10. Phẩm Phật Hương Tích

29/05/201012:00 SA(Xem: 17041)
10. Phẩm Phật Hương Tích

Phật Lịch 2514
KINH DUY-MA-CẬT

Đời Diêu Tần, ngài Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập 
vưng chiếu dịch ra chữ Trung Hoa
Dịch giả: Thích Huệ Hưng 
Dương Lịch 1970

 

X PHẨM PHẬT HƯƠNG TÍCH

Ông Xá Lợi Phất tâm nghĩ rằng : “Giờ ăn gần đến, các Bồ Tát đây sẽ thọ thực nơi đâu ?”. 

Ông Duy Ma Cật biết ý đó bảo ngay rằng : 
- Phật nói 8 món giải thoát, Nhân giã đã vâng làm, đâu có xen cái tâm muốn ăn mà nghe pháp ư ? Nếu muốn ăn, hãy đợi giây lát, tôi sẽ hiến Ngài bữa ăn chưa từng có. Ông Duy Ma Cật liền nhập chánh định, dùng sức thần thông hiện bày cho đại chúng thấy rõ cảnh giới phương trên, qua khỏi 42 số cát sông Hằng cõi Phật có nước tên là Chúng Hương, đức Phật hiệu là Hương Tích nay vẫn hiện tại. Mùi hương ở nước ấy so với mùi hương của Trời, người và các cõi Phậtmười phương nó thơm hơn hết. Nước ấy không có tên Thanh VănBích Chi Phật, chỉ có chúng Đại Bồ Tát thanh tịnh được Phật nói pháp cho nghe. Nước ấy tất cả đều dùng chất hương làm lầu các hoa viên, đi kinh hành trên đất hương, mùi hương của cơm lan khắp 10 phương vô lượng thế giới

Lúc đó Phật Hương Tích cùng các Bồ Tát đang ngồi ăn, có các vị Thiên tử đồng tên là Hương Nghiêm đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cúng dường Phật và các Bồ Tát. Cả đại chúng bên cõi (Ta bà) này đều thấy rõ tận mặt. 

Khi ấy ông Duy Ma Cật hỏi các Bồ Tát rằng : 
- Thưa các Nhân giả, vị nào có thể đến thỉnh cơm của Phật kia được ?

Vì nương theo sức oai thần của Văn Thù Sư Lợi mà các vị Bồ Tát thảy đều lặng thinh. Ông Duy Ma Cật nói rằng : 
- Các Nhân giả không hổ thẹn sao ? 

Ngài Văn Thù Sư Lợi nói : 
- Theo như lời Phật nói : “Chớ nên khinh người chưa học”. 

Khi đó ông Duy Ma Cật ngồi yên một chỗ, trước chúng hội hóa ra một vị Bồ Tát tướng tốt rực rỡ, oai đức thù thắng hơn cả đại chúng. Ông bảo vị Hóa Bồ Tát ấy rằng : 
- Ông hãy qua cảnh giới phương trên, khỏi 42 số cát sông Hằng cõi Phật, có nước tên là Chúng Hương, Phật hiệuHương Tích và các Bồ Tát đang ngồi ăn, ông qua đó y theo lời tôi mà thưa rằng : “Duy Ma Cật xin cúi đầu lễ dưới chơn Thế Tôn, cung kính không cùng và thăm hỏi Thế Tôn hằng ngày khởi cư ít bịnh, ít não, sức khỏe được an chăng? Nguyện được món cơm thừa của Thế Tôn đem về cõi Ta bà làm việc Phật, để cho những người ưa pháp nhỏ được pháp lớn và để cho tiếng tăm của Như Lai được khắp tất cả”. 

Lúc đó Hóa Bồ Tát liền ở trước hội bay lên phương trên, cả đại chúng đều thấy Hóa Bồ Tát ấy đi đến nước Chúng Hương lễ dưới chơn Phật và nghe tiếng thưa rằng : “Duy Ma Cật xin cúi đầu lễ dưới chơn Thế Tôn, cung kính không cùng và thăm hỏi Thế Tôn hằng ngày khởi cư ít bịnh, ít não, sức khỏe được an chăng? Nguyện được món cơm thừa của Thế Tôn đem về cõi Ta bà làm việc Phật, để cho những người ưa pháp nhỏ được pháp lớn và để cho tiếng tăm của Như Lai được khắp tất cả”. 

Các Đại Sĩ nước Chúng Hương thấy vị Hóa Bồ Tát đều ngợi khen chưa từng có và nghĩ rằng : “Thượng nhơn này từ đâu mà đến? Cõi Ta bà ở đâu? Sao gọi là ưa pháp nhỏ. Liền đem việc ấy hỏi Phật”. 

Phật bảo rằng : 
- Phương dưới, qua khỏi 42 số cát sông Hằng cõi Phật, có cõi nước tên là Ta bà, Phật hiệuThích Ca Mâu Ni, nay hiện tại ở đời ác năm trược vì những chúng sanh ưa pháp nhỏ mà diễn nói đạo giáo. Cõi Ta bàBồ Tát tên Duy Ma Cậtcảnh giới giải thoát bất khả tư nghị đang nói pháp cho các vị Bồ Tát, nên sai vị Hóa Bồ Tát này đến khen ngợi danh hiệu Ta và tán thán cõi này để làm cho các Bồ Tát kia được thêm nhiều công đức

Các Bồ Tát nước Chúng Hương thưa rằng : 
- Vị đó như thế nào mà biến hiện ra vị Hóa Bồ Tát này có đức lực vô úy, thần túc như thế ? 

Phật nói : 
- Thật lớn. Ông thường sai Hóa Bồ Tát đi đến khắp mười phương làm việc Phật, lợi ích chúng sanh

Khi đó Phật Hương Tích lấy cái bát ở nước Chúng Hương đựng đầy cơm thơm trao cho Hóa Bồ Tát. Bấy giờ chín trăm vạn Bồ Tát ở nước Chúng Hương đồng thanh thưa rằng : 
- Chúng con muốn đến cõi Ta bà để cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni và ra mắt ông Duy Ma Cật cùng các hàng Bồ Tát

Phật bảo
- Được, nên đi. Nhưng phải giữ thân hương của các ông, chớ để cho chúng sanh cõi kia sanh tâm mê đắm, và phải bỏ hình thể cũ của các ông, chớ để những người cầu đạo Bồ Tát ở nuớc kia phải tự hổ thẹn. Các ông đến cõi Ta bà chớ đem lòng khinh chê mà tâm có ngại. Vì sao ? Mười phương cõi nước đều như hư không, Chư Phật vì muốn hóa dộ những người ưa pháp nhỏ nên không hiện ra toàn cõi thanh tịnh

Khi ấy, Hóa Bồ Tát đã lãnh bát cơm rồi, cùng với chín trăm vạn Bồ Tát thừa oai thần của Phật và thần lực của ông Duy Ma Cật đang ở nước Chúng Hương bỗng nhiên biến mất, trong khoảnh khắc về đến nhà ông Duy Ma Cật

Lúc ấy, ông Duy Ma Cật hóa ra chín trăm vạn tòa sư tử trang nghiêm tốt đẹp như trước, các Bồ Tát đều đến ngồi nơi tòa ấy. Hóa Bồ Tát liền đem cái bát đựng đầy cơm thơm dâng lên cho ông Duy Ma Cật, mùi thơm xông khắp thành Tỳ Da Ly và cõi tam thiên đại thiên thế giới

Lúc đó trong thành Tỳ Da Ly, các Bà la môn, cư sĩ nghe mùi hương này, thân tâm thư thới ngợi khen chưa từng có. Khi ấy Trưởng giả chủ(1) Nguyệt Cái đem theo tám vạn bốn nghìn người đi dến nhà ông Duy Ma Cật, thấy trong nhà các Bồ Tát rất đông và những tòa sư tử cao rộng trang nghiêm ai nấy thảy đều vui mừng, đảnh lễ các Bồ Tátđại đệ tử rồi đứng qua một phía. Các vị thần ở đất, thần ở hư không và các vị trời ở cõi Dục, cõi Sắc nghe mùi thơm này cùng đều đến nhà ông Duy Ma Cật

Bấy giờ ông Duy Ma Cật bảo ông Xá Lợi Phất và các vị Đại Thanh Văn rằng : 
- Này các Nhân giả, dùng cơm vị cam lồ của Như Laì do đại bi huân tập, đừng đem ý có hạn lượng mà ăn thời không tiêu được. 

Có các Thanh Văn khác nghĩ rằng : “Cơm này ít lắm mà đại chúng người nào cũng phải ăn !”. 

Hóa Bồ Tát nói : 
- Chớ đem trí hẹp đức nhỏ của Thanh Văn mà đo lường phúc tuệ vô lượng của Như Lai. Bốn bể còn có thể cạn, chớ cơm này không khi nào hết. Dẫu cho tất cả ngươi đều ăn mỗi vắt lớn như núi Tu di cho đến một kiếp cũng không hết được. Vì sao ? – Vì là món ăn dư của đấng đầy đủ công đức, vô tận giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, không bao giờ hết được. 

Khi đó, với bát cơm ấy chúng hội đều no đủ mà cũng vẫn còn. Các Bồ Tát, Thanh Văn, Trời, người ăn cơm đó rồi thân thể nhẹ nhàng vui vẻ ví như các Bồ Tát ở cõi nước Nhứt thiết lạc trang nghiêm, và các lỗ chưn lông thoảng ra mùi hương bát ngát cũng như mùi hương các cây ở nước Chúng Hương. 

Bấy giờ ông Duy Ma Cật hỏi các vị Bồ Tát ở nước Chúng Hương rằng: 
- Phật Hưong Tích lấy chi để nói pháp ? 

Các Bồ Tát kia đáp : 
- Phật cõi tôi không dùng văn tự để nói, chỉ dùng các mùi hương làm cho các Trời, người được luật hạnh. Các Bồ Tát đều ngồi dưới cây hương, nghe mùi hương mầu nhiệm ấy đều được tam muội Nhứt thiết đức tạng. Được tam muội ấy đều được đầy đủ tất cả công đức của Bồ Tát

Các Bồ Tát kia hỏi ông Duy Ma Cật rằng : 
- Còn Phật Thích Ca Mâu Ni lấy gì để nói pháp ? 

Ông Duy Ma Cật nói : 
- Chúng sanh cõi này cang cường khó giáo hóa, cho nên Phật nói những lời cang cường để điều phục họ. Nói đó là địa ngục; đó là súc sanh; đó là ngạ quỉ; đó là chỗ nạn; đó là chỗ người ngu sanh; đó là thân làm việc tà; đó là quả báo của thân làm việc tà; đó là miệng làm việc tà; đó là quả báo của miệng làm việc tà; đó là ý làm việc tà, đó là quả báo của ý làm việc tà; đó là sát sanh, đó là quả báo của sát sanh; đó là không cho mà lấy; đó là quả báo của không cho mà lấy; đó là tà dâm, đó là quả báo của tà dâm; đó là vọng ngữ, đó là quả báo của vọng ngữ; đó là hai lưỡi, đó là quả báo của hai lưỡi; đó là lời nói ác, đó là quả báo của lời nói ác; đó là lời nói vô nghĩa, đó là quả báo của lời nói vô nghĩa; đó là tham lam, ganh ghét, đó là quả báo của tham lam, ganh ghét; đó là tức giận, đó là quả báo của tức giận; đó là tà kiến, đó là quả báo của tà kiến; đó là bỏn sẻn, đó là quả báo của bỏn sẻn; đó là phá giới, đó là quả báo của phá giới; đó là giận hờn, đó là quả báo của giận hờn; đó là lười biếng, đó là quả báo của lười biếng; đó là ý tán loạn, đó là quả báo của ý tán loạn; đó là ngu si, đó là quả báo của ngu si; đó là kiết giới, đó là giữ giới, đó là phạm giới; đó là nên làm, đó là không nên làm; đó là chướng ngại, đó là không chướng ngại; đó là mắc tội, đó là khỏi tội; đó là tịnh, đó là nhơ; đó là hữu lậu, đó là vô lậu; đó là tà đạo, đó là chánh đạo; đó là hữu vi, đó là vô vi; đó là thế gian, đó là Niết bàn, vì những người khó giáo hóa lòng như khỉ vượn, nên dùng bao nhiêu pháp để chế ngự lòng họ, mới có thể điều phục được. Ví như voi, ngựa ngang trái không diễu phục được, phải thêm đánh đập dữ tợn cho đến thấu xương rối mới điều phục được. Chúng sanh cang cường khó giáo hóa cũng thế, nên phải dùng tất cả những lời khổ thiết mới có thể đưa họ vào khuôn khổ (luật hạnh). 

Các Bồ Tát nước Chúng Hương kia nghe rồi nói rằng : 
- Thật chưa từng có ! Như Phật Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn ẩn cái sức tự tại vô lượng của Ngài mà dùng những phương pháp sở thích của người nghèo hèn để độ thoát chúng sanh. Các Bồ Tát đây cũng chịu khổ sở, nhún nhường, dùng lòng đại bi vô lượng để sanh vào cõi Phật này. 

Ông Duy Ma Cật nói : 
- Bồ Tát ở cõi này đối với chúng sanh, lòng đại bi bền chắc thật đúng như lời các Ngài đã ngợi khen. Mà Bồ Tát ở cõi này lợi ích cho chúng sanh trong một đời còn hơn trăm nghìn kiếp tu hành ở cõi nước khác. Vì sao ? Vì cõi Ta bà này có mười điều lành mà các Tịnh độ khác không có. Thế nào là mười ? 1) Dùng bố thí để nhiếp độ kẻ nghèo nàn; 2) Dùng tịnh giới để nhiếp độ người phá giới; 3) Dùng nhẫn nhục để nhiếp độ kẻ giận dữ; 4) Dùng tinh tấn để nhiếp độ kẻ giải đãi; 5) Dùng thiền định để nhiếp độ kẻ loạn ý; 6) Dùng trí tuệ để nhiếp độ kẻ ngu si; 7) Nói pháp trừ nạn để độ kẻ bị tám nạn; 8) Dùng pháp đại thừa để độ kẻ ưa pháp tiểu thừa; 9) Dùng các pháp lành để cứu tế người không đức; 10) Thường dùng tứ nhiếp để thành tựu chúng sanh

Các Bồ Tát kia hỏi : 
- Bồ Tát phải thành tựu mấy pháp ở nơi cõi này làm không lầm lỗi, được sanh về cõi Tịnh độ ? 

Ông Duy Ma Cật đáp : 
- Bồ Tát thành tựu 8 pháp thời ở cõi này làm không lầm lỗi, được sanh về cõi Tịnh độ – Tám pháp là gi ? 1.- Lợi ích chúng sanh mà không mong báo đáp. 2.- Thay thế tất cả chúng sanh chịu mọi điều khổ não. 3.- Bao nhiêu công đức mình làm đều ban cho tất cả chúng sanh. 4.- Lòng bình đẳng đối với chúng sanh khiêm nhường không ngại, đối với Bồ Tát xem như Phật. 5.- Những kinh chưa nghe, nghe không nghi. 6.- Không chống trái với hàng Thanh Văn. 7.- Thấy người được cúng dường cũng không tật đố, không khoe những lợi lộc của mình, ở nơi đó mà điều phục tâm mình. 8.- Thường xét lỗi mình, không nói đến lỗi của người, hằng nhứt tâm cầu các công đức

Ông Duy Ma Cật và Ngài Văn Thù Sư Lợi nói pháp này rồi, ở trong đại chúng có cả trăm nghìn Trời, người đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, mười nghìn Bồ Tát chứng đặng Vô sanh pháp nhẫn

Chú thích của phẩm X
1. Trưởng giả chủ : Vị trưởng giả này được công chúng suy tôn làm chủ tể quản trị trong nuớc. Theo ngài Tăng Triệu giải : vì ở thời kỳ đó trong nước không có vua chúa, nên 500 vị trưởng giả kia mới suy tôn ông Nguyệt Cái làm chủ trong nước, nên gọi là Trưởng giả chủ. 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :