Kinh Bồ Tát Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật.

07/02/20153:00 SA(Xem: 32165)
Kinh Bồ Tát Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật.

blank
KINH

BỒ TÁT DI LẶC

HẠ SANH THÀNH PHẬT.

Khóa Lễ Giao Thừa Mừng Xuân

dilacbotat20Nam mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Hằng năm vào dịp Lễ Giao thừa, Đón Mừng Năm Mới, các chùa theo hệ phái Phật giáo Bắc tông thường trì tụng Kinh Bồ Tát Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật, chúc tán thù ân. Mục đích cầu mong đất nước thanh bình, chúng sanh an lạc, và cũng để kết duyên lành với Bồ tát Từ Thị Di Lặc, vị Đại đệ tử của đức Thích-ca Mâu-ni đã được thọ ký sau này sẽ nối ngôi Phật, giáo hóa chúng sanh trong cõi Sa-bà.

Nhớ tích xưa, Bồ tát Di Lặc từng ứng thân tại huyện Phụng Hóa, châu Minh, thuộc đời nhà Lương, Trung Quốc. Ngài có thân hình mập mạp, bụng lớn tròn đầy, với nét mặt Từ bi và lúc nào cũng nở nụ cười hoan hỷ. Ngài có nhiều mật hạnh khác lạ, trên vai thường quảy một chiếc bị vải treo nơi đầu gậy, đi khắp đó đây khất thực. Ai cúng gì ngài cũng nhận, rồi bỏ vào bị nhưng không bao giờ đầy. Ngài đem những phẩm vật đó phân phát cho đám trẻ con, hoặc những người đói khổ. Ngài thường giáo hóa người đời nên lánh dữ làm lành. Không ai biết Ngài ở đâu và danh tánh là gì? Người đời chỉ gọi Ngài là Bố đại Hòa thượng có nghĩa là ông thầy tu mang chiếc bị lớn và đề tặng ngài câu đối:

“Đại đỗ năng dung, dung thế gian nan dung chi sự. Từ nhan thường tiếu, tiếu thiên hạ khả tiếu chi nhân.”

Nghĩa là:

Bụng lớn hay dung, dung những việc thế gian khó dung chứa. Mặt Từ thường cười, cười những điều người đời thật đáng cười.

Có lần Ngài nói trước một số đông dân chúng: “Ta có vị Phật, vốn không hình tướng, mọi người không biết, không thể chạm trổ hoặc sơn phết vẽ tô, không dính cát bụi, khỏi phải lau chùi. Người vẽ không thành, kẻ trộm chẳng được. Bản tánh như nhiên, tuy có một thể nhưng phân thân muôn ức.”

Một hôm ngài dừng chân tại núi Nhạc Lâm, ngồi thiền trên tảng đá và tuyên đọc bài kệ:

“Ta vốn thật Di Lặc.

Phân thân ngàn muôn ức.

Thường hiện trước mọi người.

Mọi người tự không biết.”

Nói xong Ngài nhập diệt, rồi lại tái ứng hóa thân khắp đó đây, nhằm tiếp kẻ hữu duyên, dìu người ít phúc, lánh xa trần tục, nguyện sanh lên cõi trời Đâu Suất còn gọi là Hỷ Túc thiên, nơi Ngài đang an ngự giáo hóa chúng sanh, hẹn Long hoa Tam hội tương phùng.

Nay có Phật tử Chúc Hương đến chùa Bát Nhã, thành phố Santa Ana, gặp chúng tôi và nhờ soạn dịch bản Kinh này thành nghi thức tụng niệm văn Việt cho dễ hiểu, để gia đình hành trì và ấn tống vào dịp đầu Xuân Ất Dậu (2005). Không quản ngại trình độ học thuật còn non kém và không nỡ phụ người Phật tửtâm thành, chúng tôi nhận lời, thực hiện công việc sưu tra từ điển để phiên âm và dịch lại theo nguyên tác bản Hán văn của ngài Nghĩa Tịnh đời Đường. Nơi trang sau cùng là lời khấn cúng gia tiên trong lễ Giao thừa vắn gọn để Phật tử tùy nghi sử dụng. Ngưỡng mong các bậc thiện hữu tri thức vui lòng bổ chính phẩm kinh này được hoàn thiện hơn.

Trước thềm năm mới, xin quý Phật tử hãy cố gắng trì tụng phẩm Kinh này, để gieo trồng duyên phước với Ngài Di Lặc trong ngày tái tạo trùng hưng Chánh pháp của Như lai. Kính chúc chư tôn Thiền đức: Pháp tánh viên minh, Đạo thọ miên truờng. Quý Phật tửtoàn thể quý bạn đọc trọn hưởng mùa Xuân Vạn hạnh.

Nam mô Long Hoa GIáo chủ Đương lai Hạ sanh Di Lặc Tôn Phật.

California, cuối Đông năm Giáp Thân, 2004

Thích Giác Nguyên

cẩn bút 

pdf_download_2
Kinh Bồ Tát Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :