- Mục Lục
- Từ Phẩm 01 Đến Phẩm 10
- Từ Phẩm 11 Đến Phẩm 16
- Từ Phẩm 17 Đến Phẩm 19
- Từ Phẩm 20 Đến Phẩm 22
- Từ Phẩm 23 Đến Phẩm 24
- Từ Phẩm 25 Đến Phẩm 26
- Từ Phẩm 27 Đến Phẩm 29
- Từ Phẩm 30 Đến Phẩm 31
- Từ Phẩm 32 Đến Phẩm 33
- Phẩm 34
- Từ Phẩm 35 Đến Phẩm 37
- Từ Phẩm 38 Đến Phẩm 39
- Từ Phẩm 40 Đến Phẩm 41
- Từ Phẩm 42 Đến Phẩm 43
- Từ Phẩm 44 Đến Phẩm 45
- Từ Phẩm 46 Đến Phẩm 48
- Từ Phẩm 49 Đến Phẩm 50
- Từ Phẩm 51 Đến Phẩm 52
KINH TĂNG NHẤT A HÀM
Việt dịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997
Từ Phẩm 20 Đến Phẩm 22
20 Phẩm Thiện tri thức
21 Phẩm Tam Bảo
22 Phẩm Cúng dường
XX. Phẩm Thiện Tri Thức
1. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nên gần gũi Thiện tri thức, chớ lập theo hạnh ác, chớ tin vào nghiệp ác. Vì sao thế? Gần gũi Thiện tri thức rồi, niềm tin liền tăng thêm, giới, văn, thí, trí tuệ thảy đều tăng thêm. Nếu Tỳ-kheo gần gũi Thiện tri thức thì chớ tập theo hạnh ác. Vì sao thế? Nếu gần gũi Ác trí thức, sẽ không có tín, giới, văn, thí, trí tuệ. Thế nên các Tỳ-kheo! Hãy gần gũi Thiện tri thức, chớ gần gũi Ác tri thức. Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
2. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở thành La-duyệt, vườn trúc Ca-lan-đà, cùng với đại chúng Tỳ-kheo gồm năm trăm vị vây quanh trước sau mà thuyết pháp.
Bấy giờ Đề-bà-đạt-đa dẫn năm trăm Tỳ-kheo đi qua, các Thế Tôn không xa. Thế Tôn từ xa trông thấy Đề-bà-đạt-đa dẫn môn đồ liền nói kệ:
Chớ
gần Ác tri thức,
Cũng
chớ ngu theo hầu.
Nên
gần Thiện tri thức,
Bậc
tối thắng trong Người.
Người
vốn không có ác,
Tập
gần Ác tri thức,
Sau
ắt trồng cội ác,
Ở
mãi trong tăm tối.
Lúc đó năm trăm đệ tử của Đề-bà-đạt-đa nghe Thế Tôn nói bài kệ này, liền đến chỗ Thế Tôn cúi lạy, ngồi xuống một bên. Chốc lát, lui ngồi hướng về Thế Tôn hối lỗi:
- Chúng con ngu mê không hiểu biết gì. Cúi mong Thế Tôn cho chúng con sám hối.
Bấy giờ Thế Tôn nhận lời sám hối của năm trăm Tỳ-kheo kia, liền thuyết pháp cho họ được tín căn. Lúc ấy, năm trăm Tỳ-kheo ở chỗ nhàn tĩnh, suy nghĩ pháp thâm sâu. Sở dĩ như vậy, con nhà vọng tộc xuất gia học đạo, do lòng tin kiên cố tu Phạm hạnh vô thượng. Bấy giờ năm trăm Tỳ-kheo ấy liền thành A-la-hán, sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong, không còn thọ thân sau nữa, như thật mà biết. Bấy giờ năm trăm Tỳ-kheo thành A-la-hán.
Các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
3. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn vì vô số chúng vây quanh thuyết pháp.
Lúc đó ngài Đàm-ma-lưu-chi ở trong thất vắng, một mình suy nghĩ, nhập tam-muội thiền, xem thấy tiền thân ở trong biển lớn làm một con cá thân dài bảy trăm do-tuần, liền từ tịnh thất đứng lên như trong khoảng lực sĩ co duỗi cánh tay đến trên tử thi cũ trong biển lớn đi kinh hành. Bấy giờ Đàm-ma-lưu-chi liền nói kệ này:
Sanh
tử vô số kiếp,
Lưu
chuyển không thể kể,
Mỗi
mỗi cầu chỗ yên,
Thường
thường chịu khổ não.
Dù
thấy lại thân rồi,
Ý
muốn tạo nhà cửa,
Tất
cả chi tiết hoại,
Hình
thể chẳng được toàn.
Tâm
đã lìa các hạnh,
Ái
trước trọn không sót,
Lại
không thọ thân này,
Vui
mãi trong Niết-bàn.
Bấy giờ Tôn giả Đàm-ma-lưu-chi nói kệ này xong, liền từ chỗ đó biến mất, đến chỗ Thế Tôn ở tinh xá Kỳ Hoàn, thuộc Xá-vệ. Khi ấy Thế Tôn thấy ngài Đàm-ma-lưu-chi đến bèn bảo rằng:
- Lành thay, Đàm-ma-lưu-chi! Lâu lắm mới đến đây!
Ngài Đàm-ma-lưu-chi bạch Phật:
- Đúng vậy, Thế Tôn! Đã lâu con mới đến đây.
Bấy giờ, Thượng tọa và các Tỳ-kheo đều nghĩ:
- Ông Đàm-ma-lưu-chi này hằng ở bên cạnh Thế Tôn mà nay Thế Tôn bảo là: 'Lành thay, Đàm-ma-lưu-chi! Lâu lắm mới đến đây!'.
Thế Tôn biết tâm niệm các Tỳ-kheo như thế, muốn dứt sự hồ nghi nên lại bảo các Tỳ-kheo:
- Không phải vì Đàm-ma-lưu-chi lâu đến đây mà Ta nói nghĩa này. Sở dĩ như thế vì khi xưa, vô số kiếp thời quá khứ có Định Quang Như lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, xuất hiện ở đời, giáo hóa tại nước Bát-ma-đại, cùng với mười bốn vạn tám ngàn đại chúng Tỳ-kheo. Bấy giờ, bốn bộ chúng chẳng thể tính kể, quốc vương, quần thần, nhân dân đều đến cúng dường, cung cấp chỗ cần dùng.
Khi ấy có Phạm chí tên Da-nhã-đạt ở cạnh Tuyết Sơn xem các bài sấm bí mật, thiên văn, địa lý đều rành rẽ thông suốt, thư sớ văn tự cũng đều rõ biết; phúng tụng một câu năm trăm lời, tướng của bậc đại nhân cũng rõ biết nữa. Ông ta thờ các thần lửa, mặt trời, mặt trăng tinh tú. Ông dạy năm trăm đệ tử cả đêm không mệt mỏi. Da-nhã-đạt có đệ tử tên Vân Lôi, nhan mạo đoan chánh ít có ở đời, tóc màu xanh biếc. Phạm chí Vân Lôi thông minh thấy rộng, không việc gì chẳng thông, hằng được Da-nhã-đạt yêu mến không rời một khoảnh khắc.
Bấy giờ Bà-la-môn đưa ra tất cả những chú thuật mình hành hết rồi, Phạm chí Vân Lôi nghĩ rằng: 'Nay ra đã học đầy đủ những chỗ đáng học rồi'. Và lại tự nghĩ: 'Sách vở ghi các Phạm chí có học, người đã hành chú thuật xong, nên báo ân thầy. Ngày nay, chỗ đáng học ta đã đều biết hết. Nay ta phải nên báo ân thầy. Nhưng ta lại nghèo khó, trống trơn, không có gì để cúng dường thầy, phải nên đi xuống các cõi nước để tìm những vật cần'.
Phạm chí Vân Lôi liền đến chỗ thầy, bạch với thầy rằng:
- 'Pháp kỹ thuật mà Phạm chí phải học, nay con đã biết hết rồi. Nhưng sách vở ghi chép những người có học kỹ thuật qua rồi, nên báo ân Thầy, mà con nghèo thiếu, không có vàng bạc trân bảo có thể dùng cúng dường, nay muốn đến các cõi nước tìm kiếm tiền của để cúng dường thầy'.
Bà-la-môn Da-nhã-đạt liền nghĩ: 'Phạm chí Vân Lôi này là người ta yêu mến không rời tâm, dù ta có chết cũng chẳng thể chia lìa, huống là hôm nay muốn bỏ ta đi. Nay ra phải làm cách gì để lưu hắn lại được đây?'
Bấy giờ, Phạm chí Da-nhã-đạt liền bảo Vân Lôi:
- 'Này Phạm chí! Nay vốn có điều Bà-la-môn nên học mà Ông vẫn chưa biết'.
Phạm chí Vân Lôi liền đến trước bạch thầy:
- 'Cúi mong Thầy chỉ dạy, điều gì con chưa tụng?'
Vị thầy bảo Vân Lôi rằng:
- 'Nay có sách này tên là bài tụng năm trăm lời. Ông có thể thọ trì'.
Vân Lôi bạch:
- 'Mong Thầy truyền dạy, con muốn được phúng tụng'.
Tỳ-kheo nên biết! Khi ấy Da-nhã-đạt liền trao cho đệ tử bài tụng năm trăm lời này. Chưa đầy mấy ngày, vị đệ tử đã thông suốt hết. Bấy giờ Bà-la-môn Da-nhã-đạt bảo năm trăm đệ tử:
- 'Phạm chí Vân Lôi này kỹ thuật đầy đủ, không gì chẳng thông, nay ta đặt tên là Siêu Thuật'.
Phạm chí Siêu Thuật này thật là tài ba, thiên văn, địa lý đều thấu suốt rộng rãi, thư sớ văn tự cũng rõ biết. Phạm chí Siêu Thuật trải qua mấy ngày lại đến bạch thầy:
- 'Pháp kỹ thuật mà Phạm chí phải học, nay con đều biết rồi. Nhưng sách vở ghi chép: Các người có học thuật qua rồi, nên báo ân Thầy; nhưng con nghèo thiếu, không có vàng bạc, trân bảo có thể dùng cúng dường Thầy, nay con muốn đến cõi nước tìm tiền của dùng cúng dường Thầy. Cúi mong Thầy chấp thuận'.
Phạm chí Da-nhã-đạt bảo:
- 'Ông biết đúng lúc'.
Phạm chí Siêu Thuật đến trước lễ chân thầy rồi lui đi.
Bấy giờ nước Bát-ma-đại cách thành chẳng xa, có chúng Phạm chí tập trung một chỗ, muốn cúng tế chung và cũng muốn giảng luận, có đến tám vạn bốn ngàn Phạm chí nhóm chung. Vị thượng tọa đệ nhất, cũng lại phúng tụng thư sớ ngoại đạo, không gì không biết rành rẽ, thiên văn, địa lý, tinh tú, biến quái đều biết rõ hết. Mỗi lúc muốn giải tán, họ liền lấy năm trăm lượng vàng và một cây gậy vàng, một bồn tắm bằng vàng, một ngàn con trâu dâng lên vị thầy và thượng tọa đệ nhất.
Khi ấy Phạm chí Siêu Thuật nghe cách nước Bát-ma-đại không xa, có tám vạn bốn ngàn Phạm chí tụ tập một chỗ, họ có thi học thuật, người nào hơn liền được năm trăm lượng vàng và một cây gậy, một bồn tắm vàng với một con ngàn con trâu.
Lúc ấy Phạm chí Siêu Thuật tự nghĩ: 'Nay ta việc gì phải đi xin từng nhà, chẳng bằng đến đại chúng kia cùng so kỹ thuật'.
Bấy giờ Phạm chí Siêu Thuật ấy liền đến chỗ đại chúng. Lúc đó, rất đông Phạm chí trông thấy Phạm chí Siêu Thuật từ xa, đều cất tiếng kêu lớn:
- 'Lành thay, Từ chủ (Chủ tể)! Hôm nay được lợi lớn khiến cho Phạm chí đích thân giáng xuống.'
Rồi tám vạn bốn ngàn các Phạm Chí đều đứng lên nghinh đón, khác miệng đồng âm mà nói rằng:
- 'Chào mừng Ngài mới đến! Đại Phạm Thần Thiên'.
Phạm Chí Siêu Thuật liền sanh niệm này:
- 'Các Phạm chí này gọi ta là Phạm Thiên, nhưng ta đâu phải là Phạm thiên!'
Phạm chí Siêu Thuật bảo các Bà-la-môn:
- 'Thôi, thôi! Chư Hiền! Chớ gọi tôi là Phạm thiên, các ông chẳng lẽ không nghe phía Bắc núi Tuyết có vị thầy của chúng Phạm chí tên Da-nhã-đạt, thiên văn, địa lý đều thông suốt sao?'
Các Phạm chí nói:
- 'Chúng tôi có nghe nhưng không được thấy.'
Phạm chí Siêu Thuật nói:
- 'Tôi là đệ tử của vị ấy, tên Siêu Thuật'
Bấy giờ Phạm chí Siêu Thuật hướng về vị thượng tọa đệ nhất của chúng ấy mà bảo rằng:
- 'Nếu ngài biết kỹ thuật, xin nói cho tôi với.'
Vị thượng tọa đệ nhất của chúng ấy liền hướng về Phạm chí Siêu Thuật, tụng Tam tạng, kỹ thuật không có sơ sót. Bà-la-môn Siêu Thuật lại bảo thượng tọa kia rằng:
- 'Còn một câu năm trăm lời, nay hãy nói ra'.
Vị thượng tọa kia nói:
- 'Tôi không hiểu nghĩa này! Cái gì là một câu năm trăm lời?'
Phạm chí Siêu Thuật bảo:
- 'Chư Hiền! Hãy yên lặng lắng nghe tôi thuyết một câu năm trăm lời về tướng của bậc đại nhân'.
Tỳ-kheo nên biết! Bấy giờ Phạm chí Siêu Thuật thuật hết Tam tạng và một câu năm trăm lời về tướng của bậc đại nhân. Khi ấy tám vạn bốn ngàn Phạm chí khen ngợi:
- 'Chưa từng có! Rất là kỳ quặc! Chúng ta chưa hề nghe một câu năm trăm lời ta về tướng của bậc Đại nhân. Nay Tôn giả xứng đáng đứng trên vị thượng tọa đệ nhất.'
Bấy giờ Phạm chí Siêu Thuật đổi chỗ vị thượng tọa kia, đến ngồi chỗ cao nhất. Lúc ấy vị thượng tọa của chúng kia hết sức giận sữ, phát lời thề nguyện rằng: 'Nay người này dời chỗ ngồi của ta mà chiếm chỗ ấy. Nay phước mà ta có được do tụng kinh, trì giới, khổ hạnh đều đem hết để thề: Người này sanh chỗ nào, muốn làm gì, ta hằng làm hư hỏng công lao của ông ta'.
Bấy giờ vị thí chủ kia bỏ ra năm trăm lạng vàng và một gậy vàng, một bồn tắm vàng, một ngàn con trâu và một cô gái đẹp, đem đưa cho thượng tọa để chú nguyện. Lúc đó thượng tọa bảo chủ nhân rằng:
- Nay tôi nhận năm trăm lạng vàng này với gậy vàng, bồn vàng để cúng dường Thầy tôi. Cô gái này và ngàn con trâu trả lại chủ nhân. Vì sao thế? Vì tôi không tập dục, cũng không chứa chất tài sản.
Phạm chí Siêu Thuật nhận gậy vàng, bồn vàng rồi, liền đến nước Bát-ma-đại. Vua nước này tên là Quang Minh. Lúc ấy, quốc vương đang thỉnh Định Quang Như Lai và chúng Tỳ-kheo để cúng dường y thực. Quốc vương ra lệnh nhân dân trong thành: 'Ai có hương hoa đều không được bán, nếu có người bán sẽ bị phạt nặng. Ta sẽ xuất tiền mua, không cần bán cho người khác'. Vua lại ra lệnh cho nhân dân quét dọn sạch sẽ, không cho đất cát dơ bẩn, treo giăng phướn lọng, rưới nước hương trên đất, kỹ nhạc xướng ca không thể tính kể.
Bấy giờ Phạm chí kia thấy rồi, liền hỏi người đi đường:
- 'Hôm nay là ngày gì mà quét dọn đường sá, dẹp bỏ rác rến, treo giăng phướn lọng không thể tính kể, chẳng lẽ thái tử của vua lấy vợ chăng?'
Người đi đường đáp:
- 'Phạm chí không biết sao? Hôm nay quốc vương Bát-ma-đại thỉnh Định Quang Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác để cúng dường y thực, nên sửa sang đường sá, treo giăng phướn lọng.'
- 'Nhưng bi ký của Phạm chí cũng có nói rằng: 'Như Lai ra đời rất khó gặp được. Đúng lúc bèn xuất hiện, thật không thể thấy, ví như hoa Ưu-đàm-bát đúng thời mới nở. Đây cũng như thế, Như Lai xuất hiện ở đời thật chẳng thể gặp'. Lại nữa, sách Phạm chí cũng có nói; 'Có hai người ra đời rất khó được gặp. Thế nào là hai người? Là Như Lai và Chuyển luân Thánh vương. Hai người này xuất hiện rất khó gặp được'.
Bấy giờ ông ta lại nghĩ rằng:
- 'Nay ta đâu cần cấp tốc báo ân thầy. Nay hãy đem năm trăm lượng vàng này, dâng lên Định Quang Như Lai'.
Ông lại nghĩ: 'Sách vở ghi Như Lai không nhận vàng bạc trân bảo. Ta có thể cầm năm trăm lượng vàng này mua hương hoa rải lên Như Lai.'
Bấy giờ Phạm chí liền vào trong thành tìm mua hương hoa. Mọi người qua lại trong thành bảo:
- 'Phạm chí không biết sao? Quốc vương có ra lệnh người nào bán hương sẽ phạt nặng.'
Phạm chí Siêu Thuật liền nghĩ: 'Ta thật phước mỏng, tìm hoa chẳng được biết làm thế nào?'
Rồi ông trở ra cửa thành mà đứng. Bấy giờ có một cô gái Bà-la-môn tên là Thiện Vị, cầm bình đi lấy nước, tay cầm năm cành hoa. Phạm chí thấy rồi hỏi cô gái ấy rằng:
- 'Đại muội, nay tôi cần hoa, mong Em bán cho tôi'.
Cô gái Phạm chí nói:
- 'Tôi em gái ông hồi nào? Ông có biết ba má tôi không?'
Phạm chí Siêu Thuật lại nghĩ: 'Cô gái này tánh nết phóng khoáng, có ý đùa cợt'. Rồi ông nói rằng:
- 'Hiền nữ! Tôi sẽ trả giá phải chăng, mong cho tôi hoa này'.
Cô gái Phạm chí nói:
- 'Há Ông không nghe Đại vương ra nghiêm lệnh không được bán hoa sao?'
Phạm chí nói:
- 'Hiền nữ! Việc này không khó. Vua không làm gì cô đâu! Nay tôi cần gấp năm cành hoa này. Tôi được hoa này còn cô được giá hời.'
Cô gái Phạm chí nói:
- 'Hoa này đã lìa rễ, không thể sống được, làm sao lại nói 'tôi muốn trồng?'
Phạm chí đáp:
- 'Như chỗ ruộng tốt hôm nay tôi thấy, trồng tro nguội còn sống hà huống hoa này!'
Cô gái Phạm chí nói:
- 'Cái gì là ruộng tốt? Trồng tro thế mà sống sao?'
Phạm chí đáp:
- 'Hiền nữ! Có Phật Định Quang Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời.'
Cô gái Phạm chí nói:
- 'Định Quang Như Lai là hạng người nào?'
Phạm chí liền bảo cô gái ấy rằng:
- 'Định Quang Như Lai có đức như thế, có giới như thế, thành tựu các công đức.'
Cô gái Phạm chí nói:
- 'Dù người có công đức, nhưng Ông muốn cần phước gì?'
Phạm chí đáp:
- 'Mong đời sau tôi sẽ như Định Quang Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, cấm giới, công đức cũng sẽ như thế.'
Cô gái Phạm chí nói:
- 'Nếu Ông hứa với tôi đời đời làm vợ chồng, tôi sẽ cho Ông hoa.'
Phạm chí nói:
- 'Nay việc làm của tôi, ý không dính mắc dục tình.'
Cô gái Phạm chí nói:
- 'Như tôi, thân bây giờ không mong làm vợ Ông, cho tôi đời tương lai làm vợ Ông.'
Phạm chí Siêu Thuật nói:
- 'Hạnh của Bồ-tát không có yêu tiếc. Nếu làm vợ tôi, ắt phá hoại tâm tôi.'
Cô gái Phạm chí nói:
- ' Tôi trọn không làm hỏng ý bố thí của Ông, ngay cho đem thân tôi bố thí cho người, tôi trọn không làm hỏng tâm bố thí.'
Bấy giờ Phạm chí liền đem năm trăm lạng vàng mua năm cành hoa, cùng cô gái kia thề nguyền với nhau rồi từ biệt đi.
Lúc ấy, Định Quang Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, đến giờ đắp y ôm bát cùng Tỳ-kheo Tăng trước sau vây quanh vào nước Bát-ma-đại. Phạm chí Siêu Thuật từ xa thấy Định Quang Như Lai, nhan mạo đoan chánh, ai trông thấy cũng hoan hỉ, các căn tịch tịnh, bước đi không rối loạn, có ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp, ví như nước lặng không có dơ đục, ánh sáng chiếu suốt không có chướng ngại, ví như núi báu xuất hiện vượt trên các núi. Ông ta thấy rồi liền phát tâm hoan hỉ đối với Như Lai, ông cầm năm cành hoa đến chỗ Định Quang Như Lai, đến rồi đứng một bên. Phạm chí Siêu Thuật bạch Phật Định Quang rằng:
- 'Mong Ngài nhận và thuyết pháp cho con. Nếu nay Ngài không truyền yếu quyết cho con, con sẽ ở chỗ này chấm dứt mạng sống, không mong sống nữa.'
Bấy giờ Thế Tôn bảo rằng:
- 'Phạm chí! Đâu thể đem năm cành hoa này đòi truyền Vô Thượng Đẳng Chánh Giác.'
Phạm chí bạch:
- 'Xin Thế Tôn thuyết pháp 'Bồ-tát sở hành cho con'.
Phạt Định Quang nói:
- 'Sở hành của Bồ-tát là không chỗ yêu tiếc.'
Bấy giờ Phạm chí liền nói kệ:
Chẳng
dám đem cha mẹ,
Cầm
thí cho người ngoài,
Phật,
Chân nhân, Sư trưởng,
Cũng
lại chẳng dám cho,
Nhật
nguyệt xoay ở đời.
Hai
thứ chẳng thể cho,
Thứ
khác đều cho hết,
Ý
quyết chẳng có khó.
Phật Định Quang lại dùng kệ này đáp Phạm chí:
Như
điều Ông nói thí,
Chẳng
phải lời Như Lai,
Nên
nhẫn ức kiếp khổ,
Thí
đầu, thân, mắt, tai,
Vợ
con, nước, tiền của,
Xe
ngựa, người theo hầu,
Nếu
kham thí được vậy,
Ta
sẽ truyền yếu quyết.
Ma-nạp
(Phạm chí) liền nói kệ:
Núi
lớn hừng như lửa,
ức
kiếp kham đội đầu,
Chẳng
thể hoại ý đạo,
Cúi
mong truyền yếu quyết.
Bấy giờ Định Quang Như Lai im lặng chẳng nói. Phạm chí kia tay cầm năm cành hoa, quỳ gối mặt xuống đất, tung lên Định Quang Như Lai và nói:
- 'Riêng phước đức này dành cho đời sau, sẽ được như Định Quang Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, không có sai khác.'
Rồi ông trải tóc mình trên bùn, thầm nghĩ: 'Nếu Như Lai truyền yếu quyết cho ta, thì sẽ lấy chân đạp trên tóc ta mà đi qua.'
Tỳ-kheo nên biết! Định Quang Như Lai quán sát tâm niệm của Phạm chí, liền bảo Phạm chí rằng:
- 'Ông đời tương lai sẽ làm Phật Thích-ca Văn Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác.'
Phạm chí Siêu Thuật có bạn đồng học tên Đàm-ma-lưu-chi ở bên cạnh Như Lai. Vị này thấy Phật Định Quang truyền yếu quyết cho Phạm chí Siêu Thuật, lại đạp chân trên tóc, thấy rồi liền nói:
- 'Sa-môn đầu trọc này, sao nỡ cất chân đạp trên tóc Phạm chí thanh tịnh này. Đây chẳng phải hạnh của người.'
Phật bảo các Tỳ-kheo:
- 'Bấy giờ Phạm chí Da-nhã-đạt đâu phải người nào khác! Chớ nên xem như thế. Vì sao? Bấy giờ Da-nhã-đạt nay là vua Bạch Tịnh (Tịnh-phạn); thượng tọa của tám vạn bốn ngàn Phạm chí nay là Đề-bà-đạt-đa, Phạm chí Siêu Thuật là Ta; cô gái Phạm chí bán hoa lúc đó, nay là Cù-di, vị từ chủ lúc đó nay là Phạm chí chấp trượng; Đàm-ma-lưu-chi lúc đó, miệng tạo hạnh nói lời bất thiện nay là Đàm-ma-lưu-chi. Sau đó, Đàm-ma-lưu-chi trải qua vô số kiếp hằng làm súc sanh, thọ thân sau cũng làm thân cá dài bảy trăm do tuần ở trong biển lớn. Từ đó mạng chung đến sanh ở đây, cùng phụng sự thiện tri thức, hằng gần gũi thiện tri thức, tập các pháp lành, các căn thông lợi. Do nhân duyên này, Ta nói đã lâu mới đến đây. Đàm-ma-lưu-chi cũng tự trình bày: 'Đúng vậy, Thế Tôn! Đã lâu con mới đến đây'. Thế nên, các Tỳ-kheo, thường nên tu tập thân, miệng, ý hành. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
4. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nay Ta sẽ nói: Có người như sư tử và có người như dê. Các Thầy hãy lắng nghe, khéo suy nghĩ đó.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo bâng lời Phật dạy, Thế Tôn bảo rằng:
- Người kia tại sao mà giống Sư tử? Ở đây, Tỳ-kheo! Có người được cúng dường y phục, đồ ẩm thực, giường nằm, thuốc men trị bịnh. Người đó được rồi liền tự ăn uống, không khởi tâm dính mắc, cũng không có dục ý, chẳng khởi các tưởng, hoàn toàn không có niệm này, tự biết pháp xuất yếu. Cho dù không được lợi dưỡng, cũng không khởi loạn niệm, không có tâm tăng giảm. Ví như sư tử ăn thịt thú nhỏ. Bấy giờ vua loài thú ấy cũng không nghĩ rằng: 'Cái này tốt, cái này chẳng tốt', không có tâm dính mắc, cũng không dục ý, không khởi các tưởng. Người này cũng lại như thế. Nếu được cúng dường y phục, đồ ẩm thực, giường nằm, thuốc men, trị bịnh, người này được rồi liền tự ăn uống, không khởi ý dính mắc; ví dù không được cũng không có các niệm.
Ví như có người nhân người cúng dường y phục, đồ ẩm thực, giường nằm, thuốc men trị bịnh, được rồi liền ăn uống, khởi tâm dính mắc, sanh ý ái dục, không biết đạo xuất yếu. Giả sử không được, người ấy hằng sanh tưởng niệm này. Người ấy được cúng dường rồi, hướng về các Tỳ-kheo, mà tự cống cao hủy báng người khác: 'Chỗ ta hay được y phục, đồ ẩm thực, giường nằm, thuốc men trị bịnh. Các Tỳ-kheo này không hay được.' Ví như có một con dê trong bầy dê lớn, ra khỏi bầy, đến đống phân lớn. Con dê này ăn phân no rồi trở về bầy dê, liền tự cống cao: 'Nay ta được ăn ngon, các con dê này không hay được ăn.' Đây cũng như thế, nếu có một người được lợi dưỡng y phục, ẩm thực, giường nằm, thuốc men trị bịnh, khởi các loạn tưởng, sanh tâm dính mắc, người ấy liền hướng về các Tỳ-kheo mà tự cống cao: 'Ta hay được cúng dường, các Tỳ-kheo này chẳng hay được cúng dường'. Thế nên, các Tỳ-kheo hãy học như vua sư tử, chớ như dê. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
5. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu có chúng sanh biết báo đền, người này đáng kính, ân nhỏ còn chẳng quên huống là ân lớn. Cho dù người ấy rời nơi đây ngàn do-tuần, trăm ngàn do-tuần mà chẳng là xa, vẫn không khác gần Ta. Vì sao? Tỳ-kheo nên biết, Ta thường khen ngợi người biết báo đền.
Có các chúng sanh chẳng biết báo đền, ân lớn còn chẳng nhớ hà huống nhỏ. Người đó chẳng gần Ta, Ta chẳng gần người đó. Ngay cho họ đắp Tăng-già-lê ở sát bên Ta, người này vẫn xa. Vì sao? Ta thường chẳng nói về người không báo đền. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy nghĩ báo đền, chớ học không báo đền. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
6. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu có người lười biếng, trồng hạnh bất thiện, có sự mất mát đối với công việc. Nếu có người có thể không lười biếng, tinh tấn, người này tối diệu, có sự tăng ích ở các pháp lành. Vì sao? Bồ-tát Di-lặc trải qua ba mươi kiếp, đáng lẽ làm Phật Chí Chân Đẳng Chánh Giác. Ta do sức tinh tấn, dõng mãnh, khiến Di-lặc ở sau. Hằng sa Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác thời quá khứ đều do dũng mãnh mà được thành Phật. Do phương tiện này nên biết lười biếng là khổ, làm các hạnh ác, có tổn hại cho việc làm. Nếu hay tinh tấn, tâm dũng mãnh mạnh, các công đức lành co tăng thêm. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy nhớ tinh tấn, chớ có lười biếng. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
7. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Tỳ-kheo tịch tĩnh (A-lan-nhã) nên tu hành hai pháp. Thế nào là hai pháp? Nghĩa là Chỉ và Quán. Nếu Tỳ-kheo tịch tĩnh, được Chỉ, thôi dứt, thì giới luật được thành tựu, chẳng mất oai nghi, chẳng phạm cấm hạnh, tạo các công đức. Nếu Tỳ-kheo tịch tĩnh lại được quán rồi, liền quán Khổ này, như thật mà biết, quán Khổ tập, quán Khổ tận, quán Khổ xuất yếu, như thật mà biết. Người đó quán như thế xong, tâm dục lậu giải thoát, tâm hữu lậu, tâm vô minh lậu được giải thoát, liền được trí giải thoát, sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong, không còn thọ thân sau nữa, như thật mà biết. Chư Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác quá khứ đều do hai pháp này mà được thành tựu. Vì sao thế? Giống như Bồ-tát lúc ngồi dưới gốc cây thọ vương, trước suy nghĩ pháp Chỉ và Quán này. Nếu Bồ-tát Ma-ha-tát được Chỉ rồi, liền có thể hàng phục ma oán. Nếu Bồ-tát lại được Quán rồi, liền thành tựu tam đạt trí, chứng đắc Vô Thượng Chí Chân Đẳng Chánh Giác. Thế nên, các Tỳ-kheo! Tỳ-kheo tịch tĩnh nên tìm phương tiện hành hai pháp này. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
8. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu có Tỳ-kheo tu hạnh tịch tĩnh (A-lan-nhã) ở chỗ vắng vẻ, không ở trong chúng, hằng nên cung kính, phát tâm hoan hỉ. Nếu lại có Tỳ-kheo tu tịch tĩnh, ở chỗ vắng vẻ, không có cung kính, không phát tâm hoan hỉ thì ngay cho ở trong đại chúng, họ sẽ bị người đàm luận là không biết pháp tịch tĩnh (A-lan-nhã): 'Thế là Tỳ-kheo tịch tĩnh này, không cung kính, không phát tâm hoan hỉ'.
Lại nữa Tỳ-kheo! Tỳ-kheo tịch tĩnh, ở chỗ vắng vẻ, không ở trong chúng, thường nên tinh tấn, chớ có giải đãi, tất sẽ hiểu rõ các pháp yếu. Nếu Tỳ-kheo tịch tĩnh (A-lan-nhã) lại ở chỗ vắng vẻ, có tâm lười biếng, tạo các hạnh ác thì họ ở trong chúng bị người luận bàn: 'Tỳ-kheo tịch tĩnh (A-lan-nhã) này giải đãi, không có tinh tấn.' Thế nên, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo tịch tĩnh ở chỗ vắng vẻ, không ở trong chúng thường nên thấp ý, phát tâm hoan hỉ, chớ có giải đãi, không có cung kính, nhớ hành tinh tấn, ý không dời đổi, ở các pháp lành tất sẽ đầy đủ. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
9. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có hai người không thể khéo thuyết pháp ngữ. Thế nào là hai? Là người không tin mà thuyết pháp tin cho họ, việc này rất khó. Người tâm xan tham mà thuyết pháp thí cho họ, đây cũng rất khó.
Lại nữa, này Tỳ-kheo! Nếu người không tin mà thuyết pháp về đức tin cho họ, họ liền nổi sân giận, khởi tâm làm hại. Ví như chó dữ lại thêm mũi đau, càng giận dữ nhiều thêm. Các Tỳ-kheo! Đây cũng như thế, người không tin mà thuyết pháp tin cho họ, họ liền nổi sân giận, sanh tâm tổn hại.
Lại nữa, này Tỳ-kheo! Nếu người xan tham mà thuyết pháp bố thí cho họ, họ liền sanh sân giận, khởi tâm tổn hại. Ví như mụt nhọt chưa mùi, lại thêm dao khoét đau không chịu nổi. Đây cũng như thế, người xan tham mà thuyết pháp bố thí cho họ, họ lại càng sân giận, khởi tâm tổn hại. Đó là, này Tỳ-kheo! Hai người này khó vì họ thuyết pháp.
Lại nữa, này Tỳ-kheo! Có hai người dễ vì họ thuyết pháp. Thế nào là hai? Người có lòng tin, thuyết pháp tin cho họ; người không xan tham thuyết pháp thí cho họ. Này Tỳ-kheo! Nếu người có lòng tin thuyết pháp tin cho họ, họ liền được hoan hỉ, ý không hối hận biến đổi. Ví như người có bệnh, nói thuốc trừ bệnh, liền được bình phục. Đây cũng như thế, người có lòng tin, thuyết pháp tin cho họ, họ liền được hoan hỉ, tâm không biến đổi.
Lại nữa, nếu người không tham, thuyết pháp thí cho họ, họ liền được hoan hỉ, không có tâm hối hận. Ví như có trai, gái đoan chính, tự ưa tắm rửa mặt mũi tay chân, lại có người đến cầm hoa đẹp dâng lên tô bồi nhan sắc; lại lấy áo tốt, phục sức dâng lên người ấy. Người ấy được rồi càng thêm hoan hỉ. Đây cũng như thế, người không lẫn tiếc, thuyết pháp thí cho họ, họ liền được hoan hỉ, không có tâm hối hận. Đó là, này Tỳ-kheo, hai người này dễ vì họ thuyết pháp. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy học có lòng tin, cũng nên học bố thí, chớ có xan tham. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
10. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có hai pháp dành cho người phàm phu, được công đức lớn, thành quả báo lớn, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi. Thế nào là hai pháp? Là cúng dường cha, mẹ. Đó là hai người được công đức lớn, thành quả báo lớn.
Lại nữa, nếu cúng dường Bồ-tát một đời bổ xứ, được công đức lớn, được quả báo lớn. Đó là, này Tỳ-kheo! Bố thí hai người này được công đức lớn, hưởng quả báo lớn, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy thường nhớ hiếu thuận, cúng dường cha mẹ. Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
11. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Dạy hai người làm lành, không thể báo ân được. Thế nào là hai? Nghĩa là cha, mẹ.
Này Tỳ-kheo, nếu lại có người, vai phải cõng cha, vai trái cõng mẹ đến ngàn vạn năm, lo y phục, thức ăn, giường nằm, thuốc men trị bịnh, dù cha mẹ tiểu tiện, đại tiện ở trên vai, người ấy vẫn chẳng thể báo ân được. Tỳ-kheo nên biết, cha mẹ ân nặng, bồng ẵm, nuôi nấng, tùy lúc gìn giữ chẳng lỡ thời tiết như được thấy mặt trời, mặt trăng. Dùng phương tiện này, biết ân này, khó báo. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy cúng dường cha mẹ, thường nên hiếu thuận, chẳng lỡ thời tiết. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
12. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Tôn giả Bàn-đặc bảo em là Châu-lợi-bàn-đặc rằng:
- Nếu em không thể trì giới được thì trở về làm cư sĩ.
Ngài Châu-lợi-bàn-đặc nghe lời này xong, liền đến đứng ngoài cửa Tinh xá Kỳ Hoàn khóc ròng. Bấy giờ đức Thế Tôn dùng Thiên nhãn thanh tịnh, xem thấy Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc đứng ngoài cửa buồn khóc không dừng được. Thế Tôn liền từ tịnh thất đứng lên, dường như đi kinh hành, đến ngoài cửa Tinh xá Kỳ Hoàn hỏi Châu-lợi-bàn-đặc rằng:
- Tỳ-kheo, cớ sao đứng đây khóc lóc?
Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc đáp:
- Bạch Thế Tôn, Anh con xua đuổi con, nói không thể trì giới thì trở về làm cư sĩ, không nên ở đây. Vì thế, con buồn khóc.
Thế Tôn bảo:
- Tỳ-kheo, chớ ôm lo sợ, Ta thành Vô Thượng Đẳng Chánh Giác, chớ chẳng phải Bàn-đặc anh Thầy đắc đạo.
Bấy giờ Thế Tôn tay nắm Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc, dẫn đến tịnh thất bảo ngồi, rồi Thế Tôn lại dạy cầm chổi quét;
- Thầy tụng chữ này là chữ gì?
Bấy giờ Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc tụng chữ 'quét' lại quên chữ 'chổi'. Nếu tụng chữ 'chổi' lại quên chữ 'quét'. Bấy giờ Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc tụng 'chổi quét' này qua mấy ngày. Mà 'chổi quét' này gọi là trừ dơ. Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc lại nghĩ: 'Cái gì là trừ? Cái gì là dơ?'
Dơ là tro, đất, ngói, gạch; trừ là thanh tịnh.
Tôn giả lại nghĩ: 'Thế Tôn cớ sao dùng điều này dạy ta. nay ta nên suy nghĩ nghĩa này'. Do suy nghĩ nghĩa này, Tôn giả lại nghĩ: 'Nay trên thân ta cũng có bụi dơ, ta tự ví dụ. Thế nào là trừ? Thế nào là dơ?'
Tôn giả lại nghĩ: 'buộc kết là dơ, trí tuệ là trừ. Nay ta có thể lấy chổi trí tuệ quét trói buộc này.'
Bấy giờ Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc suy nghĩ Ngũ thạnh ấm, sự thành, sự bại, nghĩa là sắc này, sắc tập, sắc diệt; thọ, tưởng, hành, thức, sự thành sự bại cũng lại như vậy. Lúc ấy, Tôn giả tư duy về Ngũ thạnh ấm này xong, tâm dục được giải thoát, tâm hữu lậu, tâm vô mninh lậu được giải thoát; đã được giải thoát liền được trí giải thoát; sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong, không còn thọ thân nữa, như thật mà biết. Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc liền thành A-la-hán. Đã thành A-la-hán, Tôn giả liền từ chỗ ngồi đứng lên, đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồi một bên, bạch Thế Tôn:
- Nay con đã có trí, nay đã có tuệ, nay đã hiểu chổi quét.
Thế Tôn nói:
- Tỳ-kheo, Thầy hiểu thế nào?
Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc đáp:
- Trừ đó là tuệ, dơ là kết.
Thế Tôn bảo:
- Lành thay, Tỳ-kheo! Như lời Thầy nói, trừ là tuệ, dơ là kết.
Bấy giờ Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc hướng về Thế Tôn mà nói kệ:
Nay tụng này đã đủ,
Như chỗ Ngài đã nói,
Trí tuệ hay trừ dơ
Chẳng do hạnh nào khác.
Thế Tôn bảo:
- Tỳ-kheo, như lời Thầy nói, do trí tuệ chứ không do gì khác.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
13. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có hai pháp này, chẳng thể mong đợi cũng chẳng đủ yêu mến, người đời ném bỏ. Thế nào là hai pháp? Là oán ghét gặp gỡ. Điều này không thể mong đợi, cũng không đủ yêu mến, người đời ném bỏ; và ân ái biệt ly, chẳng thể mong đợi cũng không đủ yêu mến, người đời ném bỏ. Đó là, Tỳ-kheo, có hai pháp này, người đời chẳng vui, chẳng thể mong đợi.
Này Tỳ-kheo, lại có hai pháp người đời chẳng bỏ. Thế nào là hai pháp? Oán ghét biệt ly là chỗ người đời ưa và ân ái tụ họp một chỗ, rất đáng yêu kính, là chỗ người đời ưa thích. Đó là, Tỳ-kheo, có hai pháp người đời ưa thích. Nay Ta nói về oán ghét tụ họp, ân ái biệt ly này, lại nói oán ghét biệt ly, ái ân tụ họp là có nghĩa gì? Có duyên gì?
Tỳ-kheo đáp:
- Thế Tôn là vua các pháp, cúi mong Thế Tôn thuyết cho chúng con, các Tỳ-kheo nghe xong sẽ vâng làm.
Thế Tôn bảo:
- Lắng nghe, khéo suy nghĩ, Ta sẽ vì Thầy phân biệt nói. Này các Tỳ-kheo, hai pháp này do ái mà dấy lên, do ái mà sanh, do ái mà thành, do ái mà khởi. Nên học trừ ái, chớ khiến cho sanh. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
--------------------------------------------------------------------------------
XXI. Phẩm Tam Bảo
1. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có ba đức tự quy y. Thế nào là ba? Nghĩa là quy y Phật, đức thứ nhất; quy y Pháp, đức thứ hai; quy y Tăng, đức thứ ba.
Thế nào gọi là đức tự quy y Phật? Có các chúng sanh hai chân, bốn chân, chúng nhiều chân; có sắc, không sắc, có tưởng không tưởng đến trên Ni Duy Tiên Thiên (Trời Sắc cứu cánh); trong đây, Như Lai là bậc tối tôn, tối thượng, không ai bì kịp. Do bò được sữa, do sữa được bơ, do bơ được tô, do tô được đề hồ; nhưng ở đây, đề hồ là thứ tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Đây cũng như thế, có các chúng sanh hai chân, bốn chân, chúng nhiều chân, có sắc, không sắc, có tưởng không tưởng đến trên Ni Duy Tiên Thiên (Trời Sắc cứu cánh); ở trong đó, Như Lai là bậc tối tôn, tối thượng, không ai sánh kịp. Có các chúng sanh thừa sự Phật, đó là đức phụng sự đệ nhất. Đã được đức đệ nhất, liền hưởng phước trên Trời, hay trong loài Người. Đây gọi là đức đệ nhất.
Thế nào gọi là đức tự quy ý Pháp? Nghĩa là các pháp hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi, vô dục, vô nhiễm, diệt tận Niết-bàn; nhưng pháp Niết-bàn ở trong các pháp là tối tôn, tối thượng, không gì có thể bằng. Do bò được sữa, do sữa được bơ, do bơ được tô, do tô được đề hồ; nhưng ở trong đó, đề hồ lại là tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Đây cũng như thế, nghĩa là các pháp hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi, vô dục, vô nhiễm, diệt tận, Niết-bàn; nhưng trong đó, pháp Niết-bàn là tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Có các chúng sanh thừa sự pháp, đó là đức thừa sự đệ nhất. Đã được đức đệ nhất, liền được hưởng phước trên Trời, trong loài Người. Đây gọi là đức đệ nhất.
Thế nào gọi là đực tự quy y Thánh chúng? Thánh chúng nghĩa là trong các loại chúng sanh hữu tình nhóm lại thành nhóm lớn, chúng lớn, thì ở trong chúng này, chúng Tăng của Như Lai là tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Do bò được sữa, do sữa được bơ, do bơ được tô, do tô được đề hồ; nhưng trong đó đề hồ lại là tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Đây cũng như thế, Thánh chúng nghĩa là chúng Tăng của Như Lai trong loài hữu tình nhóm họp lại thành chúng lớn, là tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Đó là đức thừa sự đệ nhất. Đã được đức đệ nhất, liền được hưởng phước trên Trời, trong loài Người. Đây gọi là đức đệ nhất.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:
Đệ
nhất thừa sự Phật,
Tối
tôn không ai hơn,
Kế
lại thừa sự Pháp,
Vô
dục không chỗ vương,
Kính
thờ chúng Hiền Thánh,
Là
ruộng phước tốt nhất,
Người
ấy trí đệ nhất,
Hưởng
phước trước hơn hết,
Nếu
ở trong Trời, Người,
Ở
chúng là chánh đạo
Cũng
đưọc tòa tối diệu
Tự
nhiên uống cam lộ,
Thân
mặc áo bảy báu.
Được
mọi người cung kính,
Giới
đầy đủ hoàn toàn,
Các
căn không sơ sót.
Cũng
được biển trí tuệ,
Dần
đến cõi Niết-bàn.
Người
có tam quy này,
Hướng
đến đạo chẳng khó.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
2. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có ba phước nghiệp này. Thế nào là ba? Bố thí là phước nghiệp, bình đẳng là phước nghiệp, tư duy là phước nghiệp.
Thế nào gọi bố thí là phước nghiệp? Nếu có một người mở lòng bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, người hết sức bần cùng, người cô độc, người không nơi nương tựa, cần ăn cho ăn, cần nước cho nước, y phục, thức ăn, giường nằm, thuốc men trị bệnh, hương hoa, chỗ ở, tùy theo sự thuận tiện của thân, không có yêu tiếc. Đây gọi là phước nghiệp bố thí.
Thế nào gọi bình đẳng là phước nghiệp? Nếu có một người không giết hại, không trộm cắp, hằng biết hổ thẹn, không dấy tư tưởng ác, cũng không trộm cắp, thích bố thí cho người, không tâm tham lẫn, nói năng hòa nhã, không tổn thương tâm người, cũng không dâm dục với vợ hay chồng người khác, tự tu Phạm hạnh, tự đủ với sắc vợ hay chồng mình, cũng không vọng ngữ, hằng nghĩ chí thành, không lời hư dối. Người ấy được người đời kính nể, không có thêm bớt, cũng không uống rượu, hằng biết tránh loạn động, lại đem tâm từ rải khắp một phương, hai phương, ba phương, bốn phương cũng thế; tám hướng, trên dưới, đầy khắp trong đó không hạn, không lượng, không thể giới hạn, không thể tính kể; dùng tâm từ này che khắp tất cả khiến được an ổn; lại đem tâm bi, hỉ, xả (hộ) trải khắp một phương, hai phương, ba phương, bốn phương cũng vậy, tám hướng, trên dưới, đều tràn đầy trong đó không hạn, không lượng, chẳng thể tính kể; dùng tâm bi, hỉ, xả, rải đầy trong đó. Đó gọi là bình đẳng là phước nghiệp.
Thế nào gọi tư duy là phước nghiệp? Ở đây, Tỳ-kheo, tu hành niệm giác ý, ý vô dục, ý vô quán, ý diệt tận, ý xuất yếu, tu pháp giác ý, tu niệm giác ý, tu ý giác ý, tu định giác ý, tu xả (hộ) giác ý, ý vô dục, ý vô quán, ý diệt tận, ý xuất yếu. Đó gọi là tư duy là phước nghiệp. Như thế, Tỳ-kheo, có ba phước nghiệp này.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:
Bố
thí và bình đẳng,
Từ
tâm, xả, tư duy,
Có
ba xứ sở này,
Chỗ
người trí thân cận,
Trong
đây hưởng báo này,
Trên
trời cũng lại thế.
Do
có ba chỗ này,
Sanh
Thiên ắt chẳng nghi.
Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy tìm phương tiện đến ba chỗ này. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
3. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có ba nhân duyên khiến thức đi đến thọ thai? Thế nào là ba? Ở đây, Tỳ-kheo! Mẹ có dục ý, cha mẹ ở chung một nơi, cùng nghỉ ngơi chung, nhưng ngoại thức lại chưa ứng hướng đến liền chẳng thành thai. Nếu thức muốn chạy đến mà cha mẹ không giao hợp thì chẳng thành thai. Nếu người mẹ lại không dục, cha mẹ cộng hợp một nơi, bấy giờ ý dục của cha mẹ, mẹ không ân cần lắm thì không thành thai. Nếu cha mẹ hợp lại một nơi, mẹ lòng dục mạnh mẽ mà cha chẳng ân cần lắm thì không thành thai. Nếu cha mẹ lại ở một nơi, cha có bịnh phong, mẹ có bịnh lạnh thì không thành thai. Nếu cha mẹ lại ở một nơi, mẹ có bịnh phong, cha có bịnh lạnh thì không thành thai. Nếu lại có lúc cha mẹ hợp một chỗ, thân cha thủy khí hơi nhiều, mẹ không có bệnh này thì không thành thai. Nếu lại có lúc, cha mẹ hợp một nơi, tướng cha có con, tướng mẹ không con thì không thành thai. Nếu có lúc, cha mẹ hợp một nơi, tướng mẹ có con, tướng cha không con thì không thành thai. Nếu lại có lúc tướng cả cha lẫn mẹ không con, thì không thành thai. Nếu lại có lúc thức thần đến thai mà cha đi vắng thì không thành thai. Nếu lại có lúc cha mẹ nên ở một nơi, mà mẹ đi xa thì không thành thai. Nếu lại có lúc cha mẹ đáng lý ở một nơi, nhưng thân cha gặp bịnh nặng lúc thức thần hướng đến thì không thành thai. Nếu lại có lúc cha mẹ đáng nên hợp một nơi, thức thần hướng đến như thân mẹ bị bịnh nặng thì không thành thai. Nếu lại có lúc cha mẹ đáng nên hợp một nơi, thức thần chạy đến, những thân cả cha và mẹ đều bịnh tật thì không thành thai.
Lại nữa, này Tỳ-kheo, nếu cha mẹ hợp một nơi, cha mẹ không bịnh, thức thần hướng đến, mà tướng cha mẹ đều có con, thì đây thành thai. Đó là ba nhân duyên này mà đến thọ thai. Thế nên, Tỳ-kheo, hãy tìm phương tiện đoạn dứt ba nhân duyên. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
4. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu cho chúng sanh muốn khởi tâm từ, có lòng tin thuần thành, vâng nhận phụng sự cha mẹ, anh em, dòng họ, nhà cửa, bằng hữu, tri thức nên đặt ở ba nơi khiến không di động. Thế nào là ba? Nên phát tâm hoan hỉ đối với Như Lai, tâm không di động, bậc Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thuợng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư hiệu là Phật, Thế Tôn.
Lại nên phát ý ở trong Chánh pháp, pháp của Như Lai khéo thuyết, vô ngại, rất là vi diệu, do đây mà thành quả vị. Như thế người trí nên học để biết, cũng nên phát ý với Thánh chúng này, Thánh chúng của Như Lai thảy đều hòa hợp, không có lẫn lộn, pháp thành tựu, giới thành tựu, tam muội thành tựu, trí tuệ thành tựu, giải thoát thành tựu, giải thoát kiến tuệ thành tựu. Thánh chúng nghĩa là bốn đôi, tám bậc, mười hai Hiền Thánh. Đây là Thánh chúng của Như Lai, đáng kính, đáng quý. Đây là phước điền vô thượng của thế gian. Có các Tỳ-kheo học ba điều này thì thành tựu quả báo lớn. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
5. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Tỳ-kheo Cù-ba-ly đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồi một bên.
Lúc ấy Tỳ-kheo kia bạch Thế Tôn:
- Tỳ-kheo Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên việc làm rất ác, tạo các hạnh ác.
Thế Tôn bảo:
- Chớ nói thế! Thầy hãy phát tâm hoan hỉ đối với Như Lai. Tỳ-kheo Mục-kiền-liên và Xá-lợi-phất việc làm thuần thiện, không có các điều ác.
Tỳ-kheo Cù-ba-ly hai ba phen bạch Thế Tôn:
- Như Lai nói thật không có hư vọng, nhưng Tỳ-kheo Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên việc làm rất ác, không có gốc lành.
Thế Tôn bảo:
- Thầy là người ngu! Chẳng tin lời Như Lai, mới bảo Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên việc làm rất ác. Nay Thầy tạo hạnh ác này, sẽ chịu quả báo không lâu.
Bấy giờ Tỳ-kheo kia ở ngay trên chỗ ngồi, thân mọc mụt nhọt độc, lớn bằng hột cải, dần bằng hột đậu, dần dần như trái a-ma-lặc, gần bằng bồ đào, lại bằng nắm tay, máu mủ chảy tràn, thân hoại mạng chung, sanh trong địa ngục hoa sen.
Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nghe Cù-ba-ly mạng chung, liền đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy ngồi một bên. Chốc lát, Tôn giả ngồi lùi ra bạch Phật:
- Tỳ-kheo Cù-ba-ly bị sanh ở đâu?
Thế Tôn bảo:
- Người đó mạng chung sanh trong địa ngục hoa sen.
Bấy giờ Tôn giả Mục-kiền-liên bạch Thế Tôn:
- Nay con muốn đến địa ngục ấy giáo hóa Thầy ấy.
Thế Tôn bảo:
- Mục-kiền-liên, Thầy chẳng cần đến đó.
Mục-kiền-liên lại bạch Thế Tôn lần nữa:
- Con muốn đến địa ngục đó giáo hóa Thầy ấy.
Bấy giờ Thế Tôn cũng im lặng không đáp. Tôn giả Mục-kiền-liên như trong khoảng lực sĩ co duỗi cánh tay, từ Xá-vệ biến mất, liền đến trong đại địa ngục hoa sen. Ngay lúc đó, Tỳ-kheo Cù-ba-ly thân thể đang bị lửa đốt, lại có trăm con trâu cày trên lưỡi.
Bấy giờ Tôn giả Mục-kiền-liên ngồi kiết-già ở trong hư không, búng móng tay báo cho Tỳ-kheo kia. Tỳ-kheo ấy ngước lên hỏi:
- Thầy là ai?
Tôn giả Mục-kiền-liên đáp:
- Cù-ba-ly, Ta là đệ tử Phật Thích-ca Văn, tên Mục-kiền-liên, họ Câu-lợi-đà.
Lúc ấy, Tỳ-kheo thấy Mục-kiền-liên rồi liền thốt lời ác:
- Nay ta đã đọa xuống cõi ác này, vẫn không thoát khỏi thấy Thầy ở trước nữa sao?
Nói lời này xong, lập tức có ngàn con trâu cày trên lưỡi. Tôn giả Mục-kiền-liên thấy rồi tăng thêm buồn rầu, sanh lòng hối hận, liền biến mất, trở về nước Xá-vệ, đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi đứng một bên. Tôn giả đem nhân duyên này bạch đủ với Thế Tôn.
Thế Tôn bảo:
- Trước Ta đã nói với Thầy chẳng cần đến đó gặp người ác ấy. Thế Tôn bèn nói kệ:
Phàm
người sanh ra,
Búa
ở trong miệng,
Sở
dĩ chém thân,
Do
lời ác này.
Kia
dứt ta dứt,
Cả
hai đều thiện,
Đã
tạo hạnh ác,
Đó
đọa cõi ác.
Đây
là ác nhất,
Hữu
tận, vô tận,
Ác
với Như Lai,
Người
này nặng nhất.
Một
muôn ba ngàn,
Sáu
(mươi) mốt ngục tro.
Báng
Thánh đọa đó,
Do
thân miệng tạo.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nên học ba pháp để thành tựu hạnh của mình. Thế nào là ba? Thân làm lành, miệng nói lành, ý nghĩ lành. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
6. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu có Tỳ-kheo thành tựu ba pháp, ở pháp hiện tại khéo được khoái lạc, dũng mãnh tinh tấn, dứt sạch được hữu lậu. Thế nào là ba? Ở đây, Tỳ-kheo các căn tịch tĩnh, ăn uống biết tiết độ, chẳng bỏ kinh hành.
Thế nào là Tỳ-kheo các căn tịch tĩnh? Ở đây, Tỳ-kheo nếu mắt thấy sắc, chẳng khởi tưởng dính mắc, không có nghĩ nhớ (thức niệm) ở nhãn căn được thanh tịnh, nhân kia cầu giải thoát, hằng thủ hộ nhãn căn. Nếu tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân biết xúc chạm, ý biết pháp, chẳng khởi tưởng dính mắc, không có nghĩ nhớ (thức niệm) ở ý căn được thanh tịnh, nhân đó cầu giải thoát, hằng hộ ý căn. Như thế là Tỳ-kheo các căn tịch tĩnh.
Thế nào là Tỳ-kheo ăn uống biết điều độ? Ở đây, Tỳ-kheo suy xét thức ăn uống từ chỗ nào đến, chẳng cầu mập trắng, chỉ muốn thân hình được toàn vẹn tứ đại: 'Nay ta nên trừ thọ cũ, chẳng cho cái mới sanh, khiến thân có sức được tu hành theo đạo, để Phạm hạnh chẳng dứt tuyệt'. Ví như thân nam, nữ sanh mụt nhọt độc, dùng cao mỡ bôi nhọt. Sở dĩ bôi lên mụt nhọt là muốn cho nó lành. Đây cũng thế! Các Tỳ-kheo ăn uống biết tiết độ. Ở đây Tỳ-kheo suy nghĩ thức ăn từ đâu tới, chẳng cầu mập trắng, chỉ muốn thân hình được vẹn toàn tứ đại: 'Nay ta nên trừ thọ cũ, khiến cái mới chẳng sanh, khiến thân có sức được tu hành đạo, khiến Phạm hạnh chẳng dứt.' Ví như xe chở nặng, sở dĩ bôi mỡ vào trục bánh, là muốn xe chở nặng mà đi đến nơi được. Tỳ-kheo cũng như thế, ăn uống biết tiết độ, suy nghĩ từ đâu đến, chẳng cầu mập trắng, chỉ mong thân hình được vẹn toàn tứ đại: 'Nay ta nên trừ thọ cũ, khiến cái mới chẳng sanh, khiến thân có sức được tu hành đạo, khiến Phạm hạnh chẳng dứt'. Như thế là Tỳ-kheo ăn uống có tiết độ.
Thế nào là Tỳ-kheo không bỏ mất việc kinh hành? Ở đây, Tỳ-kheo đầu đêm, cuối đêm hằng nhớ kinh hành không bỏ thời tiết, thường nhớ buộc niệm ở trong đạo phẩm; nếu ở ban ngày, hoặc đi, hoặc ngồi, suy nghĩ diệu pháp trừ khử ấm (ngũ ấm), cái (ngũ cái); đầu hôm, hoặc đi, hoặc ngồi, suy nghĩ diệu pháp trừ khử, cái; lại ở giữa đêm nằm nghiêng hông bên phải, tư duy buộc ý ở chỗ sáng kia; lại ở cuối đêm thức dậy hoặc đi, hoặc ngồi suy nghĩ thâm pháp, trừ khử ấm, cái (sự che đậy); như thế là Tỳ-kheo không bỏ mất kinh hành.
Nếu có Tỳ-kheo các căn tịch tĩnh, ăn uống biết tiết độ, chẳng mất kinh hành, thường nhớ buộc niệm trong đạo phẩm. Tỳ-kheo này liền thành tựu Nhị quả, ở trong pháp hiện tại đắc A-na-hàm. Ví như người khéo lái xe, ở giữa đường chánh bằng phẳng, lái xe tứ mã không có ngưng trệ, thì đến nơi mong muốn, quả nhiên không còn nghi ngờ. Tỳ-kheo này cũng lại như thế, nếu các căn tịch tĩnh, ăn uống có tiết độ, chẳng mất kinh hành, thường nhớ buộc ý trong đạo phẩm. Tỳ-kheo này liền thành tựu Nhị quả, ở trong pháp hiện tại lậu tận, đắc A-na-hàm.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
7. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có ba bịnh lớn. Thế nào là ba? Nghĩa là phong là bịnh lớn, đàm là bịnh lớn, lạnh là bịnh lớn. Đó là, Tỳ-kheo có ba bịnh lớn này. Nhưng trị ba bịnh lớn này có ba thuốc hay. Nếu bịnh phong thì tô là thuốc hay và lấy tô làm thức ăn. Nếu bịnh đàm thì mật là thuốc hay và lấy mật làm thức ăn. Nếu bịnh lạnh thì dầu là thuốc hay và lấy dầu làm thức ăn. Đó là, Tỳ-kheo, ba bịnh lớn này có ba thuốc hay này. Như thế, Tỳ-kheo, cũng có ba loại bịnh lớn này. Thế nào là ba? Đó là tham dục, sân giận và ngu si. Đó là, Tỳ-kheo, có ba bịnh lớn này. Nhưng ba bịnh lớn này lại có ba loại thuốc hay. Thế nào là ba? Nếu lúc tham dục khởi lên, dùng (phép quán) bất tịnh để trị và suy nghĩ đạo bất tịnh. Bệnh lớn sân giận thì dùng tâm từ để trị và suy nghĩ về đạo từ tâm. Bệnh lớn ngu si thì dùng trí tuệ để trị và đạo nhân duyên khởi. Đó là, Tỳ-kheo, ba bịnh lớn này có ba thuốc hay này. Thế nên, Tỳ-kheo, hãy tìm phương tiện cầu ba thuốc này. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
8. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có ba hạnh ác. Thế nào là ba? Đó là thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Đó là, Tỳ-kheo, có ba hạnh ác, nên tìm phương tiện tu ba hạnh lành. Thế nào là ba? Thân làm ác hãy tu thân làm lành, miệng nói ác hãy tu miệng nói lành, ý nghĩ ác hãy tu ý nghĩ lành.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ này:
Hãy
ngăn thân làm ác,
Tu
tập thân làm lành,
Nhớ
bỏ thân làm ác,
Nên
học thân làm lành.
Hãy
ngăn miệng nói ác,
Tu
tập miệng nói lành,
Nhớ
bỏ miệng nói ác,
Nên
học miệng nói lành.
Hãy
ngăn ý nghĩ ác,
Tu
tập ý nghĩ lành,
Nhớ
bỏ ý nghĩ ác,
Nên
học ý nghĩ lành.
Thân
hành là lành thay!
Khẩu
hành cũng lại thế,
Ý
hành là lành thay!
Tất
cả cũng như thế,
Ngừa
miệng, ý thanh tịnh,
Tịnh
ba hạnh tích này,
Đến
chỗ tiên vô vi.
Như thế, các Tỳ-kheo, hãy bỏ ba hạnh ác, tu ba hạnh lành. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
9. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ có nhiều Tỳ-kheo, đến giờ đắp y, ôm bát vào thành khất thực. Lúc ấy, các Tỳ-kheo liền nghĩ rằng; 'Chúng ta vào thành khất thực mà ngày giờ còn sớm, bây giờ nên dẫn nhau đến chỗ Phạm chí ngoại đạo'. Rồi chúng Tỳ-kheo liền đến chỗ Phạm chí dị học, thăm hỏi nhau xong, ngồi xuống một bên. Phạm chí liền hỏi Sa-môn rằng:
- Đạo sĩ Cồ-đàm thường thuyết về Dục luận, Sắc luận, Thọ luận, Tưởng luận. Những luận như thế có gì sai khác? Chỗ luận của chúng tôi cũng là chỗ thuyết của Sa-môn, chỗ Sa-môn thuyết cũng là chỗ chúng tôi luận, thuyết pháp cũng giống sự thuyết pháp của chúng tôi, sự dạy dỗ cũng giống sự giáo hối của chúng tôi.
Chúng Tỳ-kheo nghe lời này rồi, cũng không nói hay cũng chẳng nói dở, liền từ chỗ ngồi đứng lên mà đi, cùng nghĩ rằng: 'Chúng ta nên đem nghĩa này đến hỏi Thế Tôn'.
Bấy giờ chúng Tỳ-kheo sau khi ăn xong, liền đến chỗ Thế Tôn quỳ lạy rồi ngồi một bên. Lúc ấy, các Tỳ-kheo đem sự việc Phạm chí hỏi nhân duyên đầu đuôi bạch hết với Thế Tôn. Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu Phạm chí kia hỏi thế. Các Thầy hãy đem nghĩa này đáp lại câu hỏi ấy: Dục có vị ngọt gì? Có tội lỗi gì nên xa lìa dục? Sắc có vị gì, có lỗi gì, nên xa lìa sắc? Thọ có vị gì, có lỗi gì, nên xa lìa thọ? Các Thầy nếu đem lời này đáp câu hỏi ấy, các Phạm chí kia sẽ im lặng không đáp được. Dù có nói cũng không thể hiểu nghĩa thâm sâu này, và tăng thêm ngu hoặc, đọa ở bờ mé. Vì sao thế? Vì chẳng phải cảnh giới của họ. Sau đó, này các Tỳ-kheo, trong Ma và Thiên ma, Thích, Phạm, Tứ Thiên vương, Sa-môn, Bà-la-môn, Người và Phi nhân; không ai có thể hiểu nghĩa sâu xa này, chỉ trừ Như Lai Đẳng Chánh Giác và Thánh chúng của Như Lai, thọ giáo với Ta thì chẳng kể.
Dục có vị gì? Đó là năm dục vậy. Thế nào là năm? Mắt thấy sắc khởi nhãn thức, rất ưa thích nghĩ chỗ vui của thế gian; tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm rất ưa thích nghĩ chỗ vui của người đời. Nếu lại ở trong năm dục này mà khởi tâm khổ vui thì đó là dục vị.
Thế nào là lỗi của dục? Nếu có một người con nhà vọng tộc, người đó hoặc học các kỹ thuật để tự mưu sống, hoặc học làm ruộng, hoặc học viết thư sớ, hoặc học đủ nghề, hoặc học toán số, hoặc học mưu mẹo, hoặc học điêu khắc, hoặc học thông tin từ kia đến đây, hoặc học hầu hạ vua, thân không tránh né lạnh, nóng, chịu đựng cần khô, không được tự do; họ làm cực khổ như thế để thu hoạch tiền tài sự nghiệp. Đây là lỗi lớn của dục, hiện đời khổ não do ân ái này đều vì tham dục. Nhưng sau, người ấy làm lụng cần khô mà không thâu được tài bảo, liền buồn lo khổ não vô kể, liền tự nghĩ rằng: 'Ta tạo công lao này, mất nhiều phương kế mà chẳng được tài sản'. So sánh như thế, nên người ấy nghĩ xa lìa. Đó là nên xa lìa dục.
Lại nữa, gã dòng dõi vọng tộc kia, hoặc lúc làm phương kế này mà thâu hoạch được tài sản; đã thâu được tài sản rồi, lại phải tìm nhiều cách gìn giữ luôn luôn, sợ nhà vua ra lệnh đoạt, bị giặc trộm cắp, bị nước trôi, bị lửa đốt. Anh ta lại nghĩ: 'Chính muốn chôn giấu, lại sợ sau quên mất; chính muốn bỏ ra sanh lời, lại sợ không xong, hoặc nhà sanh con ác, nó tiêu phí tan tành tài sản của ta'. Đó là hoạn lớn của dục. Tất cả do gốc dục mà đến tai biến này.
Lại nữa, gã vọng tộc kia hằng sanh tâm này muốn bảo vệ tài sản, mà sau vẫn bị quốc vương chiếm đoạt, bị giặc cướp, bị nước trôi, bị lửa đốt, chỗ chôn giấu cũng lại không xong, chính muốn xuất ra lấy lời cũng lại không thâu hoặc được, nhà ở sanh con ác, tiêu tan tài sản, một vạn thâu chẳng được một, liền ôm sầu lo, khổ não, đấm ngực hô hoán: 'Tài sản vốn được của ta, nay đều mất hết.'
Anh ta bèn trở nên ngu ngơ, tâm ý lầm lẫn. Đó là hoạn lớn của dục, do gốc dục này không đến được vô vi.
Lại nữa, do gốc dục này mà mặc giáp, cầm gậy công phạt lẫn nhau. Đã công phạt lẫn nhau rồi, hoặc trước bầy voi, hoặc trước đám ngựa, hoặc ở trước bộ binh, hoặc ở trước đám xe, thấy ngựa đấu với ngựa, thấy voi đấu với voi, thấy xe đấu với xe, thấy bộ binh đấu với bộ binh, hoặc chém, bắn lẫn nhau, dùng giáo đâm chém nhau. So sánh như thế, dục là hoạn lớn. Do dục làm gốc đưa đến tai biến này.
Lại nữa, do gốc dục này mà mặc giáp, cầm gậy hoặc ở cửa thành, hoặc ở trên thành, bắn chém lẫn nhau hoặc dùng giáo đâm, hoặc lấy vòng sắt nghiến đầu, hoặc lấy sắt vụn tung vào nhau, chịu khổ não như thế, người chết rất nhiều.
Lại nữa, dục biến đổi, không thường, thay nhau biến chuyển không ngừng. Người ta không hiểu dục này biến chuyển vô thường. Đây gọi là hoạn lớn của dục.
Thế nào là nên xa lìa dục? Nếu người hay tu hành trừ tham dục. Đó là xả bỏ dục. Có các Sa-môn, Bà-la-môn chẳng biết hoạn lớn của dục, cũng lại chẳng biết nguyên nhân xả dục; như thực chẳng biết oai nghi Sa-môn, Bà-la-môn. Đã chẳng biết oai nghi Sa-môn, Bà-la-môn thì đây chẳng phải Sa-môn, Bà-la-môn, cũng lại chẳng thể toàn thân tác chứng để tự du hí. Nghĩa là các Sa-môn, Bà-la-môn xét biết dục là hoạn lớn, hay xa lìa dục, như thực chẳng dối, biết Sa-môn có oai nghi Sa-môn, Bà-la-môn có oai nghi Bà-la-môn, tự thân tác chứng mà tự du hí. Đó là xa lìa dục.
Thế nào là sắc vị? Nếu có thấy các con gái dòng Sát-lợi, con gái dòng Bà-la-môn, con gái dòng Trưởng giả, tuổi mười bốn, mười lăm, mười sáu, chẳng cao, chẳng thấp, chẳng mập, chẳng ốm, chẳng trắng, chẳng đen, đoan chánh vô song, hiếm có trên đời; người kia vừa gặp nhan sắc ấy, khởi tuởng hoan hỉ. Đó là sắc vị.
Thế nào là sắc đại hoạn? Lại nữa, nếu về sau thấy đàn bà kia tuổi tám mươi, chín mươi cho đến một trăm, nhan sắc đổi khác, đã qua tuổi thiếu, tráng niên, răng rụng, đầu tóc bạc trắng, thân thể cáu ghét, da dùn mặt nhăn, xương sống còng xuống, run rẩy, thân như chiếc xe mục nát, hình thể lắc lư, nương gậy mà đi; thế nào, Tỳ-kheo, vừa thấy sắc đẹp, sau lại biến đổi; há chẳng phải là hoạn lớn sao?
Các Tỳ-kheo đáp:
- Đúng vậy, Thế Tôn!
Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo;
- Đó là hoạn lớn của sắc. Lại nữa, đây nếu thấy cô gái kia mang bịnh nặng nằm trên giường, đại tiểu tiện chẳng thể đứng lên; thế nào, Tỳ-kheo vốn thấy sắc đẹp nay đến hoạn này; há chẳng phải là hoạn lớn sao?
Các Tỳ-kheo đáp:
- Đúng vậy, Thế Tôn.
Thế Tôn bảo:
- Các Tỳ-kheo! Đó là hoạn lớn của sắc. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu thấy cô gái kia thân hoại mạng chung đưa đến gò mả; thế nào, Tỳ-kheo, vốn thấy sắc đẹp, nay đã biến đổi, ở trong đó khởi tưởng khổ vui; há chẳng phải là hoạn lớn sao?
Các Tỳ-kheo đáp:
- Đúng vậy, Thế Tôn.
Thế Tôn bảo:
- Đó là hoạn lớn của sắc. Lại nữa, nếu thấy cô gái kia chết quá một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày cho đến bảy ngày, thân thể sình trương, thối rữa hôi hám, vung vãi mọi nơi; thế nào, Tỳ-kheo, vốn có sắc đẹp mà nay biến đổi thế này; há chẳng phải là hoạn lớn sao?
Các Tỳ-kheo đáp:
- Đúng vậy, Thế Tôn.
Thế Tôn bảo:
- Đó là hoạn lớn của sắc. Nếu thấy cô gái kia bị quạ diều, kên kên tranh nhau đến ăn thịt, hoặc bị cáo, cầy, hồ trông thấy ăn thịt, hoặc bị loài giun trùng, bò bay máy cựa nhỏ nhít thấy ăn thịt; thế nào, Tỳ-kheo, người ấy vốn có sắc đẹp, nay biến đổi thế này, ở trong đó khởi tưởng khổ vui, há chẳng phải là hoạn lớn sao?
Các Tỳ-kheo đáp:
- Đúng vậy, Thế Tôn.
Thế Tôn bảo:
- Đó là hoạn lớn của sắc. Lại nữa, nếu thấy cô gái kia, thân bị trùng quạ ăn một nửa, ruột, bao tử, máu thịt dơ dáy bất tịnh; thế nào, Tỳ-kheo, người ấy vốn có sắc đẹp, nay biến đổi đến thế này, ở trong đó khởi tưởng khổ vui. Đây chẳng phải là hoạn lớn sao?
Các Tỳ-kheo đáp:
- Đúng vậy, Thế Tôn!
Thế Tôn bảo:
- Đó là hoạn lớn của sắc. Lại nữa, nếu thấy thân cô gái kia đã hết máu thịt, hài cốt liền nhau; thế nào, Tỳ-kheo, người ấy vốn có sắc đẹp, nay biến đổi đến thế, ở trong đó khởi tưởng khổ vui. Đây há chẳng phải là hoạn lớn sao?
Các Tỳ-kheo đáp:
- Đúng vậy, Thế Tôn.
Thế Tôn bảo:
- Đó là hoạn lớn của sắc. Lại nữa, nếu thấy thân cô gái kia đã hết máu thịt, chỉ có gân ràng rịt như bó củi; thế nào, Tỳ-kheo, vốn có sắc đẹp mà nay biến đổi thế này, ở trong đó khởi tưởng khổ vui. Đây chẳng phải là hoạn lớn sao?
Các Tỳ-kheo đáp:
- Đúng vậy, Thế Tôn.
Thế Tôn bảo:
- Đó là hoạn lớn của sắc. Lại nữa, nếu lại thấy thân cô gái kia, hài cốt tan rã, rơi vãi mỗi nơi, hoặc xương chân một chỗ, xương tay một chỗ, hoặc xương đùi một nơi, xương cánh tay một nơi, hoặc xương sườn một chỗ, xương bả vai một chỗ, hoặc xương cổ một nơi, đầu lâu một nơi; thế nào, các Tỳ-kheo, vốn có sắc đẹp mà nay biến đổi dường ấy, ở trong đó khởi tưởng khổ vui. Đây há chẳng phải hoạn lớn sao?
Các Tỳ-kheo đáp:
- Đúng vậy, Thế Tôn.
Thế Tôn bảo:
- Đó là hoạn lớn của sắc. Lại nữa, nếu thấy thân cô gái kia xương màu bạc trắng như màu bồ câu; thế nào, Tỳ-kheo, vốn có sắc đẹp nay biến đổi đến thế, ở trong đó khởi tưởng khổ vui. Đây há chẳng phải là hoạn lớn sao?
Các Tỳ-kheo đáp:
- Đúng vậy, Thế Tôn.
Thế Tôn bảo:
- Đó là hoạn lớn của sắc. Lại nữa, nếu thấy cô gái kia, hài cốt trải qua vô số năm, hoặc bị mục nát bại hoại đồng màu với đất; thế nào, Tỳ-kheo, người ấy vốn có sắc đẹp, nay biến đổi đến vậy, ở trong đó khởi tưởng khổ vui, há chăng phải hoạn lớn sao?
Các Tỳ-kheo đáp:
- Đúng vậy, Thế Tôn.
Thế Tôn bảo:
- Đó là hoạn lớn của sắc. Lại nữa, sắc này vô thường biến đổi, không được lâu dài, không có bền vững. Đó là hoạn lớn của sắc.
Thế nào là sắc xuất yếu? Nếu hay xa lìa sắc, trừ các loạn tưởng. Đó là xa lìa đối với sắc. Có các Sa-môn, Bà-la-môn đối với sắc, dính mắc vào sắc, chẳng biết hoạn lớn, cũng chẳng xa lìa, như thực mà chẳng biết. Đây chẳng phải là Sa-môn, Bà-la-môn. Ở trong Sa-môn, chẳng biết oai nghi Bà-la-môn, chẳng thể dùng tự thân tác chứng để tự du hí. Có các Sa-môn, Bà-la-môn đối với sắc chẳng dính mắc sắc, biết rõ là hoạn lớn, năng biết xa lìa. Đó là ở trong Sa-môn, biết oai nghi Sa-môn, ở trong Bà-la-môn, biết oai nghi Bà-la-môn, tự thân tác chứng để tự du hí. Đó là xa lìa sắc.
Thế nào gọi là vị của thọ? Ở đây, Tỳ-kheo lúc được thọ vui, liền biết ta được thọ vui, lúc bị thọ khổ, liền biết ta bị thọ khổ. Nếu lúc được không vui không khổ liền biết ta được không vui không khổ. Nếu lúc được ăn thọ vui, liền biết ta được ăn thọ vui. Nếu lúc bị ăn thọ khổ, liền biết ta bị ăn thọ khổ. Nếu lúc được ăn không khổ không vui, liền biết ta không khổ không vui. Nếu lúc không ăn thọ khổ, liền biết ta không ăn thọ khổ. Nếu lúc không ăn thọ vui, liền tự biết ta không ăn thọ vui. Nếu lúc không ăn thọ không khổ không vui, liền tự biết ta không ăn thọ không khổ không vui.
Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu lúc thọ vui, bấy giờ không thọ khổ, cũng lại không thọ không vui không khổ. Lúc đó ta chỉ có thọ vui. Nếu lúc thọ khổ, bấy giờ không có thọ vui, cũng không thọ không khổ không vui, chỉ có thọ khổ. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu lúc được thọ không khổ, không vui thì bấy giờ không có thọ vui hay thọ khổ, chỉ có thọ không khổ không vui.
Lại nữa, thọ là pháp vô thường biến đổi. Đã biết thọ là pháp vô thường biến đổi, nghĩa là thọ là hoạn lớn.
Thế nào là thọ xuất yếu? Nếu hay ở thọ xa lìa thọ, trừ các loạn tưởng. Đó là xa lìa thọ.
Có các Sa-môn, Bà-la-môn đối với thọ, dính mắc thọ, chẳng biết hoạn lớn, cũng chẳng xa lìa, như thực mà chẳng biết. Đây chẳng phải Sa-môn, Bà-la-môn. Ở Sa-môn, chẳng biết oai nghi Sa-môn; ở Bà-la-môn, chẳng biết oai nghi Bà-la-môn; chẳng hay đem thân tác chứng để tự du hí. Có các Sa-môn, Bà-la-môn đối với thọ, không dính mắc thọ, biết rõ là hoạn lớn, hay biết xa lìa. Đó là, ở Sa-môn biết oai nghi Sa-môn, ở Bà-la-môn biết oai nghi Bà-la-môn; đem thân tác chứng mà tự du hí. Đó là xa lìa đối với thọ.
Lại nữa Tỳ-kheo, nếu Sa-môn, Bà-la-môn chẳng biết thọ khổ, thọ vui, thọ chẳng khổ chẳng vui; như thực mà chẳng biết, lại giáo hóa người khiến họ thực hành. Đây không thích hợp. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn, hay xa lìa thọ, như thực mà biết, lại khuyên dạy người khiến xa lìa. Đây chính thích hợp. Đó là xa lìa thọ.
Này Tỳ-kheo, nay Ta đã thuyết về dính mắc dục, vị của dục, dục là hoạn lớn, lại có thể xả bỏ; cũng thuyết về dính mắc sắc, vị của sắc, sắc là hoạn lớn, hãy xa lìa sắc; đã thuyết về dính mắc thọ, vị của thọ, thọ là hoạn lớn, hãy xa lìa thọ. Chỗ các Như Lai phải hành, chỗ thi thiết, nay Ta đã nói đủ. Hãy thường nhớ ở dưới gốc cây, chỗ vắng vẻ, ngồi thiền, nghiền ngẫm chớ có giải đãi. Đó là lời Ta dạy dỗ.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
10. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có ba thứ không bền chắc, thiết yếu. Thế nào là ba? Thân không bền chắc, mạng không bền chắc, tài sản không bền chắc. Đó là, này Tỳ-kheo, có ba thứ không bền chắc. Ở đây, Tỳ-kheo, trong ba thứ không bền chắc nên tìm phương tiện thành tựu ba thứ bền chắc. Thế nào là ba? Thân không bền chắc cầu cho bền chắc, mạng không bền chắc cầu cho bền chắc, tài sản không bền chắc cầu cho bền chắc.
Thế nào là thân không bền chắc cầu cho bền chắc? Nghĩa là khiêm hạ, kính lễ, tùy thời thăm hỏi. Đó là thân không bền chắc, cầu cho bền chắc. Thế nào là mạng không bền chắc cầu cho bền chắc? Ở đây, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, suốt đời không sát sanh, chẳng thêm dao gậy, thường biết hổ thẹn, có lòng từ bi, nghĩ đến tất cả chúng sanh, suốt đời chẳng trộm cắp, hằng nhớ bố thí, tâm không có ý tưởng lẫn tiếc; suốt đời không dâm dục, cũng không dâm vợ người; suốt đời không vọng ngữ, thường niệm chí thành, không khi dối người đời. Đó là mạng không bền chắc cầu bền chắc. Thế nào là tài sản không bền chắc cầu bền chắc? Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, thường nghĩ bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, các người nghèo khổ; người cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, y phục, ẩm thực, giường trải đồ nằm, bệnh tật thuốc thang, cửa nhà thành quách; những vật cần dùng thảy đều cho hết; như thế là tài sản chẳng bền chắc, cầu cho bền chắc.
Đó là, này Tỳ-kheo, đem ba thứ không bền chắc đó cầu ba thứ bền chắc này.
Thế Tôn liền nói bài kệ:
Biết
thân không bền chắc,
Mạng
cũng không kiên cố,
Tài
sản, pháp suy hao,
Nên
cầu sự bền vững.
Thân
người rất khó được,
Mạng
cũng chẳng dừng lâu,
Tài
sản, pháp mòn diệt,
Hoan
hỉ niệm ban phát.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Đệ
nhất đức phước nghiệp.
Ba
nhân, ba an, Cù.
Ba
đêm, bịnh, hạnh ác,
Khổ
trừ, không bền chắc.
--------------------------------------------------------------------------------
XXII. Phẩm Cúng dường
1. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có ba người, người đời nên cúng dường. Thế nào là ba? Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, người đời nên cúng dường. Bậc lậu tận A-la-hán, đệ tử Như Lai, người đời nên cúng dường. Chuyển luân Thánh vương, người đời nên cúng dường.
Có nhân duyên gì mà Như Lai đáng được người đời cúng dường?
Phàm Như Lai là bậc mà người không phục phải phục, người không hàng phải hàng, độ được người khó độ, người chưa giải thoát khiến được giải thoát, người chưa Bát-niết-bàn khiến thành Niết-bàn, người không được cứu hộ khiến họ được cứu hộ, cho người mù con mắt, giúp đỡ cho người bệnh. Ngài là bậc Tôn quý đệ nhất, Ma hoặc Thiên ma, Trời và Người đời, ở trong đó là phước điền cao trọng nhất, đáng kính, đáng quý, làm người dẫn đường khiến cho người biết đường chánh, thuyết đạo dạy cho người chưa biết đạo. Do nhân duyên này, người đời nên cúng dường.
Lại có nhân duyên gì mà bậc lậu tận A-la-hán, đệ tử như Như Lai đáng được người đời cúng dường.
Tỳ-kheo nên biết: Lậu tận A-la-hán đã qua khỏi nguồn sanh tử, không còn thọ thân sau, đã đắc pháp vô thượng, dâm nộ si dứt sạch trọn chẳng còn, là phước điền của đời. Do nhân duyên gốc nhọn này, khiến bậc lậu tận A-la-hán đáng được người đời cúng dường.
Lại nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương đáng được người đời cúng dường?
Tỳ-kheo nên biết: Chuyển luân Thánh vương dùng pháp cai trị giáo hóa, tự mình không sát sanh, lại dạy dỗ người khác không sát sanh; tự mình không trộm cắp cũng lại dạy người khác không trộm cắp; tự mình không dâm dật, lại dạy người khác không hành dâm dật; tự mình chẳng vọng ngữ cũng lại dạy người khác không vọng ngữ, tự mình không nói hai lưỡi, cãi lộn kia đây, cũng lại dạy người khác không nói hai lưỡi; tự mình không tật đố, giận dữ, si mê, cũng lại dạy người khác không học tập pháp này; tự mình hành chánh kiến, lại dạy người khác không hành tà kiến. Do nhân duyên này, do gốc ngọn này, khiến Chuyển luân Thánh vương đáng được người đời cúng dường.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
2. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo Tôn giả A-nan:
- Có ba căn lành chẳng thể cùng tận, tiến dần đến Niết-bàn. Thế nào là ba? Nghĩa là trồng công đức ở Như Lai, căn lành này chẳng thể cùng tận. Trồng công đức ở Chánh pháp, căn lành này chẳng thể cùng tận. Trồng công đức ở Thánh chúng, căn lành này chẳng thể cùng tận. Đó là, này A-nan, ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn. Thế nên, này A-nan, hãy cầu phương tiện thâu được phước chẳng thể cùng tận này. Như thế, A-nan, hãy học điều này!
Bấy giờ Tôn giả A-nan nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
3. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có ba thọ này. Thế nào là ba? Nghĩa là thọ vui, thọ khổ, thọ không vui không khổ. Các Tỳ-kheo nên biết: thọ vui kia là dục ái sử, thọ khổ kia là sân nhuế sử, thọ không khổ không vui là si sử. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy học phương tiện cầu diệt các sử này. Vì thế, nên tự mạnh mẽ, nên tự tu hành pháp đáng tu hành, được pháp không gì sánh được. Các Tỳ-kheo nên biết: Sau khi Ta diệt độ, có Tỳ-kheo niệm tự mạnh mẽ, tu hành pháp này, được pháp không thể so sánh. Đây là Thanh văn bậc nhất.
Này Tỳ-kheo! Thế nào là nên tự mạnh mẽ, nên tự tu hành, được pháp tu hành, được pháp không gì sánh được?
Ở đây, Tỳ-kheo! Nội tự quán thân, ngoại tự quán thân, nội ngoại tự quán thân mà tự du hí. Nội quán thọ, ngoại quán thọ, nội ngoại quán thọ mà tự du hí. Nội quán ý, ngoại quán ý, nội ngoại quán ý mà tự du hí. Nội quán pháp, ngoại quán pháp, nội ngoại quán pháp mà tự du hí. Như thế, Tỳ-kheo! Hãy tự hăng hái tu hành pháp này, được pháp không gì sánh. Các Tỳ-kheo hành pháp này là đệ tử bậc nhất trong hàng Thanh văn. Như thế, Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
4. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có ba việc che giấu thì hay, lộ bày thì chẳng hay. Thế nào là ba? Đàn bà, che giấu thì hay, lộ bày chẳng hay. Chú thuật của Bà-la-môn che giấu thì hay, lộ bày thì chẳng hay. Nghiệp tà kiến che giấu thì hay, lộ bày thì chẳng hay. Đó là, này Tỳ-kheo, có ba việc như thế che giấu thì hay, lộ bày thì chẳng hay. Lại có ba việc, lộ thì hay, che đậy thì chẳng hay. Thế nào là ba? Mặt trời lộ bày thì hay, che đậy thì chẳng hay. Mặt trăng lộ bày thì hay, che đậy thì chẳng hay. Pháp ngữ của Như Lai lộ bày thì hay, che đậy thì chẳng hay.
Đó là, nay Tỳ-kheo, có ba việc lộ bày thì hay, che đậy thì chẳng hay.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:
Đàn
bà và chú thuật,
Tà
kiến, hạnh bất thiện,
Đây
là ba pháp đời,
Che
giấu thì tối diệu,
Mặt
trời, trăng rộng chiếu,
Chánh
ngữ pháp Như Lai,
Đây
là ba pháp đời,
Tỏ
bày hay đệ nhất.
Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy tỏ bày hiện pháp của Như Lai, chớ cho che giấu. Như thế, Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
5. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Đây là ba tướng hữu vi của pháp hữu vi. Thế nào là ba? Là biết từ đâu khởi, biết sẽ biến đổi, biết sẽ diệt tận.
Thế nào là biết từ đâu khởi? Nghĩa là sanh ra, lớn lên thành hình ngũ ấm, được các sự gìn giữ các căn (trì nhập). Đó là biết chỗ từ đâu khởi.
Thế nào là diệt tận? Nghĩa là chết, mạng sống qua mất, không dừng, vô thường, các ấm tan hoại, dòng họ biệt ly, mạng căn đoạn dứt. Đó là diệt tận.
Thế nào biến đổi? Răng rụng, tóc bạc, khí lực cùng kiệt, tuổi bèn suy vi, thân thể rã rời. Đó là pháp biến đổi. Này Tỳ-kheo! Đó là ba tướng hữu vi của pháp hữu vi. Nên biết ba tưóng hữu vi này và khéo phân biệt. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
6. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Người ngu có ba tướng, ba pháp không thể nhờ cậy. Thế nào là ba? Ở đây, người ngu điều chẳng thể tư duy mà tư duy, chỗ chẳng thể luận bàn mà luận bàn, chỗ chẳng thể hành mà tu tập.
Thế nào là người ngu điều chẳng thể tư duy mà nghĩ nhớ? Ở dây, người ngu hay nghĩ nhớ đến ba hạnh của ý. Thế nào là ba? Ở đây, người ngu khởi tâm tật đố với tài vật và nữ sắc của người khác. Tâm nhớ lời ác, rồi nổi lòng tật đố: 'Sở hữu của người kia mong là sẽ cho tôi'. Như thế là người ngu, điều không thể tư duy mà tư duy.
Thế nào là người ngu, việc chẳng thể luận bàn mà lại luận bàn? Ở đây, người ngu tạo bốn lỗi của miệng. Thế nào là bốn? Ở đây, người ngu hằng ưa nói dối, nói lời thêu dệt, nói ác và tranh cãi kia đây. Như thế, người ngu tạo bốn lỗi của miệng.
Thế nào là người ngu tạo các hạnh ác? Ở đây, người ngu tạo hạnh ác của thân, thường nghĩ sát sanh, trộm cắp, dâm dật. Như thế là người ngu tạo các hạnh ác. Như thế, này Tỳ-kheo, người ngu có ba hạnh này. Người ngu si tập ba việc này.
Lại nữa, Tỳ-kheo! Người trí có ba việc nên nhớ tu hành. Thế nào là ba? Ở đây, người trí, việc đáng tư duy liền tư duy; việc đáng luận bàn liền luận bàn, nên làm thiện liền tu hành thiện.
Thế nào là người trí việc đáng tư duy liền tư duy? Ở đây, người trí tư duy ba hạnh của ý. Thế nào là ba? Ở đây, người trí chẳng tật đố, sân giận, si mê, thường hành chánh kiến, thấy tài vật người khác không sanh tưởng nghĩ. Như thế người trí, việc đáng tư duy liền tư duy.
Thế nào là người trí việc đáng luận bàn liền luận bàn? Ở đây, người trí thành tựu bốn hạnh của miệng. Thế nào là bốn? Ở đây, người trí chẳng nói dối, cũng chẳng dạy người nói dối, thấy người nói dối, ý không vui thích. Đó là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, người trí không nói ỷ ngữ, ác khẩu, tranh cãi kia đây, cũng không dạy người khiến nói ỷ ngữ, ác khẩu, tranh cãi. Như thế người trí thành tựu bốn hạnh của miệng.
Thế nào là người trí thành tựu ba hạnh của thân? Ở đây, người trí tư duy về thân hành không chỗ xúc chạm. Hơn nữa, người trí không tự mình sát sanh, cũng không dạy người sát sanh, thấy người giết hại, tâm không vui mừng, tự mình không trộm cắp, không dạy người trộm cắp, thấy người trộm cắp, tâm không vui mừng, cũng không dâm dật, thấy sắc đàn bà khác, tâm không khởi tưởng, cũng không dạy người khác hành dâm dật. Nếu thấy người già, xem như mẹ mình, bậc trung coi như chị, người nhỏ như em; ý không cao thấp. Như thế, người trí thân thành tựu ba hạnh. Đó là việc làm của người trí. Như thế, Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này. Thế nên, các Tỳ-kheo, thường nên xa lìa ba tướng của người ngu, và chớ phế bỏ ba việc làm của người trí trong chốc lát. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
7. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có ba pháp này chẳng thể giác tri, chẳng thấy, chẳng nghe, mà khi qua lại trong sanh tử, chưa từng được ngắm nhìn. Ta và các Thầy chưa hề nghe thấy. Thế nào là ba? Nghĩa là giới của Hiền Thánh, chẳng thể giác tri, chẳng thấy, chẳng nghe, trải qua sanh tử chưa từng được ngắm nhìn, Ta và các Thầy chưa hề thấy nghe. Tam-muội của Hiền Thánh, trí tuệ của Hiền Thánh, chẳng thể giác tri, chẳng thấy, chẳng nghe. Nay như thân Ta cùng với các Thầy thảy đều giác tri, cấm giới của Hiền Thánh, thảy đều thành tựu, không thọ thân sau nữa, đã đoạn cội gốc sanh tử. Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy nhớ tu hành ba pháp này. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
8. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có ba pháp rất đáng kính yêu, người đời ham muốn. Thế nào là ba? Tuổi trai trẻ (thiếu tráng), rất đáng kính yêu, người đời ham muốn. Không bịnh rất đáng kính yêu, người đời ham muốn. Sống lâu rất đáng kính yêu, người đời ham muốn.
Thế nên, này các, có ba pháp này rất đáng kính yêu, người đời ham muốn. Lại nữa, các Tỳ-kheo, tuy có ba pháp này rất đáng kính yêu, người đời ham muốn, nhưng lại có ba pháp, chẳng đáng kính yêu, người đời không ham. Thế nào là ba? Tuy có tuổi trai trẻ nhưng ắt sẽ già, là điều chẳng đáng kính yêu, người đời không ham. Tỳ-kheo nên biết. Tuy không có bịnh nhưng ắt sẽ bịnh, điều đó chẳng đáng kính yêu, người đời không ham. Tỳ-kheo nên biết. Tuy có sống lâu nhưng ắt sẽ chết, điều đó chẳng đáng kính yêu, người đời không ham. Tỳ-kheo nên biết.
Thế nên, các Tỳ-kheo, dù đang thiếu niên trai tráng, nên cầu chẳng già. Tuy có không bịnh, nên cầu phương tiện khiến cho không có bịnh. Tuy có sống lâu, nên cầu phương tiện khiến không mạng chung. Như thế, Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
9. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Ví như mùa xuân, trời mưa đá lớn; nếu Như Lai không ra đời chúng sanh sẽ vào địa ngục. Cũng lại như thế, bấy giờ đàn bà sẽ vào địa ngục nhiều hơn đàn ông. Vì sao thế? Tỳ-kheo nên biết: vì ba việc mà chúng sanh thân hoại mạng chung phải vào ba đường ác. Thế nào là ba? Là tham dục, thùy miên và điều hí (trạo cử). Có ba điều này ràng buộc tâm ý, thân hoại mạng chung rơi vào ba đường ác. Đàn bà suốt ngày tập quen ba pháp để tự vui thú. Thế nào là ba? Sáng sớm dùng tâm tật đố mà ràng buộc mình, đến trưa lại đem thùy miên kết buộc, về chiều lấy tâm tham dục cột trói. Do nhân duyên này khiến đàn bà ấy thân hoại mạng chung sanh vào ba đường ác. Thế nên các Tỳ-kheo, hãy nhớ lìa ba pháp này.
Thế Tôn liền nói kệ:
Tật
đố, ngủ, điều hí,
Tam
dục là pháp ác,
Dắt
người đến địa ngục,
Rốt
cuộc không giải thoát.
Vì
thế nên xa lìa,
Tật
đố, ngủ, điều hí,
Cũng
nên lìa bỏ dục,
Chớ
tạo hạnh ác kia.
Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy nhớ lìa tật đố, không tâm xan lẫn, thường hành bố thí, không đắm thùy miên, hãy hành bất nhiễm, chẳng mắc tham dục. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
10. Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có ba pháp này, quen thói thì không biết nhàm chán, cũng lại không thể dẫn đến chỗ thôi dứt. Thế nào là ba? Nghĩa là tham dục, nếu có người quen pháp này, ban đầu không chán; hoặc lại có người quen uống rượu, ban đầu không chán; hoặc lại có người quen ngủ nghỉ, ban đầu không chán. Đó là, các Tỳ-kheo! Nếu có người quen ba pháp này, ban đầu không chán, lại cũng không thể đến chỗ diệt tận. Thế nên, các Tỳ-kheo, thường hãy bỏ lìa ba pháp này, chẳng nên gần gũi. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Cúng dường, ba căn lành,Ba thọ, ba che bày,
Tướng, pháp, ba bất giác,
Kính yêu, xuân, không đủ.