23 - Bộ Não Không Thể Hiểu Rõ

21/06/201012:00 SA(Xem: 8729)
23 - Bộ Não Không Thể Hiểu Rõ

SỐNG CHẾT CỦA KRISHNAMURTI
MỘT TIỂU SỬ VIẾT BỞI MARY LUTYENS
THE LIFE AND DEATH OF KRISHNAMURTI
A BIOGRAPHY BY MARY LUTYENS
Lời dịch: Ông Không – Tháng 7-2009

 

23

 

Bộ não không thể hiểu rõ

 

T

rong chừng mực nào đó, chết của Krishnamurti cũng huyền bí như sống của anh. Thật mỉa mai rằng, suốt phần lớn sống của anh bởi vì đã cảm thấy rằng ‘lẻn đi’ lại dễ dàng hơn sống, anh cứ tiếp tục sống trong khi anh lại ao ước ‘lẻn đi’. Anh đã tin rằng anh biết lúc nào anh sẽ chết, tuy nhiên chết của anh lại gây ra sự ngạc nhiên cho anh. Trong ghi lại cuối cùng của anh tại Ojai, khi anh nói về ‘những điều mê tín đáng sợ của người Ấn độ’, dĩ nhiên anh có ý niềm tin truyền thốngẤn độ rằng một con người thiêng liêng có thể định đoạt cho chính người ấy chết. K có thể yêu cầu được chết bằng cách rút ống dẫn thuốc bổ ra, nhưng anh cảm thấy việc đó sẽ là một vụ tự tử, một xúc phạm đến thân thể được giao phó cho trách nhiệm của anh – một ủy thác thiêng liêng. Nhưng tự định đoạt chết cho chính mình, nếu thành công, cũng là một hình thức của tự tử?

 K bày tỏ sự ngạc nhiên rằng ‘cái khác lạ’ lại muốn cư ngụ trong một thân thể bệnh tật; tại sao nó không buông bỏ anh ấy? Anh tự hỏi liệu bệnh tật của anh đã bị gây ra bởi việc gì đó mà anh đã làm sai trái. Người ta có lẽ hỏi, ‘cái khác lạ’ cho phép anh chết bởi vì thân thể của anh đã trở nên vô dụng, hay nó cho phép anh phát triển một căn bệnh gây chết người bởi vì không còn lại bất kỳ điều gì để anh phải nói, bởi vì lời giảng của anh đã hoàn tất? Rõ ràng trong cả hai trường hợp, ‘cái khác lạ’ đã không rời bỏ anh tại khúc cuối.

K tin rằng ‘cái gì đó’ đang quyết định điều gì nên xảy ra cho K, cái gì đó mà anh không được phép nói; tuy nhiên, cùng lúc, anh đang nói nó sẽ lạ thường làm sao nếu đã có cái gì đó đang quyết định mọi việc đã xảy đến cho K. Chắc chắn có một mâu thuẫn ở đây? Nhưng lại có những không bình thường khác trong những câu nói của anh về chính anh.

K không bao giờ nghi ngờ rằng anh đã luôn luôn được bảo vệ bởi cái gì đó. Anh được thuyết phục rằng không việc gì có thể xảy đến cho anh trong khi anh đang ở trên máy bay hay đi lại bằng bất kỳ phương tiện nào để nói chuyện, và rằng sự bảo vệ đó được mở rộng đến bất kỳ ai theo cùng anh. Dẫu vậy nó cũng là bổn phận của anh không được đặt anh vào bất kỳ tình thế nguy hiểm nào chỉ vì vui thú, như là chơi môn máy bay lượn. Anh không bao giờ ngờ vực về hoặc là sự quan trọng của lời giảng hoặc là sự quan trọng của thân thể được ủy thác cho anh chăm sóc. Anh còn tiến xa hơn nữa khi nói rằng đã phải mất nhiều thế kỷ mới sáng tạo được một thân thể như thế. (Nó luôn luôn là ‘lời giảng’, ‘thân thể’; không bao giờ là ‘lời giảng của tôi’, ‘thân thể của tôi’.) Dường như cả bên trong lẫn bên ngoài anh là sự huyền bí riêng của anh. Anh không muốn tạo tác một huyền bí; dẫu vậy một huyền bí đã tồn tại mà dường như anh hoàn toàn không có khả năng giải đáp cho chính anh, suy nghĩ rằng đó không phải công việc của anh để làm việc đó, mặc dù anh háo hức khuyên những người khác nên giải đáp nó, trong trường hợp đó anh sẽ có thể chứng thực sự giải đáp của họ.

K đã nói rằng lời giảng đến như ‘một thiên khải’, rằng nếu anh ngồi xuống để suy nghĩ về nó, nó sẽ không đến với anh, và tuy nhiên chắc chắn nó đến mỗi ngày khi anh đang viết quyển Notebook của anh. Điều gì bỗng nhiên thúc giục anh viết quyển Notebook? Ngoại trừ nội dung của nó, nó là một bản viết tay lạ thường, 323 trang không một vết tẩy xóa.

Từ những từ ngữ riêng của K người ta bị bắt buộc phải kết luận rằng anh là một ‘phương tiện’ cho cái gì đó và rằng do bởi cái gì đó này mà lời giảng đến với anh. Tuy nhiên, trong hầu hết sống của anh, anh được thẩm thấu cùng cái gì đó này đến độ nó anh, thậm chí khi nó rút lui, nó sẽ quay lại nếu anh nói chuyện nghiêm túc về nó hay tự cho phép chính anh cởi mở cùng nó, đặc biệt trong những thiền định vào ban đêm – không bao giờ mời mọc nó. Thỉnh thoảng anh ngạc nhiên khi nó ở đó, như khi anh đang diễn tả trong quyển Notebook làm thế nào anh đã chuyển từ sự thanh bình của Gstaad đến căn hộ tầng thứ tám ở Paris để nhận thấy rằng ‘ngồi yên lặng vào buổi chiều, nhìn qua những mái nhà . . . không mong đợi nhất, phước lành đó, sức mạnh đó, cái khác lạ đó đến bằng sự rõ ràng dịu dàng; nó tràn đầy căn phòng và vẫn ở đó. Nó ở đây khi điều này đang được viết.’ Tôi đã nghe người ta bàn bạc rằng cảm hứng của K không khác biệt gì với cảm hứng của bất kỳ nghệ sĩ nào khác, đặc biệt là nhạc sĩ; rằng giá như người ta cố gắng tìm ra thiên tài của Mozart đến từ đâu. Nếu lời giảng đến qua bộ não của K lập luận đó sẽ đứng vững, nhưng không thiên tài nào mà tôi đã biết đã từng trải qua bất kỳ cái gì giống như ‘cái tiến trình’.

Sự huyền bí của Krishnamurti sẽ tan biến ngay lập tức nếu người ta chấp nhận lý thuyết Chúa Maitreya tiếp quản cái thân thể được chuẩn bị cho ngài. Vậy thì mọi sự việc về ‘cái tiến trình’ sẽ trở nên rõ ràng – tất cả những thông điệp đó ‘được mang qua’ tại Ojai, Ehrwald và Pergine, và sự tin tưởng riêng của K rằng sự đau đớn là cái gì đó phải được chịu đựng mà không có bất kỳ nỗ lực nào để ngăn cản hay làm dịu bớt. Chất lượng độc nhất của hiện tượng sẽ được giải thích bởi thông điệp đó gửi cho Nitya ‘được mang qua’ tại Ojai: ‘Công việc đang được làm lúc này có tầm quan trọng vô cùng và sự tinh tế cực kỳ. Đó là lần đầu tiên thí nghiệm này được thực hiện trong thế giới.’

Chính K cũng không hoàn toàn bác bỏ lý thuyết này, giống như anh phủ nhận là Thầy Thế giới. Anh chỉ nói rằng nó ‘quá tồn tại ở dạng vật chất’, ‘không đủ mộc mạc’, và, thật ra, người ta có cảm thấy điều này về nó. Năm 1972, khi nói chuyện với nhóm người tại Ojai đã đặt ra câu hỏi anh là ai, anh trả lời: ‘Tôi cảm thấy chúng ta đang dò tìm vào vấn đề gì đó mà cái trí ý thức không bao giờ có thể hiểu rõ . . . Có cái gì đó, một nguồn dự trữ khủng khiếp như nó đã là, mà, nếu cái trí có thể thâm nhập, phơi bày cái gì đó mà không thần thoại thuộc trí năng nào – sáng chế, phỏng đoán, tín điều – có thể phơi bày. Có cái gì đó nhưng bộ não không thể hiểu rõ nó.’ Tuy nhiên, khi hai năm sau tôi vặn hỏi anh, anh nói rằng mặc dù anh không thể tự tìm ra về chính anh (‘nước không thể biết nước là gì’), anh ‘bảo đảm tuyệt đối’ rằng Mary Zimbalist và tôi và những người khác có thể khám phá sự thật nếu chúng tôi ngồi xuống và nói: ‘Chúng ta sẽ tìm hiểu’, nhưng, anh thêm vào, ‘các em phải có bộ não của các em trống không’.

Điều này dẫn chúng ta đến ‘cái trí trống không’. Suốt sự tìm hiểu của tôi, K cứ quay trở lại cái trí trống không ‘của cậu bé’ – một trống không mà, anh đã nói, anh đã không bao giờ mất. Cái gì đã giữ nó trống không? Anh hỏi. Cái gì đã luôn luôn bảo vệ sự trống không? Nếu chính anh đang viết về Huyền bí, anh sẽ bắt đầu bằng cái trí trống không. Những từ ngữ đó mà anh đã thốt lên chín ngày trước khi anh chết cũng đang ám ảnh tôi như bất kỳ điều gì anh đã nói: ‘Ước chi tất cả các em đều biết các em đã bỏ lỡ cái gì – trống không vô hạn đó.’

K khẳng định rằng Theosophy mà anh đã được nuôi dưỡng chưa bao giờ quy định được anh. Dẫu vậy, có thể rằng nơi tầng ý thức sâu thẳm bên trong anh đã bị quy định bởi nó (mặc dù anh đã không công nhận có một sự việc như tầng ý thức sâu thẳm bên trong), và rằng khi anh rời khỏi thân thể của anh tất cả mọi điều anh đã được bảo về Chúa Maitreya, Những Bậc Thầy, vân vân lại được xuất hiện? Nhưng điều đó sẽ không giải thích tại sao anh rời khỏi thân thể, tại sao ‘cái tiến trình’ luôn luôn xảy ra.

Một khía cạnh khác phải lưu ý là cái năng lượng rất thường xuyên đi vào anh hay đi qua anh. Khi anh đang nói nghiêm túc về anh là ai, anh thường nói, ‘Bạn có thể cảm thấy nó trong phòng lúc này – một rung động rộn ràng.’ Trong cuộn băng cuối cùng của anh được thâu lại, anh nói, ‘Tôi không nghĩ người ta nhận ra cái năng lượng vô hạn và thông minh tột đỉnh đã đi qua thân thể này đến mức độ nào…’ Khi tôi nghe những từ ngữ đó trên một băng cát-xét ngay lập tức tôi nghĩ về quyền năng, sức mạnh, mà đã ùa ra ập vào tôi qua cái cửa phòng khách tại Brockwood buổi chiều đó khi tôi đang ít mong đợi nó nhất. Nếu sức mạnh đó, ‘năng lượng khủng khiếp’ đó, đã sử dụng liên tục thân thể của K từ lần đầu tiên ‘cái tiến trình’ bắt đầu năm 1922, sẽ rất kinh ngạc khi anh có thể sống lâu đến thế. Năng lượng đó là ‘cái khác lạ’? Có phải năng lượng đó gây ra sự đau đớn của ‘cái tiến trình’? Năng lượng, ‘cái tiến trình’, tiếp tục từ 1922 đến suốt phần còn lại thuộc sống của anh bằng một lượng giảm bớt dần dần của đau đớn chỉ bởi vì thân thể của anh đã từ từ thông thoáng để tạo ra trống không nhiều thêm nữa? Năng lượng mà đi qua anh khi anh già yếu sẽ giết chết anh bằng sức mạnh của nó nếu nó ập vào anh toàn bộ cùng một lúc trước khi thân thể đã được làm cho hòa hợp để thâu nhận nó?

Bây giờ tôi nghĩ người ta phải hỏi: K biết nhiều về anh là ai và là gì hơn những điều anh đã tiết lộ? Khi anh bảo với Mary Zimbalist và tôi rằng nếu chúng tôi có thể tìm ra sự thật, anh sẽ có thể chứng thực nó và rằng chúng tôi sẽ có thể tìm ra những từ ngữ diễn tả nó, anh đang thực sự nói, ‘Anh không được phép nói cho các em nhưng nếu các em có thể tự tìm ra cho chính các em, lúc đó anh có thể nói, “Đúng rồi, đó là nó”’? Có lẽ điều quan trọng nhất mà anh đã từng nói là với Mary, khi chị hỏi anh trước khi anh rời Brockwood để đi Delhi vào cuối tháng mười rằng liệu chị sẽ gặp lại anh: ‘Anh không chết đột ngột đâu . . . Tất cả đều được quyết định bởi người nào đó. Anh không thể nói về nó. Anh không được phép nói, em hiểu chứ? Nó nghiêm túc ghê lắm. Có những sự việc mà em không hiểu được đâu. Khủng khiếp. Và anh không thể nói cho em.’ (Tất cả đều được quyết định bởi ‘người nào đó’, lưu ý, không phải ‘cái gì đó’.)

Vậy là có những việc K biết về chính anh mà anh đã không bao giờ tiết lộ, mặc dù anh đã vén một góc màn trong cuốn băng cát-xét cuối cùng đó.

Nhiều người sẽ cảm thấy rằng bất kỳ nỗ lực nào để giải đáp sự huyền bí của Krishnamurti không chỉ là một lãng phí thời gian mà còn hoàn toàn không quan trọng; chính là lời giảng mà phải quan tâm, không phải con người. Nhưng đối với bất kỳ người nào đã biết Krishna lúc còn bé và tham gia vài biến cố ban đầu và không thể chấp nhận rằng lời giảng đã phát triển trong bộ não riêng của anh, một nghi vấn trêu ngươi trước mặt sẽ vẫn còn bị ám ảnh nếu, có lẽ, người ta không thể thành công trong làm trống không bộ não riêng của người ta. K đã nói, ‘Cái đó ở trong phòng. Nếu bạn hỏi nó nó là gì, nó sẽ không trả lời. Nó sẽ nói, “Bạn quá nhỏ nhoi”.’ Vâng, đó là cảm giác hèn mọn mà người ta bị bỏ lại; người ta quá nhỏ nhen, quá tầm thường, kèm theo một bộ não mãi mãi huyên thuyên.

Hoàn toàn giống nhau, K đã nói trong cuộn băng cuối cùng: ‘Tất cả họ sẽ giả vờ hay cố gắng tưởng tượng rằng họ đã tiếp xúc với cái đó. Có lẽ trong chừng mực nào đó họ sẽ, nếu (chữ in nghiêng của tôi) họ sống cùng những lời giảng.’

Nhưng, bỏ qua nguồn gốc của nó, lời giảng của Krishnamurti đã có mặt tại một khoảnh khắc nghiêm trọng trong lịch sử của thế giới. Như có một lần anh đã nói với một phóng viên ở Washington: ‘Nếu con người không thay đổi triệt để, từ cơ bản không tạo ra một thay đổi trong chính anh ấy, chúng ta sẽ tự hủy diệt chính chúng ta. Một cách mạng tâm lý chỉ có thể được ngay lúc này, không phải một ngàn năm sau. Chúng ta đã qua hàng ngàn năm rồi và chúng ta vẫn còn là những con người man rợ. Vì vậy nếu chúng ta không thay đổi ngay lúc này, chúng ta sẽ vẫn còn là những con người man rợ ngày mai hay một ngàn ngày mai nữa.’ Sau đó nếu người ta hỏi: làm thế nào sự thay đổi của một người có thể ảnh hưởng thế giới?, chỉ có câu trả lời riêng của K giải đáp: ‘Thay đổi và thấy điều gì xảy ra.’

 

(Dịch xong 7-2009)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2013(Xem: 16654)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.