Trường ca Larung Gar

14/08/20164:08 SA(Xem: 4464)
Trường ca Larung Gar

TRƯỜNG CA LARUNG GAR
(Sakya Như Bảo)

 

Larung Gar đẹp mơ màng như một giấc mộng về đêmViệc phá dỡ bớt Học viện Larung Gar bắt đầu từ sáng 20-7 - Ảnh RFALarung Gar! Larung Gar!
Sừng sững nguy nga
Điện đài tráng lệ
Ai đã từng đến với Larung Gar,
Để ngắm mặt trời lên sáng ngời trên những ngọn đồi xanh ngát?
Và trầm tư soi mình xuống thung lũng lúc về đêm?

Larung Gar! Larung Gar!
Bỏ lại sau lưng những náo nhiệt phồn hoa
Những lo toan tất bật
Những danh lợi mịt mù
Vượt những rặng núi tuyết cheo leo
Những cung đường hiểm trở
Những thảo nguyên hoang sơ nắng gió
Qua những cánh đồng hoa cải mênh mông rực rỡ sắc vàng óng ả
Ta về với Larung Gar
Nơi giữa lưng chừng thời gian và trời đất
Nơi mà bạc tiền và tri thức thế gian chẳng đáng giá một xu!  

Larung Gar! Larung Gar!
Học viện với ngàn ngôi nhà đỏ thẫm kề nhau
Được viền quanh bởi những ngọn đồi xanh mướt
Đêm đêm trên thung lũng tuyết rơi gió hát
Muôn vạn nến đèn rực rỡ ánh huyền linh
Trong tĩnh mịch khói sương hoa cỏ hữu tình
Tiếng Chuông ngân, tiếng Tù Và rền vang hòa trong lời Kinh trầm lắng:
“Aum Mani Pad me Hum….”

Choáng ngợp, ngất ngây đêm Đông phương huyền bí
Ôi! Larung Gar kỳ vĩ!
Khiến bao kẻ đắm say, sững sờ, mê hoặc
Tuyệt tác thiên nhiên, quà tặng của đất trời
Ôi Larung Gar!
Không phải trí Du-già
Nào đủ sức ngợi ca!

Larung Gar! Larung Gar!
Đây là nơi sinh sống và học tập của hàng chục nghìn nhà sư và ni côĐâu rồi dáng Tượng vương
Lẫm liệt uy nghi trên đỉnh đồi cao ngất
Đâu rồi tiếng Ca-lăng-tần-già
Lảnh lót buổi ban mai?
Đồi hoa dại trắng xóa li ti sáng nay
Còn chưa tan những hạt sương đêm óng ánh
Mà từng cọng cỏ non đã thảng thốt trở mình,
Nức nở mộng tàn canh!

Vĩnh biệt Larung Gar! Vĩnh biệt Larung Gar!
Thôi hết rồi một thuở hoàng kim
Điện vũ vàng son, đền đài lầu cát
Nào nến, nào hoa, nào cờ, nào phướn
Nào trầm hương thơm ngát những ngày vàng!
Larung Gar hôm qua còn Phật viện thênh thang
Muôn tịch cốc trùng trùng san sát
Thung lũng đỏ giữa ngàn mây xanh ngát
Bốn vạn Tăng sĩ mười phương
Rợp đỏ rừng y diệu thường rực rỡ
Sáng nay biết phải về đâu?

Vĩnh biệt Larung Gar! Vĩnh biệt Larung Gar!
Từ nay, mỗi sớm mặt trời lên
Sẽ không còn tiếng chuông ngân thanh thoát
Tiếng Ốc Loa, chim hót
Bánh xe Mani ngỡ ngàng chệch choạng
Những vòng quay bất chợt đứt lìa
“Aum Mani Pad Me Hum”….

Vĩnh biệt Larung Gar! Vĩnh biệt Larung Gar!
Ngày hai mươi tháng bảy vừa qua
Cuồng phong từ đâu ập tới
Lửa cháy ngút trời
Kèo cột rụng rơi
Hàng ngàn tượng, tranh ứa lệ
Muôn vạn Kinh sách oằn mình rũ rượi
Lớp lớp Tăng chúng chơi vơi!
Mạn-đà-la lấp lánh vỡ tan rồi!

Ôi! Larung Gar! Larung Gar!
Tuyết sơn sáng nay máu nhuộm đỏ đồi
Những ngôi nhà gỗ bậc thang với hàng cờ ngũ sắc
Những rừng y rực màu đỏ thẩm
Chìm trong biển lửa bạo tàn!

Larung Gar! Larung Gar!
Sáng nay chú tiểu thơ ngây tung tăng đi tìm hoa dại
Đâu hay đám sài lang kéo đến
Nghiến nát nụ cười em
Tuổi thơ trong veo em cất kỹ tận cuối chân trời
Cách rất xa ngoài kia thế giới
Những tưởng an bình, vuốt nanh không với tới
Thế mà cũng chẳng thoát nổi móng sắc dài
Của loài cọp sói hùm beo!

Ôi Larung Gar! Larung Gar!
Ráng đỏ chiều nay vàng vọt mất rồi
Thung lũng tươi xanh ủ ê mùi cỏ nát
Rừng hoa dại hôm qua còn thơm ngát
Chiều nay rúm ró nỗi kinh hoàng!
Trên đỉnh đồi từng cụm tuyết điềm nhiên đông đặc


Chẳng nương tay ném thẳng xuống đất Phật bình an!

Ôi Padmakara! Ôi Milarepa!
Người có hay chăng?
Larung Gar giờ này
Rã rời một bãi tha ma
Rập rờn bóng rằn ri, họng súng
Những đàn chim Kên chờ chực
Mùi tử khí bao trùm khắp rặng núi Tuyết đớn đau!
Những cánh hoa rừng quắc quéo tụm vào nhau
Thung lũng chiều nay mặt trời ứa ra màu máu 
Núi không còn xanh, núi ngằn ngặt tím.
Ba ngàn thế giới im lìm
Nhìn Larung Gar trút hơi tàn vĩnh biệt!

Larung Gar! Larung Gar!
Tiếng kêu cứu chìm trong tuyệt vọng
Bởi người ta đang bận dự Hội nghị Nhân quyền
Người ta đang bận vỗ tay tán thưởng những Tham luận triền miên
Về một thế giới tự do, không bạo cường, không xâm lấn.
Những giọng người vẫn hùng hồn trong những Hội trường kín mít
Biết nổi sao, Larung Gar đang hấp hối, cong oằn?
Nghe làm sao tiếng gió rít trở trăn?
Tiếng giầy đinh đóng xuống đường nhức nhối
Phật điện trang nghiêm lố nhố bọn sài lang phách lối
Tăm tắp những cánh tay trụi trần hắc ám
Và dùi cui giáng thẳng xuống đời nhau!

Larung Gar! Larung Gar!
Tiếng kêu cứu chìm trong tuyệt vọng
Chỉ có núi rừng hoang vu gào thét xé lòng
Đêm nay Larung Gar
Không tiếng Kinh cầu
Không tiếng Linh, Tiêu, Loa, Ốc
Chỉ có tiếng ma quỷ rú lên ghê rợn
Tiếng đập cánh hả hê của bầy Kên Kên, và Quạ, và Diều
Loẹt xoẹt ngấu nghiến trên những thân người sõng sượt…
Nhì nhùng…. day dứt….
Những làn roi quất thẳng vào tim!
Đau lịm thắt trời xanh ơi, tình Linh sơn cốt nhục!

Vĩnh biệt Larung Gar! Vĩnh biệt Larung Gar!
Giấc mộng Nalada một thời thôi tan vỡ!
Larung Gar huy hoàng, Larung Gar điêu tàn
Rừng núi xác xơ!
Thung lũng đỏ chìm trong màn lửa đỏ
Chiều nay, loang lỗ trên vùng cỏ xanh tuyết trắng
Rực lên, đỏ ối những phận người!

Vĩnh biệt Larung Gar! Vĩnh biệt Larung Gar!
Nỗi đau câm lặng
Hong lên buổi chiều tàn thu
Khói sập soài không dứt
Trợn trạo rừng xanh nuốt không trôi niềm tủi nhục
Quốc phá gia vong!

Vĩnh biệt Larung Gar! Vĩnh biệt Larung Gar!
Gió vẫn rít từng cơn đau nhói
Nến khuya nức nở nghẹn ngào
Tràng hạt đứt lìa lăn lóc
Hiền giả tôi, biết phải về đâu?

Từ tạ nhé Larung Gar!
Đêm trắng này ta tặng nhau khúc trường ca vĩnh biệt
Như bao người, như bao loài có máu, có tim
Qua khỏi đêm nay, tôi sẽ không nhớ về một Larung Gar kỳ ảo
Ở tận vùng đất Tạng xa xôi
Bởi trong tim tôi Larung Gar đã có sẵn đây rồi!
Tượng Phật không còn, Điện đài thành tro bụi
Nhưng có một điều nhân loại phải tin
Rằng Phật Tâm vẫn bất diệt dẫu vô hình
Những ngôi Chùa tâm linh vẫn sáng ngời vững vàng hùng vĩ
Trong muôn vạn tâm hồn Tăng sĩ nơi đây.
Lửa dẫu thiêu tàn hàng ngàn Kinh sách
Đốt làm sao Trí tuệ bậc xuất trần?
Đèn nến gãy rời, tràng hạt dẫu đứt tung
Ngăn sao nỗi đạo tâm hàng Thượng sĩ?
Chùa vẫn trong ta
Phật đang trong ta
Trời Tự Tánh bao la
Tâm Kim Cương bất hoại
Trí Bát Nhã nào xa!
Ngọc thiêu sắc vẫn trong ngần
Sen trong biển lửa thơm lừng trổ hoa.[1]

ĐTL, 23:30, 20/7/2016

Sakya Như Bảo



[1] Dịch ý từ hai câu cuối trong bài kệ Thị Tịch của Thiền sư Ngộ Ấn (thời Lý):

“Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận
Liên phát lô trung thấp vị càn.”













Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/11/2015(Xem: 11563)
03/08/2016(Xem: 7893)
08/01/2017(Xem: 6099)
02/02/2017(Xem: 6761)
22/06/2017(Xem: 12308)
14/05/2015(Xem: 14554)
24/02/2020(Xem: 8323)
01/08/2015(Xem: 6583)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :