Chùa Sắc Tứ Minh Thiện với các hoạt động Từ Thiện

30/12/201811:20 CH(Xem: 3873)
Chùa Sắc Tứ Minh Thiện với các hoạt động Từ Thiện
Chùa Sắc Tứ Minh Thiện với các hoạt động Từ Thiện


blank

         Lần đầu tiên được qua tam quan để bước vào sân, lạy Phật, bái Tăng trong ngôi chùa cổ nhất không chỉ của huyện Diên Khánh, mà cả Xứ Trầm Hương Khánh Hòa, với tuổi trường tồn gần 350 năm: Chùa Sắc Tứ Minh Thiện.
        Chùa được phong sắc tứ vào thời Vua Lê Cảnh Hưng năm thứ nhất (1740), xưa còn được gọi là "Chùa Phật Lớn", vì thưở ấy pho tượng đức Phật Thích Ca ở chùa này là lớn nhất vùng, to nhất huyện Diên Khánh
        Hòa thượng Thích Thiện Thông đảm nhận trú trì ngôi chùa cổ này từ năm 1975, tức đã 43 năm, đạo hạnh trang nghiêm, một lòng vì Đạo mà hoằng pháp độ sanh, đã bỏ rất nhiều tâm sức để trùng tu cổng tam quan, Tổ đường, Phương trượng, Giảng đường, Tịnh độ đạo tràng, tháp chuông, tượng Đức Quán Thế Âm, Vườn Lộc Uyển, Tháp Tổ v.v… 

        Hòa thượng là một thi nhân khiêm cung, lặng lẽ bình dị, nên ít người được biết đến. Thơ Đường Luật của Hòa thượng đã đạt đến mức thượng đẳng, siêu phàm, vô cùng tuyệt diệu với những thể thơ "thất ngôn bát cú đặc biệt" ít người dám động đến, như: song điệp, lưỡng đầu xà, điệp từ, điệp ngữ, thuận nghịch độc, liên hoàn, thủ vỹ ngâm... Vì vậy, có thể nói rằng, giới văn học Phật giáo mà không biết đến, hoặc chưa được thưởng thức những thi phẩm của Hòa thượng thì đúng là một thiếu sót rất lớn!
        Đặc biệt nhất, vị trú trì ngôi chùa cổ tọa lạc tại một vùng quê nghèo khó này đã đứng ra chứng minh, tổ chức nhiều cuộc phát chẩn, cứu trợ cứu đói, cứu khổ cứu nạn đã nhiều năm qua, dần dà hình thành cả những "Chương Trình Từ Thiện" thường xuyên, đều đặn theo từng tháng, từng dịp lễ lớn, Xuân Tết... mà dân trong vùng và các xã lân cận đều biết đến với lòng quý kính, trân trọng.
        - Chương trình "Phát Cháo, Sữa" cho bệnh nhân tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Diên Khánh vào ngày Mồng Một âm lịch hằng tháng, được sự ủng hộ, tạo thuận duyên từ Ban Giám Đốc Bệnh Viện vốn là Phật tử. Cháo và sữa được mang đến từng khoa, từng phòng, tận giường người bệnh và thân nhân nuôi bệnh.
        - Chương trình "Phát Cơm Chay" ngay tại chùa, vào ngày Rằm âm lịch hằng tháng, với 600 suất cơm chay đến tận tay, về từng hộ nghèo.
        - Chương trình "Tặng Quà Vui Tết" mang lên tận các buôn làng của dân tộc miền núi để phát cho dân nghèo những phần nhu yếu phẩm (gạo, đường, sữa, mì gói, dầu ăn, bột ngọt...), thường năm chùa để đến ngày cận Tết (27, 28 tháng Chạp âm lịch) mới phát quà vì sợ phát sớm dân nghèo sẽ dùng hết trước năm mới.

        Ngoài ra, Hòa thượng trú trì không quên trọng trách hoằng pháp của một tăng nhân nhà Phật, đã xây dựng một giảng đường rộng thoáng, có sức chứa 500 người, để hằng tháng vào ngày mồng 9 âm lịch mở Khóa Tu Niệm Phật, và thỉnh mời các vị giảng sư, giáo thọ về chùa để thuyết giảng chánh pháp, hướng dẫn tu tập cho Phật tử quanh vùng.
        Gần đây nhất, mời chiều ngày 30/12/2018, đang trong mấy ngày mưa dầm dề gây lụt lội ngập úng khắp nơi, Hòa thượng hoan hỷ sắp xếp thời gian, đã chứng minh, phát quà cho học sinh nghèo, hiếu học hiếu thảo, mong muốn các cháu có được quà kịp trước ngày Tết Tây 01/01/2019.
        Chương trình "Tặng Xe Đạp cho Học Sinh Nghèo Hiếu Học" do quý Phật tử chùa Ưu Đàm (Mỹ) chia sẻ hỗ trợ, hướng về đồng bào ở quê hương với tấm lòng yêu thương, tinh thần Phật đạo, được thực hiện ngay tại Giảng Đường của chùa, với sự hiện diện của Ban Giám Hiệu Trường Tiểu Học Diên Lạc, Mặt Trận Tổ Quốc Xã Diên lạc, cùng các bậc phụ huynh gia cảnh khốn khó. Buổi phát tặng xe đạp cho các cháu học sinh diễn ra thật thông xuôi, ấm cúng, và rộn rã tiếng cười, rộn ràng niềm vui.
        Hòa thượng tâm sự:
        "
A Di Đà Phật! Có câu: Hoàng thiên bất phụ đạo tâm nhơn! Mặc dù mưa gió dầm dề 3 ngày qua, những tưởng chiều nay cũng không tránh khỏi cơn mưa dai dẳng cuối năm. Chắc là khó cho các cháu học sinh khi về chùa nhận quà, cũng như khổ sở các vị đại diện cho địa phương, nhà trường, nhà hảo tâm v.v... Thế nhưng trời chẳng phụ lòng người, chiều nay trời quang mây tạnh và cuối cùng chúng ta cũng đã hoàn thành thiện nguyện, trong niềm vui chung của mọi người!"
        Vị trú trì chùa Sắc Tứ Minh Thiện còn có một mong ước sẽ được thêm nhiều thiện duyên từ những tấm lòng vàng của những Mạnh Thường Quân để chia sẻ, tiếp sức cho nhiều học sinh con nhà nghèo nhưng nỗ lực vượt khó để học tập tốt giỏi, hạnh kiểm ngoan hiền. Hiện nay, ở các trường cấp I Tiểu Học (từ lớp 3 đến lớp 5) và cấp II Trung Học (từ lớp 6 đến lớp 9) trên địa bàn Xã Diên Lạc, vẫn còn nhiều học sinh phải đi bộ từ nhà đến trường, hoặc quá giang xe đạp của bạn qua quãng đường xa. Chưa kể đến những học sinh con nhà nghèo rất nghèo, có cố găng học tập, hiếu thảo, nhưng học lực chỉ đạt loại Khá, nên không có cơ hội được nhận quà xe đạp để đi học qua quãng đường xa đầy nắng mưa ...

       Nam mô Công Đức Lâm Bồ tát ma ha tát!


 blank

blankblankblank
blank
blankblankblankblankblankblank
blank
Hòa thượng trú trì ra cổng đứng tiễn từng học sinh nghèo mang quà về nhà




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.