I. Khái Quát Về Yết-ma

19/06/201012:00 SA(Xem: 18440)
I. Khái Quát Về Yết-ma

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
LUẬT HỌC TINH YẾU

Hoà Thượng Thích Phước Sơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2006 – PL 2550

Chương 2
CÁC PHÁP YẾT-MA

I. KHÁI QUÁT VỀ YẾT-MA.

1. Định nghĩa Yết-ma

Yết-ma là phiên âm từ Karma của tiếng Phạn, Hán dịch là nghiệp, hành động hay tác pháp; nĩi cho đủ là tác pháp biện sự, nghĩa là lập thủ tục để giải quyết một sự việc. Yếu tố căn bản để thành tựu Yết-ma là Tăng phải hịa hợp và thanh tịnh.

2. Phân loại Yết-ma.

Nĩi tổng quát thì Yết-ma cĩ 3 trường hợp: tâm niệm, đối thủ và tăng pháp.

- Tâm niệm là tự mình nghĩ và nĩi thành lời mà khơng cần cĩ người khác nghe. Về nguyên tắc của Yết-ma địi hỏi phải biểu hiện bằng lời nĩi. Trường hợp này áp dụng cho những Tỳ-kheo sống độc cư.

- Đối thủ là mình nĩi cho 1 hay 2 người khác nghe. Trường hợp này áp dụng giữa 2 hay 3 Tỳ-kheo, vì chưa đủ túc số tăng.

- Tăng pháp là pháp Yết-ma áp dụng cho tăng số từ 4 người trở lên, được chia làm 3 loại: đơn bạch, bạch nhị và bạch tứ.

a. Đơn bạïch: chỉ một lần tác bạch giữa tăng thì Yết-ma thành tựu. Nghĩa là chỉ cần cơng bố 1 lần. Theo quyển Yết-ma Chỉ Nam quy định đơn bạch cĩ 44 pháp.

b. Bạch nhị: 1 lần tác bạch và 1 lần Yết-ma. Nghĩa là 1 lần tuyên bố và 1 lần lấy biểu quyết. Yết-ma Chỉ Nam quy định cĩ 76 pháp.

c. Bạch tứ: 1 lần tác bạch và 3 lần Yết-ma. Nghĩa là 1 lần tuyên bố và 3 lần lấy biểu quyết. Yết-ma Chỉ Nam quy định cĩ 39 pháp.

3. Những yếu tố cần thiết cho pháp Yết-ma.

Muốn thực hiện pháp Yết-ma cần phải hội đủ 3 yếu tố mới hợp quy: nhân, pháp và sự.

a. NHÂN: tức là người hay nhân cách. Nghĩa là những người đĩ phải đủ tư cách pháp nhân của một Tỳ-kheo hợp pháp, và túc số phải phù hợp cho từng pháp Yết-ma. Túc số này được quy định như sau:

- Tăng gồm 4 người: đây là túc số tối thiểu trong sinh hoạt thơng thường như thuyết giới.

- Tăng gồm 5 người: đây là túc số tối thiểu cho việc Yết-ma Tự tứ; ngồi ra túc số này cũng cĩ thể truyền giới Cụ túc tại những địa phương mà ở đĩ số Tỳ-kheo quá ít.

- Tăng gồm 10 người: đây là túc số cần thiết để truyền giới Cụ túc.

- Tăng gồm 20 người: túc số cần thiết để xuất tội Tăng tàn và tất cả các pháp Yết-ma khác. Trên túc số 20 cĩ thể thực hiện bất cứ pháp Yết-ma nào.

Khi thực hiện các pháp Yết-ma thì số người thừa khơng phạm, nhưng số người thiếu sẽ phạm luật.

b. PHÁP: tức những nguyên tắc, những thủ tục... đã được quy định như trường hợp nào đơn bạch, trường hợp nào bạch nhị...

c. SỰ: tức sự vật cụ thể hay sự việc diễn tiến. Ví dụ kết đại giới thì phải cĩ những tiêu tướng rõ rệt, đúng pháp, và diễn tiến cơng việc theo thứ lớp, khơng được lộn xộn.

4. Các giai đoạn tiến hành Yết-ma.

Quá trình của Yết-ma diễn tiến theo 3 giai đoạn: gia hành, căn bản và hậu khởi.

Gia hành hay cịn gọi là tiền phương tiện, Căn bản tức trọng tâm hay chính thức Yết-ma, và hậu khởi, chỉ giai đoạn kết thúc.

Tất cả các loại Yết-ma, từ đơn bạch cho tới bạch tứ, đều cĩ tiền phương tiện tương đối giống nhau.

Sau khi Tăng đã tập hợp trong tinh thần thanh tịnh và hịa hợp, một Tỳ-kheo Thượng tọa đại diện Tăng tác pháp Yết-ma, bắt đầu hỏi; 'một Tỳ-kheo khác gọi là Duy-na, cũng đại diện Tăng trả lời. Hỏi và đáp diễn ra như sau:

Hỏi: Tăng đã họp chưa?

Đáp: Tăng đã họp (vấn đáp1)

Hỏi: Hịa hợp khơng?

Đáp: Hịa hợp (vấn đáp 2)

Hỏi: Người chưa thọ Cụ túc đã ra chưa?

Đáp: Đã ra (vấn đáp 3)

Hỏi: Các Tỳ-kheo khơng đến cĩ gởi dục và thanh tịnh khơng?.

Đáp: Khơng cĩ người gởi dục (nếu cĩ thì đáp là “cĩ” và bước ra thuyết dục) (vấn đáp 4)

Hỏi: Tăng nay tập họp để làm gì?

Đáp: (nĩi Tăng sự) Yết-ma (vấn đáp 5)

Vấn đáp 1 nhằm xác nhận sự tập họp của Tăng là đúng thời gian quy định.

Vấn đáp 2 nhằm xác định yếu tính của Tăng, tức sự hịa hợp.

Vấn đáp 3 nhằm xác định thành phần hay tư cách pháp nhân của Tăng.

Vấn đáp 4 cĩ một vài thay đổi tùy theo loại Yết-ma, sẽ nĩi rõ ở sau.

Vấn đáp 5 nhằm xác định mục đích của pháp Yết-ma.

Trên đây là thể thức tổng quát về tiền phương tiện. Nhưng pháp Yết-ma cĩ đơn, cĩ kép khác nhau. Ví dụ trường hợp giải và kết đại giới hay tiểu giới, thì sau khi tác tiền phương tiện để Yết-ma giải giới, lại cần cĩ tiền pbương tiện khác, để kết giới, đĩ gọi là Yết-ma đơn. Nghĩa là một tiền phương tiện cho một pháp Yết-ma duy nhất. Trái lại Yết-ma đơn là Yết-ma kép. Nghĩa là một tiền phương tiện chung cho Yết-ma kế tiếp sau. Ví dụ, trường hợp Tự tứ, tác pháp chủ yếu là đơn bạch Yết-ma, nhưng nếu Tăng quá đơng cần phải kiểm điểm Tăng số, thì cần cĩ thêm bạch nhị Yết-ma để sai người hành xá la (phát thẻ), hoặc cần cĩ người nhận sự Tự tứ của các Tỳ-kheo, thì lại thêm bạch nhị Yết-ma để sai người nhận sự Tự tứ. Tuy vậy trong vấn đáp 5, câu trả lời vẫn phải nĩi là: Yết-ma Tự tứ. Đây gọi là Yết-ma kép.

trường hợp nhất định đơn, như Yết-ma kết và giải các giới.

trường hợp nhất định kép, như Yết-ma truyền giới Cụ túc.

trường hợp bất định như Yết-ma Tự tứ…

5. Các yếu tố để thành tựu Yết-ma.

Tổng quát cĩ 4 yếu tố căn bản để Yết-ma được thành tựu, đĩ là:

- Nhân thành tựu: người tham dự phải đủ tư cách pháp nhân.

- Tăng thành tựu: túc số tăng phải đúng theo quy định cho mỗi pháp yết ma.

- Giới thành tựu: ở trong cương giới đã được quy định.

- Pháp thành tựu: các thủ tục tiến hành đúng pháp.

Ngồi ra cịn cĩ trường hợp cộng và bất cộng khác nhau.

Cộng nghĩa là cả hai bộ Tăng và Ni cùng tác pháp chung. Nhưng trong túc số Tỳ-kheo Tăng khơng thể kể Tỳ-kheo-ni vào cho đủ số, và ngược lạïi cũng vậy.

Bất cộng là Tỳ-kheo Tăng và Tỳ-kheo-ni khơng được tác pháp chung.

6. Già Yết-ma.

Tăng pháp Yết-ma địi hỏi sự nhất trí tuyệt đối khơng cĩ trường hợp đa số áp đảo thiểu số. Do đĩ, khi Tăng tác pháp, nếu cĩ người đủ tư cách pháp lý nĩi lên lời phủ nhận sự tác pháp ấy, thì Yết-ma bất thành.

Hai trường hợp được Già Yết-ma:

a. Tỳ-kheo thanh tịnh được kể trong Tăng số cĩ quyền Già Yết-ma.

b. Người khơng được kể trong Tăng số, nhưng cĩ quyền Già Yết-ma. Đĩ là trường hợp giới tử xin thọ giới Cụ túc, nhưng nửa chừng thối chí, xin khơng thọ giới nữa thì sự Yết-ma truyền giới phải hủy bỏ.

Hai trường hợp khơng được Già Yết-ma.

a. Người được kể trong Tăng số, nhưng khơng cĩ quyền Già Yết-ma. Đĩ là trường hợp các Tỳ-kheo đang là đối tượng của Yết-ma ha trách, tẫn xuất, y chỉ, khơng cho đến nhà bạch y…

b. Người khơng được kể trong Tăng số và khơng được quyền Già Yết-ma. Đĩ là trường hợp những Tỳ-kheo đã mất quyền Tỳ-kheo, và những người khác khơng liên quan đến pháp Yết-ma đĩ.

7. Phi tướng của Yết-ma.

Để Yết-ma được thành tựu cần phải thực hiện đúng thể thức và quy tắc dựa trên 3 yếu tố cơ bản là nhân, pháp và sự, như đã nĩi trên. Nếu tiến hành khơng đúng thể thức và lộn xộn thì thành ra phi pháp hay phi tướng. Phi tướng tổng quát gồm 7 trường hợp:

a. Phi pháp phi Tỳ-ni: sai cách thức và sai số lượng. Nghĩa là đáng lý đơn bạch lại bạch nhị...; đáng lý phải tập họp đủ 10 người lại tập họp chỉ cĩ 5 người.

b. Phi pháp biệt chúng: phi pháp như trên. Biệt chúng là sự tập họp khơng đồng bộ, những người vắng mặt khơng gởi dục đúng pháp.

c. Phi pháp hịa hợp: Tăng tuy hịa hợp, tập họp đúng quy định nhưng các thủ tục tiến bành khơng đúng pháp.

d. Như pháp biệt chúng: tiến hành đúng thể thức, nhưng Tăng khơng hịa hợp.

e. Pháp tương tự biệt chúng: các loại Yết-ma đơn bạch, bạch nhị hay bạch tứ được áp dụng đúng quy định, nhưng tiến hành lộn xộn, và Tăng khơng hịa hợp.

f. Pháp tương tự hịa hợp: pháp tương tự như trên, và hịa hợp tức Tăng hịa hợp.

g. Già bất chỉ: Yết-ma bị ngăn cản đúng pháp mà không chịu đình chỉ, vẫn tiến hành.

Ví dụ về phi tướng của một buổi thuyết giới:

Nhân phi: trong buổi thuyết giới có người không đủ tư cách pháp nhân tham dự.

Pháp phi: đáng bạch nhị mà lại bạch tứ; túc số bắt buộc phải 10 mà chỉ có 5.

Sự phi: tiến hành lộn xộn không có thứ lớp và thiếu sót. Không gặp nạn duyên mà rút ngắn thuyết giới.

Nhân, pháp phi: nghĩa như đã nói trên.

Nhân, sự phi: (nt)

Pháp, sự phi: (nt).

Nhân, pháp sự phi: (nt)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 57630)
29/06/2010(Xem: 52077)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.