Mục Lục

06/05/201112:00 SA(Xem: 6510)
Mục Lục

Daisetz Teitaro Suzuki
THIỀN LỤẬN
Quyển Trung
Việt Dịch: Tuệ Sỹ
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản PL. 2533 - 1989

MỤC LỤC
Tựa ấn bản lần thứ nhất
01 Luận Một: TU TẬP CÔNG ÁN: MỘT PHƯƠNG TIỆN CHỨNG NGỘ.
Phần I 
1 Một kinh nghiệm siêu việt tri kiến 
2. ý nghĩa của chứng ngộ ở Thiền 
3. Nhưng đặc điểm của Ngộ 
4. Những hành tích tâm lý của tiền chứng ngộ đối với hệ thống công án - Một vài thí dụ thực tiễn 
5. Nhưng yếu tố quyết định kinh nghiệm Thiền 
6. Hành tích tâm lý và nội dung của kinh nghiệm Thiền 
7. Thủ thuật của pháp môn Thiền học trong thời sơ khởi 
8. Sự phát triển của hệ thống công áný nghĩa của nó 
9. Những chỉ thị thực tiễn đối với tu tập công án 
10. Các đặc tính tổng quát về tu tập công án 
11. Truyện ký về những kinh nghiệm Thiền 
12. Tầm quan trọng của vai trò nghi tình 
Phần II
1 Tu tập công ánNiệm Phật 
2. Niệm Phật (Nembutsu) và Xưng danh (Shômyô) 
3. Giá trị của Xưng danh trong Tịnh độ tông 
4. Tâm lý Xưng danh và những tương quan của nó đối với tụ tập công án 
5. Chủ đích của thực hành Niệm Phật 
6. Sự huyền diệu của Niệm PhậtXưng danh 
7. Kinh nghiệm và thuyết lý
8. Quan điểm của Bạch Ẩn về công ánNiệm Phật 
02 Luận Hai: MẬT TRUYỀN CỦA BỒ ĐỀ ĐẠT MA HAY NỘI DUNG CỦA KINH NGHIỆM THIỀN.
03 Luận Ba: HAI KHOÁ BẢN THIỀN.
I. Bích nham tập 
II. Vô môn quan 
04 Luận Bốn: TÍNH KHAM NHẪN TRONG ĐỜI SỐNG ĐẠO PHẬT.
I
Giáo lý về nghiệp 
Khái niệm về Ngã chấp 
Lý thuyết về nghiệp trong Phật giáo Đại thừa
II
Sự phát triển của ý niệm tội lỗi trong đạo Phật 
Một thực tại siêu bản ngã 
Một giai đoạn mới của Phật giáo 
III
Tâm lý thụ động 
Chủ trương tuyệt đối thụ độngtự do chủ nghĩa 
Mô tả cuộc sống kham nhẫn 
Tính kham nhẫnPhật giáo Tịnh độ tông 
Tính kham nhẫnchấp nhận sự sống như thế là như thế 
Vô tríkham nhẫn
Ngã KhôngPháp Không
IV 
Thụ độngKham nhẫn hay khiêm tốn 
Sự tích Thường Đề Bồ tát 
V
Cầu nguyệnNiệm Phật 
Tu tập tọa thiền và tính kham nhẫn 
Nhiệm vụ của công án trong Thiền tông 
Sự viên mãn của tính Kham nhẫn trong đời sống đạo Phật 
Tánh Khôngđời sống của Thiền 
PHỤ LỤC.
Bảng đối chiếu phát âm về Nhân danh và Địa danh

Vi tính: Diệu Tánh - Diệu An
Tu Viện Quảng Đức

 

Tựa ấn bản lần thứ nhất

 

Khi Thiền luận Bộ Thượng được xuất bản năm 1927, tác giảý định viết luôn Bộ Trung ngay sau đó; nhưng bấy giờ tác giả thấy cần khảo cứu kinh Lăng già (Lankàvatàra Sùtra), một bản văn hệ trọng của Phật giáo Thiền tông. Kết quả này được ra mắt với tác phẩm Studies in Lankàvatara Sùtra (1930), và một bản dịch Anh ngữ của Kinh này từ Sanskrit (1932), và một bản Sách dẫn Phạm Hán Tạng của Kinh (1933).

Trong Thiền luận Bộ Trung này, điểm cốt yếu là trình bày về lối “Thực hành Công án”, vốn là điểm thủy chung chí yếu của pháp môn Thiền, nhất là được hành trì nơi phái Thiền Lâm Tế. Thủ thuật công án dẫy đầy những hiểm trở, nhưng sự phát triển của nó là lý đương nhiên; nếu không, Thiền đã chẳng tồn tại. Việc khảo cứu về thực hành công án của tôi trong Tập này chưa phải là đầy đủ lắm, nhưng tôi hy vọng mang đến cho độc giả một ý tưởng đại quan về tinh thể của nó. Tôi cũng mong rằng nhà tâm lý họctriết học sẽ coi khảo cứu này như những sự kiện của kinh nghiệm được khai triển riêng biệt nơi các tâm hồn Viễn Đông.

“Mật chỉ của Bồ Đề Đạt Ma”, “Hai tác phẩm Thiền” và “Tính kham nhẫn trong đời sống Phật tử” đã được in trong Eastern Buddhist. Nhưng mỗi bài đều có sửa chữa và thêm nhiều tài liệu mới.

Từ khi một số tài liệugiá trị của Thiền bị vùi lấp ở Đôn hoàng trên một nghìn năm vừa được khám phá, chúng ta có ánh sáng vô cùng mới mẻ soi sáng cho lịch sử Phật giáo Thiền tông ở Trung Hoa, nhất là chung quanh thời đại Huệ Năng (637-713). Sau các Bộ Thiền luận, tôi có ý viết lại một bộ sử nói về Thiền tông Trung Hoa, với những tài liệu có thể thâu thập được. Bộ Hạ của Thiền luận đã sửa soạn xong, và tôi hy vọng chẳng bao lâu sẽ được ra mắt. 

Trong sách này, tôi cho phụ bản những họa phẩm thủy mặc do các họa sĩ Nhật Bản và Trung Hoa. Đối với những người quen với các đối tượng nghệ thuật của phương Tây, một vài họa phẩm trong đây có vẻ như những điển hình quái dị của nghệ thuật phương Đông. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng Tâm có rất nhiều đường lối để đạt và diễn Thực tại. Ngay ở những độc giả phương Tây, đối với tập sách này, cũng có một số có thể vươn tới các bức tranh ấy bằng lề lối thẩm định nghệ thuật.

Tên họ người bạn tốt của tôi, Yakichi Ataka, mong được khắc đậm trong lòng độc giả, nếu thấy thích thú sách này, dù với mục đích nào; vì không có ông thì có lẽ sách không bao giờ thành hình để ra mắt công chúng

Cũng vậy, tác giả nhờ cậy người bạn đường của mình, Beatrice Lane Suzuki, rất nhiều; bà đã đọc kỹ qua trọn bản thảo và sửa chữa ấn bản.

Trong thời đại duy lý cùng cực của khoa học và cơ khí, một chút triết lý nhân sinh của Đông phương há dễ không chứng tỏ một Phúc âm hóa giải và đồng thời mở ra một thế giới của những nghịch lý tâm linh? 

Daisetz Taitaro Suzuki
Kyoto, February 1933
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.