Thăm lại một chốn già lam

09/09/20186:16 CH(Xem: 5946)
Thăm lại một chốn già lam

THĂM LẠI MỘT CHỐN GIÀ LAM

 

              Tu Viện Quảng Hương Già Lam, thường được công chúng gọi ngắn gọn là Chùa Già Lam, tọa lạc tại quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh.
             Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập vào năm 1960, đây chính là nơi đào tạo tăng tài (cấp đại học) để hoằng dương chánh pháp, phụng sự Phật đạo. Ban đầu, chùa có tên là Giải Hạnh Già Lam, đến năm 1964 được đổi tên là Quảng Hương Già Lam, do lấy tên của một vị học tăng pháp danh Quảng Hương đã vị pháp thiêu thân vào năm 1963 ở Sài Gòn.

            Khoảng những năm đầu của thập niên 1980, tôi lúc đó là một chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết, nhưng phải tha phương cầu thực, đã có ghé Chùa vài lần, chủ yếu là thăm và "làm phiền" một bào huynh đang tu học tại đây. Bào huynh của tôi là một học tăng, xuất sắc đỗ Thủ Khoa khóa đào tạo những năm đó.
Vậy, cũng đã gần 40 năm rồi, tôi mới có duyên có dịp thăm lại Chùa, mang giới điệp làm vật phẩm cúng dường, dâng lên giác linh Cố Hòa thượng Thích Đức Chơn, vị trú trì mới viên tịch năm ngoái.

          Cảnh vật đổi thay hoàn toàn khác. Người cũ bóng xưa cũng đều đã biệt tăm mất dạng. Bước loanh quanh thơ thẩn quanh sân Chùa, tôi không khỏi bồi hồingậm ngùi trước bao biến đổi của chốn già lam thánh chúng mà những hình ảnh xưa xa vẫn còn lưu đọng trong ký ức nhạt nhòa...

         Xưa, tôi nhớ là Chùa nằm ngoài mặt tiền lộ, nhưng nay đã bị đẩy sâu vào bên trong hẻm nhỏ. Đường vào Chùa san sát những nhà những cửa của khu dân cư...



          Chánh điện của chùa trước đây được xây dựng bằng bê-tông, nay đã được trùng tu, thiết kế mới theo kiến trúc nhà rường gỗ đặc trưng của xứ Huế, với lan can xung quanh bằng gỗ được điêu khắc, chạm trỗ hoa văn tinh xảo công phu. Phía sau khuôn viên Chùa, bên trái ngôi chánh điện, là Giác Linh Đài (bảo tháp) với bia đá khắc ghi công đức vô lượng của Hòa thượng khai sơn, một bóng tùng, một cội bồ đề vĩ đại của Phật giáo nước nhà.

           Một vị tỳ kheo đã đón tiếp, hướng dẫn tôi lên chánh điện bái Phật, lạy Tổ, yết kiến vị tân trú trì, rồi qua cuộc trò chuyện thăm hỏi, thầy mới "Ồ" lên khi biết tôi là con của Nữ sĩ Tâm Tấn, và là em ruột của cựu học tăng. Thầy biết rõ và đã từng gặp bào huynh T.Q. Vĩnh Hảo của tôi. Thầy còn biết cả chị Năm, và cháu Anh Duy của tôi nữa chứ. À, phải rồi, cháu Anh Duy của tôi cũng đã từng được gửi vào tu học tại Chùa, sau được làm thị giả cho thầy Thích Đạt Đạo (viên tịch năm 2013)....

           Mang một tâm trạng buồn vui lẫn lộn, tôi rảo bước quanh Chùa, ghi nhận lại những hình ảnh vô cùng mới mẻ đang xen lẫn với mấy gốc bồ đề, nhà tăng cũ xưa, để rồi rời khỏi tam quan gửi một lời chào hẹn trở lại khi được thuận duyên xuôi ngược.

 

                                                      Tâm  Không Vĩnh Hữu

blankblank
blankblankblankblankblank
blankblankblankblankblankblankblankblankblank
blankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblank

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.