện xa lánh điều dữ, buông xóa hận thù, lìa bỏ sát giới máu me, cùng cả trăm giới luật giáo điều khác để tu tập theo Chánh Pháp của đạo Từ Bi Hỷ Xả.

Nếu bài viết này của tôi có làm buồn lòng chột dạ, hay gây phiền não cho ai, rất mong ai đó hãy hoan hỷ “nghe qua rồi bỏ”.

Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo tác đại chứng minh!
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.