Thư Viện Hoa Sen

Đại Hội Phật Giáo 2007: Một Thách Thức Cổ Điển

14/10/201012:00 SA(Xem: 15843)
● Đại Hội Phật Giáo 2007: Một Thách Thức Cổ Điển

TRÍ TÁNH ĐỖ HỮU TÀI
NHƯ THỊ NGÃ VĂN
TỪ XA, NGHĨ VỀ VÀI VẤN ĐỀ CỦA PHẬT GIÁO TẠI NƯỚC TA 
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - 2008,
NHÀ XUẤT BẢN TÂN VĂN - 2008
Ấn Bản Điện Tử 2009 USA

ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO 2007: 
MỘT THÁCH THỨC CỔ ĐIỂN 

Cuối năm, nhìn lại năm 2007 vừa qua mới thấy mừng là chúng ta vẫn còn sống sót được trong một thế giới nhiều biến cố sôi động và nhiều bất trắc khôn lường. Từ những cơn thịnh nộ của thiên nhiên mà mức độ tàn phá càng lúc càng gia tăng trên khắp các châu lục, đến những tranh chấp càng lúc càng sâu sắc giữa các thế lực chỉ biết lấy hận thù làm động lực giải quyết các mâu thuẫn

Sống sót được trong một trạng huống như thế thật là mừng. Nhưng mừng đó mà lo đó, vì đồng thời cũng thấy được mối đe dọa to lớn nhất đang trở thành hiện thực: Đó là sự bất lực của các tôn giáo, nhất là tôn giáo độc thần tại Tây phương, đã và đang bị thế tục hóa đến tận cùng nên thay đổi bản chấtchức năng để trở thành nguyên ủy của các tranh chấp không cách gì hàn gắn được giữa các vùng văn minh

Trong khi đó thì trên quê hương Việt Nam sinh động và lao xao, bên cạnh những thành quả ngoạn mục về kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất của người dân, và những thắng lợi về ngoại giao nhằm hoàn tất tiến trình hội nhập để khẳng định vai trò thành viên đáng tin cậy trong cộng đồng quốc tế, thì nhìn trái nhìn phải, nhìn trong nhà nhìn ngoài ngõ, ta vẫn thấy các giá trị đạo đứctâm linh của người dân, các chuẩn mực văn hóavăn minh của toàn xã hội vẫn chưa được xem trọng, vẫn chưa được nhìn nhận như là năng lượng tạo nên nôi lực lâu dài cho quốc gia, tạo nên nguyên khí cho dân tộc. Cho nên đất nước có đi lên và có phát triển thật, nhưng có vẽ như đi lên một cách nhọc nhằn của người khổng lồ trên đôi chân một dài một ngắn , và phát triển một cách thiếu vững bền của chiếc thuyền đã ra khơi nhưng thiếu một cánh buồm bọc gió. 

Đan chen giữa hai kích thước trong ngoài như thế, Phật giáo Việt Nam như một tôn giáo truyền thống của tổ quốc, như một người bạn đồng hành sắt son với dân tộc, như một người đối tác đáng tin cậy trong những khế ước xã hội tương lai, lại đang đối diện với hai thách thức lớn, nhưng cũng là hai thuận duyên tuyệt vời:

Thứ nhất là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, từ cấp lãnh đạo trung ương đến Phật tử cơ sở bình thường, có vượt thắng được chính mình để ý thức được rằng bộ máy giáo hội, như một phương tiện thiện xảo, đang cần những cải tổ triệt đểsâu rộng để tồn tại và phát triển trong một thời đại hoàn toàn mới, một thời đại với những quy luật vận hành khắt khe hơn và khác lạ hẵn với các năm qua không ? Đaị hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI năm 2007 sẽ là cơ hội cho Giáo hội trả lòi thách thức đó, và biến cơ hội nầy thành động lực nâng Phật giáo Việt Nam lên một tầm cao mới. 

Thứ nhì là toàn khối Phật giáo đồ Việt Nam, nhất là Phật tử trong nước, có đủ bản lãnh trí tuệ và kỹ năng quản lý để cùng với nhà nước Việt Nam tổ chức thành công một ngày lễ Tam Hợp Vesak 2008 vừa mang nội dung văn hóa Phật giáo vừa đậm đà bản sắc Việt Nam mà Tổ chức Liên Hiệp quốc và Phật giáo của hơn 70 quốc gia đã tin tưởng giao phó không ? 

Như vậy, thách thức thứ nhất là thách thức nội bộ để khẳng định sự hiện diện tất yếu của Phật giáo Việt Nam với dân tộc mình. Và thách thức thứ nhì là thách thức đối ngoại, thắng những thế lực nội trùng và ngoại ma trong và ngoài nước cứ “bắt” Đức Phật phải mang một màu cờ sắc áo của cõi ta bà thay vì là một vĩ nhân văn hóa và hòa bình như Liên Hiệp quốc đã vinh danh. 

Nhưng dù là đối trị với bên trong hay bên ngoài, Phật giáo Việt Nam thật ra chỉ đối diện với một thách thức mà thôi. Một thách thức rất cổ điển nhưng do đó cũng rất khó khăn: đó là có tự thắng để vượt qua được chính mình không ?

12-2007
Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: