Vii. So Sánh Giới Tỳ-kheo Và Giới Bồ-tát

19/06/201012:00 SA(Xem: 12291)
Vii. So Sánh Giới Tỳ-kheo Và Giới Bồ-tát

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
LUẬT HỌC TINH YẾU

Hoà Thượng Thích Phước Sơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2006 – PL 2550

Chương 4
GIỚI BỒ-TÁT

VII. SO SÁNH GIỚI TỲ-KHEO VÀ GIỚI BỒ-TÁT

1. a. Giới Tỳ-kheo có lịch sử thực sự, do Phật chế định.

b. Giới Bồ-tát có tính cách huyền sử, bị các học giả suy định là sản phẩm của người Trung Quốc.

2. a. Chỉ dành cho người xuất gia.

b. Đạo tục thông hành giới: người xuất giatại gia đều thọ trì như nhau.

3. a. Chỉ dành cho loài người.

b. Danh cho mọi loài chúng sanh từ cõi trời Sắc giới trở xuống, hễ ai hiểu được lời nói của Pháp sư đều có thể thọ giới, chỉ trừ những kẻ phạm 7 tội nghịch.

4. a. Chủ yếu nhằm mục đích tự giác.

b. Chủ yếu nhằm mục đích giác tha, lợi tha là chính.

5. a. Được chế định dần dần, nghĩa là “Tùy phạm tùy chế” (phạm vấn đềchế giới vấn đề đó)

 b.Được chế định một lần đầy đủ tất cả các giới.

6. a. Thọ một lần phải đủ toàn bộ các giới.

b. Có thể thọ toàn phần hoặc thọ từng phần, tùy theo khả năng.

7. a. Chỉ có một cách thọ giới.

b. Có 2 cách thọ giới: Thọ giới với Pháp sư hoặc tự thệ thọ giới.

8. a. Giới sư chính thức là Tăng, do Tăng chủ trì.

b. Giới sư chính thức là chư Phật, chư Bồ-tát, vị Pháp sư chỉ giữ vai trò trung gian, hướng dẫn.

9. a. Giới sư phải là vị Tỳ-kheo 10 hạ trở lên.

b. Giới sư hoặc là vị Tỳ-kheo Bồ-tát, hoặc là một cư sĩ đã thọ giới Bồ-tát.

10. a. Già nạn của giới tử: 13 già nạn và 15 khinh nạn.

b. Già nạn của giới tử: gồm 7 tội nghịch (ngoài 5 tội nghịch như Tỳ-kheo còn thêm 2 tội nữa là: giết Hòa thượng, giết A-xà-lê).

11. a. Có pháp Yết-ma

b. Không có pháp Yết-ma.

12. a. Hễ phạm 4 Ba-la-di thì không thể sám hối và có sám hối cũng không thể trở lại thanh tịnh.

b. Phạm trọng giới (tương đương giới Ba-la-di) vẫn có thể sám hối để diệt tội.

13. a. Giới Tỳ-kheo chỉ có hiệu lực trong một kiếp.

b. Giới Bồ-tát khi đã thọ trì vĩnh viễn không mất giới, dù tái sinh ở đâu, ngoại trừ phạm 7 tội nghịch, phạm thượng phẩm trọng giới và bỏ tâm Bồ-đề.

14. a. Chưa phân biệt giữa Tiểu thừaĐại thừa.

b. Đã phân biệt Tiểu thừaĐại thừa: Các giới khinh 8, 15, 24 nói: “Không được phản lại giáo pháp của Đại thừa mà học tập giáo pháp của Tiểu thừa”.

15. a. Giới Tỳ-kheo là nền tảng để duy trì mạng mạch Phật giáo và là căn cứ để thiết lập tôn ti trật tự.

b. Giới Bồ-tát nhằm hỗ trợ đắc lực sứ mệnh hoằng dương chánh pháp hóa độ chúng sanh.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 55797)
29/06/2010(Xem: 50706)
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).
- Lễ Rước Phật Và Nghi Thức Mộc Dục Tại TP. Hồ Chí Minh / - Diễu hành xe hoa kính mừng ngày Đức Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Chùa Ba Vàng / - Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Việt Nam Quốc Tự, TP. Hồ Chí Minh - Đại lễ Phật Đản chung vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ lần thứ V tại Philadelphia, USA
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.