Phụ Lục 3

10/10/201012:00 SA(Xem: 25253)
Phụ Lục 3

THIỀN VÀ BÁT NHÃ
Daisetz Teitaro Suzuki
Bản dịch Việt: Tuệ Sỹ
Nhà xuất bản Phương Đông

PHỤ LỤC 3

(Tuệ Sỹ)

NGUỒN THAM CHIẾU

1. 大般若波羅蜜多經卷第四百三 第二分觀照品第三之二

T07n0220_p0014a07║ 。 。。舍利子。諸色空彼非色。

T07n0220_p0014a08║諸受想行識空彼非受想行識。何以故。舍利

T07n0220_p0014a09║子。諸色空彼非變礙相諸受空彼非領納相。

T07n0220_p0014a10║諸想空彼非取像相。諸行空彼非造作相。諸

T07n0220_p0014a11║識空彼非了別相。何以故。舍利子。色不異

T07n0220_p0014a12║空。空不異色。色即是空。空即是色受想行

T07n0220_p0014a13║識不異空。空不異受想行識。受想行識即是

T07n0220_p0014a14║空空即是受想行識。舍利子。是諸法空相。

T07n0220_p0014a15║不生不滅不染不淨。不增不減。非過去非未

T07n0220_p0014a16║來非現在。如是空中無色無受想行識。無眼

T07n0220_p0014a17║處無耳鼻舌身意處。無色處無聲香味觸法

T07n0220_p0014a18║處。無眼界色界眼識界無耳界聲界耳識界。

T07n0220_p0014a19║無鼻界香界鼻識界。無舌界味界舌識界。無

T07n0220_p0014a20║身界觸界身識界。無意界法界意識界。無無

T07n0220_p0014a21║明亦無無明滅。乃至無老死愁歎苦憂惱。亦

T07n0220_p0014a22║無老死愁歎苦憂惱滅。無苦聖諦無集滅道

T07n0220_p0014a23║聖諦。無得無現觀。無預流無預流果。無一

T07n0220_p0014a24║來無一來果。無不還無不還果。無阿羅漢無

T07n0220_p0014a25║阿羅漢果。無獨覺無獨覺菩提。無菩薩無菩

T07n0220_p0014a26║薩行。無正等覺無正等覺菩提。舍利子。修

T07n0220_p0014a27║行般若波羅蜜多菩薩摩訶薩。與如是法相

T07n0220_p0014a28║應故應言與般若波羅蜜多相應.

1. Đại Bát-nhã, Huyền Trang, quyển 403, phần II, phẩm 3 “Quán chiếu”

Xá-lợi Tử, các sắc là Không; chúng không phải là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức là Không; chúng không phải là thọ, tưởng, hành, thức.

Vì sao vậy?

Các sắc là Không; chúng không phải là tướng biến ngại.[79] Các thọ là Không; chúng không phải là tướng lãnh nạp. Các tưởng là Không; chúng không phải là tướng bắt nắm ấn tượng. Các hành là Không; chúng không phải là tướng tạo tác. Các thức là Không; chúng không phải là tướng liễu biệt.

Vì sao vậy?

Xá-lợi Tử, sắc không khác Không; Không không khác sắc. Sắc tức thị Không; Không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức không khác Không; Không không khác thọ, tưởng, hành, thức. Thọ, tưởng, hành, thức tức thị Không; Không tức thị thọ, tưởng, hành, thức.

Xá-lợi Tử, các pháp vốn là tướng Không; không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, không tăng, không giảm, không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại.

Trong Không như vậy không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có xứ của mắt, không có xứ của tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có xứ của sắc, không có xứ của thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có giới của mắt, giới của sắc, giới của thức con mắt; không có giới của tai, không có giới của thanh, không có giới của thức lỗ tai; không có giới của mũi, không có giới của hương, không có giới của thức mũi; không có giới của lưỡi, không có giới của vị, không có giới của thức lưỡi; không có giới của thân, không có giới của xúc, không có giới của thức thân; không có giới của ý, không có giới của pháp, không có giới của thức ý; không vô minh, không có sự diện tận của vô minh; cho đến không có già-chết-sầu-than-khổ-ưu-não, cũng không có sự diệt tận của già-chết-sầu-than-khổ-ưu-não; không có Khổ Thánh đế, không có Tập, Diệt, Đạo Thánh đế; không có đắc, không có hiện quán; không có Dự lưu, không có quả Dự lưu; không có Nhất lai, không có quả Nhất lai; không có Bất hoàn, không có quả Bất hoàn; không có A-la-hán, không có quả A-la-hán; không có Độc giác, không có Bồ đề của Độc giác; không có Bồ-tát, không có Bồ-tát hành; không có Chính đẳng giác, không có Bồ đề của Chính đẳng giác.

Xá-lợi Tử, Bồ-tát Ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa tương ưng với pháp như vậy, cho nên nói là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật-đa.

 

2. 摩訶般若波羅蜜經 (鳩摩羅什譯) 卷第一習應品第三(丹本名為習相應品)

T08n0223_p0223a09║。。。舍利弗。

T08n0223_p0223a10║色空中無有色。受想行識空中無有識。舍

T08n0223_p0223a11║利弗。色空故無惱壞相。受空故無受相。想

T08n0223_p0223a12║空故無知相。行空故無作相。識空故無覺

T08n0223_p0223a13║相。何以故。舍利弗。色不異空空不異色。

T08n0223_p0223a14║色即是空空即是色。受想行識亦如是。舍利

T08n0223_p0223a15║弗。是諸法空相。不生不滅。不垢不淨不

T08n0223_p0223a16║增不減。是空法非過去非未來非現在。

T08n0223_p0223a17║是故空中無色無受想行識。無眼耳鼻舌身

T08n0223_p0223a18║意。無色聲香味觸法。無眼界乃至無意識

T08n0223_p0223a19║界。亦無無明亦無無明盡。乃至亦無老死

T08n0223_p0223a20║亦無老死盡。無苦集滅道。亦無智亦無得。

T08n0223_p0223a21║亦無須陀洹無須陀洹果。無斯陀含無斯

T08n0223_p0223a22║陀含果。無阿那含無阿那含果。無阿羅漢

T08n0223_p0223a23║無阿羅漢果。無辟支佛無辟支佛道。無

T08n0223_p0223a24║佛亦無佛道。舍利弗。菩薩摩訶薩如是習

T08n0223_p0223a25║應。是名與般若波羅蜜相應。

2. Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh

Cưu-ma-la-thập, quyển 1, phẩm 3 “Tập tương ưng”

 

Xá-lợi-phất, trong sắc vốn Không không có sắc; trong thọ, tưởng, hành, thức vốn Không không có thọ, tưởng, hành, thức.

Xá-lợi-phất, sắc là Không nên không có tướng não hoại; thọ là Không nên không có tướng lãnh thọ; tưởng là không nên không có tướng tri nhận; hành là không nên không có tướng tạo tác; thức là Không nên không có tướng giác biết.

Vì sao vậy?

Xá-lợi-phất, sắc không khác Không, Không không khác sắc; sắc tức thị Không, Không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức, cũng vậy.

Xá-lợi-phất, các pháp ấy vốn là tướng Không, không sinh, không diệt, không cấu, không tịnh, không tăng, không giảm. Pháp vốn Không ấy không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại. Cho nên, trong Không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có giới con mắt, cho đến không có giới ý thức; không có vô minh, cũng không có sự tận diệt của vô minh; cho đến không có già-chết, cũng không có sự tận diệt của già-chết; không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo; không có Trí, cũng không có đắc; không có Tu-đà-hoàn, không có quả Tu-đà-hoàn; không có Tư-đà-hàm, không có quả Tư-đà-hàm; không có A-la-hán, không có quả A-la-hán; không có Bích-chi-Phật, không có Bích-chi-Phật đạo; không có Phật cũng không có Phật đạo.

Xá-lợi-phất, tu tập Bồ-tát Ma-ha-tát nên như vậy, được nói là tương ưng Bát-nhã ba-la-mật.

 

3. 大智度論釋習相應品第三 (卷三十六)

T25n1509_p0327c11║【經】舍利弗。色空中無有色受想行識空中

T25n1509_p0327c12║無有識【論】釋曰。何以故色與空相違。若

T25n1509_p0327c13║空來則滅色。云何色空中有色。譬如水中

T25n1509_p0327c14║無火火中無水。性相違故。復次有人言色

T25n1509_p0327c15║非實空。行者入空三昧中見色為空。以是

T25n1509_p0327c16║故言色空中都無有色。受想行識亦如是

T25n1509_p0327c17║【經】舍利弗色空故無惱壞相受空故無受相

T25n1509_p0327c18║想空故無知相。行空故無作相。識空故無覺

T25n1509_p0327c19║相【論】問曰。此義有何次第。答曰先說五

T25n1509_p0327c20║眾空中無五眾。今是中說其因緣。五眾各

T25n1509_p0327c21║各自相不可得故。故言五眾空中無五眾

T25n1509_p0327c22║【經】何以故。舍利弗非色異空非空異色色

T25n1509_p0327c23║即是空空即是色受想行識亦如是。【論】釋

T25n1509_p0327c24║曰。佛重說因緣。若五眾與空異。空中應有

T25n1509_p0327c25║五眾。今五眾不異空。空不異五眾。五眾即

T25n1509_p0327c26║是空。空即是五眾。以是故空不破五眾。所

T25n1509_p0327c27║以者何。是中佛自說因緣

T25n1509_p0327c28║【經】舍利弗是諸法空相不生不滅不垢不淨

T25n1509_p0327c29║不增不減。是空法非過去非未來非現在。

T25n1509_p0328a01║是故空中無色無受想行識。無眼耳鼻舌身

T25n1509_p0328a02║意無色聲香味觸法無眼界。乃至無意識界。

T25n1509_p0328a03║無無明亦無無明盡。乃至無老死亦無老死

T25n1509_p0328a04║盡。無苦集滅道。亦無智亦無得。無須陀洹

T25n1509_p0328a05║無須陀洹果。無斯陀含無斯陀含果。無阿那

T25n1509_p0328a06║含無阿那含果。無阿羅漢無阿羅漢果。無辟

T25n1509_p0328a07║支佛無辟支佛道無佛亦無佛道。舍利弗。菩

T25n1509_p0328a08║薩摩訶薩如是習應。是名與般若波羅蜜相

T25n1509_p0328a09║應。【論】問曰。人皆知空中無所有不生不

T25n1509_p0328a10║滅不垢不淨不增不減無一切法。佛何以分

T25n1509_p0328a11║別說五眾等諸法各各空。答曰。有人雖復

T25n1509_p0328a12║習空。而想空中猶有諸法。如行慈人。雖

T25n1509_p0328a13║無眾生而想眾生得樂。自得無量福故。

T25n1509_p0328a14║以是故佛說諸法性常自空。非空三昧故令

T25n1509_p0328a15║法空。如水冷相火令其熱。若言以空三昧

T25n1509_p0328a16║故令法空者。是事不然。智者是無漏八智。

T25n1509_p0328a17║得者初得聖道須陀洹果乃至佛道。是義

T25n1509_p0328a18║先已廣說.

3. Đại trí độ quyển 36, phẩm 3 “Tập tương ưng”

Kinh: Xá lợi-phất, trong sắc vốn Không không có sắc; trong thọ, tưởng, hành, thức vốn Không không có thọ, tưởng, hành, thức.

Luận: Vì sao vậy? Sắc với Không trái ngược nhau. Nếu Không xuất hiện thì sắc biến mất. Vì sao trong sắc vốn Không không tồn tại sắc? Cũng như trong nước không tồn tại lửa; trong lửa không tồn tại nước. Vì tính và tướng trái ngược nhau.

Lại nữa, có người nói, sắc không phải là thực Không. Hành giả nhập tam-muội, thấy rằng sắc là Không. Do đó nói, trong sắc vốn Không hoàn toàn không tồn tại sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, cũng vậy.

Kinh: Xá-lợi-phất, sắc là Không nên không có tướng não hoại; thọ là Không nên không có tướng lãnh thọ; tưởng là không nên không có tướng tri nhận; hành là không nên không có tướng tạo tác; thức là Không nên không có tướng giác biết.

Luận: Hỏi: Ý nghĩa này có thứ tự gì? Đáp, “Trước nói, trong năm chúng (uẩn) vốn Không không tồn tại năm chúng (uẩn). Nay trong đó nói nhân duyên ấy. Năm chúng (uẩn), mỗi chúng đều là đặc tướng bất khả đắc. Do đó nói, trong năm chúng (uẩn) vốn Không, không tồn tại năm chúng (uẩn).”

Kinh: Vì sao vậy? Xá-lợi-phất, không phải sắc khác Không, không phải Không khác sắc; sắc tức thị Không, Không tức thị sắc; thọ,tưởng, hành, thức cũng vậy.

Luận: Phật nói thêm về nhân duyên. Nếu năm chúng (uẩn) khác Không, thì trong Không tất phải tồn tại năm chúng. Nay, năm chúng không khác Không, Không không khác năm chúng; năm chúng tức thị Không, Không tức thị năm chúng. Vì vậy, tuy Không, nhưng năm chúng không bị phá. Vì sao? Trong đó, Phật tự nói rõ nhân duyên.

Kinh: Xá-lợi-phất, các pháp ấy vốn là tướng Không, không sinh, không diệt, không cấu, không tịnh, không tăng, không giảm. Pháp vốn Không ấy không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại. Cho nên, trong Không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có giới con mắt, cho đến không có giới ý thức; không có vô minh, cũng không có sự tận diệt của vô minh; cho đến không có già-chết, cũng không có sự tận diệt của già-chết; không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo; không có Trí, cũng không có đắc; không có Tu-đà-hoàn, không có quả Tu-đà-hoàn; không có Tư-đà-hàm, không có quả Tư-đà-hàm; không có A-la-hán, không có quả A-la-hán; không có Bích-chi-Phật, không có Bích-chi-Phật đạo; không có Phật cũng không có Phật đạo.

Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát tập ưng như vậy, được nói là tương ưng Bát-nhã ba-la-mật.

Luận: Hỏi: Mọi người đều đã rõ trong cái Không không có gì cả, không sinh, không diệt, không cấu, không tịnh, không tăng, không giảm, không có hết thảy pháp; vì sao Phật phân biệt nói mỗi mỗi pháp, một trong năm chúng vân vân, thảy đều Không? Đáp: Có người tuy đã tu tập Không, nhưng tưởng trong Không vẫn có các pháp. Như người hành từ, tuy không tồn tại chúng sinh nhưng lại có tướng chúng sinh được an lạc; vì chính mình được vô lượng phước. Vì vậy Phật nói, các pháp tự chúng luôn luôn là Không. chứ không phải do tam-muội về Không mà khiến cho pháp trở thành Không. Như đặc tướng của nước là lạnh, mà lửa làm cho nó nóng. Nếu nói, do tam-muội về Không mà pháp trở thành Không, thì điều ấy không đúng.

Trí, đây chỉ tám trí vô lậu. Đắc, ở đây chỉ đắc Thánh đạo, từ Tu-đà-hoàn cho đến Phật đạo. Ý nghĩa này đã được nói chi tiết ở đoạn trên.

 


[79] Các chú thích liên hệ, xem phần dịch Tâm kinh Lược bản của Cưu-ma-la-thập ở trên.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.