Đại Hội Phật Giáo 2007: Một Thách Thức Cổ Điển

14/10/201012:00 SA(Xem: 15577)
● Đại Hội Phật Giáo 2007: Một Thách Thức Cổ Điển

TRÍ TÁNH ĐỖ HỮU TÀI
NHƯ THỊ NGÃ VĂN
TỪ XA, NGHĨ VỀ VÀI VẤN ĐỀ CỦA PHẬT GIÁO TẠI NƯỚC TA 
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - 2008,
NHÀ XUẤT BẢN TÂN VĂN - 2008
Ấn Bản Điện Tử 2009 USA

ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO 2007: 
MỘT THÁCH THỨC CỔ ĐIỂN 

Cuối năm, nhìn lại năm 2007 vừa qua mới thấy mừng là chúng ta vẫn còn sống sót được trong một thế giới nhiều biến cố sôi động và nhiều bất trắc khôn lường. Từ những cơn thịnh nộ của thiên nhiên mà mức độ tàn phá càng lúc càng gia tăng trên khắp các châu lục, đến những tranh chấp càng lúc càng sâu sắc giữa các thế lực chỉ biết lấy hận thù làm động lực giải quyết các mâu thuẫn

Sống sót được trong một trạng huống như thế thật là mừng. Nhưng mừng đó mà lo đó, vì đồng thời cũng thấy được mối đe dọa to lớn nhất đang trở thành hiện thực: Đó là sự bất lực của các tôn giáo, nhất là tôn giáo độc thần tại Tây phương, đã và đang bị thế tục hóa đến tận cùng nên thay đổi bản chấtchức năng để trở thành nguyên ủy của các tranh chấp không cách gì hàn gắn được giữa các vùng văn minh

Trong khi đó thì trên quê hương Việt Nam sinh động và lao xao, bên cạnh những thành quả ngoạn mục về kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất của người dân, và những thắng lợi về ngoại giao nhằm hoàn tất tiến trình hội nhập để khẳng định vai trò thành viên đáng tin cậy trong cộng đồng quốc tế, thì nhìn trái nhìn phải, nhìn trong nhà nhìn ngoài ngõ, ta vẫn thấy các giá trị đạo đứctâm linh của người dân, các chuẩn mực văn hóavăn minh của toàn xã hội vẫn chưa được xem trọng, vẫn chưa được nhìn nhận như là năng lượng tạo nên nôi lực lâu dài cho quốc gia, tạo nên nguyên khí cho dân tộc. Cho nên đất nước có đi lên và có phát triển thật, nhưng có vẽ như đi lên một cách nhọc nhằn của người khổng lồ trên đôi chân một dài một ngắn , và phát triển một cách thiếu vững bền của chiếc thuyền đã ra khơi nhưng thiếu một cánh buồm bọc gió. 

Đan chen giữa hai kích thước trong ngoài như thế, Phật giáo Việt Nam như một tôn giáo truyền thống của tổ quốc, như một người bạn đồng hành sắt son với dân tộc, như một người đối tác đáng tin cậy trong những khế ước xã hội tương lai, lại đang đối diện với hai thách thức lớn, nhưng cũng là hai thuận duyên tuyệt vời:

Thứ nhất là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, từ cấp lãnh đạo trung ương đến Phật tử cơ sở bình thường, có vượt thắng được chính mình để ý thức được rằng bộ máy giáo hội, như một phương tiện thiện xảo, đang cần những cải tổ triệt đểsâu rộng để tồn tại và phát triển trong một thời đại hoàn toàn mới, một thời đại với những quy luật vận hành khắt khe hơn và khác lạ hẵn với các năm qua không ? Đaị hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI năm 2007 sẽ là cơ hội cho Giáo hội trả lòi thách thức đó, và biến cơ hội nầy thành động lực nâng Phật giáo Việt Nam lên một tầm cao mới. 

Thứ nhì là toàn khối Phật giáo đồ Việt Nam, nhất là Phật tử trong nước, có đủ bản lãnh trí tuệ và kỹ năng quản lý để cùng với nhà nước Việt Nam tổ chức thành công một ngày lễ Tam Hợp Vesak 2008 vừa mang nội dung văn hóa Phật giáo vừa đậm đà bản sắc Việt Nam mà Tổ chức Liên Hiệp quốc và Phật giáo của hơn 70 quốc gia đã tin tưởng giao phó không ? 

Như vậy, thách thức thứ nhất là thách thức nội bộ để khẳng định sự hiện diện tất yếu của Phật giáo Việt Nam với dân tộc mình. Và thách thức thứ nhì là thách thức đối ngoại, thắng những thế lực nội trùng và ngoại ma trong và ngoài nước cứ “bắt” Đức Phật phải mang một màu cờ sắc áo của cõi ta bà thay vì là một vĩ nhân văn hóa và hòa bình như Liên Hiệp quốc đã vinh danh. 

Nhưng dù là đối trị với bên trong hay bên ngoài, Phật giáo Việt Nam thật ra chỉ đối diện với một thách thức mà thôi. Một thách thức rất cổ điển nhưng do đó cũng rất khó khăn: đó là có tự thắng để vượt qua được chính mình không ?

12-2007
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11005)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.