KINH ĐẠI
THỪA NHẬP LĂNG GIÀ
Thích Nữ Trí Hải
Phụng dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà.
Chùa Tịnh Luật xuất bản PL. 2546
CHƯƠNG
II
THỰC
HÀNH TẤT CẢ PHÁP
TIẾT
I
Đại
Huệ Bồ Tát cùng Ma Đế Bồ Tát những vị đã viếng các cõi Phật, bấy giờ nương uy
thần Phật, từ chỗ ngồi đứng dậy, trật vai áo bên phải, gối phải quỳ xuống đất,
chắp tay hướng Phật cung kính nói bài tụng:
Thế
gian lìa sinh diệt
Như
hoa đốm hư không
Trí
không chấp có, không
Hưng
khởi tâm đại bi
Vạn
pháp đều như huyễn
Xa
lìa tâm và thức
Trí
không chấp có, không
Hưng
khởi tâm đại bi
Thế
gian thường như mộng
Xa
lìa cả đoạn, thường
Trí
không chấp hữu, vô
Hưng
khởi tâm đại bi
Không
có Phật niết bàn
Không
niết bàn cho Phật
Lìa
biết và bị biết
Lìa
hữu cùng phi hữu
Pháp
thân như huyễn mộng
Có
gì để ngợi khen
Biết
vô tính vô sinh
Ấy
mới là khen Phật
Phật
không căn, cảnh, tướng
Không
thấy là thấy Phật
Làm
sao trước Mâu Ni
Mà
khởi sự khen chê
Ai
ở trước Mâu Ni
Sinh
thanh tịnh, xa lìa
Kẻ
ấy đời này, sau
Lìa
chấp, không chỗ thấy
Nói
kệ tán Phật xong, Đại Huệ Bồ Tát tự xưng tên:
Con
tên là Đại Huệ
Thông
đạt pháp đại thừa
Xin
đem trăm tám nghĩa
Kính
hỏi đấng Vô Thượng
Nghe
lời ấy, đấng Thế Gian Giải nhìn khắp hội chúng rồi dạy rằng:
Các
ngươi hàng con Phật
Nay
cứ tự do hỏi
Ta
sẽ nói cho ngươi
Cảnh
giới đã tự chứng
Được
Phật chấp thuận, Đại Huệ Bồ Tát đảnh lễ dưới chân ngài xong, thưa hỏi bằng kệ
tụng như sau:
Do
đâu suy lường sinh ?
Làm
sao sạch suy lường ?
Do
đâu mê hoặc sinh ?
Làm
sao hết mê hoặc ?
Sao
gọi là Phật tử
Cùng
thứ lớp vô ảnh (niràbhàsa) ?
Do
đâu hóa cõi nước
Các
tướng và ngoại đạo ?
Giải
thoát đến nơi nào ?
Ai
bị trói, ai mở ?
Cảnh
giới thiền ra sao ?
Tại
sao có ba thừa ?
Nhân
duyên gì sinh pháp ?
Cái
gì nhân gì quả ?
Ai
nói lìa bốn nghĩa ?
Do
đâu các cõi sinh ?
Sao
gọi định vô sắc ?
Sao
gọi Diệt Tận Định ?
Thế
nào là tưởng diệt ?
Làm
sao từ định giác ?
Vì
sao sinh hoạt động ?
Thân
đi, đứng nắm giữ ?
Làm
sao thấy sự vật ?
Làm
sao vào các “địa”?
Làm
sao có Phật tử ?
Ai
phá được ba cõi ?
Ở
đâu, thân ra sao ?
Sinh
và trú nơi nào ?
Làm
sao đặng thần thông
Tự
tại và chính định ?
Tâm
tam muội ra sao ?
Nguyện
Phật vì con nói
Sao
gọi là tàng thức ?
Sao
gọi là ý thức ?
Làm
sao các kiến khởi ?
Làm
sao các kiến diệt ?
Tính,
phi tính là gì ?
Vì
sao nói duy tâm ?
Vì
sao kiến lập tướng ?
Sao
gọi là Vô ngã ?
Sao
là không chúng sinh ?
Sao
là tùy tục nói ?
Làm
sao để khỏi khởi
Thường
kiến và đoạn kiến ?
Sao
Phật cùng ngoại đạo
Tướng
vốn không khác nhau ?
Làm
sao đời vị lai
Có
các bộ phái sinh ?
Sao
gọi là Tính không ?
Sao
gọi sát na diệt ?
Thai
tạng từ đâu sinh ?
Sao
thế gian bất động ?
Vì
sao bảo cuộc đời
Như
huyễn, lại như mộng
Như
thành Càn Thát Bà
Như
ánh nước sa mạc
Như
vừng trăng đáy nước ?
“Bồ
đề phần” là sao ?
“Giác
phần” từ đâu khởi ?
Vì
sao cõi nước loạn ?
Vì
sao hữu kiến sinh ?
Làm
sao biết thế pháp ?
Làm
sao lìa văn tự ?
Sao
là “như không hoa”?
Không
sinh cũng không diệt ?
Chân
như có mấy loại ?
“Độ
tâm” có mấy loại ?
Sao
là như hư không ?
Sao
là lìa phân biệt ?
Và
thứ tự các “địa”?
Sao
là được vô ảnh ?
Sao
là hai vô ngã ?
Sao
là hết sở tri ?
Thánh
trí có mấy loại ?
Có
mấy loại giới pháp
Phật
chế cho chúng sinh ?
Ngọc
báu dòng tôn quý
Từ
đâu mà xuất hiện ?
Ai
sinh ra ngôn ngữ
Chúng
sinh và các vật ?
Năm
minh và kỹ thuật
Ai
làm cho sáng tỏ ?
Kệ
tụng (gàthà) có mấy loại ?
Trường
hàng có mấy thứ ?
Đạo
lý mấy bất đồng ?
Giải
thích bao sai biệt ?
Ăn
uống ấy ai làm ?
Ái
dục vì sao khởi ?
Sao
gọi Chuyển Luân Vương
Cho
đến các tiểu vương ?
Làm
sao vua giữ nước ?
Chúng
trời có mấy loại ?
Đất,
mặt trời, trăng, sao
Các
thứ ấy thế nào ?
Giải
thoát có mấy loại ?
Mấy
loại thầy tu hành ?
Sao
gọi A Xà Lê ?
Đệ
tử bao nhiêu hạng ?
Như
Lai có mấy loại ?
Chuyện
tiền thân ra sao ?
Chúng
ma và dị giáo
Mỗi
thứ có bao nhiêu ?
Tự
tính bao sai biệt ?
Tâm
có bao nhiêu loại ?
Giả
lập nghĩa là gì ?
Xin
Phật giải thích cho
Từ
đâu sinh mây gió ?
Niệm,
trí vì sao có ?
Bụi,
bờ, cây hàng lớp
Các
thứ ấy ai làm ?
Những
thú vật voi ngựa
Nhân
gì bị bắt giữ ?
Sao
có người hèn xấu ?
Xin
Phật giải cho con
Sao
gọi là sáu thời ?
Nhất
xiển đề do đâu ?
Gái,
trai và bất nam
Do
đâu mà sinh khởi ?
Sao
là tu tiến bộ ?
Sao
là tu thụt lùi ?
Thầy
du già mấy hạng
Dạy
người tu pháp ấy ?
Chúng
sinh sinh các đường
Hình
sắc, tướng ra sao ?
Giàu
có, rất an ổn
Ấy
là do nhân gì ?
Sao
có dòng Thích Ca ?
Sao
có dòng Cam Giá ?
Tiên
nhân khổ hạnh lâu
Ấy
do ai chỉ giáo ?
Làm
sao Phật Thế Tôn
Hiện
thân khắp các cõi
Chúng
Phật tử vây quanh
Đủ
các loài sai biệt ?
Vì
sao không ăn thịt ?
Nhân
gì dạy bỏ thịt ?
Các
chúng sinh ăn thịt
Do
nhân gì mà ăn ?
Sao
có các cõi nước
Trông
như hình trời trăng
Tu
Di và hoa sen
Chữ
vạn, tượng sư tử ?
Sao
có các cõi nước
Như
lưới trời Đế Thích
Lật
úp hoặc nằm nghiêng
Mà
thành các món báu ?
Sao
có các cõi nước
Như
nhật nguyệt không dơ
Hoặc
như hình hoa quả,
Ống
sáo, trống eo nhỏ
Phật
biến hóa là gì (Nirmànikabubdha)?
Và
Phật Dị thục sinh ? (Vipàkajabuđha)
Cùng
Phật Chân như trí (Tathàtàjnànabuđdha) ?
Xin
giải thích cho con.
Vì
sao ở Dục giới
Không
thành Đẳng Chính Giác ?
Sao
ở Sắc Cứu Cánh (Akanistha)?
Lìa
nhiễm được trí tuệ ?
Ai
sẽ giữ chính pháp ?
Phật
trụ thế bao lâu ?
Chính
pháp trụ dài, ngắn ?
Tất
đàn có mấy loại ?
Kiến
chấp có bao nhiêu ?
Vì
sao lập luận tạng ?
Cho
đến các Tỳ Kheo
Hết
thảy các Phật tử
Độc
Giác và Thanh Văn
Làm
sao chuyển các thức ?
Làm
sao được vô tướng ?
Làm
sao được Thế thông ?
Làm
sao được xuất thế ?
Lại
vì nhân duyên gì
Tâm
ở trong bảy địa ?
Tăng
già có mấy loại ?
Sao
gọi là phá tăng ?
Làm
sao vì chúng sinh
Rộng
nói phương cứu liệu ?
Cớ
gì Đại Mâu Ni
Nói
lên lời như vầy:
“Ca
Diếp, Câu Lưu Tôn
Câu
Na Hàm là Ta ?”
Cớ
gì nói đoạn thường ?
Và
nói ngã, vô ngã ?
Sao
không thường nói thật:
“Hết
thảy do tâm tạo”?
Sao
có rừng nam nữ
Ha
Lê (Harìtaki), Am Ma La (Àmalìvana)?
Kê
La Bà (Kailàsa), Luân Viên (Cakravàda)?
Cho
đến núi kim cương (vajrà)
Trong
các chỗ ấy có
Vô
lượng báu trang nghiêm
Tiên
nhân, Càn thát bà
Tất
cả đều sung mãn
Đấy
do nhân duyên gì ?
Xin
Phật vì con nói
Nghe
những lời hỏi về pháp môn tối thượng, pháp môn đại thừa “tâm Phật” vi diệu ấy,
đức Thế Tôn liền bảo: “Hay thay, Đại Huệ ! Hãy lắng nghe. Như chỗ ông hỏi, ta
sẽ lần lượt nói.” Và ngài nói kệ tụng:
Sinh
cùng với không sinh
Niết
bàn và vô tướng
Lưu
chuyển, vô tự tính
Ba
La Mật, Phật tử
Thanh
Văn, Bích Chi Phật
Ngoại
đạo, hạnh vô sắc
Tu
Di cùng biển núi
Cù
lao, các cõi đất
Tinh
tú và nhật nguyệt
Chúng
trời, A tu la
Giải
thoát và thần thông
Thiền
định và tam muội
Diệt
và các thần túc
Bồ
đề phần, Bát chính
Thiền
cùng vô lượng tâm
Các
uẩn cùng đến, đi
Cho
đến diệt tận định
Tâm
sinh khởi nói năng
Tâm,
ý, thức, vô ngã
Năm
pháp, ba tự tính
Phân
biệt, bị phân biệt
Hai
loại kiến năng sở
Cội
nguồn của các thức
Vàng,
ma ni, trân châu
Dòng
họ lớn, xiển đề
Nước
hỗn loạn, một Phật
Trí,
trí chướng, đắc hướng
Chúng
sinh, có cùng không
Voi,
ngựa, thú, nhân gì
Vì
sao bị bắt giữ
Vì
sao nhân, thí dụ
Tương
ưng thành tất đàn ?
Sở
tác và năng tác
Núi
rừng và mê hoặc ?
Lý
chân thật “như thị”
Duy
tâm, không cảnh giới ?
Các
địa không thứ lớp
Không
tướng, chuyển sở y ?
Y
phương, các nghệ thuật
Kỹ
thuật, cùng năm minh ?
Tu
Di và núi, đất
Biển,
trời trăng bao lớn ?
Chúng
sinh thượng, trung, hạ
Mỗi
thân bao vi trần ?
Mỗi
cung có mấy trữu ?
Câu
lô xá mấy cung ?
Nửa
do tuần ? Do tuần ?
Lông
thỏ và bụi cửa ?
Mỗi
thân bao vi trần ?
Rận,
lông dê, bột mạch ?
Nửa
đấu và một đấu
Gồm
bao nhiêu hạt lúa ?
Một
hộc và mười hộc
Mười
vạn và thiên ức
Cho
đến tầm bà la (Vimvara: 10 triệu)
Mỗi
món số bao nhiêu ?
Mấy
trần (anu) thành giới tử (sarsapa) ?
Mấy
giới tử thành thảo tử ?
Lại
có mấy thảo tử
Mới
thành một hạt đậu (màsa)?
Mấy
hạt đậu thành thù (Dharana)?
Mấy
thù là một lượng (Karsa)?
Mấy
lượng thành một cân (pala)?
Mấy
cân thành tu di (meru)?
Đấy
những điều nên hỏi
Vì
sao hỏi chuyện khác ?
Thanh
Văn, Bích Chi Phật
Các
Phật và Bồ Tát
Số
lượng thân bao nhiêu ?
Mỗi
thân mấy vi trần ?
Lửa,
gió có mấy trần ?
Mỗi
căn có mấy trần ?
Lông
mày, lỗ chân lông
Mấy
trần thành mỗi thứ ?
Các
sự việc như thế
Sao
không đem hỏi ta.
Vì
sao được giàu có ?
Sao
là chuyển luân vương ?
Làm
sao vua giữ nước ?
Làm
sao được giải thoát ?
Thế
nào là Trường Hàng ?
Dâm
dục và ăn uống ?
Thế
nào rừng nam nữ ?
Các
núi, kim cương sơn ?
Như
huyễn, mộng, ảo ảnh ?
Mây
do từ đâu sinh ?
Thời
tiết làm sao có ?
Nhân
gì có mùi vị ?
Nam,
nữ và bất nam
Phật,
Bồ Tát trang nghiêm ?
Sao
có các núi đẹp
Tiên
càn thát trang hoàng ?
Giải
thoát đến chỗ nào ?
Ai
bị trói ? Ai mở ?
Sao
là cảnh giới thiền ?
Biến
hóa và ngoại đạo ?
Sao
là vô nhân tác ?
Sao
là hữu nhân tác ?
Sao
là chuyển các kiến ?
Sao
là khởi suy lường ?
Làm
sao sạch suy lường ?
Hoạt
động từ đâu sinh ?
Sao
gọi là chuyển khứ ?
Sao
là dứt các tưởng ?
Sao
là sinh tam muội ?
Phá
ba cõi là ai ?
Chỗ
nào, thân ra sao ?
Sao
gọi là không ngã ?
Sao
là theo tục nói ?
Ông
hỏi tướng ra sao ?
Sao
gọi là phi ngã ?
Sao
gọi là thai tạng
Cùng
các chi phần khác ?
Sao
là thấy đoạn thường ?
Sao
là tâm một cảnh ?
Sao
là trí ngôn thuyết ?
Giới,
dòng họ, Phật tử ?
Lý
luận và giải thích ?
Sao
là thầy, đệ tử ?
Tính
chúng sinh sai khác ?
Ăn
uống và hư không ?
Thông
minh, ma, giả lập ?
Vì
sao hàng cây bày ?
Các
câu hỏi như thế
Nhân
gì hết thảy nước
Các
loại tướng không đồng ?
Có
cõi hình ống tiêu
Trống
eo cùng hoa quả
Có
chỗ không ánh sáng
Tiên
nhân khổ hạnh lâu
Hoặc
có giòng họ quý
Khiến
chúng sinh tôn trọng
Hoặc
có kẻ hạ tiện
Bị
người khác khinh khi ?
Vì
sao trong cõi dục
Tu
hành khó thành Phật ?
Ở
cõi sắc cứu cánh
Mới
thành đẳng chính giác ?
Vì
sao người thế gian
Lại
có được thần thông ?
Sao
gọi là tỳ kheo ?
Sao
gọi là Tăng già ?
Sao
là Hóa, Báo thân ?
Phật
trí tuệ chân như ?
Làm
sao khiến tâm mình
An
trú trong bảy “địa”?
Nghĩa
này và các nghĩa
Ông
nay đều hỏi Ta
Như
Phật trước đã nói
Đủ
một trăm tám câu
Mỗi
mỗi tướng tương ưng
Xa
lìa các lỗi chấp
Lại
lìa pháp thế tục
Do
ngôn ngữ mà thành
Ta
nay vì ông nói
Phật
tử khá lắng nghe.
Khi
ấy Bồ Tát Đại Huệ bạch Phật :
Bạch
Thế Tôn ! Sao là 108 câu ?
Phật
dạy :
Này
Đại Huệ ! Cái gọi là sinh cú (mệnh đề về sinh) phi sinh, thường phi thường, trú
dị phi trú dị, sát na phi sát na, tự tính phi tự tính, không phi không, đoạn
phi đoạn, tâm phi tâm, trung phi trung, duyên phi duyên, nhân phi nhân, phiền
não phi phiền não, ái phi ái, phương tiện phi phương tiện, thiện xảo phi thiện
xảo, thanh tịnh phi thanh tịnh, tương ưng phi tương ưng, thí dụ phi thí dụ, đệ
tử phi đệ tử, sư phi sư, chủng tính phi chủng tính, tam thừa phi tam thừa, vô
ảnh tượng phi vô ảnh tượng, nguyện phi nguyện, tam luận phi tam luận, tiêu tướng
phi tiêu tướng, hữu phi hữu, vô phi vô, câu phi câu, tự chứng thánh trí phi tự
chứng thánh trí, hiện pháp lạc phi hiện pháp lạc, sát phi sát, trần phi trần,
nước phi nước, cung phi cung, dòng giống lớn phi dòng giống lớn, xú lậu phi xú
lậu, thần thông phi thần thông, hư không phi hư không, mây phi mây, mỹ thuật
phi mỹ thuật, kỹ thuật phi kỹ thuật, gió phi gió, đất phi đất, tâm phi tâm, giả
lập phi giả lập, thể tính phi thể tính, uẩn phi uẩn, chúng sinh phi chúng sinh,
giác phi giác, Niết Bàn phi Niết Bàn, hiểu biết phi hiểu biết, ngoại đạo phi
ngoại đạo, hỗn loạn phi hỗn loạn, huyễn phi huyễn, mộng phi mộng, lửa phi lửa,
ảnh tượng phi ảnh tượng, vòng lửa phi vòng lửa, Càn thành phi Càn thành, trời
phi trời, ăn uống phi ăn uống, dâm dục phi dâm dục, thấy phi thấy, đáo bỉ ngạn
phi đáo bỉ ngạn, thành phi thành, nhật nguyệt tinh tú phi nhật nguyệt tinh tú,
đế phi đế, quả phi quả, diệt phi diệt, diệt khởi phi diệt khởi, y phương phi y
phương, tướng phi tướng, chi phần phi chi phần, thiền phi thiền, mê phi mê,
hiện phi hiện, hộ phi hộ, dòng họ phi dòng họ, tiên phi tiên, vua phi vua,
nhiếp thọ phi nhiếp thọ, quý phi quý, ký ức phi ký ức, nhất xiển đề phi nhất
xiển đề, nữ nam bất nam phi nữ nam bất nam, mùi vị phi mùi vị, tác phi tác,
thân phi thân, suy lường phi suy lường, động phi động, căn phi căn, hữu vi phi
hữu vi, nhân quả phi nhân quả, sắc cứu cánh phi sắc cứu cánh, thời tiết phi
thời tiết, cây dây phi cây dây, sự vật phi sự vật, diễn thuyết phi diễn thuyết,
quyết định phi quyết định, luật tạng phi luật tạng, tỳ kheo phi tỳ kheo, trụ
trì phi trụ trì, văn tự phi văn tự. Này Đại Huệ ! 108 nghĩa này đều là những gì
Phật quá khứ đã nói.
Đại
Huệ Bồ Tát bạch Phật :
Bạch
Thế Tôn ! Các thức có mấy thứ sinh trú diệt ?
Phật
dạy :
- Đại Huệ, các thức có hai thứ sinh trú diệt, không phải dùng suy lường đo tính mà biết được. Ấy là tương tục sinh và tướng sinh, tương tục trú và tướng trú, tương tục diệt và tướng diệt. Các thức có ba tướng : chuyển tướng, nghiệp tướng, chân tướng. Đại Huệ ! Thức nói rộng có 8 thức, lược nói thì có hai : hiện thức và phân biệt sự thức. Đại Huệ ! Như trong gương sáng các hình sắc đều hiện rõ, hiện thức cũng thế. Đại Huệ ! Hiện thức và phân biệt sự thức, hai thức này không khác nhau, chúng làm nhân cho nhau. Hiện thức lấy sự biến hóa “bất tư nghì huân” làm nhân, phân biệt sự thức lấy sự phân biệt cảnh giới và tập khí hý luận từ vô thỉ làm nhân. Đại Huệ ! Những tập khí hư vọng phân biệt của thức A Lại Da diệt thì hết thảy căn thức diệt, ấy gọi là tướng diệt. Đại Huệ ! Tương tục diệt ấy là nhân sở y diệt cùng sở duyên diệt thì tương tục cũng diệt. Nhân sở y là tập khí hý luận hư vọng, sở duyên là cảnh giới do tự tâm thấy và phân biệt thành. Đại Huệ ! Thí như nắm bùn và vi trần không khác nhau, cũng không phải là một. Vàng và đồ trang sức cũng thế. Đại Huệ, nếu bùn và vi trần khác nhau thì đáng lẽ bùn không do vi trần hợp thành, nên nói không khác. Nếu nắm bùn và vi trần không khác, thì đáng ra không thể phân biệt nắm bùn với vi trần. Đại Huệ ! Chuyển thức và tạng thức nếu khác nhau, thì tạng thức không thể làm nhân cho các chuyển thức. Nếu không khác thì khi chuyển thức diệt, lẽ ra tạng thức cũng diệt luôn, song kỳ thật chân tướng của tạng thức không diệt. Đại Huệ ! Chân tướng của tạng thức không diệt, chỉ có nghiệp tướng của nó diệt. Nếu chân tướng diệt thì tạng thức cũng diệt hay sao ? Nếu tạng thức diệt, thì không khác gì thuyết đoạn diệt của ngoại đạo. Đaị Huệ ! Ngoại đạo lập thuyết thế này : cái thức tương tục nắm giữ cảnh giới diệt thì thức tương tục từ vô thỉ cũng diệt. Đại Huệ ! những người ngoại đạo bảo thức tương tục do một tác giả tạo ra chứ không nói nhãn thức do sắc, hình, ánh sáng hòa hợp mà sinh; chỉ nói tác giả làm nhân sinh ra. Tác giả ấy là gì ? Họ kể ra Thắng Tính (Pradhàna), trượng phu (purusa), Tự tại (Ìs’vara), Thời (kàla) và vi trần (anu) là những pháp năng tác. Lại nữa, này Đại Huệ ! có bảy món tự tính, ấy là Tập (Samudaya), Tính (Bhàva), Tướng (Laksana), Đại Chủng (Mahàbhàta), nhân (hetu), duyên (pratyaya), Thành (nispatti). Và nữa, này Đại Huệ, có bảy thứ đệ nhất nghĩa, là: Tâm sở hành (cittagocara), Trí sở hành (Jnànagocara), nhị kiến sở hành (Drstidvayagocara), siêu nhị kiến sở hành (Drstidvayàtikràntagocara), siêu tử địa sở hành, Như Lai sở hành, Như Lai tự chứng thánh trí sở hành (Tathàgatasyapratyàtma-gatigiocarah). Này Đại Huệ, ấy là pháp tự tại, tâm đệ nhất nghĩa của tất cả Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác trong ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai, dùng tâm này mà thành tựu các pháp tối thượng của Như Lai ở thế gian và xuất thế gian, dùng tuệ nhãn của bậc thánh mà thể nhập các tự tướng và cọng tướng, thảy đều an lập. Những gì các bậc ấy an lập không đồng với chỗ lập thuyết của ngoại đạo ác kiến. Đại Huệ ! Sao gọi là ác kiến ngoại đạo ? Ấy là không biết rằng cảnh giới vốn do tự tâm phân biệt mà hiện, đối tự tính đệ nhất nghĩa mà chấp có, không, khởi ra ngôn thuyết. Đại Huệ ! Ta nay sẽ nói, nếu biết rõ cảnh giới là như huyễn, do tự tâm hiện, thì sẽ diệt khổ vì vọng tưởng ba cõi, diệt các vô tri, ái, nghiệp, duyên. Đại Huệ, có những bà la môn và sa môn vọng chấp cái vốn không và cho rằng những pháp hiện ở ngoài y theo nhân quả, thời gian mà trú, hoặc cho rằng uẩn giới xứ theo duyên mà sinh, trú, sau khi hiện hữu thì hoại diệt. Đại Huệ ! Quan niệm của những người kia đối với các pháp như tương tục, tác dụng, sinh diệt, hiện hữu, Niết Bàn, đạo, nghiệp, quả, đế ... đều là lý luận phá hoại, đoạn diệt. Vì sao ? Bởi vì họ không đạt được hiện pháp (pratyaksa), không thấy căn bản. Đại Huệ ! Thí như chiếc bình vỡ không thể làm được việc của nó, lại như hạt giống cháy không thể sinh mầm, đây cũng thế. Nếu các pháp uẩn giới xứ đã hiện sẽ diệt, nên biết đấy tất không phải tương tục sinh, vì chúng không có nhân, chỉ có tự tâm hư vọng thấy thành. Lại nữa, Đại Huệ ! Nếu thức vốn không, do ba duyên hợp mà sinh, thì đáng lẽ rùa cũng sinh lông, cát sẽ sinh dầu; như vậy Tôn (pratijnà) của ngươi hỏng, vì trái với nghĩa quyết định (niyama); những gì lập ra tất sẽ thành vô dụng. Đại Huệ ! Ba pháp hợp làm duyên là do tính nhân quả mà nói, và như vậy có (những pháp như) hiện tại quá khứ vị lai, hữu và vô. Nếu họ cứ ở trên lập trường lý giáo (yuktyàgama) ấy, thì những gì họ chứng minh sẽ là do luận lý, lý giáo của họ, vì ký ức những quan niệm sai lầm sẽ mãi mãi huân tập họ (theo bản Suzuki). Đại Huệ ! Kẻ phàm phu ngu dốt bị ác kiến cắn rỉa, tà kiến mê hoặc, vô trí mà vọng nói là Nhất Thiết Trí. Đại Huệ ! Lại có các sa môn, bà la môn, quán hết thảy pháp không tự tính, như mây giữa hư không, như vòng lửa quay, như thành biến hóa của loài Càn Thát Bà, như huyễn hóa, như ảo ảnh, như trăng dưới nước, như cảnh chiêm bao, tất cả đều không ngoài tâm, chỉ vì cái thấy hư vọng từ vô thỉ mà chấp thật có cảnh giới bên ngoài. Quán như thế rồi, họ bặt dứt các duyên phân biệt, xa lìa danh nghĩa mà vọng tâm ôm giữ, biết rằng thân, tài sản và nhà cửa, tất cả đều là cảnh giới tạng thức, không có năng sở, không có sinh, trụ, diệt, họ thường tư duy như thế không rời. Đại Huệ ! Những đại Bồ Tát ấy không lâu sẽ xem bình đẳng giữa sinh tử và Niết Bàn (samsàranirvàna), được hạnh đại bi phương tiện không cần dụng công, quán sát chúng sinh như huyễn như hóa, như hình ảnh theo duyên mà sinh, biết ngoài tâm không có các cảnh giới. Các vị ấy sẽ thực hành đạo vô tướng, dần tiến lên các “địa”, an trú trong chính định, hiểu rõ ba cõi do tâm, chứng được định Như Huyễn (Màyopamasamà dhi), tuyệt dứt các ảnh tượng, thành tựu trí tuệ, chứng pháp vô sinh, nhập định kim cương dụ (vajravimbopama), sẽ được Phật thân (Tathàgatakàya). Nhưng vị ấy sẽ thường trú trong Như Như (Tathàta) mà khởi các thần thông biến hóa, trang sức bằng tự tại, trí tuệ, phương tiện để dạo chơi các cõi Phật, xa lìa các ngoại đạo. Tâm, ý, thức, lần lượt chuyển y mà thành tựu thân Như Lai. Đại Huệ ! Các vị đại Bồ Tát muốn được thân Phật, phải xa lìa uẩn giới xứ, vì đấy là các pháp do nhân duyên sinh, xa lìa các pháp sinh, trú, diệt, phân biệt, hí luận. Chỉ nên chú tâm quán sát ba cõi là do tập khí hư vọng từ vô thỉ khởi lên, tư duy Phật địa vốn vô tướng, vô sinh, là thánh pháp tự chứng. Như thế sẽ được tâm tự tại, hạnh không cần dụng công, như ngọc ma ni hiện đủ thứ hình sắc, đạt lý duy tâm, tuần tự nhập vào các địa. Bởi thế, này Đại Huệ, các bậc đại Bồ Tát nên siêng tu học chân lý tự chứng này.